Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
-Mở bài thì tự làm nhé ,dẫn dắt cho làm sao phù hợp liên kết với bài mình làm.
-Trước tiên nên nói qua các khổ trước để dẫn vào vấn đề chính.Cái này dùng trí tưởng tượng diễn đạt câu thơ đó ra rồi thêm 1 vài chi tiết mình cho là phù hợp(Vì c không nhớ thơ nên không nói ra cụ thể đc)
-Hình ảnh người bà dịu dàng,ân cần từng chút để lo cho đứa cháu của mình,lo cho mọi thứ có trong nhà.Người bà lấy đèn soi từng quả trứng kiểm tra loại bỏ những quả trứng trắng, trứng chết phôi để cho gà mái ấp.Bà làm rất ân cần và tỉ mỉ.Cầm từng quá trứng lên mà soi quanh quả trứng không chừa một chỗ nào.ôi lúc này hình ảnh người bà hiện ra thật dẹp làm sao.Nhìn từng cử chỉ tay bà xoay quá trứng như bà đang nâng niu đứa con của mình.Bà làm rất nhanh để tránh trứng bị mất nhiệt.Sự hiểu biết của bà làm cho người đọc ngwòi nghe pải khâm phục vào những năm đói rét của thời xưa.(Miếu tả qua bàn tay khuôn mặt bà,căn phòng bà nó ra sao...)=>Cốt của khổ này là miêu tả hành động cử chỉ bà
-Cứ hàng năm hàng năm bà rất sốt ruột về thời tiết bà mong sao trời tiết không ảnh hưởng gì đến việc bà chăm sóc dàn gà toi để mà cuối năm bà bán gà ,dứa cháu thân thương của bà sẽ có bộ quần áo mới.Dù làm gì ntn bà vẫn luôn nghĩ đến lợi ích của dứa cháu mình.Đến đoạn này em miêu tả bàn tay bà vỗ về đà n gà toi+kết hợp với tự sự,độc thoại.Như 1 lời tâm sự với dàn gà nhé->Dùng trí tưởng tượng để nch với con gà.Sau đó miêu tả nội tâm của bà ntn(bà lo lắng,bà sợ,kuôn mặt bà buồn....lòng bà không yên...).Nhấn mạnh doạn Cháu đc quần áo mới."=>sự dụng yếu tố biểu cảm.Chao ôi người bà thật vĩ đại làm sao=>Liên kết với khổ trc xem bà đã làm gì cho cháu nữa...
Câu 1: Lập bảng thống kê nhân vật và hành động đi kèm ở đoạn văn dưới
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,=> Dải mây trắng đỏ dần
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,=> sương hồng lam ôm nóc nhà
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,=>
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.=> người các ấp đi chợ tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;=>họ kéo hàng
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,=>những thằng cu chạy lon ton
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,=>cụ già chống gậy bước
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.=>cô yếm che môi cười
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,=>thằng bé nép đầu bên yếm mẹ
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,=>2 người gánh lợn chạy
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.=>con bò đuổi theo sau
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,=>sương rỏ đầu cành
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,=>tia nắng nháy
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,=>núi uốn mình
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.=>đồi thoa son
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.=>người mua bán ra vào
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,=>con trâu vờ rim hai mắt
Để lắng nghe người khách nói bô bô.=>trâu nghe người khách nói
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,=>anh hàng tranh quẩy đôi bồ
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.=>anh hàng tranh tìm chỗ ngồi bán
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,=>thầy khóa gò lưng trên phản
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.=>thầy hí hoáy viết thơ xuân
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,=>cụ đồ vuốt râu
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.=>cụ nhẩm đọc câu đối
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,=>bà cụ bán hàng
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau.=>thời gian giội tóc trắng phau
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,=>
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.=>chú hoa man xếp vàng trên chiếu
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,=>áo cụ lý bị người chen sấn kéo
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.=>khăn trên đầu bung ra
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,=>lũ trẻ ngắm tranh gà
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.=>quên chị bên đường đứng gọi
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,=>mấy cô ôm cười rũ rượi
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.=>anh bán pháo
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha.
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,
Con gà trống mào thâm như cục tiết,
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.=>người cầm cẳng dốc lên xem
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.=>người quê ra về
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )
Câu 2: Kể tên các biện pháp so sánh, nhân hóa
Dải mây trắng đỏ dần trên đỉnh núi,
Sương hồng lam ôm ấp nóc nhà tranh,_nhân hóa
Trên con đường viền trắng mép đồi xanh,
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết.
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc;
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon,
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ.
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu,
Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau.
Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa,_nhân hóa
Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa,_nhân hóa
Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,_nhân hóa(cùng câu nha)
Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh._nhân hóa
Người mua bán ra vào đầy cổng chợ.
Con trâu đứng vờ rim hai mắt ngủ,
Để lắng nghe người khách nói bô bô.
Anh hàng tranh kĩu kịt quẩy đôi bồ,
Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán.
Một thầy khoá gò lưng trên cánh phản,
Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân.
Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm,
Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ.
