Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Nội dung | Lãnh địa phong kiến | Thành thị trung đại |
thời gian xuất hiện | Giữa thế kỉ V | Cuối thế kỉ XI |
thành phần cư dân chủ yếu | Nông nô, Lãnh chúa | Thợ thủ công, Thương nhân |
hoạt động kinh tế chủ yếu | Nông nghiệp | Thương Nghiệp, Thủ công nghiệp |
2,
Nội dung | chế độ phong kiến | |
Châu Âu | Châu Á | |
thời gian hình thành và suy vong | V→XVII | III TCN →XIX |
nghề chính | Thương nghiệp, Thủ công nghiệp và nông nghiệp | Nông nghiệp |
2 gia cấp chính | Lãnh chúa, nông nô | địa chủ, tá điền |
đứng đầu nhà nước | hoàng đế( Vua) | vua |
Xã hội phong kiến phương Đông:
- Thời kỳ hình thành: Từ thế kỷ III trước Công nguyên đến khoảng thế kỷ X, từ rất sớm.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ X đến XV, phát triển khá chậm.
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XVI đến XIX và kéo dài suốt 3 thế kỉ.
- Cơ sở kinh tế: nông nghiệp đóng kín trong công xã nông thôn.
- Giai cấp cơ bản: địa chủ và nông dân lĩnh canh (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: quân chủ.
Xã hội phong kiến phương Tây (châu Âu):
- Thời kỳ hình thành: từ thế kỉ V đến thế kỉ X, hình thành muộn, sau Xã hội phong kiến phương Đông.
- Thời kỳ phát triển: từ thế kỷ XI đến XIV, phát triển rất phồn thịnh .
- Thời kỳ khủng hoảng: từ thế kỷ XV đến XVI, kết thúc sớm và bắt đầu chuyển sang chủ nghĩa tư bản.
- Cơ sở kinh tế: Nông nghiệp đóng kín trong lãnh địa.
- Giai cấp cơ bản: Lãnh chúa và nông nô (bóc lột thông qua tô thuế).
- Thế chế chính trị: Quân chủ.
bn vui lòng tự bổ sung vào bảng nha
- Vương triều gúp-ta
+lĩnh vực :kinh tế :cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.
- Xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đến đầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.
- Văn hoá : dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn... (phần chữ in nghiêng nhỏ tr. 16, SGK).
+chứ viết : ở vương triều này chưa có chứ viết
+tôn giáo : chưa có
+ văn học : chưa có chữ viết nên chưa có văn học
+kiến trúc : những cột sắt ko rỉ hay nhứng bức tượng phật = đồng cao tới 2m ,...
- Vương triều Hồi giáo Đê-li
+lĩnh vực : mình chưa tìm ra xl nha
+chữ viết : chữ phạm
+tôn giáo : đạo hin -đu
+văn học : cai phần chữ nhỏ ở trang 17 nh a mình nhại viết lắm
+kiến trúc :kiến trúc hin -đuvới đền thờ tháp nhọn ,....
Chiến tranh Nam-Bắc triều :
- Nguyên nhân : Vào đầu thế kỉ XVI , triều đình nhà Lê suy yếu . Vua , quan chỉ biết ăn chơi xa xỉ , xây dựng lâu đài , cung điện tốn kém . Các phe phái hình thành , mâu thuẫn với nhau . Mạc Đăng Dung là một quan võ , lợi dụng xung đột giữa các phe phái, đã tiêu diệt các thế lực đối lập ,thâu tóm mọi quyền hành . Năm 1527 , ông cướp ngôi nhà Lê , lập ra triều Mạc ở phía Bắc - Bắc triều . Năm 1533 , Nguyễn Kim 1 võ quan triều Lê chạy vào Thanh Hóa , lập 1 người thuộc dòng dõi nhà Lê lên làm vua - Nam triều .
- Hậu quả : Hai bên đánh nhau liên miên , gọi là chiến tranh Nam - Bắc triều , kéo dài hơn 50 năm trên 1 phạm vi rộng từ đồng bằng sông Hồng , sông Mã đến sông Cả , làm cho làng mạc điêu tàn , kinh tế suy sụp
- Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa
- Kết quả: Chiến tranh tàn khốc kéo dài 60 năm, kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực. Tình hình nông nghiệp khá ảm đạm. Ruộng đất công xã ngày càng thu hẹp lại, các triều đình bị chiến tranh chi phối không quản lý tốt được đất đai, do đó một phần không nhỏ đất chuyển sang sở hữu tư nhân. Sự biến đổi trong quan hệ ruộng đất ở nông thôn phần nào tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển tự do hơn. Điều đó tạo ra tác động tích cực đối với nền kinh tế hàng hóa theo chiều hướng mở rộng
* Chiến tranh Trịnh-Nguyễn
- Nguyên nhân : Bắt nguồn từ cuộc chiến tranh Nam-Bắc triều . Sau khi Nguyễn Kim chết , con rể Trịnh Kiểm nắm toàn bộ quyền hành . Người con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng lo sợ sự thanh trừng của họ Trịnh , được sự gợi ý của Nguyễn Bỉnh Khiêm xin vào trấn thủ ở Thuận Hóa , Quảng Nam
- Hậu quả : Tình trạng đất nước bị chia cắt , kéo dài đếm thế kỉ XVIII , gây bao đau thương cho dân tộc và tổn hại tới sự phát triển của đất nước
- Tính chất : cuộc chiến tranh phi nghĩa
-Kết quả: Năm 1592 Nam triều chiếm Thăng Long, họ Mạc rút lên Cao Bằng.
Lĩnh vực | Thời Lý | Thời Trần | Thời Hồ |
Tư tưởng,tôn giáo | Chú trọng đạo phật;sai dựng chùa tháp, tô tượng, đúc chuông, dịch kinh phật, soạn sách phật | Duy trì những tín ngưỡng cổ truyền, đạo phật phát triển. | |
Văn học | Văn học chữ hán bước đầu phát triển. | Văn học chữ Hán phát triển mạnh. Nền văn học chữ Nôm bước đầu phát triển | Cho dịch sách chữ Hán sang Chữ Nôm. Bắt nhà sư trẻ phải hoàn tục |
Giáo dục | Văn Miếu được xây dựng, mở nhiều cuộc thi tuyển chọn nhân tài, xây dựng Quốc Tử Giám | Quốc Tử Giám được mở rộng, xây dựng nhiều trường tủ, trường công, tổ chức nhiều kì thi để tuyển chọn nhân tài. | Thay đổi chế độ thi cử. |
Kiến trúc | Tháp Báo Thiên, chùa 1 Cột, chùa Phật Tích. | Tháp Phổ Minh, thành Tây đô, tượng Phật hoàng Trần Nhân Tông. | Đầu phượng làm bằng gốm, đầu hổ bằng gốm. |
Lĩnh Vực | Thời Lý | Thời Trần |
Thời Hồ |
Nông nghiệp |
Ruộng cấy đất do nông dân cày cấy và nộp thuế cho nhà vua. Nhà nc khuyến khích việc phát triển công tác thủy lợi. Ban hành lệnh cấm giết trâu bò để bảo vệ sức kéo. Nhà vua cày tịch điền. |
Khuyến khích sản xuất, mở rộng diện tích đất đai. Khai khẩn đất đai. Đắp đê quai vạc. Đặt chức hà đê sứ. | Ban hành chính sách hạn điền, qui định lại thuế đinh, thuế ruộng. |
Thủ công nghiệp | Thủ công truyền thống rất phát triển. Thủ công mới được mở rộng. | Xưởng thủ công nhân dân rất phát triển, xưởng thủ công nhà nc đc mở rộng, nhiều làng nghề, phường nghề xuất hiện. | Ban hành tiền giấy. |
Thương ngiệp | Buôn bán trong nước và ngoài nc rất phát triển, mở chợ. Vân Đồn là trung tâm trao đổi bên nước ngoài. | Buôn bán tấp nập ở làng xã. Cửa biển hội thống, hội triếu là trung tâm rao đổi với nước ngoài. |
Chúc bạn học tốt!
Đường lối đánh giặc
- Chống Mông- Nguyên: “vườn không nhà trống”.
Tấm gương tiêu biểu
- Thời Trần: Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông…
+Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhờ tinh thần hy sinh, quyết chiến quyết thắng của quân dân và quân đội nhà Trần .
- Mưu trí, sáng tạo trong chiến lược của Vua Trần và Trần Hưng Đạo.
- Cách đánh giặc đúng “Lấy ít đánh nhiều , lấy yếu đánh mạnh”; “đỏan binh thắng trường trận”.
+ Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng xâm lược của quân thù, bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
- Củng cố niềm tin và xây dựng khối đoàn kết toàn dân.
- Kế hoạch bành trướng xuống phương Nam và Đông Nam Á bị phá tan.
Câu 1 : Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống và Mông-Nguyên được thể hiện như thế nào ?
* Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Tống:
- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống.
- Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt.
* Đường lối chống giặc trong cuộc kháng chiến chống Mông Nguyên:
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”.
- Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định.
Câu 2 : Hãy thống kê các sự kiện thời Lý-Trần, Hồ theo mẫu sau :
Thời gian sự kiện | Thời Lý | Thời Trần | Thời Hồ |
- Thời gian mở đầu-kết thúc. |
Mở đầu:1010 Kết thúc:1225 |
Mở đầu:1225 Kết thúc:1400 |
Mở đầu:1400 Kết thúc:1407 |
- Tên nước, kinh đô. |
Tên nước:Đại Việt Kinh đô:Thăng Long |
Tên nước:Đại Việt Kinh đô:Thăng Long |
Tên nước:Đại Ngu Kinh đô:Tây Đô |
- Kháng chiến chống | Tống | Mông Nguyên (3 lần) | Minh |
- Người chỉ huy. | Lý Thường Kiệt | Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông,Trần Quốc Tuấn | Hồ Quý Ly |
- Đường lối. |
- Lý Thường Kiệt sử dụng nghệ thuật “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh bất ngờ sang đất Tống. - Sử dụng cách đánh về tinh thần làm cho địch hoang mang rồi đánh phủ đầu giành thắng lợi quyết định: sử dụng “bài thơ Thần” “Nam quốc sơn hà” trên sông Như Nguyệt. |
- Thực hiện kế sách “vườn không nhà trống”. - Nhà Trần phải đối phó với kẻ thù quá mạnh nên vua tôi nhà Trần sử dụng cách đánh lâu dài làm địch suy yếu rồi đánh đòn quyết định. |
|
- Chiến thắng vang dội. | Trận sông Như Nguyệt |
Trận Đông Bộ Đầu (Lần 1) Trận Chương Dương-Thăng Long, Trận Tây Kết-Hàm Tử (Lần 2) Trận Bạch Đằng Trận Vân Đồn (Lần 3) |
|
Nguyên nhân thắng lợi |
- Do tinh thần đoàn kết, ý chí độc lập tự chủ cũng như truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc. - Có sự lãnh đạo cùng chiến thuật tài tình của vị tướng Lý Thường Kiệt. - Nhà Tống đang trong thời kì khủng hoảng. |
- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vệ quê hương đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân. - Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân. - Có sự lãnh đạo của các vua Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông cùng các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư,… với chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi. - Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội. |
|
- Ý nghĩa lịch sử |
- Kháng chiến chống Tống thắng lợi đập tan ý chí xâm lược của giặc, buộc nhà Tống từ bỏ giấc mộng thôn tính Đại Việt. Đất nước bước vào thời kì thái bình. - Cuộc kháng chiến thắng lợi thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm, kiên cường của các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh chống xâm lược. - Thắng lợi của cuộc kháng chiến góp phần làm vẻ vang thêm trang sử của dân tộc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm chống ngoại xâm cho các thế hệ sau. |
- Đánh bại quân xâm lược hung tàn, bảo vệ nền độc lập. - Khẳng định lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ đất nước của dân tộc ta. - Nâng cao lòng tự hào dân tộc. - Góp phần làm cho phong phú truyền thống quân sự của nhân dân ta. |
STT | Thời gian | Sự kiện chính |
1 | Năm 1416 | Bộ chỉ huy nghĩa quân được thành lập ở Lũng Nhai(Lê Lợi và 18 người) |
2 | Năm 1418 | Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh hóa) và tự xưng là Bình Định Vương. |
3 | Năm 1421 | Quân Minh huy động 10 vạn lính tấn công lên Lam Sơn, Lê Lợi phải rút quân phải rút lên núi Chí Linh |
4 | Năm 1423 | Nghĩa quân tạm thời hòa hoãn với quân Minh |
5 | Năm 1424 | Nghĩa quân rời miền núi Thanh hóa tiến vào Nghệ an |
6 | Năm 1425 | Giải phóng Tân Bình- Thuận Hóa |
7 | T9 - 1426 | Nghĩa quân chia quân làm ba đạo tiến ra Bắc |
8 | T11 - 1426 | Chiến thắng Tốt Động – Chúc Động |
9 | T10 - 1427 | Chiến thắng Chi Lăng- Xương Giang, chiến tranh kết thúc |
10 | T12 - 1427 | Hội thề Đông Quan diễn ra, quân Minh rút quân về nước. |
Chúc bạn học tốt!