K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 10 2018

Câu 2: Trình bày những chiến công tiêu biểu của quân dân Biên Hòa - Đồng Nai trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chống Mỹ (1954-1975)? Cho biết cảm nhận của bản thân về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân dân Biên Hòa – Đồng Nai?

Cách đây đúng 60 năm, ngày 19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo lời kêu gọi ấy của Bác, quân dân Biên Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đoàn kết một lòng, nhất tề đứng dậy cùng với cả nước ra sức chiến đấu chống thực dân Pháp cho đến ngày toàn thắng...

Vào cuối năm 1945, đầu năm 1946, thực hiện chủ trương hòa để tiến, Chính phủ ta ký kết với Pháp hiệp định sơ bộ (vào ngày 6-3-1946). Theo đó quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí chờ việc đàm phán nhằm thực hiện hiệp định. Mặc dù vậy quân Pháp tại Nam bộ vẫn cố tình vi phạm hiệp định. Chúng cho rằng hiệp ước mới được ký kết không dính dáng gì đến Nam bộ. Do vậy, chúng trắng trợn vi phạm hiệp định, đẩy mạnh các hoạt động quân sự hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta trong thời gian ngắn.

Ở Biên Hòa, sau khi đã chiếm được một số vị trí xung yếu để đặt sở chỉ huy, quân Pháp tiến hành hàng loạt cuộc càn quét với quy mô lớn, dồn đẩy cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ trang cách mạng vào sâu trong các căn cứ xa dân, không có nguồn tiếp tế cung ứng hậu cần. Cùng thời gian này, quân Pháp hướng mọi nỗ lực của chúng vào việc đánh chiếm Tân Uyên, Chiến khu Đ. Do vậy ngày 18-4-1946, chúng huy động 8.000 quân, chia thành 4 cánh bao vây vùng Phước Hòa, Tân Uyên, Cây Đào; các xã Thường Lan, Lạc An, cắt đứt và cô lập toàn bộ khu vực căn cứ.

Trong khi đó thì ở Bình Trước, Châu Thành, Biên Hòa , địch tăng cường các hoạt động tuần tiểu, để kiểm soát các vành đai chung quanh thị xã, chiếm lợi thế trong việc bao vây kiểm soát nội ô. Xã Bình Trước có nguy cơ bị cô lập. Các đường dây liên lạc trong và ngoại thành không còn dễ dàng thông suốt như trước. Hiểu được khó khăn của Biên Hòa, Tỉnh bộ Việt Minh đã quyết định thành lập một ban công tác thành ở Biên Hòa và phái đồng chí Võ Văn Mén (Bảy Mén) về phụ trách, căn cứ đặt tại Hố Cạn; đồng thời tăng cường 1 trung đội lực lượng vũ trang để hỗ trợ cho Biên Hòa trừ gian, diệt ác, giữ vững cơ sở của ta.

Vào thời điểm này, các cán bộ chủ chốt hoạt động trong nội thành xã Bình Trước, Biên Hòa đã bị lộ. Từ sau khi giặc Pháp chiếm đóng hãng máy cưa BIF, chúng đánh phá ác liệt vào Tân Mai, Lân Thành, Vĩnh Thị, gây xáo trộn các tổ chức của ta. Do vậy, để bảo toàn lực lượng, lãnh đạo Việt Minh Biên Hòa tạm thời chuyển hết ra ngoài, thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Cùng với việc này, các cơ sở bí mật tiếp tục vận động thanh niên còn ở trong thị xã tham gia tòng quân vào bộ đội đánh Tây. Chủ trương này đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo lớp thanh niên mới lớn. Anh em đã hăng hái tham gia tòng quân. Chỉ trong vòng 1 năm, đến giữa năm 1947, lực lượng vũ trang kháng chiến của Biên Hòa đã phát triển lớn mạnh gấp 2 - 3 lần so với trước.

Song song với việc tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang kháng chiến, bộ máy kháng chiến của Biên Hòa đẩy mạnh xây dựng, củng cố các tổ chức đoàn thể công đoàn cứu quốc, thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nông dân, thiếu nhi cứu quốc v.v...; xây dựng các cơ sở địch vận để hỗ trợ cho kháng chiến. Ông Ngô Bá Cao, nguyên cán bộ Mặt trận Việt Minh Biên Hòa , nguyên Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh liên thôn 5 thời ấy nhớ lại: Khí thế kháng chiến ở Biên Hòa lúc ấy được đẩy lên thành cao trào. Mọi hoạt động xoay quanh việc đề cao uy thế của kháng chiến, giáo dục lòng yêu nước cho mọi tầng lớp nhân dân, vận động nhân dân đóng góp công sức, của cải, tiền bạc ủng hộ kháng chiến được phát huy tối đa.

Đến giữa năm 1947, công tác vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến đã trở thành phong trào khá rộng rãi, được các tầng lớp nhân dân trong nội ô cũng như các vùng ven thị xã Biên Hòa hưởng ứng tích cực mạnh mẽ. Đặc biệt là đã thu hút được giới trí thức công chức tình nguyện thoát ly đi tham gia kháng chiến như: ông Lương Văn Nho (công chức kho bạc Biên Hòa), ông Huỳnh Văn Đạo (chánh lục sự Tòa án Biên Hòa), thầy giáo Nguyễn Văn Ngữ (sau lấy tên là Hoàng Minh Viễn), thầy Võ Kim Đôi, Hiệu trưởng Trường Bá nghệ Biên Hòa v.v...

Trong bối cảnh giặc Pháp đang cố sức tăng cường đàn áp phong trào kháng chiến, hô hào cho thuyết "Nam kỳ tự trị" thì việc "lên chiến khu" của số trí thức nêu trên đã có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến những trí thức, công chức, nhân sĩ còn lại. Ai không ra đi kháng chiến thì họ cũng dồn tình cảm giúp đỡ, ủng hộ Việt Minh như trường hợp của bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, Giám đốc nhà thương điên Biên Hòa; bác sĩ Nguyễn Sơn Cao; dược sĩ Hồ Văn Lâm, chủ hiệu thuốc Tây Hồ Văn Gia v.v...

Hướng về kháng chiến, các tầng lớp nhân dân Biên Hòa đã tích cực đóng góp tiền bạc, mua sắm các vật dụng cần thiết như lương thực, thực phẩm, thuốc men, máy đánh chữ, văn phòng phẩm gởi ra chiến khu. Nhiều người đã không kể hiểm nguy, giả làm người đi buôn chuyến, bỏ mối hàng, vượt qua sự kiểm soát gắt gao của giặc để đem hàng hóa đến tận chiến khu phục vụ kháng chiến như bà Giáo Mỹ (mẹ ông Đỗ Bá Nghiệp, nguyên giám đốc Bảo tàng Đồng Nai). Có người dũng cảm hy sinh trên đường đi tiếp tế như chị Tư Điểu (Bình Hòa). Có những em thiếu nhi như: Nguyễn Thị Có, Nguyễn Văn Đời, Nguyễn Văn Đường ... Thường xuyên ra vào nội ô làm nhiệm vụ giữ vững liên lạc trong và ngoại thành...

Có thể nói từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, liên tục trong thời gian sau đó, phong trào kháng chiến của Biên Hòa ngày càng lớn mạnh. Tiếng súng trừ gian, diệt ác của các lực lượng vũ trang Biên Hòa vẫn tiếp tục vang lên, phối hợp với bộ đội ta trên các chiến trường giành lại thế chủ động và đi đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Giải phóng quận lỵ Long Thành

Đã 43 năm trôi qua, ký ức về trận đánh ác liệt giải phóng quận lỵ Long Thành (huyện Long Thành ngày nay) vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của cựu chiến binh (CCB), thượng úy Nguyễn Đức Việt, nguyên Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 2, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2).

