Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
* Nội dung: Qua việc miêu tả quang cảnh làng mạc giữa ngày mùa, tác giả đã làm hiện lên một bức tranh sinh động của một làng quê trù phú, ấm áp, sôi động. Từ đó thề hiện tình cảm yêu mến gắn bó tha thiết của mình với quê hương.
2. Nghìn năm văn hiến:
* Nội dung: Đất nước Việt Nam là một đất nước có một nền văn hiến lâu đời. Một đất nước rất coi trọng đạo học.
3. Sắc màu em yêu:
* Nội dung: Bài thơ đã gợi ra những cảnh vật, sắc mặu của cuộc sống xung quanh ta làm cho ta càng yêu hơn thiên nhiên, cuộc sông và những người thân của chúng ta. Đó chính là đất nước và con người Việt Nam.
Thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh, với quê hương. Hoặc: Bài văn thể hiện tình yêu tha thiết của tác gỉa với con người, với quê hương.
a) Những từ ngữ trong đoạn 1 thể hiện tình cảm của tác giả với quê hương là: đăm đắm nhìn theo, sức quyến rũ, nhớ thương mãnh liệt, day dứt.
b) Những kỉ niệm tuổi thơ gắn bó tác giả với quê hương.
c) Bài văn có 5 câu. Tất cả các câu trong bài đều là câu ghép.
d) - Các từ tôi, mảnh đất được lặp lại nhiều lần trong bài văn có tác dụng liên kết câu.Các từ ngữ được thay thế có tác dụng liên kết câu là:
Đoạn 1: Mảnh đất cọc cằn (câu 2) thay cho làng quê tôi (câu 1)
Đoạn 2: Mảnh đất quê hương (câu 3) thay cho mảnh đất cọc cằn (câu 2). Mảnh đất ấy (câu 4, 5) thay cho mảnh đất quê hương (câu 3).
Sự khác biệt về thứ tự miêu tả của hai bài văn:
* Quang cảnh làng mạc ngày mùa:
- Giới thiệu màu sắc bao trùm làng mạc ngày mùa là màu vàng.
- Tả các màu vàng rất khác nhau của cảnh vật.
- Tả thời tiết, con người.
→ Tóm lại: Bài văn này tả từng bộ phận của cảnh.
* Hoàng hôn trên sông Hương:
- Nêu nhận xét chung về sự yên tĩnh của Huế lúc hoàng hôn.
- Tả sự thay đổi sắc màu của sông Hương từ lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc tối hẳn.
- Tả hoạt động của con người trên bờ sông, trên mặt sông lúc bắt đầu hoàng hôn đến lúc thành phố lên đèn.
- Nhận xét về sự thức dậy của Huế sau hoàng hôn.
→ Tóm lại: Bài này tả sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
Từ hai bài văn đã phân tích, học sinh tự rút ra nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh.
a) Bài văn miêu tả buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh theo trình tự thời gian từ lúc trời hửng sáng đến lúc sáng rỡ.
b) Những chi tiết cho thấy tác giả quan sát cảnh vật rất tinh tế, ví dụ: Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trô nên nguy nga, đậm nét. / Màn đêm mờ ảo đang lắng dần rồi chìm vào đất. / Thành phố như bồng bềnh nổi giữa một biển hơi sương. Những vùng cây xanh bỗng òa tươi trong nắng sớm. / Ánh đèn từ muôn vàn ô cửa sổ loãng đi rất nhanh và thưa thớt tắt. / Ba ngọn đèn đỏ trên tháp phát sóng Đài Truyền hình thành phố có vẻ như bị hạ thấp và kéo gần lại. / Mặt trời dâng chầm chậm, lơ lửng như một quả bóng bay mềm mại (Khi nêu những chi tiết thể hiện sự quan sát tinh tế cúa tác giả, học sinh khá, giỏi có thể giải thích thêm vì sao em thấy sự quan sát đó rất tinh tế).
c) Hai câu cuối bài: "Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!" là cầu cảm thán thể hiện tình cảm tự hào, ngưỡng mộ, yêu quý của tác giả với vẻ đẹp của thành phố.
Mình cần gấp nhé! Cảm ơn các bạn!
Hihi! Vì mình không giỏi văn nên mình mới hỏi các bạn.
Cảm ơn các bạn nhìu nha!
Tác giả chắc chắn phải rất yêu quê hương mới viết được một bài văn tả cảnh ngày mùa trên quê hương hay như thế. Cảnh ngày mùa được tả rất đẹp thể hiện tình yêu của người viết đối với cảnh tượng đó, với quê hương.
~ Học tốt ~