Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 8 2023

Đoạn văn:

Tình cảm luôn là điều đẹp đẽ và quý giá nhất, nó sẽ càng thấm đậm hơn khi được diễn đạt bằng "Thơ". Ta càng rõ điều ấy qua "Một đời áo nâu" của nhà thơ Nguyễn Văn Song, nổi bật ở đoạn:

"Một đời mẹ mặc áo nâu
Bao nhiêu tấm cũng một màu đất đai
Rách lành kể những hôm mai
Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?" 

Thể hiện tình cảm thương yêu, thấu hiểu người con dành cho mẹ. Cả đời mẹ giản dị, sống khó khăn liền với màu đất đai, mặc áo nâu làm nông. Không có cho bản thân một bộ đồ đẹp, mẹ sống cằn tiện tiết kiệm với mình. Theo thời gian, có chiếc thì rách đi có chiếc còn lành. Và với sự diễn đạt nghệ thuật của mình, nhà thơ cho đọc giả hiểu rằng ông không chỉ đang nói về chiếc áo mẹ mà từ sự vật đó còn gợi đến cuộc đời mẹ. Mộc mạc, đơn giản những gam màu sờn phai đi mỗi ngày để nuôi lớn con và chăm sóc gia đình. Qua đoạn thơ trên ta thấy được hình ảnh người mẹ giản dị, vất vả cả đời và tình cảm thương mến chân thành của người con hiếu nghĩa!

TLamm

Bài thơ trên là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng. 

10 tháng 11 2023

Bài thơ là tình cảm của đứa con dành cho người mẹ cả một đời vất vả hi sinh. Hình ảnh gắn với người mẹ của mình mà tác giả giới thiệu chính là "áo nâu". Khi nhắc đến áo nâu ta sẽ nghĩ ngay đến hình ảnh người nông dân chân lấm tay bùn hằng ngày phải bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Vậy mà người mẹ ấy có bao nhiêu tấm áo cũng chỉ có "một màu đất đai". Điều ấy cho thấy cả cuộc đời người mẹ này gắn với những cánh đồng lúa lao động vất vả. Nhưng cũng chính "màu đất đai" ấy đã làm nổi bật vẻ đẹp giản dị, mộc mạc và giàu đức hi sinh. Những chiếc áo ấy theo thời gian cứ rách dần nhưng lại được mẹ chắp vá lại thành lành. Những điều đó không khỏi khiến nhà thơ Nguyễn Văn Song chua xót mà tự vấn lòng mình "Áo hay đời mẹ sờn phai mỗi ngày?". Câu hỏi tu từ ấy như xoáy sâu vào lòng nhà thơ cũng như lòng người đọc. Người mẹ vất vả bên chúng ta đang ngày một già đi như tấm áo sờn phai theo tháng năm, liệu chúng ta có nhận ra điều đó? Bao tình cảm dành cho mẹ của tác đều kết đọng lại trong câu thơ cuối. Tác giả vừa thương mẹ vừa xót xa trước hiện thực thời gian đang dần lấy đi tuổi xuân của mẹ. Qua đó ta cũng được tri nhận bức thông điệp quý giá của tác giả qua đoạn thơ trên: hãy trân trọng người mẹ của mình khi còn có thể. Tốc độ thành công nhất định phải vượt qua tốc độ già đi của cha mẹ để phụng dưỡng họ lúc về già. Cả cuộc đời mẹ vất vả vì chúng ta, hãy dành tặng cho mẹ những niềm vui chứ đừng mang thêm đau khổ làm mẹ phiền lòng. 

9 tháng 11 2023

Một đời áo nâu của Nguyễn Văn Song là một bài thơ xúc động, ý nghĩa về sự hy sinh của mẹ. Người mẹ trong bài thơ vừa có nét chung, rất giống với bao bà mẹ Việt Nam khác, lại có nét riêng, đặc trưng chỉ có trong thơ và cảm nhận của Nguyễn Văn Song.