Nhớ lại thời điểm ác liệt đó, CCB Nguyễn Đức Việt kể: “Chi khu Long Thành là mục tiêu quan trọng, cửa ngõ hướng đông bắc Sài Gòn. Chiếm được mục tiêu này sẽ thuận lợi cho ta tiến công lên nội đô hoặc phát triển chiến đấu xuống Bà Rịa- Vũng Tàu. Vì vậy, đơn vị hạ quyết tâm phải đánh chiếm bằng được quận lỵ Long Thành”.

Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm lực lượng dự bị, sẵn sàng đánh địch trên hướng tiến công chủ yếu của Trung đoàn 101. Ngày 27-4-1975, Trung đoàn tiến công chiếm giữ nhiều mục tiêu quan trọng nhưng chưa giải quyết dứt được mục tiêu then chốt. Địch trong chi khu Long Thành chia làm 3 khu vực co cụm, cố thủ, quyết giữ trung tâm quận lỵ. Tiểu đoàn 1 và 3 chiến đấu anh dũng, nhưng vẫn không đánh bật quân địch lại bị thương vong, tổn thất rất nhiều.

Trước tình thế đó, rạng sáng ngày 28-4, chỉ huy Trung đoàn 101 họp, quyết định đưa Tiểu đoàn 2 chính thức đảm nhiệm việc tiến công trên hướng chủ yếu, quyết tâm tiêu diệt địch ở chi khu Long Thành trong ngày 28-4. CCB Nguyễn Đức Việt lúc đó là Tiểu đoàn trưởng đã xác định rõ mục tiêu quan trọng đầu tiên phải tiêu diệt là ổ hỏa lực địch đặt trên tháp nước- chướng ngại vật cản trở bước tiến của bộ đội ta trong những đợt tiến công trước đó.

CCB Nguyễn Đức Việt nhớ lại, vào khoảng 12 giờ ngày 28-4-1975, hiệu lệnh tiến công phát ra, theo kế hoạch đơn vị bắt đầu nổ súng. Cùng với pháo 100mm trên xe tăng T54 đi đầu bắn vào tháp nước, hỏa lực của Tiểu đoàn bắn mạnh vào ổ đề kháng của địch và các khu vực xung quanh. Tiếng đại liên im lặng, địch rối loạn đội hình. Chớp thời cơ, Tiểu đoàn trưởng đã chỉ huy đại đội 5 và đại đội 7 xung phong đánh chiếm mục tiêu, phối hợp với Tiểu đoàn 3 tiến công đánh thẳng vào trung tâm chỉ huy- nhà quận trưởng Long Thành. Bọn địch quyết tử thủ phản kháng liên tục. Chúng lợi dung nhà cao tầng và các ngõ ngách ném lựu đạn, bắn mạnh vào đội hình của ta. Trước tình thế bất lợi, Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho đại đội hỏa lực chọn vị trí thuận tiện, nã đạn vào trung tâm chỉ huy, uy hiếp tinh thần và chế áp mục tiêu kiên cố. Bọn địch bên trong trung tâm chỉ huy hoảng loạn, một số tháo chạy ra ngoài. Các đại đội bộ binh tranh thủ xung phong tiến công, nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu và làm chủ trung tâm chỉ huy địch theo đúng kế hoạch, giải phóng quận lỵ Long Thành vào chiều 28-4. Trong trận đánh ác liệt đó, nhiều cán bộ chiến sĩ của ta hy sinh, chưa kịp chứng kiến ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng.

Bảo vệ những cây cầu lịch sử

Trên đường tiến quân vào giải phóng Sài Gòn, quân dân ta tiếp tục đánh địch, bảo vệ những cây cầu lịch sử, đặc biệt là cầu Ghềnh và cầu Hóa An. Trong đó, Trung đoàn Đặc công 113 đóng quân giáp ranh địa bàn Biên Hòa- Bình Dương ngày nay đóng vai trò chủ công. Khi nhận nhiệm vụ, các Tiểu đoàn 23 và 174 (Trung đoàn 113) đã khẩn chương hành quân ngay trong đêm 24 rạng sáng 25-4-1975 đến khu vực gần Cầu Hang (Hóa An- TP. Biên Hòa) đặt Sở chỉ huy, điều nghiên và chuẩn bị vào trận đánh.

Đại tá Đinh Xuân Nghiêm, nguyên Phó Trung đoàn trưởng, Trung đoàn Đặc công 113 nhớ lại, vào thời điểm khẩn chương, gấp rút, Trung đoàn được đông đảo người dân giúp đỡ đào công sự, tháo cánh cửa nhà để lát công sự cho Sở chỉ huy, tạo điều kiện để các cánh quân của ta dần áp sát Sài Gòn, chờ giờ phút giải phóng.

Đúng 4 giờ 30 phút sáng ngày 27-4-1975, trận chiến đấu bắt đầu. Các đại đội 1 và 3 (Tiểu đoàn 23) đảm nhiệm đánh cầu Ghềnh và cầu Hóa An thì chạm ngay địch tại khu vực đầu cầu (thuộc địa giới phường Bửu Hòa và xã Hóa An ngày nay). Trong vòng 30 phút, các mũi tiến công của ta đã đánh bật địch khỏi các chốt trên cầu và bắt đầu giai đoạn khó khăn nhất: giữ cầu. Chỉ khoảng 4 giờ sau, bão lửa của địch bắt đầu trút xuống từ các hướng, gây cho ta không ít khó khăn.

Nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 23 (Trung đoàn Đặc công 113) Nguyễn Văn Chương hồi tưởng lại, vào thời điểm gay cấn chốt giữ cầu, pháo của địch từ Thủ Đức bắn lên, từ Châu Thới bắn sang, từ Long Bình xả tới, trời đất sáng rực, rung chuyển. Pháo của địch vừa im thì bộ binh của chúng tiến vào, bắn đạn áp đảo, đúng như thói quen chiến đấu của chúng. Sau đó là biệt động quân, rồi xe tăng bắt đầu thọc vào Sở chỉ huy của bộ đội ta và các chốt đang giữ cầu, hòng chiếm lại nhanh nhất...

Với nỗ lực và quyết tâm bảo vệ cầu, sau gần 2 giờ đồng hồ, bộ đội của Trung đoàn đặc công 113 đã đánh bật được đợt phản công thứ nhất của địch. Nhưng ngay sau đó, chúng cho máy bay quần thảo để tìm hiểu trận địa, khi máy bay địch vừa đi thì pháo đạn của chúng nã xuống liên tục trong suốt ngày 27-4-1975, đây cũng là ngày mà chiến sĩ đặc công của ta đánh bật 4 đợt phản kích của địch. Quân ta hy sinh hơn 50 chiến sĩ trẻ trong 3 ngày bảo vệ giữ cầu.

* Chiến công của Chi đội 10

Cuối tháng 12-1947, quân Pháp chuẩn bị tổ chức hội nghị tại Đà Lạt để thảo luận việc thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại, tham gia hội nghị có nhiều quan chức cao cấp của Pháp xuất phát từ Sài Gòn lên Đà Lạt bằng đoàn xe quân sự theo quốc lộ 20. Nhận thấy đây là cơ hội diệt địch, Ban chỉ huy Chi đội 10 đã gấp rút chuẩn bị chiến trường và ngay trong đêm 26-12-1947 cử 2 đại đội A và C cùng Liên quân 17, các lực lượng địa phương cấp tốc hành quân đến vị trí tập kết ở quốc lộ 20, chọn vị trí xung yếu ở La Ngà để xây dựng trận địa.

