K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau rồi trả lời các câu hỏi: “Mùa thu, vạt hoa cúc dại cũng nở bung hai bên đường. Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ. Thảm cỏ may thì tím biếc nôn nao. Hoa cỏ may quấn quýt từng bước chân, theo tận vào lớp học. Tiếng đọc bài ngân nga vang ra ngoài cửa lớp, khiến chú chim sâu đang nghiêng chiếc đầu nhỏ xinh tìm sâu trong kẽ lá cũng lích rích hót theo. Giọt nắng sớm mai như vô tình đậu trên trang vở mới, bừng sáng lung linh những ước mơ” Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên? Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn văn? Câu 3: Xác định phó từ có trong câu văn đầu và cho biết ý nghĩa của phó từ vừa tìm được? Câu 4: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau và nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó: “Những bông hoa cúc xinh xinh dịu dàng, lung linh như từng tia nắng nhỏ”.

0
30 tháng 11 2019

Cách viết trong đoạn văn 1 có sử dụng thủ pháp nhân hóa. Việc sử dụng này góp phần tạo sự phù hợp với giọng văn của bài văn miêu tả. Đoạn văn 2 không sử dụng biện pháp này. Cho nên, nó chỉ phù hợp với giọng văn thuyết minh.

bài 1 : hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đvăn sau    bến cảng lúc nào cx đông vui. tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nc. xe a, xe e tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. tất cả đều bận rộn.bài 2 : hãy s2 cách diễn đạt trong đvăn trên vs đvăn dưới đây    bến cảng lúc nào cx rất nhiều tàu xe. tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nc. xe to, xe nhỏ nhận hàng về rồi chở hàng ra....
Đọc tiếp

bài 1 : hãy chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hóa trong đvăn sau

    bến cảng lúc nào cx đông vui. tàu mẹ, tàu con đậu đầy mặt nc. xe a, xe e tíu tít nhận hàng về và chở hàng ra. tất cả đều bận rộn.

bài 2 : hãy s2 cách diễn đạt trong đvăn trên vs đvăn dưới đây

    bến cảng lúc nào cx rất nhiều tàu xe. tàu lớn, tàu bé đậu đầy mặt nc. xe to, xe nhỏ nhận hàng về rồi chở hàng ra. tất cả đều hđộng liên tục

bài 3 : 2 cách vt dưới đây cs j \(\ne\)nhau. nên chọn cách vt nào ch văn bản biểu cảm và chọn cách vt nào ch văn bản thuyết minh

    c1 : trong họ hàng nhà chổi thì cô bé chổi rơm vào loại xinh xắn nhất. cô cs chiếc váy vàng óng, k ai đẹp =. áo của cô cx = rơm thóc nếp vàng tươi, đc tết săn lại, cuốn từng vòng quanh ng, trông cứ nhao áo len z.

    c2 : trong các loại chổi, chổi rơm vao loại đẹp nhất. chổi đc tết = rơm nếp vàng. tay chổi đc tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn.

bài 4 : hãy ch bt phép nhân hóa trong mỗi đoạn trích dưới đây đc tạo ra = cách nào và tác dụng của n ntn

    a)     núi cao chi lắm núi ơi

       núi che mặt trời chẳng thấy ng thw!

    b) nc đầy và nc ms thì cua cá cx tấp nập xuôi ngược, thế là bn cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cx bay cả về vùng nx ms để kiếm mồi. suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, cs khi chỉ vì tranh 1 mồi tép, cs nhx a cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân mà vẫn hếch mỏ, chẳng đc miếng nào.

    c) dọc sông, nhx chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nc. [...] nc bị cản văng bọt tứ tung, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống, quay đầu chạy về lại hòa phước.

    d) cả rừng xà nu hàng vạn cây k cs cây nào bị thương. cs nhx cây bị chặt đứt ngang nửa thân mk, đổ ào ào như 1 trận bão. ở chỗ vết thw, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, r dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn.

bài 5 : hãy vt 1 đvăn miêu tả ngắn vs ndung tự chọn, trong đó cs dg phép nhân hóa

bài 6 : e hãy tìm 5 câu thơ cs sử dụng phép nhân hóa và nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hóa trong câu thơ vừa tìm đc

bài 7 : tìm 1 đvăn cs sử dụng phép nhân hóa và nêu tác dụng của phép nhân hóa đó trong văn bản " cây tre VN " của thép ms

bài 8 : vt 1 đvăn theo chủ đề tự chọn cs sử dụng linh hoạt phép nhân hóa

     

