Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a. Từ trái nghĩa "lên" - "xuống": để chỉ những vất vả, khó khăn, nhọc nhằn mà người nông dân phải trải qua.
b. Phương thức chuyển nghĩa của từ "chân": chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ. "Chân" cùng có nghĩa là vật có vị trí ở dưới.
Nghệ thuật trong bài Cảnh ngày xuân là:
- Sử dụng nhiều hình ảnh đắt giá, sáng tạo như én đưa thoi, thiều quang chín chục, cỏ non, cành lê.
- Đặc biệt là bút pháp miêu tả :
+ Nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên: bức trang xuân tươi đẹp hiện ra chỉ cần điểm vài chi tiết qua cách gợi là chủ yếu. Điều đó coa trong 4 cây thơ đầu.
+ Thủ pháp tả cảnh ngụ tình độc đáo tập trung trong 6 câu cuối bài khi chị em Kiều du xuân trở về.
- Ngoài ra còn có 1 hệ thống từ ngữ giàu sắc thái biểu cảm:
+ Nhiều tính từ cùng từ láy miêu tả cảnh vật đồng thời cho thấy tâm trạng con người: nô nức, gần xa, ngổn ngang, nao nao, tà tà, thanh thanh.
+ Nhiều danh từ ghép: yến anh, tài tử, giai nhân
+ Nhiều động từ: sắm sửa, dập dìu.
5Môi trường là một phần thiết yếu trong cuộc sống của chúng ta. Một môi trường sạch sẽ là cần thiết cho một cuộc sống hòa bình và khỏe mạnh. Một môi trường là môi trường xung quanh tự nhiên giúp con người, động vật và các sinh vật khác tăng trưởng và phát triển tự nhiên. Nhưng ngày nay, môi trường của chúng ta đang xáo trộn theo nhiều cách khác nhau. Bất kỳ loại xáo trộn nào trong bản chất Cân bằng đều ảnh hưởng đến môi trường hoàn toàn. Nó không chỉ hủy hoại cuộc sống của con người mà còn ảnh hưởng đến tất cả chúng sinh. Chúng ta có thể cứu môi trường của chúng ta với những bước nhỏ được thực hiện bởi mọi người trên trái đất. Chúng ta nên giảm lượng rác thải, vứt rác thải đúng cách vào vị trí của nó và chỉ nhiều cách đơn giản khác. Nó là rất quan trọng để tiết kiệm môi trường cho sự tồn tại của con người. Khi chúng ta bảo vệ môi trường, chúng ta cũng bảo vệ chính mình và tương lai của chúng ta. Một môi trường là tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta một cách tự nhiên và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta trên trái đất. Mọi thứ đến trong một môi trường, không khí mà chúng ta hít thở mọi lúc, nước mà chúng ta sử dụng cho thói quen hàng ngày, thực vật, động vật và các sinh vật khác, v.v. Một môi trường được gọi là môi trường lành mạnh khi chu kỳ tự nhiên đi cạnh nhau mà không bị xáo trộn. Bất kỳ loại xáo trộn nào trong bản chất Cân bằng đều ảnh hưởng đến môi trường hoàn toàn hủy hoại cuộc sống của con người. Bây giờ, trong thời đại nâng cao mức sống của con người, môi trường của chúng ta đang bị ảnh hưởng rất nhiều bởi các phương tiện ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, phá rừng, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất, mưa axit và các thảm họa nguy hiểm khác do con người thông qua tiến bộ công nghệ. Do đó, tất cả chúng ta phải cùng nhau tuyên thệ để bảo vệ môi trường tự nhiên của chúng ta để giữ an toàn như bình thường mãi mãi.
Phép tu từ nhân hóa, Hiệu quả tác giả muốn cho ta biết cây tre Viêt nam rất chung thủy, tre như người mẹ âu yếm lũ con,tre còn có những đức tính như người
- Trường từ vựng chỉ thiên nhiên: núi, nguồn, nước.
- Biện pháp so sánh: khẳng định công lao to lớn của cha mẹ.
"Cỏ non xanh rợn chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa"
Câu thơ mở ra một bức tranh tuyệt đẹp về mùa xuân với hình ảnh cỏ non xanh mướt tới tận chân trời và hoa lê đang bắt đầu nở khi xuân sang. Bức tranh có sự hài hòa đến tuyệt diệu. Màu trắng tinh khôi của hoa lê hòa cùng với màu xanh non mỡ màng của cỏ. Không gian rộng lớn bạt ngàn ngút ngàn với những bãi cỏ “rợn chân trời” kết hợp với không gian thu nhỏ trên một cành hoa xuân. Tất cả gợi lên một sức sống tràn đầy, một bầu khí quyển trong trẻo, nên thơ, dịu nhẹ của tiết thanh minh. Xuân về khoác áo xanh cho cỏ, mặc áo trắng cho hoa. Cỏ và hoa bừng dậy sau giấc ngủ đông dài lạnh lẽo để rồi cỏ non nối tiếp chân trời xanh, và hoa lê bừng sắc trắng trên cành. Còn gì đẹp hơn thế, còn gì trong trẻo hơn thế! Câu thơ của Nguyễn Du làm ta chợt nhớ tới câu thơ của thi nhân Ức Trai ngay trước :
Cỏ xanh như khói bến xuân tươi
Lại có mưa xuân nước vỗ trời
(Độ đầu xuân thảo lục như yên
Xuân vũ thiêm lai thủy phách thiên)
(Bến đò xuân đầu trại – Nguyễn Trãi)
Cùng đặc tả màu xanh của cỏ nhưng mỗi thi nhân lại có cảm nhận rất khác nhau. Nếu đến với thơ Nguyễn Trãi, cỏ dưới làn mưa xuân giăng nhè nhẹ “xanh như khói” thì trong thơ của Nguyễn Du màu xanh của cỏ vẫn vẹn nguyên có cảm giác như cỏ nối liền chân trời tạo làm không gian được mở rộng tới vô cùng. Đó phải chăng chính là sức hấp dẫn của thơ ca, cùng viết một hình ảnh nhưng ở mỗi một bài thơ, qua những lăng kính nhìn khác nhau sẽ đem đến những cách cảm nhận riêng biệt, không trộn lẫn.
