Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai anh em nhà kia, cha mẹ mất đi để lại một gia tài và một cây khế. Người anh tham lam nhận hết nhà cửa, vườn tược cho mình, chỉ để lại cho người em cây khế. Một buổi sáng, có con chim lạ đến đậu bên cây khế và mổ quả ăn khế. Người em than phiền đuổi chim đi, con chim vừa ăn khế vừa trả lời rằng: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem ra mà đựng”. Người em nghe vậy may túi ba gang để chờ chim. Sáng hôm sau, chim lại lại đến, nó bảo người em ngồi bám chặt lên mình nó rồi bay đi thật xa, đến hòn đảo từ từ hạ xuống một cái hang rồi bảo người em chui vào mà nhặt vàng. Người em vào hang thấy rất nhiều vàng bạc và châu báu, vội lấy một túi nhỏ mang ra khỏi hang. Chim lạ chờ sẵn đưa người em về nhà. Có vàng bạc, châu báu người em trở lên giàu có nhất vùng. Một hôm người anh lân la sang nhà hỏi dò em. Người em thật thà kể lại câu chuyện con chim lạ về ăn khế. Lòng tham trỗi dậy, người anh tìm cách chiếm lấy cây khế về cho mình rồi ngày ngày chờ chim đến. Rồi một ngày kia con chim lạ lại đến. Người anh cũng than phiền rồi đuổi chim đi. Chim lạ lại nói: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng” rồi hẹn sáng hôm sau lên đường. Người anh sung sướng chắc mẩm phen này giàu to, bèn may cái túi thật to để sẵn ở gốc khế chờ chim. Sáng hôm sau chim đến và cũng như người em, chim chở người anh đến hòn đảo có hang giấu vàng. Vừa đến hang, người anh hoa cả mắt, rồi vơ thật nhiều vàng vào một cái túi, khi chất đã đầy túi nhưng lòng tham khôn cùng, người anh tiếp tục vơ vàng vào cái túi tiếp theo, sau đó lần lượt chuyển từng túi ra cửa hang. Đã đến lúc mặt trời sắp lặn, com chim lạ đợi mãi, người anh chuyển hai túi vàng lên mình chim rồi giục chim bay nhanh về nhà. Chim cất cánh được một lúc, khi ra đến giữa biển khơi, nặng quá chim mới bảo người anh bỏ bớt vàng đi nhưng người anh không nghe. Bay được một đoạn nữa thì chim mỏi cánh, không chịu đựng được đành hất cả người anh và hai túi vàng xuống biển. Người anh bơi lóp ngóp dưới biển vẫn kêu “vàng của tôi đâu, vàng của tôi đâu”, lúc sau thì chìm hẳn. (1)
Tham lam tới mức mù quáng không tính toán được gì, bất chấp tất cả là chuyện của người anh trong truyện. Nay thiên hạ nhiều kẻ tham lam hiểm hóc, lừa lọc thì không hại dân sao được. Tham lam đi liền với với tham nhũng thì mưu mô lắm lắm, đã thế lại đi liền với xa hoa đồi trụy. Than ôi “ Điều tham thực như vong, nhân tham tài như tử” cái lẽ xưa nay ở đời là vậy
Câu thành ngữ hàm ý chê trách kẻ tham lam sẽ gặp điều xấu, hám lợi, dễ bị lừa, bị hại.