Sáng 1-3-1948, các quan chức cao cấp của Pháp từ Sài Gòn lên Đà Lạt bằng đoàn xe quân sự gồm 70 chiếc. Đến hơn 15 giờ, bộ phận đi đầu đoàn xe lần lượt đi qua trận địa phục kích của ta. Khi chiếc thiết giáp mở đường vừa đến khúc cua trái của khu vực phục kích A, 3 quả địa lôi do bộ đội ta cài sẵn đã phát nổ, hất tung chiếc xe thiết giáp cùng 2 xe chở lính hộ tống lên trời. Viên chỉ huy đoàn xe cùng bộ phận thông tin tan xác tại chỗ.

Mất liên lạc vô tuyến, các xe phía sau vẫn tiếp tục nối đuôi nhau tiến lên và dồn cục tại trận địa ta chuẩn bị sẵn, tạo điều kiện cho các chiến sĩ ta chủ động tấn công tiêu diệt địch. Bằng lối đánh cắt đầu, khóa đuôi, sau hơn 30 phút giao tranh, ta thiêu hủy 59 chiếc xe quân sự, bắt sống 200 tù binh, tiêu diệt tại chỗ 150 lính Lê dương hộ tống, 25 sĩ quan chỉ huy, trong đó có Đại tá De Saringé, Chỉ huy bán Lữ đoàn Lê dương số 13, Đại tá Paruist, Phó tham mưu trưởng thứ nhất quân viễn chinh Pháp ở Nam Đông Dương, Thiếu tá chỉ huy khu Hóc Môn và Đại úy trưởng phòng xe hơi Bộ Tham mưu quân viễn chinh Pháp; thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự.

* Trận đầu diệt Mỹ của quân dân Biên Hòa

Sau khi lập nên chính phủ bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm, Mỹ đã đưa nhiều cố vấn quân sự sang miền Nam để huấn luyện cho đội quân tay sai và chọn Nhà Xanh (nơi thực dân Pháp đặt trụ sở phòng nhì của Tiểu khu Biên Hòa) đóng trong khuôn viên Nhà máy cưa BIF Biên Hòa để làm trụ sở của phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (gọi tắt là MAAG).

Trước âm mưu của Mỹ - Diệm, Ban Chỉ huy quân sự Miền và Tỉnh ủy Biên Hòa chủ động bàn kế hoạch tổ chức đánh đòn phủ đầu vào MAAG.

Qua trinh sát mục tiêu, ta biết được đêm 7-7-1959 là thời điểm ngụy quyền Sài Gòn tổ chức ăn mừng kỷ niệm cái gọi là “Đệ ngũ chu niên”, ngày mà Ngô Đình Diệm được Mỹ dựng lên làm thủ tướng bù nhìn. Trong ngày này, bọn lính trong Nhà Xanh tổ chức ăn mừng lễ, nhậu nhẹt say sưa nên sẽ có sơ hở trong tuần tra, canh gác. Do vậy, phương án tổ chức trận đánh được khẩn trương xây dựng và được Ban quân sự Miền thông qua.

Chiều ngày 7-7, khi trời vừa sụp tối, phát hiện khoảng 20 tên cố vấn Mỹ đi trên 7 xe du lịch vào Nhà Xanh ăn mừng lễ, lực lượng tham gia trận đánh gồm 6 chiến sĩ đặc công C250, tỉnh Biên Hòa cùng lực lượng cơ sở hóa trang toán lính ngụy đi tuần tra được lệnh rời vị trí ém quân để đánh vào Nhà Xanh. Các tự vệ mật của thị xã cũng được lệnh triển khai đội hình chiến đấu theo hướng được phân công.

Khi lực lượng đặc công và tự vệ mật Biên Hòa đã lọt vào bên trong theo đúng kế hoạch, ngay lập tức lực lượng hỗ trợ bên ngoài đã nổ súng bắn ngã tên lính gác cổng. Nghe động, một tên Mỹ từ trên lầu chạy xuống cầu thang, chạm mặt đồng chí Huề, chiến sĩ đặc công đang ôm mìn kéo theo sợi dây điện phía sau. Lập tức, hắn nhảy bổ tới giành giật quả mìn với đồng chí Huề. Lúc này, trên cầu thang lố nhố nhiều tên Mỹ khác. Một chiến sĩ trong tổ đặc công liền quét một loạt tiểu liên về phía các tên Mỹ trên cầu thang.

Thấy bọn địch quá đông và thời cơ diệt địch đã đến, đồng chí Huề chấp nhận hy sinh và hô to “Chấm”. Nghe lệnh của đồng chí Huề, đồng chí Sắc đứng phía sau chấm 2 đầu dây điện vào khối pin. Tiếng nổ long trời cùng một quầng lửa sáng lòa bùng lên, hệ thống điện trong Nhà Xanh tắt phụt. Chớp thời cơ này, 4 đồng chí trong tổ đặc công còn lại xông lên cầu thang và quét thêm vài loạt tiểu liên vào nơi có tiếng rên la, kêu gào của bọn Mỹ rồi nhanh chóng rút lui ra ngoài.

Trận đánh diễn ra chớp nhoáng, tất cả các đơn vị địch không kịp trở tay, kể cả bọn lính bảo vệ ở sát cư xá. Trong trận này, ta diệt 2 cố vấn Mỹ, làm bị thương hơn chục tên khác. Đây được xem là trận diệt Mỹ đầu tiên của quân dân Biên Hòa và quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

* Chiến thắng sân bay Biên Hòa lần đầu

Mùa khô năm 1964-1965, trước tình hình giặc Mỹ ào ạt đổ quân vào miền Nam, biến đất Biên Hòa thành căn cứ quân sự lớn, trong đó có sân bay Biên Hòa để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược, Quân ủy Miền và Tỉnh ủy Biên Hòa đã xác định: “Phải đánh một đòn chí mạng vào sân bay Biên Hòa, gây cho địch nhiều thiệt hại để chúng không còn sức mang bom đi gây tội ác đối với đồng bào ta”.

Từ chủ trương đó, Tỉnh ủy Biên Hòa đã cử lực lượng trinh sát biệt động TX.Biên Hòa phối hợp với các trinh sát đặc công pháo binh Miền đi điều nghiên địa hình sân bay Biên Hòa chuẩn bị cho trận đánh.

Được sự phối hợp tích cực của các lực lượng vũ trang Biên Hòa cùng các cơ sở của ta, 23 giờ 30 đêm 31-10-1964, lệnh tiến công vào sân bay Biên Hòa đã được khẩn trương triển khai. Các lạo pháo, cối của ta đồng loạt gầm lên, bắn cấp tập vào các mục tiêu trong sân bay khiến cho sân bay Biên Hòa chìm trong biển lửa. Cả TX.Biên Hòa và các vùng phụ cận rung lên vì những tiếng nổ long trời, lở đất.

Chỉ trong vòng 15 phút tiến công với 130 quả đạn pháo, cối được bắn chính xác, quân ta đã phá hủy 59 máy bay, trong đó có 21 máy bay B57, loại máy bay tối tân nhất của Mỹ lúc bấy giờ, mới được đưa từ Philippines sang để chuẩn bị đi gây tội ác ở miền Bắc; 11 máy bay AD6, 1 máy bay do thám U2; diệt và làm bị thương 293 giặc lái và nhân viên kỹ thuật Mỹ; tiêu hủy và làm nổ tung 2 kho bom đạn lớn, 1 kho xăng, 1 đài quan sát và 18 trại lính.

Trận đánh vào sân bay Biên Hòa đêm 31-10-1964 là một trận đánh táo bạo, bất ngờ, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đây cũng là trận đánh đầu tiên của các lực lượng vũ trang miền Nam vào một sân bay chiến lược của Mỹ kể từ lúc Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến tại Việt Nam.

