Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Phép hoán dụ
Tham Khảo
áo chàm ở đây là chỉ người dân tộc miền núi phía Bắc (theo mk là người Việt Bắc ) trong buổi chia tay . Màu chàm như tô đậm nỗi buồn chia tay ,niềm lưu luyến của người dân tộc khi tiến đưa cán bộ về xuôi . Từ đó khẳng định tình quân dân thắm thiết .Biện pháp hoán dụ k những thể hiện tình cảm mà còn mang màu sắc miền núi làm cho câu thơ chân thật sinh động hơn .
a. Ẩ dụ - nhắc nhở con người về truyền thống đạo lí: phải biết ơn, trân trọng những người đi trước, những thành quả từ trong quá khứ
b. Nhân hóa + hoán dụ. Trái Đất nặng ân tình, hay chính là nói những con người sinh sống trên Trái Đất ca ngợi công lao, tấm lòng của Hồ Chí Minh.
Trái Đất -> con người trong Trái Đất
Áo chàm -> biểu tượng cho con người Việt Bắc, màu chàm bình dị, không dễ phai mờ như tấm lòng con người thủy chung son sắt.
Bắp chân đầu gối -> ý chí con người
Em tham khảo nhé !!
Câu 1 :
Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ.
Câu 2 :
Hình ảnh "một cây" là ẩn dụ cho việc không đoàn kết và làm việc riêng lẻ của con người. Còn "ba cây" là hình ảnh ẩn dụ cho việc đoàn kết để làm việc lớn của con người.
Tác dụng: dùng hình ảnh thiên nhiên để khuyên răn con người về bài học đoàn kết một cách sâu sắc và sinh động.
Giải thích câu ca dao "Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
Chúng ta đều biết rằng một cọng rơm không thể cháy hết mình nhưng một bó rơm thì lại có
thể bởi những ngọn lửa sẽ được chúng truyền cho nhau cứ thế đến hết. Cũng như con
người không thể tự mình làm mọi việc mà luôn phải đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau thì mới có
thể hoàn thành được việc lớn.
Để lưu truyền đến muôn ngàn sau bài học về tinh thàn cao đẹp ấy ông cha ta đúc kết lại qua
câu ca dao:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."
Quả thật vậy, "một cây " thì không thể làm nên núi non nhưng "ba cây"-tượng trưng cho
nhiều cây thì lại có thể không chỉ là núi thấp mà còn là núi cao. Từ "một cây" đến "ba cây" số
lượng đã thay đổi nên chất lượng cũng thay đổi "ba cây chụm lại". Chính sự thay đổi ấy đã
mượn chuyện về cây cối để nhắ nhở chúng ta phải biết đồng sức, đồng lòng, noi theo tinh
thần đoàn kết quý báu của dân tộc đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử.
Tinh thần đoàn kết từ lâu đã thấm nhuần tư tưởng của người dân VIỆT NAM bởi vậy dân tộc
LÔ LÔ từ lâu đã hình thành nên truyền thuyết kể về đoàn người đi san mặt đất"Nhiều sứ
chung một lòng-Nhiều lòng chung một ý"."San mặt đất"-một công việc tưởng chừng như
không thể thực hiện ấy đã được những người dân tộc LÔ LÔ thực hiện. Đó không chỉ đơn
thuần là một truyền thuyết mà nó còn mang tinh thần giáo dục về sự đoàn kết rất lớn. Đó
cũng chính là cơ sở để người dân VIỆT NAM đứng lên đánh đuổi giặc ngoại xâm.
Từ các đời vua Hùng Vương nhân dân ta đã biết đứng dậy cùng nhau đấu tranh chống giặc
ngoại xâm. Sau này khi đến đời vua Trần với tiếng hô "Quyết chiến!" vang như sấm dậy của
các bô lão trong hội nghị Diên Hồng hay những chữ "sát Thát"-giết giặc mông Cổ được đồng
loạt thích lên tay các tướng sĩ chính là những minh chứng cho sực quyết tâm đoàn kết
chống giặc của nhân dân ta. Đó cũng chính là động lực giúp nhân dân ta vượt qua mọi rào
cản ngoại xâm và ngày càng khẳng định rõ hơn vị thế của sự chung sức, chung lòng.