Chuyện kể:
Hai anh em nhà kia, cha mẹ mất đi để lại một gia tài và một cây khế. Người anh tham lam nhận hết nhà cửa, vườn tược cho mình, chỉ để lại cho người em cây khế. Một buổi sáng, có con chim lạ đến đậu bên cây khế và mổ quả ăn khế. Người em than phiền đuổi chim đi, con chim vừa ăn khế vừa trả lời rằng: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem ra mà đựng”. Người em nghe vậy may túi ba gang để chờ chim. Sáng hôm sau, chim lại lại đến, nó bảo người em ngồi bám chặt lên mình nó rồi bay đi thật xa, đến hòn đảo từ từ hạ xuống một cái hang rồi bảo người em chui vào mà nhặt vàng. Người em vào hang thấy rất nhiều vàng bạc và châu báu, vội lấy một túi nhỏ mang ra khỏi hang. Chim lạ chờ sẵn đưa người em về nhà. Có vàng bạc, châu báu người em trở lên giàu có nhất vùng. Một hôm người anh lân la sang nhà hỏi dò em. Người em thật thà kể lại câu chuyện con chim lạ về ăn khế. Lòng tham trỗi dậy, người anh tìm cách chiếm lấy cây khế về cho mình rồi ngày ngày chờ chim đến. Rồi một ngày kia con chim lạ lại đến. Người anh cũng than phiền rồi đuổi chim đi. Chim lạ lại nói: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng” rồi hẹn sáng hôm sau lên đường. Người anh sung sướng chắc mẩm phen này giàu to, bèn may cái túi thật to để sẵn ở gốc khế chờ chim. Sáng hôm sau chim đến và cũng như người em, chim chở người anh đến hòn đảo có hang giấu vàng. Vừa đến hang, người anh hoa cả mắt, rồi vơ thật nhiều vàng vào một cái túi, khi chất đã đầy túi nhưng lòng tham khôn cùng, người anh tiếp tục vơ vàng vào cái túi tiếp theo, sau đó lần lượt chuyển từng túi ra cửa hang. Đã đến lúc mặt trời sắp lặn, com chim lạ đợi mãi, người anh chuyển hai túi vàng lên mình chim rồi giục chim bay nhanh về nhà. Chim cất cánh được một lúc, khi ra đến giữa biển khơi, nặng quá chim mới bảo người anh bỏ bớt vàng đi nhưng người anh không nghe. Bay được một đoạn nữa thì chim mỏi cánh, không chịu đựng được đành hất cả người anh và hai túi vàng xuống biển. Người anh bơi lóp ngóp dưới biển vẫn kêu “vàng của tôi đâu, vàng của tôi đâu”, lúc sau thì chìm hẳn. (1)
Tham lam tới mức mù quáng không tính toán được gì, bất chấp tất cả là chuyện của người anh trong truyện. Nay thiên hạ nhiều kẻ tham lam hiểm hóc, lừa lọc thì không hại dân sao được. Tham lam đi liền với với tham nhũng thì mưu mô lắm lắm, đã thế lại đi liền với xa hoa đồi trụy. Than ôi “ Điều tham thực như vong, nhân tham tài như tử” cái lẽ xưa nay ở đời là vậy.
1. Giải thích:
- Bác học: là những người học rộng, hiểu biết sâu về một hoặc nhiều ngành khoa học
- Ngừng học: là bằng lòng với những gì mình đã biết, không tiếp tục tìm hiểu, học tâp những cái mới
2.
- Câu nói của Đác- uyn là một câu nói đúng đắn về vấn đề học tập của con người chúng ta.
- Có thể hiểu câu nói là cho dù đã biết nhiều kiến thức, được mọi người nể phục, có danh tiếng rồi vẫn không được ngừng học tập. Cần phải học tập mãi mãi như Lê-nin từng nói: "Học, học nữa, học mãi".
- Môi ngày qua đi, cuộc sống của chúng ta lại có những thay đổi mới, và lại có những kiến thức, phát mình mới được phát minh, tìm kiếm ra nhờ bộ óc của con người. Nếu chũng ta ngừng học hỏi, chúng ta sẽ mau chóng bị tụt hậu so với mọi người. Nhất là trong tình hình công nghệ thông tin đang phát triển như hiện nay, việc học hỏi liên tục lại càng quan trọng.
- Hơn thế, kho tàng kiến thức của nhân loại là vô cùng phong phú. Đó là kết quả cảu quá trình nghiên cứu, đúc kết của con người từ thuở sơ khai đến nay và cũng là kết quả của hàng triệu bộ óc thiên tài cũng như của tất cả những người dân qua quá trình đúc kết kình nghiệm. Chúng ta cần phải học tập không ngừng mới có thể làm chủ kho tàng kiến thức đó được. Kho tàng ấy có thể nói là gần như vô tận, nhưng cũng có lúc cần trong cuộc sống.
Vậy nên, đừng bao giờ ngừng học hỏi. Cho dù bạn đã có danh vọng, địa vị, nhưng bạn chưa phải là giỏi nhất, hãy học tập hết mình, học tập mãi mãi ...
