K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1. Các cây công nghiệp chủ yếu ở đới nóng là:

A. Cà phê, cao su, bông, ngô.
B. Cao su, lạc, chè, khoai.
C. Cà phê, cao su, bông, dừa, lạc, mía.
D. Cao su, cà phê, chè, ngô, lạc.

Câu 2. Dân số ở đới nóng chiếm:

A. Gần 50% dân số thế giới. B. Hơn 35% dân số thế giới.
C. 40% dân số thế giới. D. Khoảng 60% dân số thế giới.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc?

A. Chăn nuôi du mục, vận chuyển hàng hóa.
B. Trồng trọt trong các ốc đảo, chăn nuôi.
C. Khai thác dầu khí, khoáng sản.
D. Vận chuyển hàng và buôn bán qua các hoang mạc.

Câu 4. Chọn các cụm từ trong ngoặc (2 - 3 tháng, 3 - 4 tháng, thực vật, động vật, -80C, -100C, mùa hạ, mùa xuân) và điền vào các chỗ trống (...) trong câu sau cho phù hợp:

"Ở gần cực khí hậu lạnh quanh năm, mùa hạ chỉ dài ......(1)... Nhiệt độ trung bình luôn dưới ......(2)...... Đất đóng băng quanh năm, ......(3)...... chỉ phát triển được vào .......(4)...... ngắn ngủi trong những thung lũng kín gió, khi lớp băng trên mặt tan đi".

Câu 5 (4,0 điểm): Dựa vào biểu đồ dưới đây và kiến thức đã học, hãy:

  • Nhận xét và giải thích tình hình tăng dân số thế giới từ đầu thế kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX.
  • Nêu hậu quả của việc tăng dân số nhanh.
3
13 tháng 6 2019

1.C

2.A

3.C

13 tháng 6 2019

Câu 1. Các cây công nghiệp chủ yếu ở đới nóng là:

A. Cà phê, cao su, bông, ngô.
B. Cao su, lạc, chè, khoai.
C. Cà phê, cao su, bông, dừa, lạc, mía.
D. Cao su, cà phê, chè, ngô, lạc.

Câu 2. Dân số ở đới nóng chiếm:

A. Gần 50% dân số thế giới. B. Hơn 35% dân số thế giới.
C. 40% dân số thế giới. D. Khoảng 60% dân số thế giới.

Câu 3. Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc?

A. Chăn nuôi du mục, vận chuyển hàng hóa.
B. Trồng trọt trong các ốc đảo, chăn nuôi.
C. Khai thác dầu khí, khoáng sản.
D. Vận chuyển hàng và buôn bán qua các hoang mạc.

Câu 4. Chọn các cụm từ trong ngoặc (2 - 3 tháng, 3 - 4 tháng, thực vật, động vật, -80C, -100C, mùa hạ, mùa xuân) và điền vào các chỗ trống (...) trong câu sau cho phù hợp:

"Ở gần cực khí hậu lạnh quanh năm, mùa hạ chỉ dài (1).2.-.3.tháng..... Nhiệt độ trung bình luôn dưới (2)..-10.độ.C........ Đất đóng băng quanh năm, (3)....thực.vật...... chỉ phát triển được vào (4)....mùa.hạ....... ngắn ngủi trong những thung lũng kín gió, khi lớp băng trên mặt tan đi".

Chúc bạn học tốt!

19 tháng 1 2020

Câu 2. Các cây công nghiệp chủ yếu ở đới nóng là:

A. Cà phê, cao su, bông, ngô.
B. Cao su, lạc, chè, khoai.
C. Cà phê, cao su, bông, dừa, lạc, mía.
D. Cao su, cà phê, chè, ngô, lạc.

Câu 3. Dân số ở đới nóng chiếm:

A. Gần 50% dân số thế giới. B. Hơn 35% dân số thế giới.
C. 40% dân số thế giới. D. Khoảng 60% dân số thế giới.

Câu 4. Ý nào dưới đây không phải là hoạt động kinh tế cổ truyền ở hoang mạc?

A. Chăn nuôi du mục, vận chuyển hàng hóa.
B. Trồng trọt trong các ốc đảo, chăn nuôi.
C. Khai thác dầu khí, khoáng sản.
D. Vận chuyển hàng và buôn bán qua các hoang mạc.

30 tháng 11 2016

Các cây công nghiệp phân bố chủ yếu ở đới nóng là

A.Cà phê ,cao su ,bông ,ngô

B.Cao su, lạc ,chè, khoai

C.Cà phê ,cao su ,bông ,dừa , lạc ,mía

-> Đáp án c

30 tháng 11 2016

câu C là đúng

Các bạn làm bài kiểm tra giúp mình nhé:Phần I. Trắc nghiệm (3đ): Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu mà em cho là đúng.Câu 1. Vị trí đới ôn hòa nằm ở:a. Giữa hai chí tuyến.b. Giữa hai vòng cực.c. Từ hai chí tuyến đến hai vòng cực.Câu 2. Hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng là do:a. Biến đổi khí hậu toàn cầu.b. Hoạt động kinh tế của con người.c. Tất cả các ý trên.Câu 3. Diện tích hoang...
Đọc tiếp

Các bạn làm bài kiểm tra giúp mình nhé:vuithanghoangaingung

Phần I. Trắc nghiệm (3đ): Hãy khoanh tròn vào chữ cái câu mà em cho là đúng.

Câu 1. Vị trí đới ôn hòa nằm ở:

a. Giữa hai chí tuyến.

b. Giữa hai vòng cực.

c. Từ hai chí tuyến đến hai vòng cực.

Câu 2. Hoang mạc trên thế giới ngày càng mở rộng là do:

a. Biến đổi khí hậu toàn cầu.

b. Hoạt động kinh tế của con người.

c. Tất cả các ý trên.

Câu 3. Diện tích hoang mạc ở đới nào có tốc độ mở rộng nhanh nhất:

a. Đới ôn hòa.

b. Đới lạnh.

c. Đới nóng.

Câu 4: Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có hoạt động kinh tế nào:

a. Trồng trọt trong ốc đảo.

b. Đánh bắt cá.

c. Săn thú có lông quý.

Câu 5: Các vùng núi trên thế giới thường là nơi cư trú của các dân tộc:

a. Dân tộc Mèo.

b. Dân tộc ít người.

c. Dân tộc Ê-ti-ô-pi-a.

Câu 6. Mùa đông ở đới lạnh thường kéo dài mấy tháng:

a. 9-10 tháng.

b. 10-11 tháng.

c. 7-9 tháng.

Phần II. Tự luận (7đ)

Câu 1 (1,5đ): Nêu đặc điểm của môi trường đới lạnh?

Câu 2 (2đ): Trình bày sự thích nghi của động vật, thực vật đối với môi trường đới lạnh?

Câu 3 (2,5đ): Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh trên thế giới?

Câu 4 (1đ): Đặc điểm cư trú của con người ở các vùng núi trên Trái Đất?

 

5
13 tháng 12 2016

Phần I

1.c

2.c

3. theo mình là c (mình không chắc)

4.a

5.b

6.c (mình không chắc)

Phần II

1.Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, nhiệt độ trung bình luôn dưới -10 độ C, thậm chí xuống đến -50 độ C. Mùa hạ rất ngắn, chỉ dài 2- 3 tháng, nhiệt độ có tăng nhưng ít khi vượt quá 10 độ C. Lượng mưa trung bình năm rất thấp và chủ yếu ở dạng tuyết rơi. Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt khi mùa hạ đến.

2.

- Thực vật: chỉ phát triển được vào mùa hạ ngắn ngủi, trong những thung lũng kín gió. Cây cối còi cọc, thấp lùn, mọc xen lẫn với rêu, địa y,...

- Động vật: thích nghi được nhờ có lớp mỡ dày (hải cẩu, cá voi,..), lớp lông dày (gấu trắng, cáo bạc, tuần lộc,..) hoặc bộ lông không thấm nước (chim cánh cụt,..). Thường sống thành đàn đông đúc để bảo vệ và sưởi ấm cho nhau. Một số ngủ đông để đỡ tiêu hao năng lượng, một số khác di cư đến nơi ấm áp để tránh cái lạnh buốt giá.

