Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trong trường hợp "A cao như núi", ta có thể sử dụng các cấu trúc so sánh sau:
A cao như núi.
Tác dụng: So sánh trực tiếp giữa A và núi, nhấn mạnh sự cao lớn của A.A cao không kém núi.
Tác dụng: So sánh A với núi, nhấn mạnh sự cao của A và đồng thời cho thấy A không thua kém núi về độ cao.A cao như núi vậy.
Tác dụng: So sánh A với núi, sử dụng từ "vậy" để tạo hiệu ứng nhấn mạnh và làm cho sự so sánh trở nên rõ ràng hơn.Ví dụ:
Ngọn tháp Eiffel cao như núi, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.Tòa nhà chọc trời này cao không kém núi, tạo nên một bức tranh đẹp trong lòng thành phố.Cây cối xung quanh khu vườn cao như núi vậy, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹpCông cha như núi ngất trời
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao.Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
So sánh và ẩn dụ.
Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:
“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”
Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:
“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”
Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.
Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Chúc bạn học tốt!
*Trong Cô Tô, Nguyễn Tuân sử dụng nhiều hình ảnh so sánh sinh động. Một số câu văn sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong văn bản này và tác dụng của chúng là:
-Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi:
+Tác dụng: làm cho cảnh bầu trời sau trận bão hiện lên sạch sẽ, tinh khiết, tạo điểm nhìn thu hút đến với vùng đất Cô Tô.
-Tròn trĩnh như một quả trứng thiên nhiên đầy đặn
+Tác dụng: giúp người đọc người nghe hình dung ra vẻ đẹp của mặt trời sau cơn bão hiện lên rực rỡ, tráng lệ đầy chất thơ.
-Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thưở biển Đông.
+Tác dụng: làm cho cảnh bình minh sinh động, giàu sức hình ảnh, khẳng định vẻ đẹp của nơi đây.
Ca lô đội lạnh móc huýt sáo vang
Như con chim chích nhảy trên đường vàng.
Xác định: từ so sánh là "như", so sánh giữa hình ảnh cậu bé với con chim chích.
Tác dụng: tăng giá trị diễn đạt hình ảnh cậu bé Lượm đang trên đường làm nhiệm vụ, gợi sự vui vẻ nhí nhảnh hồn nhiên và lạc quan của cậu bé như một chú chim chích. Từ đó câu thơ thêm sinh động và gợi hình gợi cảm, hấp dẫn người đọc hơn.
Dòng sông Nam ca mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển này đêm như thác cả nước bơi hàng đàn vàng đen chổi nhô lên hộp xuống như người bơi ếch.
Xác định: từ so sánh "như", so sánh giữa nước đổ ra biển với thác và so sánh giữa cá nước với người bơi ếch.
Tác dụng: làm tăng giá trị miêu tả cảnh vật mà nhà văn đang gợi đến, giúp đọc giả hình dung sâu hơn về hình ảnh nước ầm ầm đổ ra biển như thế nào và cá nước bơi hàng đàn ra sao. Đồng thời từ đó làm tăng sự sinh động, sự gợi hình gợi cảm cho câu văn.
Đặt 3 câu:
- Phép so sánh ngang bằng: Nó vẫn luôn chăm chỉ làm việc sáng đêm như chú trâu cày quanh năm suốt tháng.
- Phép so sánh hơn kém: Bạn thì không hát hay bằng cô ca sĩ đó.
- Phép so sánh âm thanh với âm thanh: Cô ấy có giọng hát líu lo như chú chim sơn ca.
Câu (A) không có nghĩa, thiếu sự vật so sánh bạn xem lại nha.
Câu (B), (E) không có phép so sánh
Câu (C) không có nghĩa.
dòng đầu phải là: mồm huýt sáo vang. Bạn ghi đề đàng hoàng nhe:")
Câu 1 :
Đêm nay bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh.
Câu 2 :
a)
- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.
- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.
- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
b)
→ Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
c)
- Nên vứt rác đúng nơi quy định.
- Không chặt ,phá rừng.
-Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh môi trường.
Câu 3 :
Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại yêu nước, yêu dân. Bài thơ '' Đêm nay Bác không ngủ '' đã nói lên tất cả.Cảnh rừng đêm mưa lâm thâm,ngọn lửa hồng,mái tóc bạc,chòm râu im phăng phắc là bốn nét vẻ đầy ấn tượng về Bác Hồ và tấm lòng yêu nước của Bác.Đoạn văn, hình ảnh Bác Hồ hiện lên rất rõ. Câu thơ '' đêm nay Bác ko ngủ '' được lặp đi lặp lại như một điệp khúc như thể hiện sự ko ngủ là chuyện trái bình thường nhưng đối với Bác thì đây lại là một chuyện rất bình thường . Cuộc đời đầy bận rộn của Bác. Bác ko ngủ là vì lo cho dân, cho nước. Đó là cái lẽ thường tình của một bậc vĩ nhân đại trí, đại nhân, đại dũng.
{ CÓ GÌ MONG MẤY BN BỔ SUNG THÊM -.-
*Ryeo*
Anh đội viên thức dậy
Thấy ba lô mất rồi
Mà sao bác vẫn ngồi
Anh nghi ngờ bác lấy
c2
nước ầm ầm......sóng trắng
tăng sức gợi hình gọi cảm cho sự diễn đạt
không phá rừng
không săn bắn động thực vật quý hiếm
không mua bán lâm sản trái phép
c3
mình sợ hơi dài
Câu 1 :
Anh đội viên nhìn Bác
Bác nhìn ngọn lửa hồng
Lòng vui sướng mênh mông
Anh thức luôn cùng Bác .
Đêm nay Bác ngồi đó
Đêm nay Bác không ngủ
Vì một lẽ thường tình
Bác là Hồ Chí Minh .
Câu 2 :
a)
- Những câu văn có sử dụng phép so sánh trong bài thơ Vượt thác là:
“Thuyền rẽ sông lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kip.”
“ Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt.”
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thị cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ."
"Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước."
- Hình ảnh so sánh mà em thích nhất là:
Dường như hình ảnh dượng Hương Thư để lại cho mỗi người và cả tôi một ấn tượng sâu sắc. Đó là một cơ thể “như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào” gợi cho ta liên tưởng đến một hiệp sĩ của núi rừng Trường Sơn. Không những ca ngợi vẻ đẹp kì diệu, cường tráng mà còn là sự ngưỡng mộ, cảm phục, thành kính thiêng liêng trước vẻ đẹp ấy. Trong cuộc đấu tranh đối đầu với thiên nhiên hoang dã, vẻ đẹp ấy chính là sự tự hào, là biểu hiện rực rỡ cho tư thế ngẩng cao đầu của con người.
Trong trường hợp "A cao như núi", ta có thể sử dụng các cấu trúc so sánh sau:
A cao như núi.
Tác dụng: So sánh trực tiếp giữa A và núi, nhấn mạnh sự cao lớn của A.A cao không kém núi.
Tác dụng: So sánh A với núi, nhấn mạnh sự cao của A và đồng thời cho thấy A không thua kém núi về độ cao.A cao như núi vậy.
Tác dụng: So sánh A với núi, sử dụng từ "vậy" để tạo hiệu ứng nhấn mạnh và làm cho sự so sánh trở nên rõ ràng hơn.Ví dụ:
Ngọn tháp Eiffel cao như núi, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm.Tòa nhà chọc trời này cao không kém núi, tạo nên một bức tranh đẹp trong lòng thành phố.Cây cối xung quanh khu vườn cao như núi vậy, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp