Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1 . Người trưởng thành không cao lên được nữa vì : đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng không còn khả năng phân chia để tạo ra các tế bào mới và hóa xương .
1.Vì đến tuổi trưởng thành sụn tăng trưởng đã hóa xương và không còn khả năng phân chia nên người không cao thêm được nữa.
- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì để cân bằng thân nhiệt?.
Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió mồ hôi tiết ra nhiều, khó bay hơi nên mồ hôi chảy thành dòng, nhiệt khó thoát đi được ta cảm thấy bực bội, khó chịu.
- Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt?.
Rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hòa thân nhiệt:
Da là cơ quan giữ vai trò quan trọng nhất trong điều hòa thân nhiệt.
Khi trời nóng và lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.
Khi trời lạnh mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm tỏa nhiệt.
Khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run).
Mọi hoạt động điều hòa thân nhiệt của da đều là phản xạ.
- Chế độ ăn uống giữa mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?.
Chế độ ăn uống ở mùa hè và mùa đông khác nhau:
+ Chế độ ăn uống mùa hè: tránh ăn những thức ăn sinh nhiều nhiệt, ăn những thức ăn có nước.
+ Chế độ ăn uống ở mùa đông: ăn những thức ăn sinh nhiều năng lượng như các thức ăn có chất béo.
- Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?.
Vào mùa hè ta chống nóng bằng cách:
+ Đội nón (mũ) khi ra nắng.
+ Không chơi thể thao ngoài nắng và nhiệt độ không khí cao.
+ Sau khi lao động nặng hoặc đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh – để tránh giảm thân nhiệt đột ngột.
Để chống rét, chúng ta phải làm gì?.
Trời lạnh cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió.
Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng, lạnh ?.
Rèn luyện thân thể cũng là một biện pháp chống nóng lạnh vì rèn luyện thể dục thể thao giúp tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
Việc xây nhà ở, công sở... cẩn lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng chống lạnh?.
Việc xây nhà ở, công sở... cần lưu ý những yếu tố để góp phần chống nóng, chống lạnh sau:
Hướng nhà phải tránh được ánh nắng trực tiếp mặt trời, có nhiều gió vào mùa hè, tránh được gió lạnh vào mùa đông.
- Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?.
Trồng cây xanh cũng là ruột biện pháp chống nóng vì trồng cây xanh tạo bóng mát.
Trình bày các cơ chế điều hòa thân nhiệt trong cúc trường hợp: trời nóng, trời oi bức và khi trời rét?.
Cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp:
+ Trời nóng: mao mạch ở da dãn ra giúp tỏa nhiệt nhanh, đồng thời tăng tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi giúp giảm nhiệt cơ thể. Khi trời oi bức; mồ hôi chảy thành dòng.
+ Trời lạnh: mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co giúp giảm tỏa nhiệt. Nếu lạnh quá thì cơ co liên tục để sinh nhiệt (phản xạ run).
Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần chú ý những điểm gì?.
Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần chú ý:
+ Phòng cảm nóng: khi trời nóng bức, độ ẩm không khí cao mà sự tỏa nhiệt và thoát mồ hôi của cơ thể không thực hiện được thì thân nhiệt tăng cao tức ta bị cảm nóng.
Vì vậy để tránh cảm nóng ta cần phải:
Chống nóng bằng cách phải đội nón khi ra nắng. Không chơi ngoài nắng gắt (trưa hè).
Tạo điều kiện cho cơ thể thoát nhiệt: uống nước đầy đủ, quạt vừa phải, mặc quần áo thoáng mát...
Sau khi đi ngoài nắng về tránh tắm nước lạnh ngay, ngồi mơi gió lùa, quạt quá mạnh... cơ thể bị giảm nhiệt đột ngột, chưa thích ứng kịp cũng gây cảm (trúng gió).
+ Phòng cảm lạnh: Cơ thể phải được giữ ấm nhất là cổ, ngực, chân.
