K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 1 2022

Dân tộc Việt Nam có phẩm chất tốt đẹp, điều đó đã được thể hiện qua bài ca dao:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

Bài ca dao đã mượn hình ảnh hoa sen để ẩn dụ cho phẩm chất của con người. Mở đầu là một câu hỏi tu từ “Trong đầm gì đẹp bằng sen?” như một lời khẳng định rằng trong đầm có nhiều loài hoa rực rỡ, nhưng không có bất cứ loài hoa nào có thể sánh được với hoa sen. Hai câu ca dao tiếp theo vẽ nên vẻ đẹp rất đỗi bình dị mà thanh cao của chúng: lá xanh, bông trắng, nhị vàng. Cách sử dụng điệp ngữ “nhị vàng”, “bông trắng” và “lá xanh” nhằm gợi ra hình ảnh tả thực những cánh hoa xếp tầng tầng lớp lớp tạo nên những bông hoa. Câu thơ cuối cùng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, hoa sen vốn sinh trưởng trong môi trường đầm lầm - một nơi có rất nhiều bùn. Mà đặc tính của bùn là có mùi hôi tanh, rất khó chịu. Mặc dù sống trong môi trường như vậy, nhưng hoa sen vẫn có mùi thơm ngát dịu dàng. Cũng giống như con người Việt Nam có lối sống giản dị, mộc mạc. Nhưng họ lại có phẩm chất tốt đẹp, cao quý. Sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn giữ được tâm hồn thanh cao. Chỉ một bài ca dao ngắn gọn nhưng đã thể hiện được những vẻ đẹp của con người Việt Nam.

25 tháng 11 2023

THAM KHẢO:

 Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

 

Đây là bài ca dao nổi tiếng mà nhiều thế hệ người Việt Nam đều đã từng được nghe đến, thể hiện tình cảm sâu sắc và tôn vinh công ơn cha mẹ. Câu ca dao đã so sánh tình cảm cha mẹ với những hình ảnh mênh mông, vĩnh cửu của thiên nhiên như "núi cao,thác chảy", để cho độc giả cảm nhận được sự to lớn, sâu sắc của tình cha mẹ. Hơn thế nữa, câu ca dao còn đề cập đến vai trò của cha mẹ trong cuộc đời con người, đó là công sinh thành, dưỡng dục. Hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ như tụ cột trong gia đình, còn hình ảnh mẹ thì sâu xa, rộng mở. Từ đó, bài ca dao này cũng đề cập đến cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ, và thiết tha nhắn nhủ đến người con những công ơn trời bể ấy. Có lẽ nhờ những giá trị nhân văn sâu sắc nên câu ca dao đã được nhân dân ta lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

29 tháng 11 2023

em hãy viết một đoạn văn khoảng 7 câu trình bà cảm nhận của mình về bài thơ "Vì con". trong đoạn văn có 1 từ láy , 1 tù mượn ( gạch chân và chỉ rõ)

 

29 tháng 11 2023

em hãy viết một đoạn văn khoảng 7 câu trình bà cảm nhận của mình về bài thơ "Vì con". trong đoạn văn có 1 từ láy , 1 tù mượn ( gạch chân và chỉ rõ) giúp mình với

 

Tham khảo:

 

1. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin “ở hiền gặp lành” là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải “yêu” và quý trọng:

“Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì”.

“Ở hiền gặp ỉà lành, ác giả ác báo” là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong truyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: “Khắc nhập! Khắc xuất” mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện “Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp “ăn một quả trà cục vàng” mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện “Cây khế”. Thạch Sanh được Tiên “độ trì” mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung…

Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì”.

bạn ơi cái này là nó yêu cầu là chúng minh cho thấy đây là 1 bài thơ lục bát ạ

8 tháng 8 2021

Có rất nhiều lối sống xấu, đáng chê trách của con người, một trong số đó là lối sống ỷ lại. Sống ỷ lại là phụ thuộc, dựa dẫm vào người khác, luôn chờ sự giúp đỡ của người khác. Nó giống như một lưỡi dao khiến con người ta ngày càng mất dần khả năng tự lập. Nguyên nhân chính của lối sống này này là do sự lười biếng trong cả tư duy lẫn hành động. Nó có rất nhiều tác hại. Người sống ỷ lại không làm chủ được cuộc đời, không có bản lĩnh, không có sáng tạo, dễ gặp thất bại trong mọi việc. Những con người không biết vươn lên sẽ kéo sự phát triển của xã hội đi xuống. Vì vậy, mỗi người cần học cách tự đứng trên đôi chân của mình. Hãy luôn là người có bản lĩnh,  chủ động đưa ra những quyết định sáng suốt trong mọi việc. 

8 tháng 8 2021

Cảm ơn bạn nhiều vui

27 tháng 1 2019

Bài thơ "Truyện cổ nước mình" của Lâm Thị Mỹ Dạ viết bằng thể thơ lục bát, âm điệu nhẹ nhàng, mang màu sắc ca dao, dân ca. Qua bài thơ tác giả ca ngợi truyện cổ của nước mình mang nhiều ý nghĩa sâu xa, chứa đựng bao bài học quý báu của ông cha truyền lại cho con cháu đời sau.