3 và 4 xin lỗi bạn mình không biết bucminh

chúc bạn học tốt

 

13 tháng 12 2016

Tự luận:

Câu 1:

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.

Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.

 

Câu 1. Cây công nghiệp có vai trò quan trọng nhất ở châu Phi là A. Cà phê B. Cao su C. Cọ dầu D. Ca cao Câu 2. Châu lục nào trên thế giới hầu như không có hoang mạc? A. Châu Phi. B. Châu Âu. C. Châu Mĩ. D. Châu Á. Câu 3. Để biết được nơi nào đông dân, nơi nào thưa dân trên thế giới, người ta thường dựa vào A. Số dân B. Diện tích C. Mật độ dân số...
Đọc tiếp

Câu 1. Cây công nghiệp có vai trò quan trọng nhất ở châu Phi là A. Cà phê B. Cao su C. Cọ dầu D. Ca cao Câu 2. Châu lục nào trên thế giới hầu như không có hoang mạc? A. Châu Phi. B. Châu Âu. C. Châu Mĩ. D. Châu Á. Câu 3. Để biết được nơi nào đông dân, nơi nào thưa dân trên thế giới, người ta thường dựa vào A. Số dân B. Diện tích C. Mật độ dân số D. Điều kiện tự nhiên Câu 4. Sự biến động thời tiết ở đới ôn hòa không phải do tác động của nhân tố nào sau đây? A. Các đợt khí lạnh. B. Các đợt khí nóng. C. Gió Tây ôn đới. D. Dải hội tụ nhiệt đới. Câu 5. Những nơi tập trung đông dân nhất trên thế giới là những nơi có A. Điều kiện sống thuận lợi B. Khí hậu thuận lợi C. Đất đai màu mỡ D. nguốn nước dồi dào Câu 6. Chiếm diện tích lớn nhất ở đới ôn hòa là A. Môi trường ôn đới hải dương. B. Môi trường ôn đới lục địa. C. Môi trường hoang mạc. D. Môi trường Địa Trung Hải. Câu 7. Đây không phải là cách các loài bò sát và côn trùng thích nghi với khí hậu nắng nóng ở môi trường hoang mạc ? A. Ngủ đông. B. Vùi mình trong cát C. Kiếm ăn vào ban đêm. D. Trốn trong các hốc đá. Câu 8. Đại bộ phận lãnh thổ của châu Phi A. Trải ra hai bên đường Xích đạo B. Trải ra hai bên chí tuyến Bắc C. Trải ra hai bên chí tuyến Nam D. Nằm giữa 2 chí tuyến Câu 9. Nền kinh tế châu Phi đang phát triển theo hướng A. Hướng ra xuất khẩu B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa C. Chuyên môn hóa phiến diện D. Xây dựng một cơ cấu toàn diện Câu 10. Tốc độ đô thị hóa ở châu Phi khá nhanh nhưng không tương xứng với: A. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. B. Trình độ phát triển công nghiệp. C. Sự tăng trưởng của nền kinh tế D. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Câu 11. Ở châu Phi, núi cao tập trung ở A. Phía Bắc vịnh Ghi-nê B. Vùng Tây Bắc và Đông Nam C. Trên sơn nguyên Ê-ti-ô-pi-a D. Vùng Trung Phi, dọc hai bên đường xích đạo Câu 12. Đây không phải là đặc điểm khí hậu của môi trường xích đạo ẩm? A. Lượng mưa trung bình năm lớn. B. Chênh lệch nhiệt độ trong năm rất nhỏ. C. Nhiệt độ trung bình năm thấp. D. Càng gần xích đạo lượng mưa càng giảm. Câu 13. Nguyên nhân chủ yếu hình thành nên các hoang mạc ở vùng trung tâm châu Á và Ô-x trây-li-a A. Vị trí nằm cách xa biển B. Dòng biển lạnh chạy ven bờ C. Gió tín phong khô nóng thổi quanh năm D. Bề mặt địa hình là các cao nguyên rộng lớn Câu 14. Nguyên nhân nào sau đây đã quy định tính chất nóng ẩm quanh năm của đới nóng? A. Diện tích rừng rậm lớn. B. Vị trí địa lí, diện tích đại dương lớn. C. Khu vực có gió Tín phong thổi quanh năm. D. Diện tích lục địa lớn, có địa hình đón gió ẩm. Câu 15. Phần lớn hoang mạc nằm dọc theo …… và giữa đại lục Á – Âu. A. 2 vòng cực. B. 2 đường chí tuyến. C. chí tuyến Bắc, vòng cực Bắc. D. chí tuyến Nam, vòng cực Nam. Câu 16. Lục địa nào gồm 2 châu lục? A. Á - Âu. B. Phi. C. Bắc Mĩ. D. Nam Cực. Câu 17. Nội dung nào sau đây không phải cách thích nghi của động vật ở hoang mạc ? A. Tăng cường dự trữ nước. B. Tự hạn chế sự mất hơi nước. C. Tăng cường dự trữ chất dinh dưỡng. D. Có lớp mỡ dày, lớp lông dày hoặc không thấm nước. Câu 18. Ở châu Phi, rừng rậm nhiệt đới tập trung chủ yếu ở hai bên Xích đạo vì A. Vùng không chịu ảnh hưởng của các hoang mạc lớn B. Đây là vùng có mưa vào mùa đông, mùa hạ nóng khô C. Đây là vùng có khí hậu xích đạo nóng và mưa quanh năm D. Vùng chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng nên mưa nhiều Câu 19. Tại sao rừng rậm xanh quanh năm có nhiều tầng cây ? A. Do đất trong rừng nghèo dinh dưỡng, thường xuyên bị rửa trôi. B. Do trong rừng không đủ nhiệt độ và độ ẩm cho cây cối sinh trưởng. C. Do nhiều loài cây sinh trưởng mạnh, chiếm hết diện tích của các loài còn lại. D. Do mỗi loài cây thích hợp với điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm khác nhau. Câu 20. Trên thế giới có …… châu lục. A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.