Một trong những biện pháp chữa cảm nóng là: xông. Tại sao?.
Xông cơ thể bằng hơi nóng của nước lá cây (xả, dầu gió, hành, tỏi, bưởi,...) làm cơ thể thoát nhiều mồ hôi - giúp giải nhiệt - mau hết cảm nóng.
a, khi nhai kĩ, thức ăn sẽ ở trạng thái nhỏ , cho nên tiếp xúc với emzim và dịch tiêu hóa nhiều hơn, dẫn đến hiệu quả tiêu hóa của cơ thể sẽ tốt hơn, sản sinh ra năng lượng và vitamin nhiều hơn và đáp ứng được nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Vì thế chúng ta sẽ no lâu hơn khi nhai kĩ.
b, khi bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày, môn vị sẽ có tín hiệu mở nhiều hơn đóng, dẫn tới việc thức ăn chưa thấm đều dịch mật mà đã bị đẩy xuống ruột, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa ở ruột non sẽ kém đi.
c, Khi ta ăn cháo, khoang miệng chịu trách nhiệm đảo trộn thức ăn, sau đó sẽ tiết ra 1 loại emzim là amilaza biến đổi tinh bột thành đường mantozo ( man-tô-zơ) ( trong cháo có tinh bột) còn sữa thì không chịu biến đổi nào trong khoang miệng.
d, như câu c, trong cơm có thành phần là tinh bột. khi ta nhai cơm lâu trong miệng thì emzim amilaza sẽ biến đổi tinh bột thành đường mantozo nên ta mới cảm nhận được vị ngọt.
Câu 5:
Về mặt sinh học: khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể nên no được lâu. Ngoài ra, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày.
- Nhai kỹ no lâu là hiện tượng thức ăn khi được vài miệng lúc ăn,cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một loại enzim (nước bọt),tiêu hoá thức ăn trước khi đy xuống dạ dày
- Nhai kỹ khiến cho dễ phân hủy các chất tinh bột ->glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non, khi thức ăn dc vận chuyển xuống dạ dày thì dạ dày lại tiết ra một chất enzim nữa,tạo cho ta một cảm giác đói,muốn ăn. Ăn lâu thì dạ dày hok tiết chất enzim này nữa, khiến cho ta có cảm giác no,đầy bụng->no lâu
6.
- Khi nhai kĩ, thức ăn sẽ được nghiễn nát thành các mảnh có kích thước nhỏ, điều này giúp cho thức ăn được trộn đều với dịch tiêu hóa và tạo điều kiện cho các enzim tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Tại khoang miệng tạo điều kiện cho enzim amilaza tiêu hóa tinh bột thành đường mantose
- Hoạt động tiêu hóa có hiệu quả sẽ tạo ra nhiều năng lượng hơn → no lâu hơn.
- Như vậy, khi ăn uống cần chú ý ăn chậm, nhai kĩ để cho hoạt động tiêu hóa diễn ra một cách thuận lợi nhất, lượng chất dinh dưỡng hấp thu được là tối đa, dẫn đến quá trình tiêu hóa hiệu quả hơn, giúp no lâu hơn.
7.
* Hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng diễn ra như sau:
- Thức ăn được đưa vào trong miệng được tiêu hóa, chuyển hóa tạo năng lượng qua hai cơ chế: cơ học và hóa học. Các cơ chế cơ học là chức năng riêng của từng bộ phận trong ống tiêu hóa hoạt động. Còn cơ chế hóa học là quá trình điều tiết các chất ở tuyến tiêu hóa nhằm hỗ trợ cùng với nhiệm vụ riêng của miệng, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già để phân giải thức ăn.
* Nhai cơm lâu trong miệng thấy ngọt vì :
- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
1,
- Quá trình tiêu hóa biến thức ăn thành các chất dinh dưỡng để cơ thể hấp thụ, đồng thời thải các sản phẩm thừa ra ngoài cơ thể.
