Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thực hiện biện pháp lâu dài nào?
C. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
Câu 2: Mục đích của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện “Tuần lễ vàng” và “Quỹ độc lập” là gì?
D. Giải quyết khó khăn về tài chính.
Câu 1: Để giải quyết căn bản nạn đói sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thực hiện biện pháp lâu dài nào?
A. Tổ chức “ngày đồng tâm”.
B. Lập hũ gạo cứu đói.
C. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.
D. Không dùng gạo, ngô để nấu rượu.
Câu 2: Mục đích của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện “Tuần lễ vàng” và “Quỹ độc lập” là gì?
A. Để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.
B. Quyên góp tiền để xây dựng đất nước.
C. Quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.
D. Giải quyết khó khăn về tài chính.
4. Cách mạng là xóa bỏ cái cũ để thay thế bằng cái mới tiến bộ hơn, là một sự thay đổi sâu sắc, thường xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn. Các cuộc cách mạng có thể dẫn đến thay đổi trong các thể chế chính trị – xã hội, hoặc thay đổi lớn trong một nền kinh tế hay văn hóa
1.
-Người lãnh đạo: Tôn Trung Sơn
-Mục tiêu của Hội là đánh đổ Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất cho dân cày.
-Kết quả :
+ Đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
+ Có ảnh hưởng nhất định đến cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á.
-Ý nghĩa: Cách mạng Tân Hợi (1911) là cuộc cách mạng dân chủ tư sản, do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản lãnh đạo, đã lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại lâu đời ở Trung Quốc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á
-Hạn chế:
+Không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân, một trong những vấn đề cơ bản của cách mạng. Chính vì vậy, họ không động viên được đông đảo quần chúng nông dân tham gia.
+Không thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, mà chỉ thỏa hiệp. Việc đem toàn bộ chính quyền cách mạng giao cho Lê Nguyên Hồng, và sau nữa là Viên Thế Khải, là một minh chứng.
+Không dám đụng chạm đến các nước đế quốc xâm lược, tức là không dám đấu tranh giành lại quyền lợi của dân tộc. Để rồi họ câu kết với Viên, giúp Viên củng cố thế lực, quay lại đoạt công và chống phá cách mạng.
- Trước năm 1945 Hầu hết là thuộc địa của thực dân phương Tây ( trừ Thái Lan)
- Sau năm 1945 các dân tộc Đông Nam Á nổi dậy giành độc lập dân tộc…
- Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực (trừ Thái Lan) đều là nước thuộc địa của đế quốc Âu - Mĩ. Khi chiến tranh Thái Bình Dương bùng nổ, Nhật Bản xâm chiếm cả vùng Đông Nam Á và thiết lập trật tự phát xít. Từ cuộc chiến tranh chống thực dân Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam á chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật, giải phóng đất nước. Ngày sau khi Nhật đầu hàng lực lượng Đồng minh, một số quốc gia đã tuyên bố độc lập:
+ Ngày 17 - 8 - 1945, nhân dân In-đô-nê-xi-a tuyên bố độc lập và thành lập nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a.
+ Ngày 19 - 8 - 1945, Cách mạng tháng Tám của Việt Nam thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời ( 2 - 9 - 1945 ).
+ Tháng 8 - 1945, nhân dân các nước bộ tộc Lào nổi dậy và ngày 12 - 10 - 1945, nước Lào tuyên bố độc lập.
- Nhân dân các nước Miến Điện ( nay là Mi-an-ma ), Mã Lai ( nay là Ma-lai-xia-a ) và Phi-líp-pin đều nổi dậy đấu tranh chống quân phiệt Nhật giải phóng nhiều vùng rộng lớn của đất nước.
Nhưng ngay sau đó, các nước thực dân Âu - Mĩ ( Pháp, Hà Lan, Anh,... ) quay trở lại xâm lược Đông Nam Á. Nhân dân Đông Nam Á lại phải tiếp tục cuộc đấu tranh chống xâm lược. Trải qua cuộc kháng chiến kiên cường và gian khổ, vào giữa những năm 50, nhân dân In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đã lần lượt đánh đuổi bọn thực dân ra khỏi đất nước. Cũng vào thời gian đó, các nước đế quốc Âu - Mĩ công nhận độc lập của Phi-líp-pin, Miến Điện, Mã Lai, Xin-ga-po:
+ Tháng 10 - 1944, Mĩ trở lại Phi-líp-pin tuyên bố trao trả độc lập cho nước này ( 4 - 7 - 1946 ). Tuy vậy, Mĩ vẫn xây dựng nhiều căn cứ quân sự ở Phi-líp-pin. Đến năm 1992, Mĩ mới rút khỏi các căn cứ quân sự cuối cùng ở nước này là Clác và Su-bíc.