Người mẹ trong bài thơ này gắn liền với hình ảnh mộc mạc, giản dị, suốt một đời với chiếc áo nâu sòng cũ bạc, nhuốm mùi mồ hôi và mùi sương gió của cuộc đời. Chiếc áo nâu là một hình ảnh rất đỗi quen thuộc trong đời sống của người Việt và nó cũng là biểu tượng của những người nông dân. Trên trang thơ của Nguyễn Văn Song hình ảnh người mẹ hiện lên qua chi tiết: “một đời mẹ mặc áo nâu” thật thân quen và gần gũi. Chiếc áo ấy giống với màu của đất và của sương gió cuộc đời. Áo nâu chẳng những bạc phai mà còn sờn rách, điều đó đã phản ánh một cuộc đời vất vả, lam lũ, đói nghèo của mẹ. Trong những dòng thơ là sự chua xót, đau đớn vô cùng của đứa con thương mẹ. Chiếc áo nâu ấy trở đi trở lại là biểu tượng của mẹ khi thì áo nâu bạc, khi thì áo nâu gầy. Thấp thoáng thấy chiếc áo ở đâu là thấy mẹ ở đó.

Phép so sánh được sử dụng thật đắt trong hình ảnh: “Mẹ như sông phía quê nhà/ Dốc lòng đôi vạt phù sa lặng thầm”. Gợi ra sự hy sinh cao cả của tình mẹ, lặng thầm, bền bỉ giống như dòng sông bồi đắp phù sa cho đất mẹ, cho cây trái. Khổ thơ cuối khép lại bài thơ là tiếng thở dài chua xót của con khi mẹ đã đi về với trăm năm, chiếc áo nâu giờ đây cất gọn gàng để theo mẹ về cõi phật.

Xuyên suốt bài thơ là hình ảnh của một người mẹ lam lũ, vất vả cả một đời. Đằng sau đó thấp thoáng là đứa con với sự xót xa, thương cảm khi hoài niệm về cuộc đời của mẹ. Đó còn là sự biết ơn, trân trọng, là sự xúc động đến nghẹn ngào, sự mất mát đến đau thương khi không còn mẹ trên cõi đời: “Thôi đành nhờ cả khói sương/ áo nâu ơi, hãy theo đường mẹ đi”.

“Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc”, qua bài thơ mỗi chúng ta đều biết ơn, trân quý sự hy sinh cao cả của mẹ. Cố gắng giữ trọn đạo hiếu để báo đáp tình mẹ. Hạnh phúc biết bao nhiêu khi chúng ta vẫn còn có mẹ trên cuộc đời này. Vì thế hãy luôn yêu thương, biết ơn mẹ, hãy làm tất cả những gì có thể để làm mẹ vui lòng. 

Ai giúp mình bài này với ạ!Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:Mỗi nghề có một lời ruDở hay thầy cũng chọn ru khúc nàyLời ru của gió màu mây Con sông của mẹ đường cày của cha Bắt đầu cái tuổi lên ba Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! Thầy không ru đủ nghìn câu Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời Tuổi thơ em...
Đọc tiếp

Ai giúp mình bài này với ạ!

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

Mỗi nghề có một lời ru
Dở hay thầy cũng chọn ru khúc này

Lời ru của gió màu mây 
Con sông của mẹ đường cày của cha 
Bắt đầu cái tuổi lên ba 
Thầy ru điệp khúc quê nhà cho em 
Yêu rồi cũng nhớ yêu thêm 
Tình yêu chẳng có bậc thềm cuối đâu! 
Thầy không ru đủ nghìn câu 
Biết con chữ cũng đứng sau cuộc đời 
Tuổi thơ em có một thời 
Ước mơ thì rộng như trời, ngàn năm

Như ru ánh lửa trong hồn
Cái hoa trong lá, cái mầm trong cây 
Thầy ru hết cả mê say 
Mong cho trọn ước mơ đầy của em.

Mẹ ru em ngủ tròn đêm 
Thầy ru khi mặt trời lên mỗi ngày 
Trong em hạt chữ xếp dày 
Đừng quên mẹ vẫn lo gầy hạt cơm.    (Trích Lời ru của thầy, Đoàn Vị Thượng)

 Câu 1. Xảc định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.

 Câu 2. Bằng “lời ru” của mình, người thầy trong bài thơ mong muốn gợi lên những đìều gì trong tâm hồn học trò?

 Câu 3. Chi ra và nêu hiệu quả của biện phảp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: “Tuổi thơ em có một thời/Ươ'c mơ thì rộng như trời, ngàn năm”

 Câu 4. Viết đoạn văn nghị luận ngắn (khoảng từ 7 đến 10 câu) trình bày suy nghĩ cùa em về thông điệp được gửi gắm trong hai câu thơ “Thầy không ru đủ nghìn câulBiểt con chữ cũng đứng sau cuộc đời”.

