K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 3 2020

a) nứa ;là ;lan ;nở ;nằm ;làn ;lán ;lót lá

b) nông ; nước ;lánh ;lượn ;non

c) lan ;lờ ;lặng ;làn ;nàn ; náo

    CHÚC BẠN HỌC TỐT !

17 tháng 3 2020

a)

Nông trường Tam Đảo chạy quanh quanh 
Dòng nước Quang Hà lấp lánh xanh 
Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng lượn 
Đàn cừu non gặm cỏ yên lành. 

Học tốt

Trăng toả lan từng ánh vàng dìu dịu. Những cụm mậy trắng lững lờ trôi. Đầu phố, những cây dâu da đang thầm lặng ban phát từng làn hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh. Càng về khuya, hoa càng nồng nàn, náo nức.

2 tháng 3 2019

Nông trường, Dòng nước, lấp lánh, sóng lượn

Từng làn hương, nồng nàn, náo nức

2 tháng 3 2019

Nông Trường Tam Đảo chạy quanh quanh.

Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng lánh.

Đàn cừu non gặm cỏ yên lành.

Đầu phố,những cây dâu da đang thầm lặng ban phát từng làn hương ngọt ngào vào đêm yên tĩnh.Càng về khuya, hoa càng nồng nàn, náo nức.

20 tháng 3 2020

Nông trường Tam Đảo chạy quanh quanh
Dòng nước Quang Hà lấp lánh xanh
Bãi cỏ xa nhấp nhô sóng lượn
Đàn cừu non gặm cỏ yên lành.

20 tháng 3 2020

1. Nông trường

2.nước, lánh

3.lượn

4.non, lành

FIGHTING#

 PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 6I – Bài tập về đọc hiểuBiển nhớ   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.   Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì...
Đọc tiếp

 

PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT CUỐI TUẦN 6
I – Bài tập về đọc hiểu
Biển nhớ
   Tôi vẫn nhớ, nhớ Đà Nẵng, nhớ con người nơi đây và nhớ nhất là biển Tân Mỹ An tuyệt đẹp.
   Đêm, ánh trăng hắt xuống như dát vàng, dát bạc trên biển. Tiếng sóng ào ạt. Phải chăng biển đang hát lên bài ca tha thiết mặn mòi với rất nhiều cung bậc thăng trầm muôn thuở của nó? Phải chăng biển đang thì thầm những lời tâm sự của mình với con người? Chẳng ai có thể hiểu được nỗi lòng sâu thẳm của biển.
   Gió đêm dịu dàng mơn man những rặng cây, mơn man mặt biển. Bạn có nghe tiếng gì không ? Đó là tiếng hàng phi lao vi vu dạo nhạc nền cho vở kịch “Biển và ánh trăng”. Đó là tiếng những chú dã tràng khẽ khàng xe cát. Trăng đã lên cao, chắc khuya lắm rồi. Nhìn ra xa, biển thăm thẳm và màn đêm như hòa vào làm một. Ánh trăng sóng sánh trong phập phồng ngực biển tạo nên một luồng không khí óng ánh, huyền ảo. Đây là thực hay mơ?
   Đứng trước biển, tôi có thể tưởng tượng ra đủ điều: biển là tấm gương để chị Hằng đánh phấn, biển là một nhạc công nước tuyệt vời, biển là một người hào phóng vô biên và cũng là một kẻ cuồng điên dữ dội. Biển làm người ta biết say mê, biết thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức... Nhiều ! Nhiều lắm ! ...
   Tôi đã phác họa nên rất nhiều bức tranh về biển trong đáy thẳm lòng mình. Và tôi nhận ra rằng cũng nhờ biển mà mình lại có những suy nghĩ “hay ho” đến thế. “Cảm ơn bạn nhiều, biển thân yêu ạ !” – Tôi đã thốt lên như vậy khi tạm biệt biển Tân Mỹ An để trở về Hà Nội.
(Theo Nam Phương)
Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng
1. Tác giả tả những nét gì nổi bật ở biển Tân Mỹ An?
a- Ánh trăng, tiếng hát, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm
b- Ánh trăng, tiếng sóng, gió, tiếng hàng phi lao, tiếng dã tràng, màn đêm
c- Tiếng sóng, tiếng hàng phi lao, màn đêm, con dã tràng, mặt biển óng ánh
2. Ánh trăng trên biển được miêu tả qua những từ ngữ nào?
a- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, sóng sánh, óng ánh, huyền ảo
b- Hắt xuống như dát vàng, dát bạc, lóng lánh, lung linh, mơ mộng
c- Chảy khắp cành cây, kẽ lá, sóng sánh, đầy mơ màng và huyền ảo
3.  Biển được tác giả so sánh, liên tưởng với những gì ?
a- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người trầm tư, một kẻ cuồng điên dữ dội
b- Tấm gương để chị Hằng đánh phấn, một nhạc công nước tuyệt vời, một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội
c- Tấm gương khổng lồ màu ngọc thạch, một nhạc công nước tuyệt vời một người hào phóng vô biên, một kẻ cuồng điên dữ dội
4. Biển có ý nghĩa như thế nào với tác giả?
a- Là tấm gương trong để tác giả soi mình vào và có được những suy nghĩ rất thú vị
b- Đem lại cho tác giả nhiều sản vật quý, như một người hào phóng vô biên với tác giả
c- Khiến tác giả say mê, thức tỉnh, biết tìm về những kỉ niệm đã chìm sâu vào kí ức
II – Bài tập về Luyện từ và câu.
Câu 1. a) Nối từ ngữ ở cột A với nghĩa tương ứng ở cột B
A