1
12 tháng 1 2022

=000 đăng bài có tâm chứ bạn

17 tháng 12 2018

mình nghĩ là câu C. Khai thác dầu khí, khoáng sản.vì trong những năm gần đây tiến bộ của khoa học kĩ thuận khoang sâu người ta mới phát hiện ra các mỏ khoáng sản và dầu khí nên đó không phải là nền kinh tế cổ truyền của châu phi .

17 tháng 12 2018

A/ Chăn nuôi du mục , vận chuyển hàng hóa

B/Trồng trọt trong các ốc đảo , chăn nuôi

C/Khai thác dầu khí khoáng sản

D/ Vận chuyển hàng và buôn bán qua các hoang mạc

1.Các hoang mạc trên thế giới phân bố ở đâu?Vì sao phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á-Âu?2.Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa của hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa?(biểu đồ khí hậu)3.Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình em hãy mô tả cảnh quang hoang mạc?4.Thực...
Đọc tiếp

1.Các hoang mạc trên thế giới phân bố ở đâu?Vì sao phần lớn các hoang mạc nằm dọc theo 2 đường chí tuyến và giữa lục địa Á-Âu?
2.Nêu đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc và so sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa của hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa?(biểu đồ khí hậu)
3.Dựa vào kiến thức đã học và sự hiểu biết của mình em hãy mô tả cảnh quang hoang mạc?
4.Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với mới trường khắc nghiệt khô hạn ntn?Cho ví dụ.
5.Vì sao phải sử dụng kĩ thuật khoan sâu trong hoạt động kinh tế hoang mạc?
6.Nêu 1 số vd cho thấy những tác động của con người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới?
7.Tích chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh ntn?Tại sao khắc nghiệt như vậy?(Gợi ý:Nhiệt độ TB/năm- \(12^0C\),lượng mưa trong năm \(13,3^{mm}\).Tốc độ gió 6km/h.Mùa đông dài (=9 tháng) mùa hạ ngắn (3,5 tháng) mùa đông có tuyết rơi,đúng băng dày => Lạnh lẽo quanh năm)
8.Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt?VD
9.Việc nghiên cứu và khai thác môi trường đới lạnh gặp những khó khăn gì?
P/s:Giúp mk với,gần thi HK rồi

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7
31 tháng 12 2016

2.Đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc: lượng mưa rất ít; biên độ nhiệt năm rất lớn.
- Sự khác nhau về khí hậu giữa hoang mạc đới nóng và hoang mạc đới ôn hoà qua 2 biểu đồ :
+ Hoang mạc đới nóng có biên độ nhiệt năm cao, nhưng mùa đông
ấm áp (khoảng trên 10°C) và mùa hạ rất nóng (khoảng trên 36°C).
+ Hoang mạc đới ôn hoà có biên độ nhiệt năm rất cao nhưng mùa hạ rất nóng khoảng trên 36°C
không quá nóng (khoảng 20°C và mùa đông rất lạnh (xuống tới - 24°C.