-Đại tá Đinh Xuân Nguyên xúc động nói: “Trên 50 người hy sinh là hơn 10% quân số của Trung đoàn 113. Lính đặc công đã ít, lại khó huấn luyện thành thạo, đánh 3 ngày mà mất trên 50 người là mất mát cực lớn cho đơn vị. Các bạn hầu hết là lính trẻ 19 đôi mươi, tóc còn xanh mà đã mãi mãi ra đi, không kịp chứng kiến ngày đất nước độc lập”.

-Qua câu nói trên ta đã hiểu được nỗi hi sinh xương máu của nhưng thế hệ cha-ông nơi vùng đất Biên Hòa. Họ đã hi sinh cuộc đời mình để con cháu đời sau được hạnh phúc, ấm no. Những chiến công vang dội ấy tuy nhỏ nhưng đã góp phần tạo động lực cho nhân dân vùng lên đấu tranh, góp phần giải phóng đất nước, dân tộc Việt Nam!

Hơi dài! chịu khó chép!leuleu

14 tháng 11 2018

ko copy đc mệt ghê

29 tháng 10 2018

Đồng Nai ngày nay nằm trên một địa thế chiến lược của kinh tế quốc gia. Theo dòng lịch sử, trước đây, phần đất ngày nay của Đồng Nai thuộc Vương quốc Chân Lạp, hoang sơ và chưa có ai khai phá. Chủ yếu là dân bản địa dân tộc như Mạ, Ch'ro, K'ho, Mơ nông và một ít người Khmer sinh sống. Họ lao động bằng công cụ thô sơ, kỹ thuật còn thấp kém và chưa thể hình thành một quần thể dân cư đúng nghĩa [4].
[sửa]Chiến lược Nam tiến
Lịch sử của Đồng Nai gắn liền với lịch sử của vùng đất Nam Bộ. Nước Đại Việt lúc bấy giờ chỉ từ Ải Nam Quan đến vùng Bắc Đèo Ngang (Quảng Bình ngày nay). Việc mở rộng được bắt đầu khi có những giao tranh giữa Đại Việt và vương quốc Chăm Pa láng giềng lúc bấy giờ.
Để mở rộng cõi bờ về phía Nam, nước Đại Việt lúc bấy giờ đã biết tổ chức một quân đội tốt, hùng hậu và có chiến lược nhu lẫn cương để thực hiện mưu đồ Nam tiến của mình.
Nước Việt Nam lúc bấy giờ xảy ra giao tranh giữa vua Lê - Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn, lịch sử vẫn gọi là thời kỳ Trịnh - Nguyễn phân tranh, đây là cuộc phân tranh tạo ra tình trạng cát cứ trong lịch sử Việt Nam. Cuộc sống của người dân đói khổ và lâm vào lầm than. Điều này tạo ra một làn sóng di dân ồ ạt đầu tiên từ Bắc vào Nam, trong đó có làn sóng di dân của miền Thuận Quảng vào Đồng Nai tìm đất sinh sống và tái lập nghiệp.
Người Việt di cư đến đâu thì khai khẩn và phá hoang lấy đất canh tác đến đó tạo nên vùng đất trù phú. Ruộng lúa, hoa màu xanh tốt.
Năm 1679, nhà Minh ở Trung Quốc sụp đổ, Tổng binh Trần Thượng Xuyên trấn thủ các châu Cao, Lôi, Liêm không khuất phục nhà Thanh đã đem 50 chiến thuyền, 3.000 binh lính thân tín và gia quyến đến xin thuần phục chúa Nguyễn ở Thuận Hóa. Lúc bấy giờ, đứng đầu nhà Nguyễn là Chúa Nguyễn Phúc Chu đã thu nhận họ và cho vào khai khẩn, mở mang vùng đất Đông Phố (Cù lao Phố ngày nay). Họ biến Cù Lao Phố trên sông Đồng Nai trở thành một thương cảng sầm uất và phát triển.
Năm Mậu Dần 1698, chúa Nguyễn sai Thống suất Chưởng cơ Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược vùng đất Đồng Nai (lúc này, từ Đồng Nai hay vùng đất Đồng Nai là ám chỉ cả một vùng Nam Bộ rộng lớn của bây giờ), đặt vùng đất mới thành phủ Gia Định, chia làm 2 huyện: huyện Phước Long (Đồng Nai) dựng dinh Trấn Biên, huyện Tân Bình (Sài Gòn) dựng dinh Phiên Trấn. Ngoài ra, Nguyễn Hữu Cảnh còn cho lập bộ đinh, bộ điền, chiêu mộ những người có vật lực từ các vùng khác vào lập nghiệp và phát triển kinh tế.
Người Hoa vốn dĩ với bản chất kinh doanh thương mại giỏi đã theo Trần Thượng Xuyên đến định cư ở Bến Gỗ, nhưng sau nhận thấy Cù lao Phố có vị trí thuận lợi cho việc kinh doanh buôn bán nhờ nằm giữa ngã ba của con sông lớn nhất vùng Nam Bộ , họ đã quyết định di chuyển đến đây sinh sống. Từ đây, Cù lao Phố phát triển ngày càng phồn thịnh và nhanh chóng trở thành trung tâm thương mại và giao dịch với các quốc gia lân cận của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay). Từ 1955-1975 Sau hiệp định giơ-ne-ve đất nước bị chia cắt,Đồng Nai thuộc sự cai quản của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa

29 tháng 10 2018

Câu 2: Trình bày những chiến công tiêu biểu của quân dân Biên Hòa - Đồng Nai trong kháng chiến chống Pháp (1945-1954), chống Mỹ (1954-1975)? Cho biết cảm nhận của bản thân về truyền thống đấu tranh cách mạng của quân dân Biên Hòa – Đồng Nai?

Cách đây đúng 60 năm, ngày 19-12-1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp. Theo lời kêu gọi ấy của Bác, quân dân Biên Hòa dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đoàn kết một lòng, nhất tề đứng dậy cùng với cả nước ra sức chiến đấu chống thực dân Pháp cho đến ngày toàn thắng...

Vào cuối năm 1945, đầu năm 1946, thực hiện chủ trương hòa để tiến, Chính phủ ta ký kết với Pháp hiệp định sơ bộ (vào ngày 6-3-1946). Theo đó quân đội hai bên ngừng bắn và ở nguyên vị trí chờ việc đàm phán nhằm thực hiện hiệp định. Mặc dù vậy quân Pháp tại Nam bộ vẫn cố tình vi phạm hiệp định. Chúng cho rằng hiệp ước mới được ký kết không dính dáng gì đến Nam bộ. Do vậy, chúng trắng trợn vi phạm hiệp định, đẩy mạnh các hoạt động quân sự hòng tiêu diệt lực lượng kháng chiến của ta trong thời gian ngắn.

Ở Biên Hòa, sau khi đã chiếm được một số vị trí xung yếu để đặt sở chỉ huy, quân Pháp tiến hành hàng loạt cuộc càn quét với quy mô lớn, dồn đẩy cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ trang cách mạng vào sâu trong các căn cứ xa dân, không có nguồn tiếp tế cung ứng hậu cần. Cùng thời gian này, quân Pháp hướng mọi nỗ lực của chúng vào việc đánh chiếm Tân Uyên, Chiến khu Đ. Do vậy ngày 18-4-1946, chúng huy động 8.000 quân, chia thành 4 cánh bao vây vùng Phước Hòa, Tân Uyên, Cây Đào; các xã Thường Lan, Lạc An, cắt đứt và cô lập toàn bộ khu vực căn cứ.

