Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
Cơ chế chỉ cho một loại giao tử, ví dụ như nữ giới chỉ cho một loại trứng mang NST X, thuộc giới đồng giao tử. Cơ chế cho hai loại giao tử, ví dụ như nam giới cho hai loại tinh trùng (một mang NST X và một mang NST Y), thuộc giới dị giao tử.
Tỉ lệ con trai : con gái là xấp xỉ 1:1 nghiệm đúng trên số lượng cá thể đủ lớn và quá trình thụ tinh giữa các tinh trùng và trứng diễn ra hoàn toàn ngẫu nhiên.
Tuy vậy, những người nghiên cứu trên người cho biết tỉ lệ con trai : con gái trong giai đoạn bào thai là 114 : 100. Tỉ lệ đó là 105 : 100 vào lúc lọt lòng và 101 : 100 vào lúc 10 tuổi. Đến tuổi già thì số cụ bà nhiều hơn số cụ ông.
Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam : nữ xấp xỉ 1 : 1?
- Do 2 loại tinh trùng mang X và mang Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau
- Tinh trùng mang X và mang Y tham giao vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau
* Sơ đồ:
Ở người, tỉ lệ nam : nữ trong cấu trúc dân số luôn xấp xỉ 1:1 vì :
+ Trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử nam ( người bố) cho ra 2 loại tinh tinh xấp xỉ 1:1 (1X:1Y).Còn nữ (mẹ) chỉ cho 1 loại trứng X.
+ Nên trong thụ tinh, xác suất thụ tinh của tinh trùng X và tinh trùng Y ngang nhau nên tỉ lệ tạo hợp tử đực và cái ngang nhau.→ Dẫn đến cấu trúc dân số có tỉ lệ xấp xỉ 1:1
Câu 1:
- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người được giải thích dựa trên cơ chế xác định giới tính. Đó là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và tổ hợp lại qua quá trình thụ tinh.
(A là cặp NST thường, XX là cặp NST giới tính nữ, XY là cặp NST giới tính nam).
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân hóa giới tính là:
+ Tác động bằng hoocmon
+ Điều kiện nhiệt độ
+ Thời điểm rụng trứng.
- Ý nghĩa:
Nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hường tới sự phân hoá giới tính, người ta có thê chủ động điểu chinh ti lệ đực : cái ở vật nuôi cho phù hợp với mục đích sản xuất.
Ví dụ : tạo ra toàn tằm đực (tằm đực cho nhiều tơ hơn tằm cái), nhiều bê đực đề nuôi lấy thịt, Iihiều bê cái đế nuôi lấy sữa.
Câu 2
So sánh sự phát sinh giao tử đực và cái ở động vật:
Giống nhau:
- Các tế bào mầm thực hiện nguyên phân nhiều lần
- Đều chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).
- Đều có khả năng thụ tinh để tạo ra hợp tử.
Khác nhau:
- Sự phát sinh giao tử đực được tạo ra từ tế bào sinh tinh trong tinh hoàn.
- Sự phát sinh giao tử cái đươc tạo ra từ tế bào trứng trong buồng trứng.
- Kích thước:
+ Sự phát sinh giao tử đực: nhỏ
+ Sự phát sinh giao tử cái: lớn
- Thời gian sống:
+ Sự phát sinh giao tử đực: ngắn
+ Sự phát sinh giao tử cái: dài
- Giảm phân I:
+ sự phát sinh gtử đực: tinh bào bậc1 qua gp I cho 2 tinh bào bậc 2
+ sự phát sinh gtử cái: noãn bào bậc một qua gp I cho thể cực nhất có kích thuớc nhỏ và noãn bào bậc 2 có kthước lớn
- Giảm phân II:
+ Sự phát sinh gtử đực:1 tinh bào bậc 2 qua gp II cho 2 tinh tử các tinh tử phát triển thành tinh trùng.
