K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

viết bài văn nghị luận về vấn đề Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn, câu nào là chân lí theo dàn ý sau(lưu ý: không chép mạng,lấy cả ví dụ vào bài viết)1. Mở bài:- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.2. Thân bài:* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"- Đề cao đến mức...
Đọc tiếp
viết bài văn nghị luận về vấn đề Không thầy đố mày làm nên và Học thầy chẳng tày học bạn, câu nào là chân lí theo dàn ý sau(lưu ý: không chép mạng,lấy cả ví dụ vào bài viết)

1. Mở bài:

- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.

- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.

2. Thân bài:

* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"

- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.

- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.

- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh

* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"

- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.

- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.

* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:

- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.

- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.

3. Kết bài:

- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.

- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

1
9 tháng 3 2023

Dàn ý chi tiết này em có thể tự viết được rồi mà em? Không chép mạng thì chỉ có tự làm, vừa rèn được cách viết, vừa đúng ý em nhất

17 tháng 3 2018

Nó đều nói đến chuyện hok 

và nó bổ sung cho nha về nghĩa 

- câu 1 thì biết hok ở thầy 

- câu 2 khuyên chúng ta hok ở bn !! 

chúc bn hok tốt !!

17 tháng 3 2018

Nó bổ sung cho nhau

17 tháng 11 2018

Đáp án: D

14 tháng 3 2020
  • Nghệ thuật: so sánh không ngang bằng
  • Nghĩa đen của câu tục ngữ trên có nghĩa là trong nhiều trường hợp thì học từ thầy chưa chắc đã hiệu quả bằng học từ bạn bè. Nhiều người sẽ nhầm tưởng rằng câu tục ngữ nhằm hạ thấp vị trí, vai trò của người thầy. Đây là một quan niệm sai trái bởi câu tục ngữ không hề có ý định hạ thấp hay xem nhẹ vai trò của người thầy mà muốn khẳng định ngoài học tập từ thầy cô chúng ta còn có thể học từ bạn bè xung quanh để mở rộng phạm vi kiến thức, phát huy những tri thức thực tế của bản thân để hoàn thiện mình.
27 tháng 2 2020

Câu 7: Nội dung nào không có trong nghĩa của câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn”?(KO ĐÚNG THÌ LÀ b HOẶC d )
A. Đề cao ý nghĩa, vai trò của việc học bạn

B. Khuyến khích mở rộng phạm vi và đối tượng học hỏi
C. Không coi học bạn quan trọng hơn học thầy
D. Không coi trọng việc học thầy hơn học bạn.

8 tháng 3 2020

Bài tập 1:

Xưa nay dân tộc Việt Nam rất coi trọng đạo học. Việc học, người học luôn được trân trọng và nhắc nhớ. Dân gian có rất nhiều các câu thành ngữ, tục ngữ ca dao để nhắc nhở, khuyên răn hoặc bày tỏ tình cảm … đối với việc học. Hai trong số những câu tục ngữ quen thuộc về đề tài này là: “Học thầy không tày học bạn” và “ Không thầy đố mày làm nên

Có nhiều ý kiến cho rằng hai câu tục ngữ này mâu thuẫn với nhau. Cũng có ý kiến cho rằng hai câu thành ngữ này không mâu thuẫn nhưng nhìn nhận rằng mỗi câu trong hai câu có những hạn chế mà chưa hoàn toàn đúng. Cá nhân tôi thì cho rằng hai câu tục ngữ trên là hoàn toàn chính xác.

Lịch sử Nước Việt ta trải qua ngàn năm Bắc thuộc rồi liên tiếp nhiều cuộc xâm lăng, đô hộ bởi  Trung Quốc nên văn hóa và đặc biệt là giáo dục chịu rất nhiều ảnh hưởng, chi phối từ các tư tưởng của Trung Quốc. Thời kỳ phong kiến, đạo nho, chữ nho là cốt lõi của giáo dục Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc.

Hẳn là nhiều người biết câu thành ngữ Hán Việt: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” nghĩa là: “Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Ấy là nói lên đạo học, sự tôn sư trọng đạo của các nhà nho xưa, nhưng mở rộng ra có thể là của toàn xã hội. Như vậy “chữ thầy” rõ ràng không chỉ giới hạn trong “thầy – cô giáo” ở trường, trên lớp. Thầy ở đây là bất kì ai, bất kỳ người nào giúp ta thêm kiến thức, thêm hiểu biết.

Chính vì thế theo tôi, câu “Học thầy không tày học bạn” ấy là nói về phương pháp học tập chứ không hề hạ thấp vai trò của người thầy. Bởi bạn ta cũng chính là thầy ta và có thể ta cũng chính là thầy bạn ta. Học bạn là cách học dễ tiếp thu hơn cả sau khi đã học từ thầy. Vì sao?