- Đưa ra các dẫn chứng chứng minh cho từng ý trong những điều vừa nói trên (ý nào thấy cần cho dẫn chứng thì cho^^)
- Thực tế đã có những nhà bác học dù được mọi người ngơi jca là kiến thức uyên thâm nhưng vẫn luôn học tập không ngừng:
+ Ở nước ngoài (tìm và giới thiệu sơ qua)
+ Và Bác Hồ của chúng ta cũng là một trong những tấm gương như thế. Bác luôn học tập không ngừng, tìm hiểu không ngừng (ntn?)
3) Liên hệ bản thân:
- Rút ra được bài học gì? Bản thân sẽ làm gì sau khi hiểu được ý mà nhà bác học Đác-uyn nêu ra
@kieuanh2k8
- Bác học: là những người học rộng, hiểu biết sâu về một hoặc nhiều ngành khoa học .... - Câu nói của Đác- uyn là một câu nói đúng đắn về vấn đề học tập của con người chúng ta. - Có thể hiểu câu nói là cho dù đã biết nhiều kiến thức, được mọi người nể phục, có danh tiếng rồi vẫn không được ngừng học tập.
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: “Thương người như thể thương thân”.
Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người “nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh “như thể'’. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thâm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.
Chúng ta ai cũng hiểu rằng: là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm”
Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta “tối lửa tắt đèn” có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc “trái gió trở trời”, những khi “cùng đường bí lối”, họ đốn với ta bằng những tấm lòng chân thành để “chia ngọt sẻ bùi”. Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ “nhường cơm sẻ áo”, “chị ngã em nâng” là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nan nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ây đã thể hiện rất rõ tấm lòng" người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tình cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng là vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.
hok tốt# =.=
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu thương đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Tinh cảm yêu thương con người ấy đã trở thành máu thịt trong mỗi chúng ta. Từ đó hình thành nên lòng nhân ái, tình người bao la. Ống bà ta xưa có dạy: "Thương người như thể thương thân".
Đây là một lời khuyên chí tình, chí nghĩa nhằm nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. Lời nói tự nhiên chân thành ngắn gọn, mà lại chứa chan bao điều giáo huấn. Câu tục ngữ được tách thành hai vế: Một bên là người "nhân loại", một bên là bản thân bởi cách so sánh "như thể''. Lời dạy trên muốn nhấn mạnh: Nếu ta thương thân ta như thế nào thì phải thương người xung quanh ta như thế ấy. Thân thể của ta thì ta phải quý trọng, phải chăm sóc. Chỉ một vết trầy xước nhỏ, một chứng đau nhẹ cũng khiến cho ta phải quan tâm lo sợ... cho tấm thân ta. Thấm được cái đau khi mình mắc phải sẽ giúp ta thông cảm với nỗi đau của người khác. Nếu như người chung quanh ta không may gặp khó khăn, hoạn nạn thì ta nên giúp đỡ, quan tâm, chăm sóc họ như yêu thương chăm sóc chính bản thân mình.
Chúng ta ai cũng hiểu rằng: Là người sống trong xã hội, không ai sống lẻ loi, đơn độc được mà phải tập hợp thành đoàn thể, cộng đồng. Trong gia đình ta có mối quan hệ anh em, những người cùng huyết thống, cùng có những kỉ niệm vui buồn bên nhau. Họ chẳng khác nào như chân với tay trong cùng một cơ thể. Do đó khi có ai gặp hoạn nạn khó khăn, mọi người đâu nỡ quay mặt làm ngơ cho được, bởi "máu chảy ruột mềm"
Xa hơn nữa là bạn bè, bà con hàng xóm, những người đã cùng ta "tối lửa tắt đèn" có nhau. Tuy không cùng máu mủ nhưng họ lại là người có tình có nghĩa sâu nặng với ta. Những lúc "trái gió trở trời", những khi "cùng đường bí lối", họ đến với ta băng những tấm lòng chân thành để "chia ngọt sẻ bùi". Tình nghĩa ấy sâu đậm chẳng khác nào anh em một nhà. Vì vậy khi họ không may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, lẽ nào ta lại ngoảnh mặt làm ngơ cho đành. Lúc này thái độ "nhường cơm sẻ áo", "chị ngã em nâng" là một việc mà ta phải thực hiện tốt. Ngay đến cộng đồng xã hội mà ta đang sống, những người dù ở miền ngược hay miền xuôi, dù nơi rừng núi hay đồng hằng cũng đều là anh em, bởi lẽ họ với ta cùng một dân tộc, có chung một mẹ Âu Cơ... Chính mối quan hộ gắn bó này tạo nên tình cảm tương thân tương ái giữa con người với con người trong xã hội. Tình cảm ấy đã bao đời nay trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trải qua những năm tháng kháng chiến gian khổ, gay go cả nước đều chung lòng đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau để đi đến thắng lợi vẻ vang. Và cũng đã biết bao lần toàn dân ta đã hưởng ứng tích cực lời kêu gọi "một miếng khi đói bằng một gói khi no" của Đảng và Nhà nước ta đã quên góp từ tiền bạc đến thuốc men vật dụng cần thiết chia sẻ nỗi đau với các nạn nhân bị thiên tai lũ lụt. Những việc làm ấy đã thể hiện rất rõ tấm lòng "thương người như thể thương thân" mà ông cha ta đã truyền dạy. Tinh cảm cao đẹp ấy là một đạo lí, là một nét đẹp của con người, là nền tảng để xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc.