Trong khi đó thì ở Bình Trước, Châu Thành, Biên Hòa , địch tăng cường các hoạt động tuần tiểu, để kiểm soát các vành đai chung quanh thị xã, chiếm lợi thế trong việc bao vây kiểm soát nội ô. Xã Bình Trước có nguy cơ bị cô lập. Các đường dây liên lạc trong và ngoại thành không còn dễ dàng thông suốt như trước. Hiểu được khó khăn của Biên Hòa, Tỉnh bộ Việt Minh đã quyết định thành lập một ban công tác thành ở Biên Hòa và phái đồng chí Võ Văn Mén (Bảy Mén) về phụ trách, căn cứ đặt tại Hố Cạn; đồng thời tăng cường 1 trung đội lực lượng vũ trang để hỗ trợ cho Biên Hòa trừ gian, diệt ác, giữ vững cơ sở của ta.

Vào thời điểm này, các cán bộ chủ chốt hoạt động trong nội thành xã Bình Trước, Biên Hòa đã bị lộ. Từ sau khi giặc Pháp chiếm đóng hãng máy cưa BIF, chúng đánh phá ác liệt vào Tân Mai, Lân Thành, Vĩnh Thị, gây xáo trộn các tổ chức của ta. Do vậy, để bảo toàn lực lượng, lãnh đạo Việt Minh Biên Hòa tạm thời chuyển hết ra ngoài, thực hiện tiêu thổ kháng chiến. Cùng với việc này, các cơ sở bí mật tiếp tục vận động thanh niên còn ở trong thị xã tham gia tòng quân vào bộ đội đánh Tây. Chủ trương này đã đáp ứng được nguyện vọng của đông đảo lớp thanh niên mới lớn. Anh em đã hăng hái tham gia tòng quân. Chỉ trong vòng 1 năm, đến giữa năm 1947, lực lượng vũ trang kháng chiến của Biên Hòa đã phát triển lớn mạnh gấp 2 - 3 lần so với trước.

Song song với việc tổ chức xây dựng lực lượng vũ trang kháng chiến, bộ máy kháng chiến của Biên Hòa đẩy mạnh xây dựng, củng cố các tổ chức đoàn thể công đoàn cứu quốc, thanh niên, phụ nữ, phụ lão, nông dân, thiếu nhi cứu quốc v.v...; xây dựng các cơ sở địch vận để hỗ trợ cho kháng chiến. Ông Ngô Bá Cao, nguyên cán bộ Mặt trận Việt Minh Biên Hòa , nguyên Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh liên thôn 5 thời ấy nhớ lại: Khí thế kháng chiến ở Biên Hòa lúc ấy được đẩy lên thành cao trào. Mọi hoạt động xoay quanh việc đề cao uy thế của kháng chiến, giáo dục lòng yêu nước cho mọi tầng lớp nhân dân, vận động nhân dân đóng góp công sức, của cải, tiền bạc ủng hộ kháng chiến được phát huy tối đa.

Đến giữa năm 1947, công tác vận động nhân dân đóng góp sức người, sức của cho kháng chiến đã trở thành phong trào khá rộng rãi, được các tầng lớp nhân dân trong nội ô cũng như các vùng ven thị xã Biên Hòa hưởng ứng tích cực mạnh mẽ. Đặc biệt là đã thu hút được giới trí thức công chức tình nguyện thoát ly đi tham gia kháng chiến như: ông Lương Văn Nho (công chức kho bạc Biên Hòa), ông Huỳnh Văn Đạo (chánh lục sự Tòa án Biên Hòa), thầy giáo Nguyễn Văn Ngữ (sau lấy tên là Hoàng Minh Viễn), thầy Võ Kim Đôi, Hiệu trưởng Trường Bá nghệ Biên Hòa v.v...

Trong bối cảnh giặc Pháp đang cố sức tăng cường đàn áp phong trào kháng chiến, hô hào cho thuyết "Nam kỳ tự trị" thì việc "lên chiến khu" của số trí thức nêu trên đã có tác động và ảnh hưởng rất lớn đến những trí thức, công chức, nhân sĩ còn lại. Ai không ra đi kháng chiến thì họ cũng dồn tình cảm giúp đỡ, ủng hộ Việt Minh như trường hợp của bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, Giám đốc nhà thương điên Biên Hòa; bác sĩ Nguyễn Sơn Cao; dược sĩ Hồ Văn Lâm, chủ hiệu thuốc Tây Hồ Văn Gia v.v...

Hướng về kháng chiến, các tầng lớp nhân dân Biên Hòa đã tích cực đóng góp tiền bạc, mua sắm các vật dụng cần thiết như lương thực, thực phẩm, thuốc men, máy đánh chữ, văn phòng phẩm gởi ra chiến khu. Nhiều người đã không kể hiểm nguy, giả làm người đi buôn chuyến, bỏ mối hàng, vượt qua sự kiểm soát gắt gao của giặc để đem hàng hóa đến tận chiến khu phục vụ kháng chiến như bà Giáo Mỹ (mẹ ông Đỗ Bá Nghiệp, nguyên giám đốc Bảo tàng Đồng Nai). Có người dũng cảm hy sinh trên đường đi tiếp tế như chị Tư Điểu (Bình Hòa). Có những em thiếu nhi như: Nguyễn Thị Có, Nguyễn Văn Đời, Nguyễn Văn Đường ... Thường xuyên ra vào nội ô làm nhiệm vụ giữ vững liên lạc trong và ngoại thành...

Có thể nói từ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ, liên tục trong thời gian sau đó, phong trào kháng chiến của Biên Hòa ngày càng lớn mạnh. Tiếng súng trừ gian, diệt ác của các lực lượng vũ trang Biên Hòa vẫn tiếp tục vang lên, phối hợp với bộ đội ta trên các chiến trường giành lại thế chủ động và đi đến ngày thắng lợi hoàn toàn.

Giải phóng quận lỵ Long Thành

Đã 43 năm trôi qua, ký ức về trận đánh ác liệt giải phóng quận lỵ Long Thành (huyện Long Thành ngày nay) vẫn còn vẹn nguyên trong tâm trí của cựu chiến binh (CCB), thượng úy Nguyễn Đức Việt, nguyên Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn 2, Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2).

Nhớ lại thời điểm ác liệt đó, CCB Nguyễn Đức Việt kể: “Chi khu Long Thành là mục tiêu quan trọng, cửa ngõ hướng đông bắc Sài Gòn. Chiếm được mục tiêu này sẽ thuận lợi cho ta tiến công lên nội đô hoặc phát triển chiến đấu xuống Bà Rịa- Vũng Tàu. Vì vậy, đơn vị hạ quyết tâm phải đánh chiếm bằng được quận lỵ Long Thành”.

Tiểu đoàn 2 đảm nhiệm lực lượng dự bị, sẵn sàng đánh địch trên hướng tiến công chủ yếu của Trung đoàn 101. Ngày 27-4-1975, Trung đoàn tiến công chiếm giữ nhiều mục tiêu quan trọng nhưng chưa giải quyết dứt được mục tiêu then chốt. Địch trong chi khu Long Thành chia làm 3 khu vực co cụm, cố thủ, quyết giữ trung tâm quận lỵ. Tiểu đoàn 1 và 3 chiến đấu anh dũng, nhưng vẫn không đánh bật quân địch lại bị thương vong, tổn thất rất nhiều.