+ Sự phát sinh gtử cái: noãn bào bậc 2 qua gp II cho 1 thể cực thứ hai có kích thuớc bé và 1 tế bào có kích thước lớn
- Kết quả:
+ Sự phát sinh gtử đực: từ mỗi tinh bào bậc 1 qua giảm phân cho 4 tinh trùng các tinh trùng này đều có khả năng thụ tinh
+ Sự phát sinh gtử cái: từ một noãn bào bậc1 qua gp cho 2 thể cực và 1 tế bào trúng trong đó chỉ có trứng mới có khả năng thụ tinh.
- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
- Ở nam (giới dị giao tử): sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y.
- Ở nữ (giới đồng giao tử): chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.
=> Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:
-
- Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.
- Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.
=> Vậy sinh con trai hay con gái là do người bố.
=> Quan niệm cho rằng sinh con trai hay con gái do người mẹ là hoàn toàn không đúng.
Câu 2: Cơ chế xác định giới tính ở người: Tính đực, cái được quy định bởi các cặp nhiễm sắc thể giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp nhiễm sắc thể giới tính trong phát sinh giao tử là cơ chế xác định giới tính. Trong phát sinh giao tử, cặp nhiễm sắc thể XY phân li tạo ra 2 loại tinh trùng X và Y có số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh hai loại tinh trùng này với trứng X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY có số lượng ngang nhau. Do đó tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1.
Câu 3:
- Nhờ các enzim tháo xoắn, 2 mạch đơn của phân tử ADN mẹ tách nhau dần tạo nên chạc chữ Y và để lộ ra 2 mạch khuôn, trong đó một mạch có đâu 3’-OH, còn mạch kia có đầu 5’-P. Sau đó, Enzim ADN-pôlimeraza lần lượt liên kết các nuclêôtit tự do từ môi trường nội bào với các nuclêôtit trên mỗi mạch khuôn theo nguyên tắc bổ sung. Vì enzim ADN-pôlimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’ → 3’. Mạch mới tổng hợp đến đâu thì 2 mạch đơn ( một mạch được tổng hợp và một mạch cũ của phân tử ban đầu) đóng xoắn lại với nhau tạo thành hai phân tử ADN con
Kết quả: Hai phân tử ADN con được tạo thành có cấu trúc giống hệt nhau và giống ADN mẹ ban đầu.
Phần bài tập:
Bài 1:
F1 gồm 350 cây quả đỏ và 119 cây quả xanh -> F1 tỷ lệ 3 : 1 = 4 tổ hợp
P: Aa x Aa (quả đỏ x quả đỏ)
GP: (1A : 1a) x (1A : 1a)
F1: 1AA : 2Aa : 1aa
(3 quả đỏ : 1 quả xanh)
Bài 3:
X = G = 600 nu
A = T = 600 . 2/3 = 400 nu
a.
L = 1000 . 3,4 = 340 Ao
b.
%A = %T = 400 : 2000 = 20%
%G = %X = 600 : 2000 = 30%
c.
Do tác nhân phóng xạ gen nên bị đột biến có số nucleotit loại xitozin là 595 và số nucleotit loại timin vẫn giữ nguyên.
=> Đây là dạng đột biến mất 5 cặp G - X
Chiều dài của gen đột biến giảm so với gen ban đầu
d.
Do sốc nhiệt gen nên bị đột biến có số nucleotit loại xitozin là 610 và số nucleotit loại timin vẫn giữ nguyên.
-> Đây là dạng đột biến thêm 10 cặp G - X
Chiều dài của gen loại đột biến tăng so với gen ban đầu
-
Câu 3 trình bày cơ chế sinh con trai và con gái ở người.
- Cơ chế sinh con trai, con gái ở người:
- Ở nam (giới dị giao tử): sinh ra hai loại giao tử đực (tinh trùng) là tinh trùng mang NST X và tinh trùng mang NST Y.