Tóm lại, câu tục ngữ đã cho ta một bài học về đạo lí làm người. Lời dạy ấy mãi vang bên tai ta nhắc nhở ta phải có lòng nhân ái, phải biết thương yêu mọi người xung quanh như thương yêu chính bản thân mình. Phát huy được truyền thống tốt đẹp của ông cha là chúng ta vừa thể hiện nhân cách làm người vừa góp phần xây dựng một đất nước văn minh tiến bộ.
Câu 3:
Trong cuộc sống, mấy ai là không một lần gặp thất bại. Nhưng có người bị vấp ngã, bị thất bại đã chán nản, bỏ cuộc; có người lại biết đứng dậy, bước tiếp và thành công. Nói về vấn đề này, ông cha ta có câu: "Thất bại là mẹ của thành công". Câu tục ngữ là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống, đồng thời cũng là lời khuyên hữu ích cho mỗi người trong cuộc sống.
Ngắn gọn và súc tích câu tục ngữ trên đã khẳng định những sai lầm, thất bại chính là nguyên nhân dẫn đến thành công tiếp theo của con người.
Theo tôi, câu tục ngữ đã nêu lên một chân lí hoàn toàn đúng đắn.
Chúng ta biết rằng, mỗi người để đạt đến một mục đích nào đó trong cuộc sống thì luôn phải trải qua nhiều giai đoạn. Giai đoạn khởi đầu thường là giai đoạn khó khăn nhất đối với chúng ta, bởi chúng ta sẽ phải bước những bước đi đầu tiên, thậm chí phải thử nghiệm những điều hoàn toàn mới lạ so với kinh nghiệm của chúng ta, không loại trừ cả những rủi ro, mạo hiểm. Do đó, thất bại là điều không ít người tránh khỏi,
Hơn nữa, trong cuộc sống, ai dám tự nhận rằng mình luôn luôn gặp những thuận lợi, êm xuôi, rằng may mắn lúc nào cũng mỉm cười với mình? Thiết nghĩ đó chỉ là điều ảo tưởng, phi thực tế. Cuộc sống đầy những điều bất ngờ, những sự ngẫu nhiên, những khúc rẽ quanh co khó lường, nên nguy cơ thất bại có thể luôn chờ đợi ta ở bất kì chặng đường nào trong cuộc đời chúng ta. Nói như nhà triết học Hi Lạp Xi-xê-rông: "Là con người thì có sai lầm, chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi". Hay như Lê-nin đã nói: "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lầm".
Khẳng định "Thất bại là mẹ của thành công" còn bởi lẽ sau mỗi lần vấp ngã hay thất bại, mỗi chúng ta có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân những nguyên nhân nào dẫn đến thất bại, làm thế nào để tránh thất bại... Có thể nói, sau những va vấp đó, ta sẽ trưởng thành hơn, sẽ nhận được những bài học từ cuộc sống và vốn sống, vốn kinh nghiệm mà ta tích luỹ và rút kinh nghiệm bản thân thì mặc dù "cái giá" mà họ phải trả cho những thất bại đó có thể là khá "đắt", nhưng bù lại, họ đã nhận biết được cái nào đúng, cái nào sai, làm thế nào là hợp lí; và chắc chắn trên bước đường đi tiếp, họ sẽ tránh không đi vào những sai lầm mà mình đã từng trải qua đó nữa.