B

(1) Hữu nghị

a) dùng được việc

(2) Hữu ích

b) tình cảm thân thiện giữa các nước

(3) Hữu hiệu

c) có ích

(4) Hữu dụng

d) có hiệu quả

Câu 2. Chọn từ trong ngoặc điền vào từng chỗ trống cho thích hợp 
(1) Chú Dũng đã tìm được một công việc rất ……………
(2) Anh cần giải quyết mọi việc hợp tình,……………….
(3) Chúng ta phải đồng tâm,………………để xây dựng công ti lớn mạnh
(4) Họ…………..làm ăn với nhau đã được gần một năm nay.
( Từ cần điền : hợp tác, hợp lí, phù hợp, hợp lực )
Câu 2.  Thêm một từ vào những vị trí khác nhau trong câu: “Xe bò lên dốc” để có hai câu diễn tả 2 ý khác nhau :
(1)…………………………………………………………..
(2)…………………………………………………………..

làm hết ko

7

???Bn gửi từng câu 1 thôi,bn cop lại rồi gửi từng câu 1,chứ hỏng hết phông chữ rồi ai mà hiểu câu 1 từ đâu đến đâu,câu 2 từ cái gì đến cái gì hở...gửi lại vào phần câu hỏi đấy,đừng gửi vào phần tl để mn còn lm nó nhanh hơn ok?

30 tháng 10 2021

khác gì làm hộ bài đâu

20 tháng 9 2018

đoạn văn các bạn nhé

24 tháng 10 2018

ai thương mình thì giúp mình đi mà tất cả mọi người đang Onilne

Hai cha con bước đi trên cátÁnh mặt trời rực rỡ biển xanhBóng cha dài lênh khênhBóng con tròn chắc nịch,Sau trận mưa đêm rả ríchCát càng mịn, biển càng trongCha dắt con đi dưới ánh mai hồngNghe con bước, lòng vui phơi phới.Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:“Theo...
Đọc tiếp

Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch,

Sau trận mưa đêm rả rích
Cát càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng
Nghe con bước, lòng vui phơi phới.

Con bỗng lắc tay cha khẽ hỏi:
“Cha ơi, sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời,
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”

Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ:
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa,
Sẽ có cây, có cửa, có nhà
Vẫn là đất nước của ta
Ở nơi đó cha chưa hề đi đến.”

Cha lại dắt con đi trên cát mịn,
Ánh nắng chảy đầy vai
Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời
Con lại trỏ cánh buồm xa hỏi khẽ:
“Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé,
Để con đi!”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

dựa vào bài thơ trên bạn hãy tưởng tượng mình là bạn nhỏ và tả lại buổi sáng ấy 

 

4
27 tháng 6 2018

Ai cũng có người cha , tôi cũng vậy và tôi luôn trân trọng điều đó . Qua bài NHững Cánh Buồm tôi đã cảm nhận được 1 điều rằng : " 

Người cha là tất cả " . Và cái cảnh tôi bước theo cha thật đẹp với một màu của buổi sáng tuyệt vời .

“Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Cát càng mịn biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng”.
 
Trên cái nền không gian ấy, hai cha con xuất hiện với phép tương phản: tương phản về tuổi tác, tương phản về hình ảnh:
 
“Bóng cha dài lênh khênh 
Bóng con tròn chắc nịch”.
 