Vì người thầy ví như cha mẹ vậy, học trò luôn kính sợ thầy, vô tình giữa thầy và trò luôn có một khoảng cách nhất định. Trò luôn kính sợ thầy nên có những vấn đề, có những chuyện thắc mắc, những vấn đề gì đó chưa hiểu, trò cũng không dám hỏi thầy. Từ đó mà có những hạn chế về kiến thức, có những thiếu sót mà bản thân trò và thầy cũng không nhận ra được. Sự học như thế là sự học một chiều sẽ hạn chế kết quả. Nhưng học với bạn, “trò” có thể tranh luận, tranh cãi, nêu quan điểm các nhân… và từ đó, “trò” sẽ học được nhiều thứ từ bạn bè, hay để lộ ra những khuyết điểm để được giúp đỡ. Cách học này có thể không chỉ tiếp thu được kiến thức cụ thể nào đó, mà sẽ giúp tư duy, mở rộng thêm, từ đó có thể là nguồn gốc thúc đẩy những tìm tòi nghiên cứu sau này.

Như vậy rõ ràng phương pháp học tập với bạn bè sẽ tốt hơn là chỉ học với thầy không thôi sao! Và nếu như việc dạy và học giữa thầy và trò có những thay đổi cởi mở hơn. Thầy không chỉ là “cha”, là “mẹ hiền” mà còn có thể làm “bạn” của trò nữa thì sự học chẳng phải sẽ đạt nhiều kết quả hơn sao. Khi đó, “Học thầy không tày học bạn” sẽ không thể hiểu như là sự so sánh hơn thua giữa học với bạn và học với thầy nữa.

“Không thầy đố mày làm nên”. Quá đúng rồi còn gì?!. Không ai tự nhiên sinh ra đã có hiểu biết. Ta học từ cách bò tới cách đứng lên rồi đi, ta học từ cách ăn, cách uống, rồi học nói, học viết… Ta học từ khi mới được sinh ra, học và học cho đến hết cuộc đời. Nhưng kiến thức thì mênh mông như biển, không có người dìu dắt, chỉ bảo thì làm sao mà ta biết được, hiểu được. Kho tàng kiến thức, hiểu biết rộng lớn ấy được truyền từ đời này qua đời khác, người này qua người khác và không ngừng mở rộng. Người truyền kiến thức cho ta chính là thầy ta vậy.

Lâu nay người ta hay chỉ hiểu đơn giản “chữ thầy” đây là “người dạy học” nên mới cho rằng câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” là tuyệt đối hóa vai trò của người thầy… Thật ra, nếu nhìn nhận “chữ thầy” rộng hơn ta sẽ thấy câu thành ngữ “Không thầy đố mày làm nên” thực chất là nói lên tầm quan trọng của giáo dục, của học tập bởi “thầy” chính là đại diện đầu tiên và tiêu biểu của giáo dục, của đạo học!

Vậy thì hai câu thành ngữ trên với mục đích đề cập khác nhau, hoàn cảnh khác nhau không thể nào mâu thuẫn được. Đó là sự bổ trợ, hoàn thiện cho những khía cạnh khác nhau của đạo học mà thôi! Và rằng học không chỉ từ thầy – cô giáo, ở trường trên lớp mà học ở mọi người, học ở ngày chính bạn bè ta. Trong quá trình học không ngừng nghỉ ấy, hãy ghi nhớ rằng, những gì ta học được từ đâu mà có, và phải biết tôn quý, kính trọng người thầy, người đã trao kiến thức cho mình. Đó cũng chính là sự tôn trọng bản thân mình bởi một lúc nào đó, ở nơi nào đó mình cũng chính là người thầy của ai đó!

Bài tập 2:

“Ăn cỗ đi trước” là khi có lễ hội, đình đám có tổ chức ăn uống thi phải đến trước để bàn cỗ còn sạch sẽ, thức ăn dồi dào. Nếu đi sau, đi trễ, bàn cỗ không còn tươm tất, đôi khi còn bị thiếu phần. “Lội nước theo sau” là đường đi dưới nước ta không thấy được nơi nào hố trũng, mô trơn, nơi nào đá ghềnh cọc nhọn. Người đi trước gặp nhiều rủi ro nguy hiểm. Người theo sau cứ nhìn người đi trước mà đi, tất phải an toàn hoặc không quá nhiều rủi ro.Ca dao tục ngữ thường có ý khuyên dạy, dận dò nhưng không hoàn toàn là lời hay, ý đẹp vi nó được hình thành từ dân gian vào những thời đại trước, ta cần phải gạn đục khơi trong. Từ bao đời nay cái thiện mĩ không chấp nhận cái độc ác, xấu xa. Nhưng thực tế cái ác vẩn tồn tại bên cái thiện, người cao thượng, quảng đại vẫn phải sống giữa đám thấp hèn, nhỏ nhen. Chính vì thế trong tục ngữ không khỏi lẫn lộn vàng, thau. Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau đã lộ rõ cái bản chất láu cá, so đo thấp hèn của kẻ chuyên: “Ăn thì lựa hết miếng ngon, làm thì lựa cái cỏn con mà làm”.Dù muốn, dù không tục ngữ này vẫn hiện diện và tồn tại trong dân gian, nhưng với tuổi trẻ đầy nhiệt huyết và lý tưởng trong sáng, cao đẹp, học sinh chúng em phải sống hùng, sống mạnh, xung phong đi đầu với mọi gian lao vì hạnh phúc của mọi người theo khẩu hiệu: “Đâu cần thanh niên có đâu khó có thanh niên” để sống làm sao cho có nghĩa, làm sao cho “thân thể không là cỏ cây” và coi câu tục ngữ trên chỉ là một lời nói có ý mỉa mai, chê trách cái hèn mọn, xấu xa “há miệng chờ sung” của một số người.