0
9 tháng 1 2018

Quí Tỵ đi qua Giáp Ngọ lại đến. Hẳn, trong mỗi chúng ta, ai cũng cũng đang cảm nhận được rất rõ về sự nhộn nhịp và đầy háo hức của ngày tết cổ truyền, đặc biệt hơn là cái tết Giáp Ngọ 2014 năm nay.Tết đến xuân về, đó là khoảnh khắc đất trời vào xuân, vạn vật đổi mới. Con người ta cũng dễ dàng mở lòng mình hơn với mọi thứ trên đời. Đêm giao thừa trở thành một mốc thời gian để người ta đánh dấu cho sự bắt đầu để đổi mới cho những lời chúc đầy hứa hẹn và cho cả cái nhìn đầy yêu thương.Trong cái ngây ngất đầy men say của đất trời nồng nàn, vào giây phút thiêng liêng đó khiến con người ta muốn bao dung và được bao dung. Muốn được nói câu thứ tha cho những điều ám ảnh trong năm cũ, được bỏ chúng lại sau lưng như một giấc mộng đã tan mau. Rồi khi tỉnh giấc thì năm mới đã đến, tiếp tục cho những ước mơ hạnh phúc của mình.Tết còn là cơ hội để nói những lời cảm ơn và xin lỗi, để tìm lại yêu thương, niềm tin và cả sự thanh thản trong tâm hồn nữa.Hầu hết mọi người đều mong chờ ngày tết đến, một cái tết thật trọn vẹn. Nó còn là dịp để con người trở về với cội nguồn “con chim nhớ tổ, con người nhớ tông”. Đó như là ngày đoàn tụ, đoàn viên của mọi người dù chỉ là xa xứ hay đang gần nhau.Nó kéo mọi người lại gần nhau hơn khi cả gia đình cùng nhau quây quần bên mâm cơm ngày tết hay cả bên nồi bánh chưng đang tí tách lửa hồng. Là những lần nhìn pháo hoa mà rạo rực cả người, rồi cả những lần gói bánh, nấu bánh. Nhìn những cái bánh chưng xanh tự tay mình làm lòng lại thấy vui hơn, thêm yêu cái tết cổ truyền hơn nữa.Chúng ta đều không biết tết cổ truyền dân tộc có từ bao giờ, nhưng nó đã trở thành một tục lệ thiêng liêng, gắn bó trong tâm hồn, tình cảm của người dân Việt Nam. Nó mang đến cho con người những suy nghĩ riêng biệt, những dấu ấn khó quên, sự sum vầy ấm áp. Chúc cho tất cả mọi người đón một cái tết Giáp Ngọ thật là vui vẻ, vạn sự như ý.Nghĩ về... mùa xuânLòng tôi luôn ngập tràn cảm xúc khi nghĩ về mùa xuân - mùa được tôi đợi chờ nhất trong năm. Tôi cũng yêu mùa đông, mùa mây trời bàng bạc, mùa mẹ nhắc tôi mang thật ấm khi ra đường, nhưng tôi lại muốn mùa xuân đến thật mau, để xóa tan đi cái lạnh giăng mắc trong con người.Nghĩ về mùa xuân, tôi nghĩ ngay đến hình ảnh cây bàng trên sân trường. Thật kì diệu! Tôi luôn nghĩ như vậy khi nhìn lên những cành cây già khẳng khiu vươn ra giữa khoảng sân rộng. Những chồi non xanh ngọc bích vừa nhú lên, đẹp lạ lùng. Một vẻ đẹp giao mùa - thời điểm đầu tiên trong chuỗi tuần hoàn của vạn vật. Vẻ đẹp của sự sống âm thầm và mãnh liệt. Tôi mong rằng tôi có thể học được điều đó - biết tích góp nhựa sống từ mùa đông để tiếp thêm cho mầm non của mùa xuân.Nghĩ về mùa xuân, tôi lại nhớ về những chuyến xe Bắc Nam xuôi ngược. Những dòng người lữ khách hối hả, mong về sớm để đoàn tụ cùng người thân, gia đình. Tôi nghĩ đến người lái xe, đưa đón từng đoàn người về quê hương tụ họp, nhưng liệu người lái xe có thể kịp về với gia đình trước thời khắc giao thừa.Nghĩ về mùa xuân, tôi biết rằng dù ở bất cứ nơi đâu, làm bất cứ ngành nghề gì, mọi người dân Việt Nam đến ngày này luôn nhớ về quê hương, nơi những người thân của họ đang mong chờ với niềm yêu thương.Nghĩ về mùa xuân, tôi chợt nhớ đến chợ hoa ngày tết. Tôi nhớ cái cảnh mua bán tấp nập, rộn ràng. Nhớ những chậu hoa mai, hoa đào đua nhau khoe sắc. Mẹ tôi cũng đã chọn cho gia đình một chậu hoa ưng ý nhất đem về chưng trong nhà. Khung cảnh càng tấp nập hơn từ chiều 29, 30 tết, khung cảnh người bán, người mua càng hối hả, vội vàng hơn.Nghĩ về ngày xuân,tôi biết mình phải sống có tình thương, phải quan tâm đến những cảnh đời vất vả. Tôi thương bà cụ già ngồi chép miệng bán rẻ hoa cho khách hàng để kịp về làm bữa cơm chiều 30. Hay những đứa bé đánh giày vẫn đang cố gắng tìm kiếm những vị khách cuối cùng để kịp bắt xe đò về với cha mẹ chúng.Mùa xuân của tôi, của bạn, của mọi người đã đến gần. Nếu có lúc thấy khó khăn, vất vả, hãy đừng vội buông tay. Nếu có lúc bạn thấy mệt mỏi, hãy đừng dừng lại... Bạn hãy nghĩ rằng mùa xuân sẽ mang lại những điều tuyệt vời nhất, quý giá nhất.Tuổi 16, tôi tự hỏi mình rằng liệu tôi đã đủ lớn? Tôi tự hỏi đã làm được gì cho cuộc đời? Và tôi cố gắng hết mình để khẳng định bản thân. Và tôi sẽ lớn kịp cùng mùa xuân!