Người cha nghe tiếng con bước mà lòng vui phơi phới. Con ngây thơ hỏi cha về biển:
 
“Cha ơi! Sao xa kia chỉ thấy nước, thấy trời
Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó?”
 
Cha mỉm cười âu yếm rồi trả lời thành thật:
 
“Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa 
Sẽ có cây, có cửa, có nhà 
Vẫn là đất nước của ta 
Những nơi đó cha chưa hề đi đến”.
 
Đất nước ta dài và rộng. Sức cha thì có hạn đâu có thể đi hết được. Cho nên sau câu trả lời, người cha “trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời”. Theo câu trả lời của cha, ước mơ của con bay theo cùng những cánh buồm trắng. Ước mơ thật hồn nhiên mà táo bạo:
 
“Cha mượn cho con buồm trắng nhé,
Để con đi...”
 
Ba dấu chấm lửng đằng sau ba chữ “Để con đi...” muốn nói đến những nơi cha chưa đến thì người con sẽ đến. Ý thơ toát ra ở sự kế tiếp thế hệ sau và thế hệ trước. Những gì cha chưa làm được, người con sẽ làm tiếp tạo thành một dòng đời không đứt đoạn. Cánh buồm trắng ở đây đã trở thành biểu tượng của ước mơ, khát vọng được đi xa, được hiểu biết của tuổi trẻ. Ước mơ được đi xa, được hiểu biết của người con ngày hôm nay là ước mơ của người cha ngày hôm qua:
 
“Lời của con hay tiếng sóng thầm thì
Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm?”
 
Người cha như trẻ lại, tìm thấy lại mình từ tiếng nói ước mơ của đứa con. Thế hệ con đã tiếp nối ý chí thế hệ cha:
 
“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con”.
 
Và chắc chắn họ sẽ tìm được những gì mà thế hệ đi trước chưa làm được.
 
Bài thơ Những cánh buồm, là bài thơ có tính tượng trưng, nó giúp chúng ta nuôi dưỡng những ước mơ và khát vọng để hướng tới tương lai, hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

27 tháng 6 2018

Trong một lần tôi và bố tôi ra biển chơi vào lúc còn sớm, ánh mặt trời rực rỡ biển xanh.

Bố với tôi lang thang trên biển, bóng bố tôi thì dài và lênh khênh còn bóng của tôi thì tròn và chắc nịch.

Sau trận mưa đêm rả rích hôm qua tôi cảm thấy rằng cát càng mịn và biển thì lại càng trong hơn trước.

Một lúc sau, tôi nhìn ra ngoài biển xa, tôi bất chợt thấy rằng ở đó ko có cây, có cửa, có nhà và ko có nhà ai ở đó.

Tôi liền hỏi bố, thì bố bảo rồi sẽ có nhà, có cửa, có cửa và có người ở đó rồi bảo tôi ko phải lo.

Hai bố con tôi lại đi dạo trên biển tiếp, thì thấy bố cứ giương mắ nhìn mãi phía cuối chân trời,

Tôi liền nhìn ra chỗ mà bố tôi cứ ngắm mãi, thì thấy có một cánh buồm trắng.

Tôi lại bảo bố cho tôi mượn cánh buồm trắng để tôi có thể chu du khắp mọi nơi trên biển.

Hỏi xong tôi lại ngoái nhìn cánh buồm trắng với muôn ngàn ước mơ.

Ôi, buổi sáng ấy thật tuyệt.

Xong rồi bạn ko copy đâu nha, tk mình đi pls.

Đọc thầm mùa thảo quả và trả lời câu hơi: Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.Giáo tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo qủa đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người Đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.Thảo quả trên rừng Đản...
Đọc tiếp

Đọc thầm mùa thảo quả và trả lời câu hơi: 

Thảo quả trên rừng Đản Khao đã vào mùa.

Giáo tây lướt thướt bay qua rừng, quyến hương thảo qủa đi, rải theo triền núi, đưa hương thảo quả ngọt lựng, thơm nồng vào những thôn xóm Chin San. Gió thơm. Cây cỏ thơm. Đất trời thơm. Người Đi từ rừng thảo quả về, hương thơm đậm ủ ấp trong từng nếp áo, nếp khăn.