Thực tế đã chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ này. Một đứa trẻ mới chập chững tập đi lúc đầu chắc chắn sẽ bị vấp ngã nhiều lần, nhưng nếu bé vịn giường, đứng lên đi tiếp thì chân bé sẽ cứng cáp hơn, bàn chân đặt trên mặt đất sẽ vững vàng hơn, và dần dần, bé sẽ đi vững và nhanh hơn.
Trên thế giới cũng có không ít tấm gương của các nhà khoa học, nhà kinh tế lớn đã thất bại nhiều lần mới có thể thành công và trở nên nổi tiếng. Nhà làm phim hoạt hình Mĩ nổi tiếng Oan Đi-xnây từng bị toà báo sa thải nhiều lần vì thiếu ý tưởng và bị phá sản nhiều lần trước khi sáng tạo nên Đi-xnây-len. Nhà khoa học Pháp Lu-I Pa-xto cũng chỉ là một học sinh trung bình về môn Hóa trong trường phổ thông (xếp thứ 15/22 học sinh của lớp), vậy mà sau này trở thành người đặt nền móng cho ngành vi sinh vật học cận đại. Lép Tôn-xtôi, tác giả của bộ tiểu thuyết nổi tiếng "Chiến tranh và hòa bình", lại bị đình chỉ khi học đại học vì "vừa không có năng lực, vừa thiếu ý chí học tập". Nhà tư bản lớn người Mĩ Hen-ri Pho bị cháy túi đến năm lần trước khi thành công. Còn ca sĩ ô-pê-ra nổi tiếng người Ý En-ri-cô Ca-ru-xô từng bị thầy giáo cho là thiếu chất giọng và không thể nào hát được. Như vậy, có thể nói, với những nhân vật nổi tiếng đó, thất bại không làm cho họ bị chùn bước mà trái lại là động lực đẩy họ bước tiếp đến thành công.
Nhìn vào cuộc sống ở quanh ta, có thể thấy hiện nay vẫn tồn tại không ít những người tự ti, thiếu lạc quan, dễ chán nản trong cuộc sống. Một nữ sinh lớp 12 tự tử vì thi trượt đại học, một người vợ tự tử vì chồng ngoại tình, một cô gái chết đi vì một lần lầm lỡ..., đó là những con người không dám sống, không can đảm đối mặt với những thất bại của mình. Cái chết của họ thật vô nghĩa và chỉ để lại nỗi đau cho gia đình và người thân.
Vậy nên, yếu tố quan trọng để con người có thể gặt hái được thành công sau thất bại, đó là sự tự nhận thức và ý thức cao của con người; là ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; là lòng kiên trì, can đảm đối mặt với thử thách và chiến thắng nỗi sợ hãi của chính mình để tiếp tục tiến lên. Đúng như Lê-nin đã nói: "Người thông minh không phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm không trầm trọng và biết mau chóng sửa chữa nó". Ta cũng hiểu rằng "Lòng can đảm của một người không phải là dám chết mà là dám sống".
Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ của thành công" thật chí lí và hữu ích, không phải cho một đối tượng nào, mà là cho tất cả chúng ta, cho những người đã, đang và sẽ đối mặt với những chông gai, gian khó trong cuộc sống. Ai đó đã nói: "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi". Hi vọng rằng mỗi người trong chúng ta sẽ có cách nhìn nhận về thành và bại một cách cởi mở hơn, lạc quan hơn khi hướng về tương lai.
~Hok tốt~
##Mirai
Từ xưa đến nay, ý chí và nghị lực luôn là một phẩm chất cao quý cần có của mỗi người trong cuộc sống. Nói về ý chí nghị lực nhân dân ta có câu tục ngữ: “Có chí thì nên”. Câu tục ngữ đã đề cao ý chí, nghị lực trong cuộc sống và khuyên nhủ chúng ta sống cần phải có ý chí và nghị lực. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu về câu tục ngữ này.