 



 

10 tháng 5 2018

tham khảo nha 

1. Mở bài:
- Quan niệm và thái độ tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.
- Vai trò của thầy và bạn trong học tập đều quan trọng như nhau.
2. Thân bài:
* Giải thích câu: "không thầy đố mày làm nên"
- Đề cao đến mức tuyệt đối vai trò của người thầy đối với học sinh.
- Thầy dạy cho học sinh những kiến thức cần thiết. Thầy là người dẫn đường chỉ lối, không chỉ dạy chữ mà còn dạy nhân nghĩa, đạo lí làm người.
- Thầy nhiều khi còn quyết định đến cả việc tạo dựng sự nghiệp của học sinh
* Giải thích câu: "học thầy không tày học bạn"
- "Không tày": không bằng. Là cách nói nhấn mạnh ý: học hỏi bạn bè là điều hết sức quan trọng và cần thiết đối với mỗi học sinh vì thầy chỉ dạy ở lớp, ở trường, còn phần lớn thời gian của học sinh là học tập với bạn bè.
- Học ở bạn những điều hay lẽ phải. Trao đổi thêm với bạn bè để nắm vững thêm điều thầy dạy trên lớp mà mình chưa hiểu hết. Bạn tốt giúp đỡ nhau tận tình thì cũng có vai trò quan trọng trong sự tiến bộ của mỗi người học sinh trong học tập, đời sống.
* Mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ:
- Hai câu tục ngữ trên khẳng định: học thầy, học bạn đều quan trọng như nhau và cần thiết để bổ sung ý nghĩa cho nhau, phản ánh quan niệm của người xưa về việc học.
- Trong quá trình học tập, chúng ta cần khai thác thật mạnh mặt thuận lợi của thầy, của bạn để không ngừng nâng cao hiểu biết về mọi mặt.
3. Kết bài:
- Muốn giỏi thì phải học tập toàn diện: học thầy, học bạn, học trong sách vở, học trong thực tế đời sống quanh mình.
- Phải tôn trọng thầy cô, khiêm tốn học hỏi bạn bè để trở thành người trò giỏi, con ngoan, công dân có ích cho xã hội.

10 tháng 5 2018

là vì hc thầy hay hc bn đều tốt vì chuyện hc là phù du

21 tháng 1 2022

Refer:

a, - 2 câu tục ngữ "Không thầy đố mày làm nên" và "Học thầy không tày học bạn" ta có thể thấy rằng nó có mâu thuẫn với nhau nhưng thực sự chúng đang bổ sung cho nhau

- Giải thích:

+ Nếu xem xét kĩ, ta có thể thấy rằng 2 câu tục ngữ đó là lời nói khuyên răn và bổ ích cho con người học tập chăm chỉ

+ Nội dung của hai câu này đều có những điều mà chúng ta nên học tập. Học tập những thầy cô liền trước vì họ đã trải qua bao nhiêu khó khăn và thử thách, tích luỹ được kiế thức và bây giờ truyền lại cho thế hệ sau

+ Học hỏi thầy cô thôi vẫn chưa đủ, ta cần học hỏi thêm bạn bè vì họ là người cùng lứa tuổi với ta, dễ gần gũi hơn

 Câu tục ngữ trên khuyên răn chúng ta phải kính trọng thầy cô và quan trọng hơn hết phải học hỏi thêm nhiều từ bạn bè thì mới có thể tiếp thu và hiểu được hết các kiến thức

b, '' Đi một ngày đàng học một sàng khôn " và "Học thầy học bạn, vô vạn phong lưu."

16 tháng 11 2018

Diễn đạt bằng cách so sánh:

   + Học thầy không tày học bạn: quan hệ so sánh được thể hiện qua từ “không tày”

   + Một mặt người bằng mười mặt của: Hình thức so sánh, với đối lập đơn vị chỉ số lượng (một >< mười khẳng định sự quý giá của người so với của)

- Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:

   + Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ: ẩn dụ ngựa- nghĩa đen chuyển sang nghĩa bóng là con người, cá thể trong một tập thể, cần được tương hỗ, yêu thương.

   + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây: từ cây- quả nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ sinh thành.

- Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:

   + Cái răng, cái tóc là góc con người: răng, tóc được hiểu là những yếu tố hình thức nói chung - hình thức nói lên lối sống, phẩm cách

   + Đói cho sạch, rách cho thơm: không những đói rách không mà còn chỉ thiếu thốn, khó khăn nói chung. Sạch, thơm chỉ việc giữ gìn nhân cách, tư cách.