11 tháng 1 2018

cảm ơn bạn nhiều lắm

12 tháng 2 2017

Cách 1 : Trong họ hàng nhà chổi thì cô bé Chổi Rơm vào loại xinh xắn nhất. Cô có chiếc váy vàng óng, ko ai đẹp bằng. Áo của cô cũng bằng rơm thóc nếp vàng tươi, được tết săn lại, cuốn từng vòng quanh người, trông cứ như áo len vậy.

=> Cách này cho biểu cảm

Cách 2 :Trong các loại chổi, chổi rơm vào loại đẹp nhất. Chổi được tết bằng rơm nếp vàng. Tay chổi tết săn lại thành sợi và quấn quanh thành cuộn

=> Cách này cho văn bản thuyết minh

23 tháng 3 2020

1,Các tính từ giàu giá trị biểu cảm là:trong trẻo, sáng sủa, trong sáng, xanh mượt, lam biếc, vàng giòn.

2,Tác dụng của những từ đó là:

  -Làm cho câu văn thêm sinh động

  -Làm cho nội dung bài đầy đủ hơn

  -Các sự vật được kết hợp với các tính từ trên sẽ rõ ràng 

  -Giúp người đọc hiểu rõ hơn về cuộc sống, thiên nhiên trên Quần đảo Cô Tô ngày thứ năm

3,Nội dung của đoạn văn: Miêu tả cảnh đẹp của Quần đảo Cô Tô sau khi bão đi qua.

Bài 1: Cho đoạn văn sau:" Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho đoạn văn sau:

Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn mọi khi. Lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Vườn chuối quả chín vàng đốm. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng, như những đuôi, vạt áo nắng. Bụi mía vàng xọng, từng đốt ngần phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lựu có mấy chiếc lá đỏ... Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn, hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ."

a, Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng của chúng trong đoạn văn trên.

b, Tìm các danh từ, tính từ trong đoạn văn trên.

Mọi người giúp mik nhoa!🥰🥰

1
15 tháng 7 2020

Bien phap tu tu:cau 4,8.

Danh tu:dem,bong toi.sang,mau troi,lua,dong,nang,qua xoan.cuong,hat bo de,la mit,du du,la san,canh,vuon chuoi.qua,nang,vuon chuoi.gio,la,duoi,vat ao,bui mia,dot,phan,san,rom,thoc,con ga,con cho,mai nha,mau rom,cay luu.chiec la,mau vang,mua dong,hoi tho,dat troi,mat nuoc

Tinh tu:suong sa,cung.vang,vang xuom,vang hoe,vang lim,vang sam,heo,vang tuoi,chin,chin,vang dom,vang xong,ngan,trang,vang gion,vang muot,vang moi,do,tru phu,dam am,la lung,heo tan,hanh hao.thom thom,nhe nhe

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫmbóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trướckia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“ …Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.
Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng dế thanh niên cường tráng. Đôi càng tôi mẫm
bóng. Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt. […] Đôi cánh tôi trước
kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ đã trở thành chiếc áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi
tôi vũ lên, đã nghe thấy tiếng phành phạch giòn giã. […] Hai răng đen nhánh lúc nào
cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc…”

(Ngữ văn 6, tập 2)

a) Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả của văn bản này là ai?
b) Xác định các phó từ có trong đoạn trích và cho biết chúng thuộc loại phó từ nào?
c) Chỉ ra 1 phép so sánh trong đoạn văn trên và phân tích theo mô hình của phép so sánh.
Nêu tác dụng của phép so sánh vừa tìm được.
d) Viết một đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về nhân vật được viết trong đoạn trích
trên. Trong đoạn văn có sử dụng biện pháp so sánh (chú ý gạch chân dưới câu văn sử
dụng biện pháp so sánh).

0