 

0
Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:"Mai này ai nhắc lại Rào TrăngBữa ấy lũ to, đất san bằngMười ba chiến sĩ đầu mũ cốiĐể đời thương tiếc mãi trăm năm. " "Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...". "Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!Gió thét gào, mưa xóa vết...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
"Mai này ai nhắc lại Rào Trăng
Bữa ấy lũ to, đất san bằng
Mười ba chiến sĩ đầu mũ cối
Để đời thương tiếc mãi trăm năm. "
 
"Ngày anh đi, anh chào tôi "Đồng chí!"
Ngày anh về, sao chẳng nói một câu?
Ngày anh đi, anh cười, "đi cứu hộ"
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi...".
 
"Trái tim nóng đã nằm trong đất lạnh!
Gió thét gào, mưa xóa vết chân anh
Đồng bào khóc nghẹn ngào trong thương xót
Ngủ đi anh - bình yên nơi Vĩnh hằng...".
(Theo Báo Pháp luật tháng 10/2020) 
a) Xác định một lời dân trực tiếp có trong đoạn trích trên. Cho biết đó là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật. (1,0 điểm). .
b) Nêu nội dung đoạn trích trên một câu ngắn gọn. (1,0 điểm)
c) Vẻ đẹp của người chiến sĩ từ bao đời luôn là nguồn cảm hứng mãnh liệt trong thơ ca, em hãy kể tên một tác phẩm cũng viết về người lính đã được học trong chương trình Ngữ văn 9 học kì 1. Cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác (1,0 điểm)
d) Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của những hình ảnh thơ trong hai dòng thơ dưới đáy (10 điểm)
Ngày anh đi, anh cười, “đi cứu hộ” 
Ngày anh về, toàn đội khóc, anh ơi

0
23 tháng 10 2020

Nguyễn Du là một thiên tài văn học, một tác gia văn học tài hoa và lỗi lạc của văn học Việt Nam. Ông được mệnh danh là thi sĩ của các nhà thi sĩ. Truyện Kiều là một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Du là đỉnh cao chói lọi nhất của nghệ thuật thi ca. Đọc tác phẩm, chúng ta không thể quên được đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích".
Sau bao biến cố khủng khiếp: tai bay vạ gió, cha và em bị tù tội, gia sản bị cướp hết, Kiều phải hi sinh chữ tình để báo hiếu với cha mẹ. Bị Mã giám Sinh lừa gạt bán vào lầu xanh của Tú Bà, Kiều tự tử nhưng không chết. Tú Bà dỗ dành Kiều ra ở lầu Ngưng Bích để kén chồng nhưng thật chất đó là cuộc giam lỏng, chờ cơ hội mụ sẽ bắt Kiều trở lại lầu xanh. Lầu Ngưng Bích chơi vơi giữa biển khơi là điểm dừng chân đầu tiên trên con đường lưu lạc đầy cay đắng và tủi nhục của Thúy Kiều. Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là nỗi cô đơn buồn tủi, niềm nhớ thương da diết về quê hương gia đình và người thân của Kiều. Đó cũng là thể hiện tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng.
Đến với tám câu thơ giữa là tâm trạng nhớ thương da diết của Kiều về gia đình và người thân. Trước hết, Nguyễn Du để cho Kiều nhớ Kim Trọng (điều này khác hẳn với Thanh Tâm tài nhân). Nàng đã từng uống rượu ăn thề cùng Kim Trọng dưới ánh trăng nhưng rồi đã phải xót xa trao mối tình ngọt ngào ấy cho Thúy Vân. Trên đường về Lâm Tri theo Mã giám Sinh nàng vẫn thương cho Kim Trọng trong cô đơn buồn tủi: "Một trời thu để riêng ai một người". Giờ đây trong lúc mà thời gian cứ trôi đi Kiều nhớ Kim Trọng là tưởng nhớ tới lời thề đôi lứa:
"Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai."
Những lời thề nguyền đâu còn nữa, cái cây cầu trần thế mà Kiều và Kim Trọng phải bước qua thật là éo le. Nàng tưởng tượng cái cảnh Kim Trọng đang hướng về mình, đêm ngày đau đáu chờ tin mà uổng công vô ích "Tin sương luống những dày trông mai chờ". Trong nỗi nhớ ấy người đọc nhận ra một tâm trạng xót xa đau đớn. Nàng tự hứa "Tấm son gột rửa bao giờ cho phai". Đó là tấm lòng thủy chung son sắt thề non ước biển của kẻ chung tình.
Tiếp đó, là Kiều nhớ tới cha mẹ. Nghĩ tới song thân Kiều vô cùng thương xót:
"Xót người tựa cửa hôm mai
Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ?
Sân Lai cách mấy nắng mưa,
Có khi gốc tử đã vừa người ôm"
Nàng nghĩ tới cái cảnh cha mẹ ngồi tựa cửa ngóng con lúc sáng sớm hay buổi chiều tà. Vậy mà vẫn bặt vô âm tín. Nàng xót xa lúc cha mẹ già yếu không có ai chăm sóc phụng dưỡng chăm nom. Tâm trạng nhớ thương vời vợi cùng với nỗi xót xa thể hiện sâu sắc tấm lòng hiếu thảo của nàng. Rất nhiều từ ngữ lấy từ điển cố cùng với từ ngữ dân gian vừa nói được thời gian xa cách, vừa nói đến sự tàn phai khốc liệt của thiên nhiên đối với con người. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm, phong cách cổ điển hài hòa với phong cách dân tộc tạo nên những vần thơ biểu cảm thể hiện một tâm trạng bi kịch, một cảnh ngộ đầy bi kịch của Kiều. Trong cảnh bình rơi trâm gãy Kiều là người đáng thương nhất nhưng nàng không nghĩ đến mình mà vẫn nhớ thương cha mẹ và người thân. Kiều thực sự là người tình thủy chung một người con hiếu thảo có tấm lòng vị tha đáng trân trọng.
Đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" là một trong những đoạn thơ tả cảnh ngụ tình hay nhất Truyện Kiều. Ngòi bút của ông đi sâu vào từng ngõ ngách tâm tư sâu kín của nàng Kiều khiến người đọc thực sự rung động xót xa. Cảnh trong tình, tình trong cảnh cứ hòa quyện đan xen làm nổi bật chủ đề đoạn thơ. Bức tranh tâm trạng của người con gái họ Vương vì thế neo đậu mãi trong lòng người đọc.