+ Phong trào chống thực dân Anh diễn ra mạnh mẽ ở Miến Điện. Tháng 10 - 1947, Anh buộc phải kí Hiệp ước Anh - Miến công nhận Miến Điện là nước độc lập và tự chủ. Tháng 1 - 1948, Liên bang Miến Điện tuyên bố độc lập. Từ tháng 6 - 1989 đổi lại là Liên bang Mi-an-ma.
+ Tháng 9 - 1945, thực dân Anh tái chiếm Mã Lai. Trước sức ép của phong trào đấu tranh quần chúng, chính phủ Anh phải đồng ý để cho Mã Lai độc lập. Ngày 31 - 8 - 1957, Mã Lai tuyên bố độc lập. Năm 1963, Liên bang Ma-lai-xi-a ra đời bao gồm miền Đông ( Xa-ba, Xa-ra-oắc ) và miền Tây ( Mã Lai, Xin-ga-po ).
+ Xin-ga-po được Anh trao trả quyền tự trị ( 1959 ), sau đó tham gia Liên bang Ma-lai-xi-a, nhưng đến năm 1965 lại tách ra thành nước cộng hòa độc lập.
- Sau khi kháng chiến chống Pháp thắng lợi ( 1954 ):
+ Nhân dân Việt Nam và Lào, tiếp đó là Cam-pu-chia phải trải qua một cuộc kháng chiến chống chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ, đến năm 1975 mới giành được thắng lợi hoàn toàn.
+ Bru-nây, tới tháng 1 - 1984 tuyên bố là quốc gia độc lập nằm trong khối Liên hiệp Anh.
+ Sau cuộc trưng cầu dân ý tháng 8 - 1999 tác khỏi In-đô-nê-xi-a, ngày 20 - 5 - 2002, Đông Ti-mo trở thành một quốc gia độc lập.
- Trong bối cảnh của cuộc chiến tranh lạnh, đồng thời để ngăn chặn ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội và hạn chế thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc, tháng 9 - 1954, Mĩ cùng Anh, Pháp và một số nước đã thành lập khối quân sự mang tên Tổ chức hiệp ước Đông Nam á (viết tắt theo tiếng Anh là SEATO). Nhưng sau thắng lợi của cách mạng ba nước Đông Dương vào giữa năm 1975, khối SEATO phải giải thể 6 - 1976).
Chúc bạn học tốt!
Câu 1 :
* Các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc vì :
- CNTB chuyển sang CNĐQ đòi hỏi ngày càng lớn về thị trường, nguyên liệu.
- Trung Quốc là một nước lớn, đông dân, giàu tài nguyên, đang nằm dưới chế độ phong kiến mục nát.
* Đánh giá cách mạng Tân Hợi :
+ Cách mạng Tân Hợi là một cuộc cách mạng tư sản, đã lật đổ chế đọp phong kiến chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trùng Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản phát triển
+ Cách mạng Tân Hợi có ảnh hưởng lớn đến phong trào giải phóng dân tộc, trong đó có Việt Nam
+ Tuy nhiên, cách mạng còn nhiều hạn chế đó là không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân
Câu 2 :
* Kết quả :
- Theo hòa ước Véc-xai (9 - 1783), Anh công nhận nền độc lập của 13 thuộc địa ở Bắc Mĩ.
- Năm 1787 thông qua Hiến pháp,Mỹ là một Cộng hoà liên bang được tổ chức theo “tam quyền phân lập”, Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn làm tổng thống đầu tiên.
- Gióc- giơ Oa –sinh- tơn (1732-1799) là một chủ nô giàu, có tài quân sự và tổ chức, được cử làm tổng chỉ huy nghĩa quân. Tháng 4-1775, chiến tranh bùng nổ giữa chính quốc và các nước thuộc Bắc Mĩ. Nghĩa quân do Gioóc-giơ Oa-sinh-tơn chỉ huy. Ngày 4-7-1776, tuyên ngôn độc lập được công bố, xác định quyền của con người và quyền độc lập của các thuộc địa. ), là Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ
- Gọi cuộc cách mạng này là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì nó lật đổ chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên nắm quyền, tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản được tự do phát triển
Câu 3.03. Sau chiến tranh thế giới I, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng Việt Nam?
A. Công nhân và tư sản.
B. Địa chủ và tư sản.
C. Nông dân và địa chủ.
D. Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
Câu 3.03. Sau chiến tranh thế giới I, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng Việt Nam?
A. Công nhân và tư sản.
B. Địa chủ và tư sản.
C. Nông dân và địa chủ.
D. Nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp.
Chúc bạn học tốt!