- Nhờ có quá trình hô hấp, quá trình trao đổi khí ở tế bào và ở phổi thực hiện. Qua đó, cơ thể nhận 02, từ môi trường để cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời thải khí CO2 ra ngoài môi trường.
- Hệ bài tiết lọc máu để giữ lại các chất cần thiết và thải ra các chất bã, độc hại ra khỏi cơ thể thông qua mồ hôi, nước tiểu
3,Với khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hoá có hiệu quả thì các thành phần chất dinh dưỡng sau tiêu hoá ở ruột non là: đường đơn,các axit amin,axit béo và glixerin,các vitamin,các muối khoáng
5,Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất. Bởi vì ở miệng và dạ dày, thức ăn chỉ tiêu hóa về mặt cơ học là chủ yếu thôi, chỉ biến đổi về mặt hóa học đối với pro và cacbonhiđat. Các pro và cacbonhiđrat cũng mới chỉ được biến đổi bước đầu. Chỉ ở ruột mới có đủ tất cả các loại enzim để tiêu hóa thức ăn về mặt hóa học.
Tham khao
- Khi ta nhai cơm lâu trong miệng thấy có cảm giác ngọt vì tinh bột trong cơm đã chịu tác dụng của enzim amilaza trong nước bọt và biến đổi một thành phần thành đường mantôzơ, đường này đã tác động vào các gai vị giác trên lưỡi cho ta cảm giác ngọt.
Protein trong thức ăn bị dịch vị phân hủy, nhưng protein của lớp niêm mạc lại được bảo vệ và không bị phân hủy là nhờ các chất nhày được tiết ra từ các tế bào tiết chất nhày ở cô tuyến vị. Các chất nhày phủ lên bề mặt lớp niêm mạc, ngăn cách các tế bào niêm mạc với pepsin. khi nhai kĩ thức ăn được nghiền nhỏ và vụn sẽ tăng khả năng tiết dịch tiêu hóa của dạ dày làm cho thức ăn được thấm đều dịch tiêu hóa và giảm sự co bóp nhiều của dạ dày,thức ăn sẽ được tiêu hóa nhanh chóng và hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thểMột người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể diễn ra như sau:
Môn vị thiếu tín hiệu đóng nên thức ăn sẽ qua môn vị xuống ruột non liên tục và nhanh hơn, thức ăn sẽ không đủ thời gian ngấm đều dịch tiêu hóa của ruột non nên hiệu quả tiêu hóa sẽ thấp.
-hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nc bọt lm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mêm, nhuyễn, thấm đẫm nc bọt và dễ nuốt.
- chất tinh bột bj biến đổi hóa học
-khi ăn ko nên đùa giỡn, nói chuyện vì: Ở phần dưới họng của con người có hai đường ống, đó là khí quản và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.
-hoạt động tiêu hóa ở khoang miệng: nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nc bọt lm cho thức ăn đưa vào khoang miệng trở thành viên thức ăn mêm, nhuyễn, thấm đẫm nc bọt và dễ nuốt
- chất tinh bột bj biến đổi hóa học
-khi ăn ko nên đùa giỡn, nói chuyện vì: Ở phần dưới họng của con người có hai đường ống, đó là khí quản và thực quản. Có một chiếc xương sụn được gọi là nắp thanh quản có tác dụng như nắp đậy, sẽ đậy khí quản để thức ăn không lọt vào đường hô hấp. Khi chúng ta vừa ăn vừa nói chuyện, sẽ khiến nắp thanh quản không kịp phản ứng, khi nắp thanh quản đang đậy khí quản để nuốt thức ăn, thì bộ não lại ra lệnh: mở cửa khí quản để không khí đi ra, lúc này thức ăn có thể sẽ rơi vào đường khí quản, khiến chúng ta sẽ bị sặc.
Hình đây:
Cái từ "dưới" mà tô đậm nghĩa là chỉ dưới cái hình:"Hoạt động của enzim amilaza", để làm đó.