Trước tình thế đó, rạng sáng ngày 28-4, chỉ huy Trung đoàn 101 họp, quyết định đưa Tiểu đoàn 2 chính thức đảm nhiệm việc tiến công trên hướng chủ yếu, quyết tâm tiêu diệt địch ở chi khu Long Thành trong ngày 28-4. CCB Nguyễn Đức Việt lúc đó là Tiểu đoàn trưởng đã xác định rõ mục tiêu quan trọng đầu tiên phải tiêu diệt là ổ hỏa lực địch đặt trên tháp nước- chướng ngại vật cản trở bước tiến của bộ đội ta trong những đợt tiến công trước đó.

CCB Nguyễn Đức Việt nhớ lại, vào khoảng 12 giờ ngày 28-4-1975, hiệu lệnh tiến công phát ra, theo kế hoạch đơn vị bắt đầu nổ súng. Cùng với pháo 100mm trên xe tăng T54 đi đầu bắn vào tháp nước, hỏa lực của Tiểu đoàn bắn mạnh vào ổ đề kháng của địch và các khu vực xung quanh. Tiếng đại liên im lặng, địch rối loạn đội hình. Chớp thời cơ, Tiểu đoàn trưởng đã chỉ huy đại đội 5 và đại đội 7 xung phong đánh chiếm mục tiêu, phối hợp với Tiểu đoàn 3 tiến công đánh thẳng vào trung tâm chỉ huy- nhà quận trưởng Long Thành. Bọn địch quyết tử thủ phản kháng liên tục. Chúng lợi dung nhà cao tầng và các ngõ ngách ném lựu đạn, bắn mạnh vào đội hình của ta. Trước tình thế bất lợi, Tiểu đoàn trưởng ra lệnh cho đại đội hỏa lực chọn vị trí thuận tiện, nã đạn vào trung tâm chỉ huy, uy hiếp tinh thần và chế áp mục tiêu kiên cố. Bọn địch bên trong trung tâm chỉ huy hoảng loạn, một số tháo chạy ra ngoài. Các đại đội bộ binh tranh thủ xung phong tiến công, nhanh chóng đánh chiếm mục tiêu và làm chủ trung tâm chỉ huy địch theo đúng kế hoạch, giải phóng quận lỵ Long Thành vào chiều 28-4. Trong trận đánh ác liệt đó, nhiều cán bộ chiến sĩ của ta hy sinh, chưa kịp chứng kiến ngày đất nước được hoàn toàn giải phóng.

Bảo vệ những cây cầu lịch sử

Trên đường tiến quân vào giải phóng Sài Gòn, quân dân ta tiếp tục đánh địch, bảo vệ những cây cầu lịch sử, đặc biệt là cầu Ghềnh và cầu Hóa An. Trong đó, Trung đoàn Đặc công 113 đóng quân giáp ranh địa bàn Biên Hòa- Bình Dương ngày nay đóng vai trò chủ công. Khi nhận nhiệm vụ, các Tiểu đoàn 23 và 174 (Trung đoàn 113) đã khẩn chương hành quân ngay trong đêm 24 rạng sáng 25-4-1975 đến khu vực gần Cầu Hang (Hóa An- TP. Biên Hòa) đặt Sở chỉ huy, điều nghiên và chuẩn bị vào trận đánh.

Đại tá Đinh Xuân Nghiêm, nguyên Phó Trung đoàn trưởng, Trung đoàn Đặc công 113 nhớ lại, vào thời điểm khẩn chương, gấp rút, Trung đoàn được đông đảo người dân giúp đỡ đào công sự, tháo cánh cửa nhà để lát công sự cho Sở chỉ huy, tạo điều kiện để các cánh quân của ta dần áp sát Sài Gòn, chờ giờ phút giải phóng.

Đúng 4 giờ 30 phút sáng ngày 27-4-1975, trận chiến đấu bắt đầu. Các đại đội 1 và 3 (Tiểu đoàn 23) đảm nhiệm đánh cầu Ghềnh và cầu Hóa An thì chạm ngay địch tại khu vực đầu cầu (thuộc địa giới phường Bửu Hòa và xã Hóa An ngày nay). Trong vòng 30 phút, các mũi tiến công của ta đã đánh bật địch khỏi các chốt trên cầu và bắt đầu giai đoạn khó khăn nhất: giữ cầu. Chỉ khoảng 4 giờ sau, bão lửa của địch bắt đầu trút xuống từ các hướng, gây cho ta không ít khó khăn.

Nguyên chiến sĩ Tiểu đoàn 23 (Trung đoàn Đặc công 113) Nguyễn Văn Chương hồi tưởng lại, vào thời điểm gay cấn chốt giữ cầu, pháo của địch từ Thủ Đức bắn lên, từ Châu Thới bắn sang, từ Long Bình xả tới, trời đất sáng rực, rung chuyển. Pháo của địch vừa im thì bộ binh của chúng tiến vào, bắn đạn áp đảo, đúng như thói quen chiến đấu của chúng. Sau đó là biệt động quân, rồi xe tăng bắt đầu thọc vào Sở chỉ huy của bộ đội ta và các chốt đang giữ cầu, hòng chiếm lại nhanh nhất...

Với nỗ lực và quyết tâm bảo vệ cầu, sau gần 2 giờ đồng hồ, bộ đội của Trung đoàn đặc công 113 đã đánh bật được đợt phản công thứ nhất của địch. Nhưng ngay sau đó, chúng cho máy bay quần thảo để tìm hiểu trận địa, khi máy bay địch vừa đi thì pháo đạn của chúng nã xuống liên tục trong suốt ngày 27-4-1975, đây cũng là ngày mà chiến sĩ đặc công của ta đánh bật 4 đợt phản kích của địch. Quân ta hy sinh hơn 50 chiến sĩ trẻ trong 3 ngày bảo vệ giữ cầu.

* Chiến công của Chi đội 10

Cuối tháng 12-1947, quân Pháp chuẩn bị tổ chức hội nghị tại Đà Lạt để thảo luận việc thành lập chính phủ bù nhìn Bảo Đại, tham gia hội nghị có nhiều quan chức cao cấp của Pháp xuất phát từ Sài Gòn lên Đà Lạt bằng đoàn xe quân sự theo quốc lộ 20. Nhận thấy đây là cơ hội diệt địch, Ban chỉ huy Chi đội 10 đã gấp rút chuẩn bị chiến trường và ngay trong đêm 26-12-1947 cử 2 đại đội A và C cùng Liên quân 17, các lực lượng địa phương cấp tốc hành quân đến vị trí tập kết ở quốc lộ 20, chọn vị trí xung yếu ở La Ngà để xây dựng trận địa.

Sáng 1-3-1948, các quan chức cao cấp của Pháp từ Sài Gòn lên Đà Lạt bằng đoàn xe quân sự gồm 70 chiếc. Đến hơn 15 giờ, bộ phận đi đầu đoàn xe lần lượt đi qua trận địa phục kích của ta. Khi chiếc thiết giáp mở đường vừa đến khúc cua trái của khu vực phục kích A, 3 quả địa lôi do bộ đội ta cài sẵn đã phát nổ, hất tung chiếc xe thiết giáp cùng 2 xe chở lính hộ tống lên trời. Viên chỉ huy đoàn xe cùng bộ phận thông tin tan xác tại chỗ.

Mất liên lạc vô tuyến, các xe phía sau vẫn tiếp tục nối đuôi nhau tiến lên và dồn cục tại trận địa ta chuẩn bị sẵn, tạo điều kiện cho các chiến sĩ ta chủ động tấn công tiêu diệt địch. Bằng lối đánh cắt đầu, khóa đuôi, sau hơn 30 phút giao tranh, ta thiêu hủy 59 chiếc xe quân sự, bắt sống 200 tù binh, tiêu diệt tại chỗ 150 lính Lê dương hộ tống, 25 sĩ quan chỉ huy, trong đó có Đại tá De Saringé, Chỉ huy bán Lữ đoàn Lê dương số 13, Đại tá Paruist, Phó tham mưu trưởng thứ nhất quân viễn chinh Pháp ở Nam Đông Dương, Thiếu tá chỉ huy khu Hóc Môn và Đại úy trưởng phòng xe hơi Bộ Tham mưu quân viễn chinh Pháp; thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự.