Câu thơ của Nguyễn Du được lấy tứ từ câu thơ cổ Trung Hoa:
Phương thảo liên thiên bích
Lê chi sổ điểm hoa
(Cỏ thơm liền với trời xanh
Trên cành lê có mấy bông hoa)
Câu thơ mở ra một bức tranh mùa xuân tuyệt đẹp có màu sắc, có đường nét đặc biệt lại có cả hương thơm. Đó là hương thơm của cỏ non “phương thảo”. Đó là màu xanh mướt của cỏ nối liền với trời xanh “liên thiên bích”. Đó còn là đường nét của cành lê điểm nhẹ vài bông hoa mới nở “sổ điểm hoa”. Câu thơ của Nguyễn Du rất gần với tứ của câu thơ này. Nhưng chúng có nét giống nhau chứ không hề đồng nhất. Nguyễn Du đã có những sáng tạo của riêng mình để đem lại sức hấp dẫn cho câu thơ của Truyện Kiều. Nếu như câu thơ cổ Trung Hoa chỉ miêu tả một cách đơn thuần: cành lê có một vài bông hoa thì câu thơ trong Truyện Kiều lại nhấn mạnh màu sắc của hoa “trắng điểm”. Ở đây tính từ “trắng” đã được động từ hóa, câu thơ không chỉ nói lên màu sắc của hoa mà còn cho thấy được cả một sức sống mãnh liệt đang bừng dậy. Câu thơ không hề tĩnh tại mà có tính chất động. Chúng ta không chỉ cảm nhận được một màu trắng tinh khôi của hoa lê mà còn dường như thấy được cả những mạch sống đang cựa mình trỗi dậy theo bước chuyển mình của mùa xuân. Hai câu thơ cổ Trung Quốc chỉ gợi mà không tả, còn hai câu thơ của Nguyễn Du tả rõ màu sắc khiến câu thơ sinh động, có hồn. Từ câu thơ ngũ ngôn mang phong vị Đường thi, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du thành câu thơ lục bát uyển chuyển mang đậm hồn thơ dân tộc. Chỉ đôi câu thơ nhưng cũng đủ cho ta thấy sự sáng tạo, sức bút kì diệu của thiên tài Nguyễn Du. Đó phải chăng chính là một trong những yếu tố làm nên sức sống bất diệt của Truyện Kiều,Truyện Kiều của Nguyễn Du nằm ngoài sự “băng hoại” của thời gian.
- Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ. Biện pháp nhân hoá khiến vầng trăng sinh động và có hồn như con người.
- Biện pháp so sánh: Vầng trăng đi qua ngõ như người dưng qua đường. Biện pháp so sánh nhấn mạnh sự hờ hững, vô tình của nhân vật trữ tình với vầng trăng.
- Biện pháp liệt kê: ánh điện, cửa gương. Biện pháp liệt kê tô đậm cuộc sống tiện nghi, hiện đại ở thành phố của nhân vật trữ tình.
Đoạn thơ trên có sử dụng hai biện pháp tu từ là: So sánh và nhân hóa.
-Biện pháp nhân hóa: Vầng trăng đi qua ngõ
Tác dụng: Vầng Trăng là một vật vô tri vô giác đã trở nên sinh động hơn dưới ngòi bút tài ba của tác giả. Biện pháp tu từ nhân hóa đã làm cho vầng trăng trở nên có hồn, sinh động như một cơ thể sống.
-Biện pháp so sánh:Như người dưng qua đường
Xưa kia, con người luôn xem trăng là bạn, bầu bạn với trăng.Nhưng giờ đây công nghiệp phát triển, đèn điện ra đời, ánh trăng dần bị lãng quên.biện pháp so sánh làm cho người đọc, người nghe tháy được sự hờ hững,vô tình của nhân vật trữ tình đối với vầng trăng.
Bài 3:
Nước non lặn đặn một mình
Thân cỏ lên thác xuống ghềnh bấy nay
Ai làm cho bể kia đầy
Cho ao kia cạn cho gầy cò con ?
=> Tác dụng: để khắc họa hoàn cảnh sống trắc trở, éo le, vất vả của con cò. Nỗi khổ bao vây tứ phía.
Bài 4:
- Từ tượng hình: lấm tấm
- Từ tượng thanh: sột soạt
=> Tác dụng: gợi tả hình ảnh cụ thể, sinh động mang lại giá trị biểu cảm cao.