Thảo quả trên rừng Đản Khao đã chín nục. Chẳng có thứ quả nào hương thơm lại ngây ngất kì lạ đến như thế. Mới đầu xuân năm kia, những hạt thảo quả gieo trên đất rừng, qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, từ một thân lẻ, thảo quả đâm thêm hai nhánh mới. Sự sinh sôi sao mà mạnh mẽ vậy. Thoáng cái, dưới bóng râm của rừng già, thảo quả lan tỏa nơi tầng rừng thấp, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian.

Sự sống cứ tiếp tục trong âm thầm, hoa thảo quả nảy dưới gốc cây kín đáo và lặng lẽ. Ngày qua, trong sương thu ẩm ướt và mưa rây bụi mùa đông, những chùm hoa khép miệng bắt đầu kết trái. Thảo quả chín dần. dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm. Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.

Rừng say ngây và ấm nóng. Thảo quả như những đóm lửa hồng, ngày qua ngày lại thấp thêm nhiều ngọn mới, nhấp nháy vui mắt.

Theo Ma Văn Kháng

Câu 1:(0,5 điểm ) Thảo quả báo hiệu vào mùa bằng cách nào?
Tỏa hương thơm nồng.
Màu trái chín.
Cả hai câu trên đều đúng.
Câu 2 :(0,5 điểm) Các từ hương, thơm được lặp lại cho ta thấy thảo quả như thế nào ?
Lặp lại từ hương, thơm để nhấn mạnh.
Lặp lại từ hương, thơm để sử dụng từ láy.
Lặp lại từ hương, thơm cho ta thấy thảo quả có mùi hương đặc biệt.
Câu 3 :(0,5 điểm) Tìm những chi tiết cho thấy cây thảo quả phát triển rất nhanh?
Qua một năm, đã lớn cao tới bụng người. Một năm sau nữa, mỗi thân lẻ đâm 
thêm hai nhánh mới. 
B- Thoáng cái, thảo quả đã thành từng khóm lan tỏa, vươn ngọn, xòe lá, lấn chiếm không gian
C- Tất cả các ý trên.
Câu 4: (0,5 điểm) Thảo quả ra hoa như thế nào ?
A- Hoa thảo quả nở trên các cành cây.
B- Hoa thảo quả nảy dưới gốc cây.
C- Thảo quả không có hoa.
Câu 5: (0,5 điểm) Khi thảo quả chín, rừng có những nét gì đẹp ? 
A- Dưới đáy rừng như chứa lửa, chứa nắng.
B- Rừng sáng như có lửa hắt lên từ dưới đáy rừng.
C- Cả hai ý trên đều đúng
Câu 6 : (0,5 điểm) Câu văn : nào là quan hệ từ trong câu “Rừng say ngây và ấm nóng.” ? 
A- 
B- Và
C- Say
Câu 7 : (0,5 điểm) Cây thảo quả mọc ở đâu ?
A - Ở một vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Bắc.
B - Ở một vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Trung.
C - Ở một vùng đất thuộc khu vực núi rừng miền Nam.
Câu 8 : (0,5 điểm) Từ hiền hòa thuộc từ loại nào ? 
A- Danh từ. 
B- Tính từ
C- Động từ 
Câu 9 : (1 điểm) Hãy tìm Trạng ngữ, chủ ngữ và vị ngữ trong câu sau : 
Trong đêm tối mịt mùng, trên dòng sông mênh mông, má Bảy chở thương binh qua sông.
Trạng ngữ : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Chủ ngữ : ……………………………………………………………………………………...............................
Vị ngữ : ………………………………………………………………………………………………

1
30 tháng 12 2017

câu 1 ) cả hai ý trên đều đúng

câu 2 ) lặp lại từ hương thơm cho thấy thảo quả có mùi thơm đặc biệt

câu 3 ) tất cả các ý trên

câu 4 ) hoa thảo quả nảy dưới gốc cây

câu 5 ) cả hai ý trên đều đúng

câu 6 ) và

cầu 7 ) ở một vùng núi thượng khu vực núi rừng miền Bắc

câu 8 ) tính từ

câu 9 )

trạng ngữ : trong đêm tối mịt mùng

chủ ngữ : má Bảy

vị ngữ :chở thương binh qua sông

k mình nha , bài này mình làm rồi nên có kinh nghiệm làm

Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :“Quê hương mỗi người chỉ mộtNhư là chỉ một mẹ thôiQuê hương nếu ai không nhớSẽ không lớn nổi thành người.”Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống...
Đọc tiếp

Mình sắp thi rồi , đây là đề bài văn cô giáo cho ôn : Tả cảnh đẹp quê hương. Các bạn xem bài này được chưa :

“Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người.”