2 tháng 6 2018

điệp ngữ:vì ai.....

chắc có ẩn dũ or hoán dụ tr đoạn

2 tháng 6 2018

Điệp ngữ :Vì ai..............

Dùng Kiểu câu hỏi

10 tháng 10 2018

Huyền thoại mùa đông

Biết cảm ơn mẹ cha bao nhiêu cho đủ trời ơiPhải tạ ơn quê hương, nước non, đồng bào bao lâu mới phảiNhìn mắt mẹ long lanh nhìn dòng người rực màu lửa cháyBao hùng dũng chiến binh trong con mềm yếu đến buồn cười!Ngày mai lại xin trở về với cuộc sống bình thường thôiCon chẳng dám làm anh hùng trong mắt mẹChỉ xin bé nhỏ làm con chim sẻĐậu ngay trước hiên ngắm mẹ thái rau bầu(trích...
Đọc tiếp

Biết cảm ơn mẹ cha bao nhiêu cho đủ trời ơi
Phải tạ ơn quê hương, nước non, đồng bào bao lâu mới phải
Nhìn mắt mẹ long lanh nhìn dòng người rực màu lửa cháy
Bao hùng dũng chiến binh trong con mềm yếu đến buồn cười!

Ngày mai lại xin trở về với cuộc sống bình thường thôi
Con chẳng dám làm anh hùng trong mắt mẹ
Chỉ xin bé nhỏ làm con chim sẻ
Đậu ngay trước hiên ngắm mẹ thái rau bầu

(trích Mẹ ơi mẹ ở đâu – Nồng Nần Phố)

1.       Xác định và chỉ ra tác dụng của thể thơ được sử dụng trong đoạn thơ trên?

2.       Tại sao khi đứng trước người mẹ, đứa con lại có cảm xúc “Bao hùng dũng chiến binh trong con mềm yếu đến buồn cười”?

3.       Tìm một câu thơ cũng viết về người mẹ mà em đã được học hoặc được đọc (ghi rõ tên bài thơ, tác giả)?

4.       Câu thơ “Chỉ xin bé nhỏ làm con chim sẻ” gợi cho em suy nghĩ gì về tình cảm của người con dành cho mẹ của mình?

3
9 tháng 4 2020

CHỜ TÍ

9 tháng 4 2020

????????????????