31 tháng 12 2016

3.Hoang mạc là vùng có lượng mưa rất ít, ít hơn lượng cần thiết để hầu hết các loại thực vật sinh trưởng, là vùng đại diện cho những khu vực có khí hậu nhiệt đợi lục địa khô. Hoang mạc được xác định là những khu vực có lượng mưa ít hơn 250 mm/năm (10in/năm)[1][2], do vậy nước ở hoang mạc rất hiếm, thường không có sông và suối, sự sống hiếm hoi vì có rất ít loại động vật và thực vật có thể thích nghi với môi trường khắc nghiệt này, chỉ có ít những cây bộ gai, họ xương rồng sống được điều kiện khô cằn ít nước.

Câu 1: Xác định vị trí của MT đới lạnh - Đới lạnh nằm khoảng từ hai vòng cực về hai cựcCâu 2 : Tinh chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh- Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, nhiệt độ trung bình luôn dưới 10 độ C,gió đông cực, mùa hạ ngắn ít khi đến 10 đô C. Lượng mưa trung bình dưới 500mm, mưa dạng tuyết rơi.Câu 3 : Giải thích vì sao các loại động vật ,thực vật thích...
Đọc tiếp

Câu 1: Xác định vị trí của MT đới lạnh

- Đới lạnh nằm khoảng từ hai vòng cực về hai cực

Câu 2 : Tinh chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh

- Khí hậu vô cùng lạnh lẽo, nhiệt độ trung bình luôn dưới 10 độ C,gió đông cực, mùa hạ ngắn ít khi đến 10 đô C. Lượng mưa trung bình dưới 500mm, mưa dạng tuyết rơi.

Câu 3 : Giải thích vì sao các loại động vật ,thực vật thích nghi được MT đới lạnh

* Thực vật

- Còi cọc, thấp lùn

- Rêu, địa y Chỉ phát triển vào mùa hè

* Động vật

( Gấu, chim cánh cụt)

- Có lớp mỡ dày, lông dày, không thấm nước.

- Ngủ đông hoặc di cư để tránh rét.

Câu 4 : Hãy nêu điểm khác nhau giữa quần cư độ thị và quần cư nông thôn

+) Quần cư nông thôn:
_ Có mật độ dân số thấp.
_ Sống theo làng mạc, thôn xóm.
_ Chủ yếu là nhà sàn gắn liền với ruộng nương.
_ Sống theo quản hệ thị tộc (dòng máu).
_ Nghề chủ yếu là sản xuất nông, lâm ngư nghiệp.
+) Quần cư đô thị:
_ Có mật độ dân số cao.
_ Sống theo khối, phường.
_ Chủ yếu là nhà cao tầng, khu chung cư, biệt thự...
_ Sống trong một cộng đồng có luật pháp.
_ Nghể chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ

Câu 5 : Giải thích vì sao các loại động vật ,thực vật thích nghi được MT đới nóng

Câu 6 : Giải thích vì sao Châu Phi hình thành hoang mạc lớn nhất thế giới

- Có đường chí tuyến đi qua
_ Có dòng biển nóng đi qua Bắc Phi
_ Lãnh thổ châu Phi rộng về bề ngang nên ít có mưa

Câu 7 : Giả thích vì sao Châu Phi nóng và khô nhất thế giới

- Vì:
-Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.Nằm ở Xích Đạo là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất
-Diện tích Châu Phi rất rộng,hầu hết là hoang mạc
-Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền
-Vị trí nằm chắn phía Bắc và Đông Nam gây ra hiện tượng khô
-Có dòng biển lạnh chảy qua, nước không bốc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức

Câu 8 : Tại sao Châu Phi chậm phát triển,kể các nước chậm phát triển


- Do điều kiện tự nhiên không thjck hợp: khí hậu khô nóng với cảnh quan hoang mạc, bán hoang mạc và xavan
- Những tài nguyên đang bị khai thác trái phép và lãnh phí gây ảnh hưởng đến môi trường
- Bệnh tật ở đây xảy ra thường xuyên, tập trung 2/3 tổng số người nhiễm HIV trên toàn thế giới.
- Do cuộc xung đột ở Bờ Biển Ngà đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
- Trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục chưa được xoá bỏ, những xung đột sắc tộc thường xuyên xảy ra

Câu 9 : Nêu điểm khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thưc ở Châu Phi

-Sản xuất cây công nghiệp được trồng trong các đồn điền, theo hướng chuyên môn hoá, nhằm mục đích xuất khẩu. Các đồn điền thuộc sở hữu của các công ty tư bản nước ngoài, tổ chức sản xuất theo quy mô lớn.
- Cây lương thực chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu trồng trọt, hình thức canh tác nương rẫy là chủ yếu, kĩ thuật lạc hậu, thiếu phân bón,dựa vào sức người năng suất thấp, không đáp ứng được nhu cầu.

Câu 10. Dựa vào lược đồ hãy nêu đường biển châu Phi,cho biết đường biển đoó ảnh hưởng như thế nào đến khí hâu châu Phi

- Đường bờ biển ít khúc khuỷu, ít bán đảo, vũng, vịnh. Vì vậy, ảnh hưởng của biển ít vào sâu trong đất liền

Nam Phi chịu ảnh hưởng của biển rõ hơn ở Bắc Phi vì khoảng cách từ biển vào trung tâm Nam Phi nhỏ hơn ở Bắc Phi nên khí hậu Nam Phi ẩm hơn so với Bắc Phi.

2
28 tháng 12 2016

Câu 1: Vì sao ở núi cao các vành đai tự nhiên từ thấp lên cao được phân bố như phân bố các vành đai tự nhiên theo vĩ độ?

Câu 2:Vì sao miền Bắc VN cùng vĩ độ với Bắc Phi nhưng hoang mạc không phát triển?

Giúp mình vs!!!

9 tháng 1 2017

Cau 2 : Do nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, địa hình hẹp ngang. Đồng thời nước ta có mạng lưới sông ngòi khá dày đặc, gây mưa nhiều. Còn ở châu Phi thì sông ngòi thưa thớt, lãnh thổ trải rộng nên ko chịu ảnh hưởng của biển....

Câu 5. Dân cư trên thế giới thường tập trung ở các khu vực: A. vùng núi cao B. nơi có khí hậu lạnh giá C. đồng bằng, ven biển D. vùng hoang mạc Câu 6: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới là: A. Đông Nam Á và Nam Á. B. Đông Nam Á và Trung Á. C. Nam Âu và Ô – xtrây – li – a. D. Tây và Trung Âu. Câu 7. Căn cứ vào yếu tố nào để phân biệt các chủng tộc trên thế giới? A. nhóm máu B....
Đọc tiếp