- Ở nữ (giới đồng giao tử): chỉ sinh ra một loại giao tử cái (trứng) mang NST X.
=> Hai loại tinh trùng kết hợp ngẫu nhiên với một loại trứng:
-
- Nếu tinh trùng mang NST X kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XX, phát triển thành con gái.
- Nếu tinh trùng mang NST Y kết hợp với trứng mang NST X tạo hợp tử XY, phát triển thành cơ thể con trai.
Câu 4 tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ xấp xỉ 1:1
Vì:
+ Đàn ông sinh ra hai loại tinh trùng với tỉ lệ ngang nhau.
+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác suất ngang nhau.
+ Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau
Bài 12
1:Cơ chế: Bố cho 1 NST X, mẹ cho 1 NST X =>con trai
Bố cho 1 NST Y,mẹ cho 1 NST X =>con gái
Vậy quan niệm người mẹ quyết định sinh con trai hay con gái là sai. Vì ở người, mẹ có cặp NST là XX => chỉ có thể cho NST X.
2:Vì; +Đàn ông có 2 loại tinh trùng với số lượng ngang nhau
+ 2 loại tinh trùng này tham gia thụ tinh với xác xuất ngang nhau
+Hợp tử XX và XY có sức sống ngang nhau(điều kiện thuận lợi)
3:Người ta có thể điều chỉnh được tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì người ta đã nắm được chính xác cơ chế xác định giời tính và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phân hóa giới tính.Điều này có ý nghĩa tăng trưởng trong chăn nuôi.
Bài 23:Cơ chế hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và (2n-1) là:
_ Trong cơ thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST không phân li tạo ra 2 giao tử bất bình thường là 1 giao tử chứa 2 NST của 1 cặp NST tương đồng nào đó còn 1 loại giao tử không chứa NST nào của cặp NST tương đồng nào đó.
_ Sự kết hợp giữa giao tử bình thường và giao tử bất bình thường thì tạo ra thể dị bội (2n+1) và (2n-1).
3:Hậu quả là gây biến đổi hình thái( hình dạng, màu sắc, kích thước...), gây bệnh NST ở người( bệnh Đao, Tớc- nơ ).
Bài 12: cơ chế xác định giới tính
1/ cơ chế sinh con trai,con gái:
-bố cho giao tử X kết hợp với giao tử X của mẹ →con gái
-bố cho giao tử Y kết hợp với giao tử X của mẹ→con trai
-quan niệm cho rằng người mẹ quyết định việc sinh con trai hay con gái là sai vì người mẹ có cặp nhiễm sắc thể XX chỉ có thể cho giao tử X
2/ trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1 vì:
- hai loại tinh trùng X và Y được tạo ra với tỉ lệ ngang nhau
-tinh trùng X và Y tham gia vào quá trình thụ tinh với xác suất ngang nhau
3/
-người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi vì:người ta nắm được cơ chế xác định giới tính và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình này.
-việc này có ý nhĩa trong chọn giống ,giúp tạo ra các giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao,góp phần làm cho nền chăn nuôi phát triển mạnh hơn
Bài 23: đột biến số lượng nhiễm sắc thể:
1/
cơ chế dẫn đến sự hình thành thể dị bội có số lượng NST của bộ NST (2n+1) và(2n-1) là do sự không phân li của 1 cặp NST tương đồng nào đó ở bố hoặc mẹ.kết quả tạo ra 1 giao tử có cả hai NST của một cặp, và 1 giao tử không mang NST nào của cặp đó,hai loại giao tử đột biến trên kết hợp với giao tử bình thường(n) trong thụ tinh tạo ra thể 3 nhiễm hoặc thể 1 nhiễm.
3/hậu quả của đột biến dị bội:
-đột biến dị bội gây tác hại cho bản thân cơ thể sinh vật,tạo ra các bệnh hiểm nghèo,làm giảm sức sống cơ thể và có thể làm cho sinh vật tử vong