Vâng, quê hương chính là nơi ta đã cất tiếng khóc oa oa đầu tiên, nơi ửng hồng gò má ta, nơi cho ta những tấm lòng che chở. Phải chăng vì thế quê hương giống như người mẹ hiền nuôi dưỡng ta bằng dòng sữa ngọt lành, thanh khiết. Yêu quê hương, là yêu cảnh đẹp quê hương xinh xắn nên thơ. Và có lẽ, đẹp nhất trong trái tim tôi là cánh đồng lúa quê hương.
Hai tiếng thiêng liêng hai tiếng “quê hương”. Còn gì riêng cho dáng quê, cảnh quê và tình quê hơn là cánh đồng lúa bát ngát xanh, êm đềm rủ bóng xuống biết bao trang văn, trang thơ của thi nhân muôn thuở:


“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả rập rờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều.”



Đó là trong trang văn, quê hương đẹp dịu dàng mà đằm thắm cùng cánh cò trắng hiền hòa. Nhưng kì thực, ngoài kia, trên thực tế vẻ đẹp của cánh đồng lúa quê hương còn quyến rũ hơn. Cánh đông lúa bát ngát như biển không bờ bến, mỗi đợt lúa gối đầu nhau, tạo nên những đợt sóng lúa nhấp nhô, nhịp nhàng, yên ả. Những bông lúa như những nàng thiếu nữ xuân sắc, xuân thì, mang một sức sống tươi trẻ, dòng dòng nhựa sống. Đặc biệt khi còn ở thì con gái, những bông lúa xanh rì, tấp nập như đoàn đoàn lớp lớp các thiếu nữ thanh tân trẻ trung trong tà áo dài truyền thống. Đó cũng là khi, cánh đồng lúa quê hương tỏa ra một mùi hương thơm của lúa đòng đòng, một thứ vị rất thanh khiết, tươi mới, nông nhẹ mà lan thấm hồn người. Tưởng như mùi hương ấy là mùi của đất quê, hồn quê, tình quê đã hun đúc từ bao đời nay mà ấp ủ trong từng hạt gạo tròn trịa trắng ngần như tấm lòng thảo thơm, mộc mạc của người dân Việt Nam. Đến khi lúa chín, sắc xanh mơn mởn, biếc rờn ấy khoác lên mình bằng tấm áo vàng óng, rực rỡ nặng trĩu trong đó là tinh chất trời ban quyện hòa cùng tấm lòng cần lao, công sức, mồ hôi nước mắt của các bác nông dân. Vậy là, mỗi mùa, mỗi cảnh, cánh đồng lúa quê hương đều mang những vẻ đẹp rất thơ, rất hồn, rất mộc mạc mà xoa xuyến hồn người.

Nhưng có lẽ, hoạt động sống của người dân quê mới thật sự nhộn nhịp, tươi vui khi cánh đồng lúa bước vào thời kì thu hoạch. Trên đồng lúa, nhấp nhô nón trắng của các bà, các mẹ, các chị đang lom khom gặt lúa. Tiếng cười nói rôm rả, huyên náo khắp không gian, đánh thức vẻ im lìm, bình lặng của cánh đông mỗi khi. Tiếng cắt lúa, tiếng máy phụt, tiếng chuyển thóc lên xe hòa vào làm nên một âm thanh của sự sống rộn ràng, náo nức đang tràn ngập nơi nơi. Xa xa là những đứa trẻ tinh nghịch đang mót lúa, bắt châu chấu, cào cào về cho chim non. Trông các cậu mới trong sáng, hồn nhiên biết mấy.

Cánh đồng lúa quê hương cũng gắn liền với tuổi thơ ngọt ngào, hồn nhiên của tôi khi còn ở bên bà. Chiều chiều mát, tôi hay ra bờ cỏ triền đê gần ruộng lúa nhà mình. Thỉnh thoảng cất lên những câu hát vu vơ, hồn nhiên của tuổi học trò. Nghe đâu đây tiếng lúa thì thầm như đang nói chuyện cùng mình, cảm giác như những người bạn thật tuyệt.

Quê hương trong tâm trí tôi luôn đẹp, một nét đẹp gợi hồn, một vẻ đẹp thấm trong từng ánh mắt, tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ. Và nhất là hình ảnh cánh đồng đã trở thành một mảnh thời ấu thơ, là cảnh đẹp quê hương tôi luôn âu yếm nhớ về.

1