* Trận đầu diệt Mỹ của quân dân Biên Hòa

Sau khi lập nên chính phủ bù nhìn tay sai Ngô Đình Diệm, Mỹ đã đưa nhiều cố vấn quân sự sang miền Nam để huấn luyện cho đội quân tay sai và chọn Nhà Xanh (nơi thực dân Pháp đặt trụ sở phòng nhì của Tiểu khu Biên Hòa) đóng trong khuôn viên Nhà máy cưa BIF Biên Hòa để làm trụ sở của phái đoàn cố vấn quân sự Mỹ (gọi tắt là MAAG).

Trước âm mưu của Mỹ - Diệm, Ban Chỉ huy quân sự Miền và Tỉnh ủy Biên Hòa chủ động bàn kế hoạch tổ chức đánh đòn phủ đầu vào MAAG.

Qua trinh sát mục tiêu, ta biết được đêm 7-7-1959 là thời điểm ngụy quyền Sài Gòn tổ chức ăn mừng kỷ niệm cái gọi là “Đệ ngũ chu niên”, ngày mà Ngô Đình Diệm được Mỹ dựng lên làm thủ tướng bù nhìn. Trong ngày này, bọn lính trong Nhà Xanh tổ chức ăn mừng lễ, nhậu nhẹt say sưa nên sẽ có sơ hở trong tuần tra, canh gác. Do vậy, phương án tổ chức trận đánh được khẩn trương xây dựng và được Ban quân sự Miền thông qua.

Chiều ngày 7-7, khi trời vừa sụp tối, phát hiện khoảng 20 tên cố vấn Mỹ đi trên 7 xe du lịch vào Nhà Xanh ăn mừng lễ, lực lượng tham gia trận đánh gồm 6 chiến sĩ đặc công C250, tỉnh Biên Hòa cùng lực lượng cơ sở hóa trang toán lính ngụy đi tuần tra được lệnh rời vị trí ém quân để đánh vào Nhà Xanh. Các tự vệ mật của thị xã cũng được lệnh triển khai đội hình chiến đấu theo hướng được phân công.

Khi lực lượng đặc công và tự vệ mật Biên Hòa đã lọt vào bên trong theo đúng kế hoạch, ngay lập tức lực lượng hỗ trợ bên ngoài đã nổ súng bắn ngã tên lính gác cổng. Nghe động, một tên Mỹ từ trên lầu chạy xuống cầu thang, chạm mặt đồng chí Huề, chiến sĩ đặc công đang ôm mìn kéo theo sợi dây điện phía sau. Lập tức, hắn nhảy bổ tới giành giật quả mìn với đồng chí Huề. Lúc này, trên cầu thang lố nhố nhiều tên Mỹ khác. Một chiến sĩ trong tổ đặc công liền quét một loạt tiểu liên về phía các tên Mỹ trên cầu thang.

Thấy bọn địch quá đông và thời cơ diệt địch đã đến, đồng chí Huề chấp nhận hy sinh và hô to “Chấm”. Nghe lệnh của đồng chí Huề, đồng chí Sắc đứng phía sau chấm 2 đầu dây điện vào khối pin. Tiếng nổ long trời cùng một quầng lửa sáng lòa bùng lên, hệ thống điện trong Nhà Xanh tắt phụt. Chớp thời cơ này, 4 đồng chí trong tổ đặc công còn lại xông lên cầu thang và quét thêm vài loạt tiểu liên vào nơi có tiếng rên la, kêu gào của bọn Mỹ rồi nhanh chóng rút lui ra ngoài.

Trận đánh diễn ra chớp nhoáng, tất cả các đơn vị địch không kịp trở tay, kể cả bọn lính bảo vệ ở sát cư xá. Trong trận này, ta diệt 2 cố vấn Mỹ, làm bị thương hơn chục tên khác. Đây được xem là trận diệt Mỹ đầu tiên của quân dân Biên Hòa và quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

* Chiến thắng sân bay Biên Hòa lần đầu

Mùa khô năm 1964-1965, trước tình hình giặc Mỹ ào ạt đổ quân vào miền Nam, biến đất Biên Hòa thành căn cứ quân sự lớn, trong đó có sân bay Biên Hòa để phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược, Quân ủy Miền và Tỉnh ủy Biên Hòa đã xác định: “Phải đánh một đòn chí mạng vào sân bay Biên Hòa, gây cho địch nhiều thiệt hại để chúng không còn sức mang bom đi gây tội ác đối với đồng bào ta”.

Từ chủ trương đó, Tỉnh ủy Biên Hòa đã cử lực lượng trinh sát biệt động TX.Biên Hòa phối hợp với các trinh sát đặc công pháo binh Miền đi điều nghiên địa hình sân bay Biên Hòa chuẩn bị cho trận đánh.

Được sự phối hợp tích cực của các lực lượng vũ trang Biên Hòa cùng các cơ sở của ta, 23 giờ 30 đêm 31-10-1964, lệnh tiến công vào sân bay Biên Hòa đã được khẩn trương triển khai. Các lạo pháo, cối của ta đồng loạt gầm lên, bắn cấp tập vào các mục tiêu trong sân bay khiến cho sân bay Biên Hòa chìm trong biển lửa. Cả TX.Biên Hòa và các vùng phụ cận rung lên vì những tiếng nổ long trời, lở đất.

Chỉ trong vòng 15 phút tiến công với 130 quả đạn pháo, cối được bắn chính xác, quân ta đã phá hủy 59 máy bay, trong đó có 21 máy bay B57, loại máy bay tối tân nhất của Mỹ lúc bấy giờ, mới được đưa từ Philippines sang để chuẩn bị đi gây tội ác ở miền Bắc; 11 máy bay AD6, 1 máy bay do thám U2; diệt và làm bị thương 293 giặc lái và nhân viên kỹ thuật Mỹ; tiêu hủy và làm nổ tung 2 kho bom đạn lớn, 1 kho xăng, 1 đài quan sát và 18 trại lính.

Trận đánh vào sân bay Biên Hòa đêm 31-10-1964 là một trận đánh táo bạo, bất ngờ, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Đây cũng là trận đánh đầu tiên của các lực lượng vũ trang miền Nam vào một sân bay chiến lược của Mỹ kể từ lúc Mỹ đưa quân trực tiếp tham chiến tại Việt Nam.

-Đại tá Đinh Xuân Nguyên xúc động nói: “Trên 50 người hy sinh là hơn 10% quân số của Trung đoàn 113. Lính đặc công đã ít, lại khó huấn luyện thành thạo, đánh 3 ngày mà mất trên 50 người là mất mát cực lớn cho đơn vị. Các bạn hầu hết là lính trẻ 19 đôi mươi, tóc còn xanh mà đã mãi mãi ra đi, không kịp chứng kiến ngày đất nước độc lập”.

-Qua câu nói trên ta đã hiểu được nỗi hi sinh xương máu của nhưng thế hệ cha-ông nơi vùng đất Biên Hòa. Họ đã hi sinh cuộc đời mình để con cháu đời sau được hạnh phúc, ấm no. Những chiến công vang dội ấy tuy nhỏ nhưng đã góp phần tạo động lực cho nhân dân vùng lên đấu tranh, góp phần giải phóng đất nước, dân tộc Việt Nam!

