Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Nội dung chính của Bài học đường đời đầu tiên kể về sự việc: Dế Mèn lớn lên trở thành chàng dế cường tráng nhưng cũng kiêu căng xốc nổi. Chính vì thế mà bày trò trêu chị Cốc, gây ra cái chết thương tâm cho Dế Choắt. Điều đó khiến Dế Mèn không khỏi hối hận và ghi nhớ mãi, trở thành bài học đường đời đầu tiên.
2. Chi tiết nghệ thuật đặc sắc:
- Tác giả sử dụng ngôi số 1, để nhân vật Dế Mèn tự giới thiệu về mình. Ngôi kể này khiến câu chuyện bộc lộ được những suy nghĩ của chính mình, mang tính chủ quan, chân thực, sinh động.
- Chi tiết Dế Choắt ốm yếu xin Dế Mèn đào ngách thông sang tổ nhà Dế Mèn nhưng bị từ chối: "Xì, đào ngách sang nhà ta, dễ nghe nhỉ!... Đào tổ nông thì cho chết". Hay chi tiết đọc câu thơ trêu chị Cốc: "Cái cò, cái vạc, cái nông/ Ba cái đều béo vặt lông cái nào..." thể hiện rõ tính cách xốc nổi, nghịch ngợm và coi thường người khác của Dế Mèn.
- Chi tiết Dế Choắt bị chị Cốc mổ oan, khi hấp hối còn để lại lời khuyên cho Dế Mèn. Đó cũng là bài học mà Tô Hoài gửi gắm, không chỉ dành cho bạn đọc nhỏ tuổi mà còn là bạn đọc muôn thế hệ.
=> Những chi tiết nghệ thuật này đã tạo nên nét đặc sắc cho loại truyện đồng thoại về loài vật. Mỗi một nhân vật đều được nhân hóa, đều thể hiện một hạng người, một loại người trong xã hội.
I. Đọc – hiểu văn bản:
Câu 1: Lập bảng tóm tắt năm sự việc đã diễn ra giữa mẹ con thầy Mạnh Tử (thuở nhỏ).
Sự việc |
Con |
Mẹ |
1 |
Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc. |
Chuyển nhà từ gần nghĩa địa sang gần chợ. |
2 |
Bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo. |
Chuyển nhà từ gần chợ đến gần trường học. |
3 |
Bắt chước học tập lễ phép, cắp sách vở. |
Mẹ vui lòng, nhân thấy mình đã chọn đúng chỗ ở. |
4 |
Hỏi mẹ xem nhà hàng xóm giết lợn để làm gì? |
Nói lỡ lời, phải đi mua ngay thịt cho con ăn. |
5 |
Bỏ học về nhà |
Chặt đứt tấm vải đang dệt. |
Câu 2:
* Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu:
Mẹ Mạnh Tử muốn chọn một môi trường sống có lợi nhất cho việc hình thành nhân cách của Mạnh Tử. Để ngăn ngừa những yếu tố xấu làm ảnh hưởng đến con, để tạo cho con có thể phát triển đúng hướng, phương pháp giáo dục tối ưu đầu tiên mà bà chọn chính là đưa Mạnh Tử hòa vào với môi trường giáo dục. Chỉ có như vậy, Mạnh Tử mới hoàn thiện nhân cách.
* Trong hai sự việc sau:
- Mẹ vô tình nói đùa với Mạnh Tử là người ta thịt lợn cho Mạnh Tử ăn nên bà phải lập tức sửa sai bằng cách mua thịt cho con ăn. ⟹ Bà muốn dạy con không được nói dối, phải thành thật.
- Sự việc sau cùng, Mạnh Tử bỏ học về nhà, bà đã cắt đứt tấm vải mình đang dệt. ⟹ Hành động này có tác động lớn đến đứa con. Bà muốn cho con một bài học sâu sắc, phê bình nghiêm khắc về khuyết điểm con vừa mắc phải.
* Tác dụng dạy con của mẹ Mạnh Tử: có tác dụng tích cực trong việc hình thành, phát triển nhân cách của cậu bé. Để từ đó cậu bé biết, nếu mình mắc lỗi sẽ bị phê bình và bị trách phạt.
Câu 3: Hình dung bà mẹ thầy Mạnh Tử:
- Bà là một người phụ nữ thông minh, khéo léo và quyết đoán.
- Bà luôn yêu thương con hết mực nhưng cũng rất nghiêm khắc khi con phạm lỗi.
- Bà biết lựa chọn những điều tốt, tuyệt vời cho con.
- Bà luôn dạy con cách sống thành thật.
Câu 4: Nhận xét về cách viết truyện “Mẹ hiền dạy con”:
- Cốt truyện đơn giản.
- Truyện xây dựng theo mạch truyện thời gian.
- Lựa chọn các chi tiết tiêu biểu, giàu ý nghĩa.
- Người kể chuyện có khi xen vào lời bình nhân vật.
⟹ Cách viết truyện giống với truyện trung đại Việt Nam.
II. LUYỆN TẬP:
1. Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung.
Em thấy đó là một hành động cụ thể, dứt khoát của mẹ Mạnh Tử. Bà đã giáo dục con với tinh thần trách nhiệm với công việc, trước hết là ở việc học ⟹ Bà muốn nhắc Mạnh Tử “Học hành phải chuyên cần”.
2. Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử xưa, em có suy nghĩ về đạo làm con của mình là:
Cha mẹ luôn dành cho con những điều tốt đẹp nhất, hướng cho con hoàn thiện nhân cách tốt nhất. Chính vì vậy, làm con ta phải luôn luôn vâng lời cha mẹ, ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập và trân trọng những gì cha mẹ dành cho. Cố gắng hoàn thiện nhân cách của mình chính là báo đáp công ơn nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ.
3. Có hai yếu tố Hán Việt đồng âm.
- tử: chết : tử trận, bất tử, cảm tử.
- tử: con: công tử, hoàng tử, đệ tử.
loigiaihay.com
Soạn bài: Mẹ hiền dạy con
Câu 1 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1) Sự việc Con Người mẹ
1 | Bắt chước đào, chôn, lăn, khóc | Chỗ này không thể cho con ta ở được |
2 | Bắt chước cách nô nghịch, buôn bán điên đảo | Chỗ này cũng không phải chỗ con ta ở được |
3 | Bắt chước tập cách lễ phép, cắp sách vở | Chỗ này là chỗ con ta ở được đây |
4 | Hỏi người ta giết lợn làm gì | Nói đùa “để cho con ăn đấy” → mua thịt cho con ăn |
5 | Bỏ học về nhà chơi | Cầm dao cắt đứt tấm vải: “ Con đang đi học mà bỏ học thì cũng như ta đang dệt tấm vải này mà cắt đứt đi vậy”. |
Câu 2 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1)
- Ý nghĩa của việc dạy con trong ba sự việc đầu: vấn đề về môi trường sống thuận lợi, phù hợp sẽ hình thành tính cách cho trẻ
- Ý nghĩa về cách dạy trong 2 sự việc sau: giáo dục lời hứa, sự trung thực là vô cùng quan trọng, đồng thời kiên quyết với việc hướng trẻ vào sự chăm chỉ, chuyên cần
→ Tất cả những điều này nhằm hình thành nhân cách cho trẻ
→ Tác dụng từ cách dạy của mẹ Mạnh Tử: có nhu có cương, dùng tình yêu thương và sự cứng rắn trong suy nghĩ để giúp con trở thành người có đạo đức, hiểu biết rộng.
Câu 3 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mẹ của thầy Mạnh Tử:
- Có tấm lòng yêu thương con hết mực, vừa nghiêm khắc vừa hiền hậu.
- Chọn cho con môi trường sống tốt nhất.
- Giáo dục con lòng trung thực, tự trọng và chăm chỉ
Câu 4 (trang 152 sgk ngữ văn 6 tập 1) Mẹ hiền dạy con được xếp vào truyện trung đại vì:
- Cốt truyện đơn giản, nhân vật được miêu tả qua ngôn ngữ trực tiếp của người kể chuyện, qua hành động, ngôn ngữ đối thoại của nhân vật
- Là thể loại văn xuôi chữ Hán
- Nội dung có tính giáo huấn
LUYỆN TẬP
Bài 1 (Trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cảm nghĩ sự việc: Bà mẹ thầy Mạnh Tử đang ngồi dệt vải trông thấy con bỏ học về nhà chơi, liền cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung:
- Cảm phục thái độ kiên quyết, dứt khoát, sáng suốt
- Cách dạy con trực quan, vừa cứng rắn vừa mềm mỏng, để con tự suy nghĩ
Bài 2 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Từ chuyện mẹ con thầy Mạnh Tử, có thể suy nghĩ về đạo làm con.
- Phải biết yêu thương cha mẹ, nghe những lời răn dạy phải trái của cha mẹ
- Phải biết tự giác suy nghĩ và quyết tâm cao độ trong học tập, tu dưỡng đạo đức.
Bài 3 (trang 153 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Tử (chết) | Tử (con) |
Tử trận (chết trên trận địa), bất tử (không bao giờ chết, mãi trường tồn), cảm tử (không sợ chết) | Hoàng tử, đệ tử, công tử |
1. Quá trình dạy con của bà mẹ
a) Dạy con bằng cách chọn nơi ở
- Nhà gần nghĩa địa: Mạnh Tử bắt chước về nhà đào, chôn, lăn, khóc
→ Bà mẹ dọn nhà ra gần chợ
- Nhà gần chợ: Mạnh Tử về nhà bắt chước nô nghịch cách buôn bán điên đảo
→ Bà mẹ dọn nhà đến trường học
- Nhà gần trường học: Mạnh Tử học tập lễ phép
→ Bà mẹ vui lòng, nói “Chỗ này là chỗ con ta ở được đây”
⇒ Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của mỗi đứa trẻ,
⇒ Vai trò của người mẹ trong quá trình phát triển của mỗi đứa con
b) Dạy con bằng cách cư xử hằng ngày
- Nói đùa với con “Người ta giết lợn để cho con ăn đấy” sau đó bà hối hận và quyết định mua thịt lợn về cho con ăn
→ Dạy con không được nói dối, phải luôn thành thật
- Khi Mạnh Tử bỏ học đi chơi: người mẹ cầm dao cắt đứt tấm vải đang dệt trên khung
→ Dạy con nghiêm khắc, muốn con trở nên tốt hơn
2. Kết quả quá trình dạy con của bà mẹ
Mạnh Tử học tập rất chuyên cần, sau thành một bậc đại hiền