Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Thiên nhiên sống động ấy là nền cho bức tranh về cuộc sống sinh hoạt náo nhiệt trong buổi chợ Tết nơi vùng núi. Đó thực sự là những nét vẽ khoẻ khoắn, chân thực về đời sống phong tục của dân tộc, về một nét văn hoá cổ truyền trong ngày Tết. Đoàn Văn Cừ đã theo sát bước chân của những cư dân miền núi, từ lúc “Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết”, cho đến lúc kết thúc một ngày, khi “những người quê lũ lượt kéo nhau về”. Tất cả đã tạo nên một không khí sinh hoạt nhộn nhịp, tấp nập trong ngày cuối năm. Trước tỉên là không khí náo nhiệt trên con đường của buổi sớm mai khi người quê “lũ lượt” đi chợ Tết:
“Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc
Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon
Vài cụ già chống gậy bước lom khom,
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ,
Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ,
Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu
Con bò vàng ngộ nghĩnh chạy theo sau.”....
Một khung cảnh hết sức chân thực, một bức tranh sống động, không chỉ có màu săc, hoạt động mà người dọc như còn cảm nhận được cả không khí, cả tâm trạng của những con người trong tranh. Phải là một tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, thấu hiểu sâu sắc con người nông thôn thì Đoàn Văn Cừ mới có được những nét vẽ chân xác như vậy. Chỉ là những sự vật, con người đặt cạnh nhau, tưởng chừng sẽ gây nhàm chán, như một đoạn văn tả chân. Nhưng ta lại có thể dễ dàng nhận ra tài năng của Đoàn Văn Cừ chính là qua những hình ảnh tưởng chừng khô cứng ấy – đó chình là cái hồn của con người quê được ông nắm bắt. Trong những bước chạy “lon xon” của các cậu bé là cả một tâm trạng háo hức, một niềm vui bồng bột và ngây thơ của trẻ nhỏ trong ngày chợ Tết, được mặc áo mới, được chơi thoả thích. Cái “che môi cười lặng lẽ” của những “cô yếm thắm” là cái cười e lệ, duyên dáng, ý tứ của các cô gái quê. Hành động “nép đầu bên yếm mẹ”là sự lột tả chính xác nhất sự rụt rè, ngơ ngác, bỡ ngỡ, e dè của các em nhỏ thôn quê lần đầu được đến với một phiên chợ Tết với bao điều mới mẻ và lạ lẫm.Trong bức tranh ấy còn có cả sự thâm trầm trong những bước chống gậy “lom khom” cảu các cụ già, có cái tất bật, vội vã của những người buôn bán.... Chỉ ở một ngòi bút tinh tế, một tâm hồn nhạy cảm, một tấm lòng gắn bó tha thiết với cuộc sống nơi thôn dã
'' Chợ Tết '' là một bài thơ rất đặc sắc của nhà thơ Đoàn Văn Cừ . Thật vậy ,trong bài thơ có khổ : ....
Trên con đường uốn mình, mềm mại như dải lụa ấy, có biết bao nhiêu con người, già trẻ gái trai từ các thôn ấp "kéo hàng" nối đuôi nhau đi chợ Tết với niềm vui náo nức. Cảnh đi chợ Tết "tưng bừng" đông vui như đi hội:
"Trên con đường viển trắng mép đồi xanh
Người các ấp tưng bừng ra chợ Tết
Họ vui vẻ kéo hàng trên cỏ biếc"
Mỗi người đi chợ Tết đều có một dáng vẻ riêng. Đoàn Văn Cừ đã làm hiện lên trước mắt chúng ta những con người hiền lành, giản dị, đáng yêu bằng bao nét vẽ có hồn, rất sinh động. Mặc áo đỏ, áo mới, áo đẹp là những thằng cu "chạy lon xon" mừng vui tíu tít. Là vài cụ già, tay chống gậy, lung còng "bước lom khom" chậm rãi. Là cô thôn nữ xinh tươi với chiếc yếm thắm, duyên dáng và kín đáo "che môi cười lặng lẽ". Là những em bé lần đầu được đi chợ Tết, còn rụt rè sợ hãi "nép đầu bên yếm ?"...ngơ ngác trước những con người lạ, cảnh lạ:
"Những thằng cu áo đỏ chạy lon xonVài cụ già chống gậy bước lom khom
Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ
Cảnh vật được nhân hóa như mang tình người, hồn người, cùng khoe sắc chia vui với bà con các ấp "tưng bừng" đi chợ Tết. Bức tranh dân gian "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ mang vẻ đẹp vừa bình dị thân thuộc, vừa rực rỡ sắc màu. Tác giả đã làm sống lại cảnh vật và cuộc sống nơi đồng quê đậm đà màu sắc văn hóa dân gian với tất cả tấm lòng yêu thương nồng hậu.
~ Chúc bn học tốt!~
Trả lời:
a. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm, không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng sẫm. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi..
~In nghiêng: Từ láy
~Gạch chân: Từ ghép
b. Từ láy nhằm giúp nhấn mạnh từ ngữ cũng như tăng thêm phần gợi tả gợi cảm cho bài văn
~Học tốt!~
1.
- Con cò: ẩn dụ để chỉ người mẹ
- trông: điệp ngữ => chỉ sự vất vả tần tảo lo toan của mẹ.
2.
Bài ca dao nói về những vất vả lo toán, những tần tảo của mẹ để nuôi con khôn lớn. Mẹ vất vả, hi sinh cho con và gửi gắm ở con những ước mơ khát vọng, mong con khôn lớn trưởng thành. Qua bài ca dao, bản thân mỗi người ý thức được cần phải biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ.
a, Thể thơ 8 chữ
b, các từ láy: tưng bừng, vui vẻ, lon xon, lom khom, lặng lẽ, ngộ nghĩnh. Tác dụng miêu tả khung cảnh chợ Tết nhộn nhịp.
⇒ không khí náo nhiệt ,vui vẻ ngày tết sắp đến
c, nội dung ; khung cảnh tưới mới, sáng sủa và sự nhộn nhịp vui tươi của con người ở chợ tết
Thx