4 tháng 11 2018

tôi chỉ muốn hỏi 1 câu là bạn ở đâu vậy ?

5 tháng 11 2018

cái quan trọng là có gặp được ko mới là chuyện quan trọng hihahiha

Câu 1:_Hãy làm rõ truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi? Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi? Câu 2:_Trong các nhân vật lịch sử của quê hương Quảng Ngãi, em iu thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?Câu 3:_Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp...
Đọc tiếp

Câu 1:

_Hãy làm rõ truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi? Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi?

Câu 2:

_Trong các nhân vật lịch sử của quê hương Quảng Ngãi, em iu thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?

Câu 3:

_Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc Mĩ( từ năm 1945 đến năm 1975) quân và dân tỉnh Quảng Ngãi đã lập nên những chiến thắng tiêu biểu nào góp phàn vào thắng lợi hung của dân tộc? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về một trong những chiến thắng đó?

Câu 4:

_Nêu những đóng góp của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong việc bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam?

Câu 5:

Kể tên ít nhất 5 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia của tỉnh Quảng Ngãi? Trình bày cảm nghĩ của em về giá trị lịch sử- văn hoá của một trong những di tích mà em biết? Để bảo tồn và phát huy những giá trị của các di tích lịch sử văn hoá chúng ta cần phải làm gì?

Mọi người giúp mình với nha chuẩn bị mình làm rồi mình cảm ơn trước nha

9
6 tháng 11 2016

các bạn giúp mình với chuẩn bị mình kiểm tra

 

7 tháng 11 2016

mình cũng vậy nek

 

Câu 1:_Hãy làm rõ truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi? Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi?Câu 2:_Trong các nhân vật lịch sử của quê hương Quảng Ngãi, em iu thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?Câu 3:_Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc...
Đọc tiếp

Câu 1:

_Hãy làm rõ truyền thống yêu nước và đấu tranh cách mạng của nhân dân Quảng Ngãi? Em có nhận xét gì về những phẩm chất và truyền thống quý báu của con người Quảng Ngãi?

Câu 2:

_Trong các nhân vật lịch sử của quê hương Quảng Ngãi, em iu thích nhân vật nào nhất? Vì sao? Hãy trình bày hiểu biết của em về nhân vật đó?

Câu 3:

_Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế Quốc Mĩ( từ năm 1945 đến năm 1975) quân và dân tỉnh Quảng Ngãi đã lập nên những chiến thắng tiêu biểu nào góp phàn vào thắng lợi hung của dân tộc? Trình bày ngắn gọn hiểu biết của em về một trong những chiến thắng đó?

Câu 4:

_Nêu những đóng góp của nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong việc bảo vệ chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa? Học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam?

Câu 5:

Kể tên ít nhất 5 di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia của tỉnh Quảng Ngãi? Trình bày cảm nghĩ của em về giá trị lịch sử- văn hoá của một trong những di tích mà em biết? Để bảo tồn và phát huy những giá trị của các di tích lịch sử văn hoá chúng ta cần phải làm gì?

Mọi người giúp mình với nha chuẩn bị mình làm rồi mình cảm ơn trước nha

1
6 tháng 11 2016

bài này là bài lớp mấy vậy

 

6 tháng 11 2016

Dạ đây là câu hỏi cô giao tìm hiểu về địa phương của mình

 

17 tháng 3 2023

Câu 1. Trong thế kỷ X đến XVl, cư dân bản địa Đồng Nai chủ yếu là người thổ dân và chăn nuôi là hoạt động chủ yếu của họ. Họ cũng trồng một số loại lương thực như gạo, khoai mì, mía và ớt. Các cư dân bản địa Đồng Nai có kỹ năng sản xuất đồ thủ công, chẳng hạn như vải dệt, sợi dây, đồ da, đồ gốm và vật phẩm trang sức.

Câu 2. Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong đời sống dân cư tỉnh Đồng Nai. Sông cung cấp nước tưới tiêu, cung cấp năng lượng hydro để sản xuất điện và là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng vào và ra khỏi khu vực này.

Câu 3. Nền kinh tế của Trảng Bom có đặc điểm chủ yếu là dựa vào ngành công nghiệp chế biến gia cầm, sản xuất gia vị, chế biến đặc sản và nhà máy nước giải khát. Một số nghề truyền thống như sản xuất đồ gỗ và nông nghiệp như trồng cây cao su và điều cũng phát triển khá mạnh tại đây. Ngoài ra, Trảng Bom có vị trí thuận lợi nằm trên trục đường vành đai III của Tp.HCM cùng hệ thống giao thông nội địa và thông tin hiện đại, giúp các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ hơn

15 tháng 6 2016

Nguyên nhân thắng lợi:

+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.

+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, Nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia cuộc khởi nghĩa, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang,ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.

+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

 Ý nghĩa lịch sử:

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của phong kiến nhà Minh.

+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc thời Lê sơ.

 

4 tháng 11 2021

* Những nét độc đáo trong cách đánh của LTK

- Chủ động tiến công địch, đẩy địch vào thế bị động.

- Lựa chọn và xây dựng phòng tuyến phòng ngự vững chắc trên sông Như Nguyệt.

- Tiêu diệt thủy quân của địch, không cho thủy quân tiến sâu vào hỗ trợ cánh quân đường bộ.

- Sử dụng chiến thuật đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ thần “Nam quốc sơn hà”

- Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của địch khi thấy địch yếu.

- Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.

* Áp dụng chiến thuật của LTK : Khi đánh giặc pháp đến cuối cuộc chiến, bộ đội ta nhận thấy địch đang suy yếu nên mở cuộc tiến công và giành thắng lợi

Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm tiêu biểu để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất là Khởi nghĩa Lam Sơn :

* Diễn biến :

- Giữa năm 1418, quân Minh huy động một lực lượng bao vây chặt căn cứ Chí Linh, quyết bắt giết Lê Lợi.

- Trước tình hình nguy cấp đó, Lê Lai đã cải trang làm Lê Lợi, chỉ huy một toán quân liều chết phá vòng vây quân giặc.

- Lê Lai cùng toán quân cảm tử đã hi sinh. Quân Minh tưởng rằng đã giết được Lê Lợi nên rút quân.
- Cuối năm 1421, quân Minh huy động hơn 10 vạn lính mở cuộc vây quét lớn vào căn cứ của nghĩa quân.

- Lê Lợi lại phải rút quân lên núi Chí Linh. - Tại đây, nghĩa quân đã trải qua muôn vàn khó khăn, thiếu lương thực trầm trọng, đói, rét. Lê Lợi phải cho giết cả voi, ngựa (kể cả con ngựa của ông) để nuôi quân.
- Mùa hè năm 1423, Lê Lợi đề nghị tạm hoà và được quân Minh chấp thuận. Tháng 5 - 1423, nghĩa quân trở về căn cứ Lam Sơn.

* Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất, quyết tâm giành lại độc lập tự do cho đất nước.
+ Tất cả các tầng lớp nhân dân không phân biệt già trẻ, nam nữ, các thành phần dân tộc đều đoàn kết đánh giặc, hăng hái tham gia kháng chiến, gia nhập lực lượng vũ trang, tự vũ trang đánh giặc, ủng hộ, tiếp tế lương thực cho nghĩa quân.
+ Nhờ đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ tham mưu nghĩa quân, đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi.

* Ý nghĩa lịch sử :

+ Cuộc khởi nghĩa Lam Son thắng lợi đã kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của nhà Minh (Trung Quốc).

+ Mở ra một thời kì phát triển mới của dân tộc - thời Lê sơ.
Chúc ban học tốt okthanghoa

31 tháng 1 2017

Sao nhiều bạn hỏi câu này quá vậy taohobatngo