Đầu tiên chúng ta cần hiểu chí ở đây nghĩa là gì? “Chí” chính là nghị lực, ý chí của mỗi con người, nó giúp cho con người có thể vượt qua những khó khăn thử thách để tiến tới đích, tiến tới thành công. Từ thời xưa, ý chí nghị lực đã được tìm thấy trong mỗi người Việt. Trong bao cuộc chiến tranh chống xâm lược thực dân, tinh thần, ý chí, nghị lực của nhân dân ta được phát huy cao độ.
Với những cuộc xâm lược của những đế quốc hùng mạnh như Pháp, Mĩ, chúng ta đứng trước một tình thế vô cùng nguy cấp. Song với ý chí nghị lực vượt khó nhân dân ta đã cùng đồng lòng đứng lên chống giặc ngoại xâm. Dù phải chịu rất nhiều gian khổ thậm chí là hi sinh nhưng nhân dân ta vẫn không hề lùi bước. Chúng ta đã chiến thắng và đánh đuổi được thực dân Pháp, đế quốc Mỹ ra khỏi đất nước, mang lại hòa bình cho dân tộc ta. Chiến thắng đó chính là chiến thắng của ý chí, nghị lực.
Tham Khảo
“Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người, thuộc về ngoại hình bên ngoài. Còn “góc con người” ở đây chính là nét tính cách, phẩm chất của mỗi người. Như vậy, câu tục ngữ trên muốn nhấn mạnh rằng đôi khi ngoại hình bên ngoài cũng phần nào thể hiện được nét tính cách bên trong.
bạn tham khảo nha
Khi nhắc đến yếu tố ngoại hình của con người, cha ông ta từ xa xưa đã có câu tục ngữ “Cái răng cái tóc là góc con người” - một lời khuyên đầy quý giá.
“Cái răng, cái tóc” chỉ là những bộ phận nhỏ trên cơ thể, gương mặt của con người nhưng chúng lại là điểm nhấn quan trọng để tạo nên vẻ đẹp và tính cách của mỗi người. “Góc con người” là một phần làm nên con người. Câu tục ngữ muốn nhấn mạnh tới việc, con người phải biết chú ý đến vẻ bên ngoài của mình, biết quan tâm, chăm sóc bản thân mình từ những thứ nhỏ bé như vậy. Đó cũng là yếu tố để khẳng định tính cách của mình.
Nếu chúng ta nhìn vào một con người, muốn đánh giá họ có sạch sẽ, gọn gàng, thậm chí đẹp đẽ hay không chỉ cần nhìn vào răng, vào tóc. Với những người chu đáo, quan tâm đến bản thân mình, họ sẽ chú trọng khi xuất hiện trước người khác. Còn những người xuề xòa, luộm thuộm, họ chẳng cần điều ấy. Bởi vậy, cái “góc con người” ở đây là tính cách, phẩm chất mà câu tục ngữ muốn đề cập tới. Cuộc sống hiện đại ngày nay rất dễ dàng giúp con người cải thiện hơn về vẻ bên ngoài. Không thể phủ nhận những dịch vụ chăm sóc sắc đẹp về răng và tóc ngày càng phát triển. Cho nên “góc con người” không khó để trở nên đẹp. Nhưng cái đẹp sẽ chẳng bao giờ trường tồn, cũng chẳng mãi mãi y nguyên như vậy, nếu chúng ta không biết chăm sóc chúng.
Câu tục ngữ vẫn là lời nhắc nhở về cách ăn ở, về những chú ý nho nhỏ làm nên tích cách tốt đẹp ở con người.
có công mài sắt có ngày mòn sắt
có công mài sắt có ngày đau tay
Sau khi đọc hai câu trên, em chả muốn viết văn nữa !!
“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt.
đúng là như thế, câu tục ngữ trước hết đã đúc kết một kinh nghiệm. Về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa, “một ngày đàng” có thể đi được bốn năm chục cây số. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ mà ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được “một sàng khôn”. Sàng khôn là nói tới điều “khôn” đã đựơc chọn lọc. ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ.
Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát của nó. Nội dung là một điều có tính quy luật: hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: “Đi cho biết đó biết đây, ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. ở nhà với mẹ thì xướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. hay một dị bản khác: “Đi một bữa chợ , học một mớ khôn”. Những câu nói như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều. Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm, mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn.
Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống của xã hội đã có nhiều thay đổi, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi. Nhưng câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thoả mãn với với mình.