Câu 5. Dân cư trên thế giới thường tập trung ở các khu vực: A. vùng núi cao B. nơi có khí hậu lạnh giá C. đồng bằng, ven biển D. vùng hoang mạc Câu 6: Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất thế giới là: A. Đông Nam Á và Nam Á. B. Đông Nam Á và Trung Á. C. Nam Âu và Ô – xtrây – li – a. D. Tây và Trung Âu. Câu 7. Căn cứ vào yếu tố nào để phân biệt các chủng tộc trên thế giới? A. nhóm máu B. đặc điểm hình thái C. thể lực D. cấu tạo bên trong Câu 8. Chủng tộc Nê-grô-it sống chủ yếu ở: A. châu Á B. châu Âu C. châu Phi D. châu Mĩ Câu 9. Chủng tộc Môn-gô-lô-it sống chủ yếu ở: A. châu Á B. châu Âu C. châu Phi D. châu Mĩ Câu 10. Chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it sống chủ yếu ở: A. châu Á B. châu Âu C. châu Phi D. châu Mĩ Câu 11. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư nông thôn là A. công nghiệp B. nông – lâm – ngư nghiệp C. dịch vụ D. du lịch Câu 12. Hoạt động kinh tế chủ yếu của quần cư đô thị là: A. công nghiệp và dịch vụ B. nông – lâm – ngư nghiệp C. nông – lâm - ngư nghiệp và dịch vụ D. công nghiệp và nông – lam – ngư nghiệp Câu 13. Đô thị được phát triển từ khi nào? A. từ thời nguyên thủy B. từ thế kỉ XVIII C. từ thế kỉ XIX D. từ thế kỉ XX Câu 14. Đơn vị quần cư nào sau đây không thuộc loại hình quần cư nông thôn: A. làng B. thôn C. phố D. bản Câu 15. Năm 2019, dân số Việt Nam là 96,2 triệu người. Tính mật độ dân số của Việt Nam (biết rằng nước ta có tổng diện tích là 331.690 km2 ). A. 280 người/km2 B. 290 người/km2 C. 300 người/km2 D. 310 người/km2 Câu 16. Thảm thực vật điển hình cho môi trường nhiệt đới là: A. đài nguyên B. xa van C. rừng rậm D. xương rồng. Câu 17. Đâu không phải là đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm? A. mưa nhiều quanh năm B. sông ngòi đầy nước quanh năm C. biên độ nhiệt cao D. biên độ nhiệt thấp

0
2 tháng 10 2016

1. dân số thế giới là 6,777 tỉ người (năm 2009) .

dân số tăng nhanh dẫn đến :

- Hậu quả: tạo sức ép đối với việc làm, phúc lợi xã hội, môi trường, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội…
- Biện pháp: thực hiện chính sách dân số và phát triển kinh tế xã hội để hạ thấp tỉ lệ gia tăng dân số.

2.Mật độ dân số là số dân ở 1 đơn vị lãnh thổ nhất định và trong 1 thời điểm nhất định .

  dân cư trên thế giới phân bố không đồng đều :

- Tập trung ở đồng bằng và ven biển vì 2 nơi này có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển 

- thưa thớt ở miền núi , cao nguyên , vùng có khí hậu khắc nghiệt vì khó khăn , ko có điều kiện phát triển .

3.Môi trường xích đạo ẩm chủ yếu nằm trong khoảng từ 5°B đến 5°N.

  đặc điểm :

  - Có khí hậu nóng ẩm quanh năm (quanh năm nóng trên 25°c, mưa từ 1.500 — 2.000mm). - Có rừng rậm xanh quanh năm phát triển ở khắp nơi (rừng rậm rạp, nhiều tầng; tập trung nhiều loài cây, chim, thú trên thế giới).

4 . Môi trường nhiệt đới nằm ở khoảng từ vĩ tuyến 5° đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.

  đặc điểm :

- Nóng quanh năm (trên 20°C) và có hai thời kì nhiệt độ tăng cao trong năm khi Mặt Trời đi qua đỉnh đầu. - Có một thời kì khô hạn; càng gần chí tuyến càng kéo dài từ 3 - 9 tháng (hoặc mưa tập trung vào một mùa); càng gần chí tuyến mùa mưa càng ngắn dần và lượng mưa từ 500 - 1.500mm.

Diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới đang ngày càng mở rộng là do phá rừng hoặc phá xavan đế làm rẫy và lấy gỗ củi khiến cho đất bị bạc màu, chỉ còn cỏ tranh mới có thế mọc lên được ở đó.

5 . Đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa:

- Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió.

- Thời tiết diễn biến thất thường.

Việt Nam nằm trong môi trường nhiệt đới ẩm gió mùa .

6.Đới nóng là nơi có làng sóng di dân lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau : Do thiên tai chiến tranh kinh tế chậm phát triển, thiếu việc làm,...
Di dân có tổ chức kế hoạch khai wang lại đồn điền trồng cây nông nghiệp xuất khẩu nhầm xuất khẩu khinh tế xã hội ở vùng núi vùng ven biển
Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức kế hoạch giải quyết sức ép di dân sẽ nâng cao đời sốn king tế xã hội.