"Truyện cổ nước mình" là những truyện cổ, do nhân dân ta sáng tạo ra qua hàng ngàn năm lịch sử, thể hiện tâm hồn Việt Nam, bản sắc nền văn hóa Việt Nam.

1. Tình thương người bao la mênh mông và triết lí về niềm tin "ở hiền gặp lành" là ý nghĩa sâu xa, là sự tuyệt vời của truyện cổ nước mình khiến cho nhà thơ phải "yêu" và quý trọng:

"Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì".

"Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" là triết lí, là niềm tin của nhân dân ta gửi gắm trong truyện cổ. Câu thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ gợi nhớ trong lòng ta bao truyện cổ, bao hình ảnh, bao nhân vật. Anh trai cày hiền lành được Phật trao cho câu thần chú: "Khắc nhập! Khắc xuất" mà lấy được vợ đẹp con nhà giàu (Truyện "Cây tre trăm đốt”). Người em cần cù, trung hậu được con chim phượng hoàng đền đáp "ăn một quả trà cục vàng" mà trở nên giàu có hạnh phúc; trái lại người anh tham lam mà chết chìm xuống đáy biển (Truyện "Cây khế". Thạch Sanh được Tiên "độ trì" mà trở nên võ nghệ cao cường, có lắm phép thần thông biến hóa, đã giết chết Trăn tinh, bắn chết Đại Bàng, có đàn thần để lui giặc, được làm phò mã, rồi được làm vua; trái lại Lý Thông gian tham, độc ác, quỷ quyệt bị sét đánh rồi hóa thành bọ hung...

Đúng như Lâm Thị Mỹ Dạ đã viết:

"Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật tiên độ trì".

2. Truyện cổ nước mình đã trở thành hành trang tinh thần, đem đến cho nhà thơ nhiều sức mạnh để vượt qua mọi thử thách "nắng mưa" trong cuộc đời, để đi tới mọi miền quê, mọi chân trời xa xôi đẹp đẽ:

"Mang theo truyện cổ tôi đi

Nglte trong cuộc sông thầm thì tiếng xưa.

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi".

3. Đọc truyện cổ nước mình như được "nhận mật", như được gặp ông cha, khám phá được bao phẩm chất tốt đẹp của tổ tiên mình:

"Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng, lại đa tình, đa mang".

4. Truyện cổ nước mình hàm chứa bao bài học quý báu, đó là bài học về đạo lí làm người: sống phải chân thật chân thành, phải chăm làm siêng năng, phải có trí tuệ đừng a dua. Tác giả gợi lên thật khéo truyện "Tấm Cám", truyện "Đẽo cày giữa đường", ...để nói về những bài học do ông cha gửi lại "đời sau" qua truyện cổ:

"Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì".

"Truyện cổ nước mình" là một bài thơ hay, giản dị mà đậm đà. Bài thơ đã giúp mỗi tuổi thơ chúng ta yêu thêm truyện cổ của đất nước mình, dân tộc mình.

Đọc bài thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ, chúng ta mới hiểu rõ vì sao nhân dân ta từ người trẻ đến người già, ai cũng yêu thích truyện cổ nước mình.


 

18 tháng 4 2024

Truyện cổ chính là những lời răn dạy của cha ông đối với đời sau. Qua những câu chuyện cổ, cha ông dạy con cháu cần sống nhân hậu, độ lượng, công bằng,…. Ca ngợi kho tàng truyện cổ của nước ta. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông. tick cho mik nha

18 tháng 12 2022

Tham khảo nhé:

" Cha là một người thân thuộc trong gia đình. Cha là người đã cùng mẹ nuôi nấng và dạy dỗ ta nên người. Nhà thơ Thích Nhuận Hạnh đã có bài thơ "Lục bát về cha":

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha

Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa rất độc đáo:

"Cánh cò cõng nắng qua sông

Chở luôn nước mắt cay nồng của cha."

=> Câu thơ thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người cha để nuôi con. Từ "cay nồng" càng làm nhân lên sự vất vả của người cha và làm nổi bật đức tính chịu thương chịu khó của cha.

"Cha là một dải ngân hà

Con là giọt nước sinh ra từ nguồn".

=> So sánh cha với dải ngân hà, qua đó cho thấy tình yêu thương mênh mông như dải ngân hà của người cha. Cho dù cha nghèo khó, vất vả, cha vẫn yêu con, tình yêu con của cha luôn đầy ắp.

"Thương con cha ráng sức ngâm

....

Chở câu lục bát hao gầy tình cha."

=> Dù chịu nhiều vất vả, khổ cực trăm bề nhưng vì con, cha âm thầm chịu đựng và gắng gượng làm việc để nuôi con. Qua đó làm nổi bật tính cách cần cù, chịu thương chịu khó và tình yêu con bao la của người cha.

Đọc bài thơ trên, chúng ta thêm trân trọng những mồ hôi, nước mắt và những đồng tiền mà cha mẹ mất bao công sức mới kiếm được. Chúng ta thêm yêu cha mẹ, thêm biết ơn cha mẹ và những công lao như trời như bể của cha mẹ. Nhà thơ hẳn phải có một tình yêu cha da diết mới viết nên bài thơ đong đầy cảm xúc như thế?