Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo!
- Các từ láy trong khổ thơ:
+ Xao xác: từ gợi tả tiếng như tiếng gà gáy,.. nối tiếp nhau làm xao động cảnh không gian vắng lặng.
+ Não nùng: chỉ sự buồn đau tê tái và day dứt.
+ Chập chờn: ở trạng thái khi ẩn khi hiện, khi tỏ khi mờ, khi rõ khi không.
- Tác dụng: giúp khơi gợi dòng hồi tưởng về mẹ của tác giả. Qua đó gợi lên kí ức về mẹ đầy gần gũi, thân thuộc,…
Tham khảo
Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan: Đó là một tâm trạng buồn lê thê, một niềm sầu thương tê tái của khách đi xa nhớ nhà, nhớ quê hương da diết. Bài thơ chính là một niềm tâm sự, được giãi bày khi đi tới vùng đất lạ của tác giả.
Những khát khao hạnh phúc chân thành, nồng ấm. Cùng với đó là nỗi băn khoăn của nhân vật trữ tình về tình yêu, gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.
=> Hồ Xuân Hương là một người mạnh mẽ, có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ.
a. Việc đưa thành ngữ như thầm nhắc khẽ “Đừng xanh như lá, bạc như vôi”, răn đe người khách đang mời trầu: đừng bội tình bạc nghĩa. Câu thơ cho ta nhiều ngại ngùng về một điều gì sẽ xảy ra, chẳng bao giờ “thắm lại” được.
b. Từ ngữ mang dấu ấn cá nhân của Hồ Xuân Hương: “Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
- Cái tôi của mình rất chuẩn nhị, độc đáo mà lại duyên dáng.
- Biểu thị một cử chỉ thân mật, vồn vã, chân thành đối với khách.
- Vừa giới thiệu miếng trầu tươi ngon, vừa biểu lộ một tấm lòng chân thành, hiếu khách.
“Qua đèo ngang” là một bài thơ đặc sắc của bà Huyện Thanh Quan. Bài thơ đã vẽ nên một bức tranh Đèo Ngang hùng vĩ, hoang sơ và rợn ngợp với sức sống le lói, yếu ớt. Qua đó, bài thơ thể hiện một nỗi buồn thời thế, hoài niệm và nỗi nhớ nhà da diết, sự cô đơn trong trái tim của người thi sĩ. Một tấm tình cô đơn có ai chia sẻ, có ai thấu hiểu và tình cảm tác giả gửi vào cảnh thiên nhiên, trời đất?
Chú thích: câu hỏi tu từ giúp thể hiện tâm trạng cô đơn của nhân vật trữ tình trong cảnh nước mất nhà tan.
Tham khảo!
Bài thơ viết về người mẹ, về nỗi buồn bã, nhớ nhung, thể hiện tình cảm cảm xúc dành cho người mẹ. Người đang bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ trong bài thơ là nhân vật “tôi”. Bài thơ trải dài theo mạch cảm xúc, kết cấu đan xen giữa quá khứ và hiện tại như một hồi ức về người mẹ thân yêu của nhà thơ.
Tham khảo:
Ta hình dung tác giả như đang đắm chìm mơ màng trong không gian buổi chiều tà dung dị quyến rũ ấy. Trong lòng trào dâng một tình yêu tha thiết đối với xóm làng quê hương đất nước thân thương.
Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc, tâm trạng: Chìm đắm say xưa trong cảnh vật. Ngắm nhìn, thưởng thức nét đẹp của xóm thôn mà vui mừng với cuộc sống không vượng bận binh đao. Những tình cảm của tác giả đối với quê hương được bộc lộ kín đáo: nhà vua rất gần dân chúng, rất yêu dân, yêu chuộng sự thanh bình.
a. Câu hỏi tu từ: “Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”
b. Tác dụng: nhấn mạnh hành động ngang tàng, bạo ngược của giặc và thể hiện thái độ phản đối mạnh mẽ của người viết.
a: “Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm” - “Cớ sao nghịch tặc sang xâm phạm?”
b: Hiệu quả: Nhấn mạnh hành động tàn bào, ngang tàng của giặc Tống
Tham khảo!
- Bài thơ Nắng mới thể hiện tâm trạng nhớ nhung của tác giả về mẹ, qua đó thể hiện sự biết ơn, tình yêu tha thiết.
- Các từ láy “xao xác”, “não nùng”, “chập chờn” khiến bài thơ chợt chùng hẳn xuống, nặng trìu một nồi buồn, một nỗi buồn dịu nhẹ, một tâm trạng quạnh hiu xa vắng. Qua đó, bộc lộ rõ tâm trạng, tâm tư tình cảm của tác giả da diết, nhớ thương về người mẹ.