Đề bài: Hãy giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Bài làm:
“Kiến thức”, nó có lẽ là một thứ vô tận mà không ai có thể biết hết được. Khi ta biết hay học được một kiến thức mới nào đó, ta lại tìm tòi, suy nghĩ, và muốn đi sâu hơn những kiến thức ấy. Nó tạo cho ta sự tò mò, muốn biết những gì mà ta chưa biết. Ta lại càng phải học hỏi thêm từ thế giới bên ngoài để mở rộng thêm tầm hiểu biết .Từ đó, ông cha ta đã đúc kết ra một câu nói mà trong đó chứa đựng nhiều giá trị: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”.
Câu nói ấy quả là không sai! Đó là câu nói mà ông cha ta đã đúc kết lại để truyền lại cho con cháu thế hệ đời sau. Kiến thức như đại dương bao la, mà mỗi chúng ta chỉ như là một giọt nước nhỏ bé trong kiến thức bao la ấy. Vì vậy, nếu như ta không muốn thành những giọt nước nhỏ bé ấy, thì điều đầu tiên cần làm là học.
Cái câu nói ấy có hai vế:
+Vế thứ nhất: “Đi một ngày đàng”
Ngày xưa, ông cha ta không có cách đo độ dài của đường họ đi như ngày nay, mà ông cha ta chỉ biết đo đoạn đường họ đi bằng ngày.
+Vế thứ hai: “Học một sàng khôn”
Bạn hãy nghĩ về thứ đơn giản nhất: Sàng gạo! Người nông thôn như chúng ta chắc hẳn ai cũng biết về nó. Sàng gạo là sàng ra những vỏ lúa để lấy ra những hạt gạo thơm ngon, như chúng ta “sàng” ra những kiến thức mới từ trong những kiến thức cơ bản vậy!
Nói chung, câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” có hàm ý: Hãy học hỏi thêm, mở rộng hiểu biết thêm từ thế giới bên ngoài. Nhưng trước khi làm việc ấy, ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mới trong các kiến thức cơ bản mà ta đã biết. Lỡ như ta lại bỏ qua những kiến thức mới mẻ đó thì sao? Chắc gì những kiến thức ngoài cuộc sống bên ngoài lại nhiều hơn những kiến thức mới trong đó?
Tôi nói vậy, chưa chắc gì đúng, cũng chưa chắc gì đã sai. Thật vậy! Nếu như bạn mỏi mệt trước những kiến thức trong sách, thì hãy thư giãn một tí nhé! Hãy ra ngoài của sổ và cảm nhận được sức sống của thiên nhiên. Rồi tự nhiên bạn sẽ thấy có nhiều điều bất ngờ! Kiến thức không phải lúc nào cũng có ở trong sách, mà ngoài tự nhiên, có nhiều điều bất ngờ mà ta có thể không ngờ đến được.
Bây giờ đã là thời hiện đại, không giống như ngày xưa nữa. Bây giờ đã có Internet, muốn biết cái gì thì cứ lên tra Google là biết. Nhưng chưa chắc gì, lúc nào trên mạng cũng đúng nhé! Ở trên đó chỉ là những bàn luận, những suy nghĩ của mỗi người trên mạng mà thôi. Chả lẽ, lúc ta lên mạng để tìm kiếm những kiến thức mới, mà ta gặp phải những ý kiên trái chiều, rồi ta lại bình luận cái này đúng, cái này sai, như vậy đó có phải là tiếp thu thêm kiến thức cho ta không? Đừng có khép kín mình như vậy! Hãy bật ra khỏi giường, ngừng ôm cái laptop, ipad đi! Bạn hãy đi ra thế giới bên ngoài, rồi bạn sẽ biết đó là những kiến thức mà bạn cần hay không.
Đó là một sự khác biệt lớn giữa nhìn nhận thông qua người khác và trực tiếp nhìn nhận từ thế giới bên ngoài.
Kiến thức như một đại dương bao la, từ đại dương này sang đại dương khác, giống như từ kiến thức này sang kiến thức khác, làm cho ta không bao giờ ngừng học hỏi, qua nơi này sang nơi khác để trau dồi thêm kiến thức. Đó cũng là cái “ngại” của một số người. Như vậy, nó cũng chả khác gì như câu nói của người Phương Tây:
“Hỏi một câu chỉ dốt trong chốc lát,
Không hỏi thì sẽ dốt nát cả đời.”