Bà cụ lão bán hàng bên miếu cổ,
Nước thời gian gội tóc trắng phau phau._nhân hóa
Chú hoa man đầu chít chiếc khăn nâu,
Ngồi xếp lại đống vàng trên mặt chiếu.
Áo cụ lý bị người chen sấn kéo,
Khăn trên đầu đang chít cũng bung ra.
Lũ trẻ con mải ngắm bức tranh gà,
Quên cả chị bên đường đang đứng gọi.
Mấy cô gái ôm nhau cười rũ rượi,
Cạnh anh chàng bán pháo dưới cây đa.
Những mẹt cam đỏ chót tựa son pha._so sánh
Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết,_so sánh
Con gà trống mào thâm như cục tiết,_so sánh
Một người mua cầm cẳng dốc lên xem.
Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm,
Khi chuông tối bên chùa văng vẳng đánh,
Trên con đường đi các làng hẻo lánh,
Những người quê lũ lượt trở ra về.
Ánh dương vàng trên cỏ kéo lê thê,
Lá đa rụng tơi bời quanh quán chợ.
( Bài '' Chợ Tết ''' của Đoàn Văn Cừ )
Câu 3 : So sánh cảnh chợ tết ở trong bài thơ với cảnh chợ tết ngày nay khác nhau chỗ nào
-Ngày xưa,chợ tết đông vui nhộn nhịp .Hình ảnh những người gọi nhau í ới đi chợ,những em bé đuổi nhau những cụ già móm mém tóc bạc cười hiền hậu.Ai cũng vui vẻ,ai cũng biết nhau mà chào nhau bằng nụ cười tươi rói.Chợ quê mua bán chân thật,cũng có cả tình thương nữa.Người bán hàng thấy cậu bé kháu khỉnh mà cho cái bánh bọc trong lá chuối lá đa...
-Còn ngày nay,chợ quê đã không còn như xưa nữa.Những mái tôn mái sắt thi nhau dựng lên.Cảnh vẫn nhộn nhịp nhưng chỉ là những câu mặc cả .Hình ảnh người bán hàng cãi nhau ỏm tỏi với khách .Không có bóng dáng con trẻ.Ai cũng đăm đăm nét mặt cáu kỉnh vì người bán điêu .Người ta không còn niềm nở với nhau như trước.Có khi biết nhau nhưng lướt qua nhau như người lạ
Dù có vậy đi nữa,chợ quê hay chợ phố vẫn chào đón những người dân Việt Nam ....
Mới có 6 giờ sáng mà tôi đã chuẩn bị cho buổi đi học đầu tiên của mình đâu ra đó. Tôi vốn là một đứa trẻ có tính tự lập ngay từ lớp “Chồi” lớp “Lá”. Không giấu gì các bạn, bố tôi mất sớm khi tôi mới tròn một tuổi. Ba năm sau, ông bà nội “bắt” mẹ tôi phải đi bước nữa. Và từ đó, tôi về ở với ông bà nội và cô út. Cô út lúc đó đang học lớp 12. Ông bà nội và cô út rất thương tôi, nhưng vì hoàn cảnh, ông bà nội thì đã già, cô út lại đi học suốt sáng chiều, nên mọi sinh hoạt của bản thân, tôi thường tự làm lấy, dần dần thành thói quen.
Năm tôi vào lớp 1 thì cô út cũng ước vào Đại học năm thứ hai. Nhà chỉ còn ông bà nội và tôi. Sáng đó, ông bà nội có ý định đưa tôi đến lớp. Nhưng tôi nói với ông bà nội rằng. “Cháu đi đến trường một mình được, nội cứ ở nhà”. Từ nhà đến trường chỉ gần một cây số. Sau khi chào ông bà nội, tôi khoác chiếc cặp sách mới mà cô út đã mua cho tôi hồi hè vừa rồi. Vừa mới ra khỏi ngõ thì gặp một chiếc Honda chở tới. Tôi không ngờ là bố dượng tôi. Bố dừng xe lại, bế tôi lên xe và nói: “Bố đi từ lúc 5 giờ kia, nhưng chờ phà lâu quá nên giờ mới tới.
Con đừng buồn bố mẹ nhé! Bố dẫn tôi đến trường, rồi dẫn tôi vào lớp. Bố trao đổi với cô giáo chuyện gì đó khá lâu, rồi quay lại nói với tôi: “Con ở lại với cô giáo và các bạn, bố phải trở lại cơ quan. Trưa, con về một mình nhé! Thứ bảy này, bố sẽ đưa mẹ và em sang thăm ông bà và con!” Nói xong, bố chào tạm biệt cô giáo, rồi lên xe trở về. Tôi nhìn theo bố dượng cho đến lúc chiếc xe khuất hẳn sau dãy xà cừ ven đường mới quay về chỗ ngồi của mình ở cuối lớp học. Ngày đầu tiên vào lớp Một của tôi như thế đó, các bạn ạ!
Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đều có những văn hóa, nét đặc trưng của từng vùng miền và trang phục truyền thống riêng. Đến với nước Nhật Bản có chiếc áo Ki-mô-nô, Hàn quốc có chiếc Han-bok, người Hoa có chiếc xườn xám…Còn với Việt nam chúng ta từ xưa đến nay chiếc áo dài đã trở thành trang phục truyền thống.
Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng ngàn năm lịch sử, đấu tranh dựng nước và giữ nước, đố cũng chính là khoảng thời gian tàn phá đi những giá trị văn hóa của dân tộc. Chính bởi vậy mà không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy có từ bao giờ và hình dáng của nó ra sao. Khi đọc đến cuốn “ Kể chuyện chín Chúa mười ba vua thời Nguyễn” của Tôn Thất Bình, người ta đã tìm thấy lịch sử ra đời của chiếc áo dài là vào khoảng thế kỉ thứ 18. Ban đầu chiếc áo dài còn thô sơ nhưng nó rất kín đáo, là sản phẩm có tính chất dung hòa của hai miền Bắc- Nam. Từ đó đến nay chiếc áo dài không ngừng được hoàn thiện và trở thành thứ y phục dân tộc mang tính thẩm mĩ cao.
Bộ áo dài gồm hai bộ phận quần và áo. Áo dài lại gồm ba bộ phận là cổ áo, tay áo, thân áo. Cổ áo trước kia người ta thường may cổ cao từ 4- 5 phân , lót một miếng vải ở trong cho cứng tạo nên sự kín đáo trang trọng của chiếc áo dài.Ngày nay trong chiếc cổ áo đã có nhiều thay đổi tạo nên sự phong phú đa dạng mà thuận lợi cho người đọc. Các nhà thiết kế đã sáng tạo ra nhiều kiểu cổ áo dài khác nhau như cổ ba phân, cổ tròn, cổ thuyền góp phầ tô thêm vẻ đẹp, làn da trắng cho người mặc. Tay áo thường được may tay dài đến mắt cá tay, phần dưới hơi loe ra để tạo cảm giác mềm mại, hiện nay có nhiều chiếc áo dài được thiết kế với nhiều kiểu tay lỡ, tay được may bằng chất liệu vải von rất điệu đà. Thân áo được tính từ cổ xuống phần eo. Thân áo dài được may vừa vặn, ôm sát thân của người mặc, ở phần eo được chiết lại (hai bên ở thân sau và hai bên ở thân trước) làm nổi bật chiếc eo thon của người phụ nữ. Cúc áo dài thường là cúc bấm, được cài từ cổ qua vai xuống đến phần eo. Từ eo, thân áo dài được xẻ làm hai tà, vị trí xẻ tà ở hai bên hông. Ngày nay các nhà thiết kế còn sáng tạo ra khóa áo ở thân sau vừ thuận tiện vừa kín đáo mà tạo sự mềm mại cho dáng áo. Quần dài được may ống rộng, trùng sát đất. Quần thường được may đồng màu với áo hoặc màu quần được lựa chọn sao cho phối hợp hài hòa và làm nổi bật dáng áo. Chất liệu may áo dài thường là loại vải lụa tơ tằm, lụa tổng hợp, nhung, the, gấm, vải càng nhẹ và mỏng thì khi lên áo càng thanh thoát. Ngày nay áo dài thường được trang trí thêm nhiều phụ kiện như ren, voan, kim tuyến, cườm,…
Chiếc áo dài đã trở thành quốc phục, mang trong mình quốc hồn, quốc túy của dân tộc. Các cô gái Việt trở nên đẹp hơn, duyên dáng hơn, tế nhị hơn khi mặc trên mình bộ trang phục truyền thống của dân tộc. Chính vì thế mà trong những ngày Tết khi đón tiếp khách đặc biệt là khác quốc té, phụ nữ Việt lại tự hào chọn cho mình bộ áo dài đẹp nhất để mặc. Trong các cuộc thi hoa hậu Việt Nam hay hoa hậu thế giới người Việt, khán giả đều có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của người phụ nữ khi mặc trên mình bộ áo dài truyền thống. Nhiều trường trung học phổ thông ở miền Nam còn quy định học sinh nữ phải mặc áo dài trắng đến trường, áo dài vì thế trở thành trang phục học đường hết sức hồn nhiên, trong sáng.
Cùng với chiếc nón lá, áo đã trở thành một biểu tượng tôn vinh vẻ đẹp Việt. Nó cũng đi vào thơ ca, nhạc họa như một đề tài khơi gợi cảm xúc cho các nghệ sĩ. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo dài Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến.
Áo dài là nét đẹp là biểu tượng của nước Việt Nam, chúng ta hãy giữ gìn để áo dài mãi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam, khi nhắc đến tà áo dài chúng ta nghĩ ngay đến nền văn hóa đậm đà bản sức dân tộc, chúng ta hãy phát huy để bản sắc ấy ngày càng tươi đẹp hơn.
Gạch ý thôi bạn nhé!:
- Tình cảm chú bé dành cho mẹ bao la dạt dào
- Cảm xúc nhớ nhung, thân quen dạt dào!
- Miêu tả: Đến bấy giờ..... gò má.
- Biểu cảm: Hay tại.... sung túc!