Đi nhiều, học hỏi nhiều là một thứ đáng quý mà ta không nên lãng phí nó trong đời. Nhờ nó, ta có thể xử lí được những chuyện bên ngoài cuộc sống mà không cần ai giúp đỡ hay tư vấn. Hãy tự vận động trí óc của mình để trở thành một con người trưởng thành. Chúng ta chỉ mãi mãi nhỏ bé khi chỉ biết dúi đầu vào máy tính, laptop trong một căn phòng nhỏ bé. Mỗi người chỉ có một lần sống, đừng bao giờ lãng phí thời gian để học hỏi, trau dồi thêm kiến thức mới.
Cuốc sống ngày càng hiện đại, ta ngày một lớn hơn. Vì thế, hãy bắt những chuyến đi xa, để trải nghiệm những chuyến đi ấy bằng cách học tập từ người khác.
Câu thành ngữ hàm ý chê trách kẻ tham lam sẽ gặp điều xấu, hám lợi, dễ bị lừa, bị hại.
Chuyện kể:
Hai anh em nhà kia, cha mẹ mất đi để lại một gia tài và một cây khế. Người anh tham lam nhận hết nhà cửa, vườn tược cho mình, chỉ để lại cho người em cây khế. Một buổi sáng, có con chim lạ đến đậu bên cây khế và mổ quả ăn khế. Người em than phiền đuổi chim đi, con chim vừa ăn khế vừa trả lời rằng: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem ra mà đựng”. Người em nghe vậy may túi ba gang để chờ chim. Sáng hôm sau, chim lại lại đến, nó bảo người em ngồi bám chặt lên mình nó rồi bay đi thật xa, đến hòn đảo từ từ hạ xuống một cái hang rồi bảo người em chui vào mà nhặt vàng. Người em vào hang thấy rất nhiều vàng bạc và châu báu, vội lấy một túi nhỏ mang ra khỏi hang. Chim lạ chờ sẵn đưa người em về nhà. Có vàng bạc, châu báu người em trở lên giàu có nhất vùng. Một hôm người anh lân la sang nhà hỏi dò em. Người em thật thà kể lại câu chuyện con chim lạ về ăn khế. Lòng tham trỗi dậy, người anh tìm cách chiếm lấy cây khế về cho mình rồi ngày ngày chờ chim đến. Rồi một ngày kia con chim lạ lại đến. Người anh cũng than phiền rồi đuổi chim đi. Chim lạ lại nói: “Ăn một quả nhả cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng” rồi hẹn sáng hôm sau lên đường. Người anh sung sướng chắc mẩm phen này giàu to, bèn may cái túi thật to để sẵn ở gốc khế chờ chim. Sáng hôm sau chim đến và cũng như người em, chim chở người anh đến hòn đảo có hang giấu vàng. Vừa đến hang, người anh hoa cả mắt, rồi vơ thật nhiều vàng vào một cái túi, khi chất đã đầy túi nhưng lòng tham khôn cùng, người anh tiếp tục vơ vàng vào cái túi tiếp theo, sau đó lần lượt chuyển từng túi ra cửa hang. Đã đến lúc mặt trời sắp lặn, com chim lạ đợi mãi, người anh chuyển hai túi vàng lên mình chim rồi giục chim bay nhanh về nhà. Chim cất cánh được một lúc, khi ra đến giữa biển khơi, nặng quá chim mới bảo người anh bỏ bớt vàng đi nhưng người anh không nghe. Bay được một đoạn nữa thì chim mỏi cánh, không chịu đựng được đành hất cả người anh và hai túi vàng xuống biển. Người anh bơi lóp ngóp dưới biển vẫn kêu “vàng của tôi đâu, vàng của tôi đâu”, lúc sau thì chìm hẳn.
Tham lam tới mức mù quáng không tính toán được gì, bất chấp tất cả là chuyện của người anh trong truyện. Nay thiên hạ nhiều kẻ tham lam hiểm hóc, lừa lọc thì không hại dân sao được. Tham lam đi liền với với tham nhũng thì mưu mô lắm lắm, đã thế lại đi liền với xa hoa đồi trụy. Than ôi “ Điều tham thực như vong, nhân tham tài như tử” cái lẽ xưa nay ở đời là vậy.