K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 1:Những ngôi nhà mái lợp bằng tôn, khi đêm vềvà những lúc trời không có gió ta vẫn thỉnh thoảng nghe thấy những tiếng ken két phát ra từmái tôn. Vì sao vậy?

A. Ban đêm, nhiệt độgiảm làm tôn co lại.  B. Ban đêm, không có tiếng ồn nên nghe được   .C. Ban đêm, nhiệt độgiảm làm tôn nởra   .D. Các phương án đưa ra đều sai

.Bài 2:Kết luận nào sau đây là đúng khi nói vềứng dụng của băng kép?Băng képđược ứng dụng

A. làm các dây kim loại   B. làm giá đỡ       C. trong việc đóng ngắt mạch điện                       D. làm cốt cho các trụbê tông

Bài 3:Tại sao đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong?

A. Để dễ sửa chữa.                 B. Để ngăn bớt khí bẩn                                                             .C. Để giảm tốc độlưu thông của hơi           .D. Để tránh sự dãn nở làm thay đổi hình dạng của ống

.Bài 4:Trong việc đúc đồng, có những quá trình chuyển thểnào của đồng?

A. Đông đặcB. Nóng chảyC. Không đổiD. Nóng chảy rồi sau đó đông đặc

Bài 5:Rượu nóng chảy ở-117oC. Hỏi rượu đông đặc ởnhiệt độnào sau đây?

A.117oC B. -117oCC. Cao hơn -117oC D. Thấp hơn -117oC

Bài 6:Các nha sĩ khuyên không nên ăn thức ăn quá nóng. Vì sao?

A. Vì răng dễ bị sâu  B. Vì răng dễbịrụngC. Vì răng dễ bị vỡD. Vì men răng dễ bị rạn nứt

Bài 7:Khi đặt bình cầu đựng nước vào nước nóng người ta thấy mực chất lỏng trong ống thủy tinh mới đầu tụt xuống một ít, sau đó mới dâng lên cao hơn mức ban đầu. Điều đó chứng tỏ

:A. thể tích của nước tăng nhiều hơn thể tích của bình  

.B. thể tích của nước tăng ít hơn thể tích của bình

.C. thể tích của nước tăng, của bình không tăng.

D. thểtích của bình tăng trước, của nước tăng sau và tăng nhiều hơn.

Bài  8:Hiện tượng nào sau đây xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong một bình thủy tinh?

A.    Khối lượng riêng của chất lỏng tăng

.B. Khối lượng riêng của chất lỏng giảm

.C. Khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi.

D. Khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng.

Bài 9:Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sựngưng tụ?

A. Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm      .B. Sựtạo thành mưa.                       C. Băng đá đang tan.

D. Sương đọng trên lá cây.

Bài 10:Khi lau bảng bằng khăn ướt thì chỉmột lát sau là bảng khô vì:

A. Sơn trên bảng hút nước   .B. Nước trên bảng chảy xuống đất     .                                        C. Nước trên bảng bay hơi vào không khí.         D. Gỗ làm bảng hút nước

0
1.Nhà Minh ở gần biển. Bạn Minh thấy rằng ban ngày thì có gió từ biển thổi vào còn vào ban đêm thì có gió từ đất liền thổi ra.Theo em đúng hay sai và vì sao?2.Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm ?3.Người ta  ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí trong khinh khí cầu. Em hãy giải thích tại sao khinh khí cầu lại có thể bay lên được ?4.Tại sao khi lợp nhà bằng tôn phẳng,...
Đọc tiếp

1.Nhà Minh ở gần biển. Bạn Minh thấy rằng ban ngày thì có gió từ biển thổi vào còn vào ban đêm thì có gió từ đất liền thổi ra.Theo em đúng hay sai và vì sao?

2.Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước đầy ấm ?

3.Người ta  ứng dụng sự nở vì nhiệt của chất khí trong khinh khí cầu. Em hãy giải thích tại sao khinh khí cầu lại có thể bay lên được ?

4.Tại sao khi lợp nhà bằng tôn phẳng, người ta đóng đinh ở một đầu còn đầu khi phải để tự do?

5.Tại sao chổ tiếp nối hai thanh ray đường sắt lại để một khe hở?

6.Những ngày trời nắng gắt, để xe đạp ngoài nắng, xe hay bị xẹp lốp, thậm chí nổ lốp. Hãy giải thích tại sao?

7.Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì?

8.Nêu kết luận về: Sự nóng chảy và sự đông đặc; sự bay hơi và sự ngưng tụ; sự sôi.

9. Tại sao vào mùa lạnh khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mờ đi rồi sau đó một thời gian gương sáng trở lại?

10.Tại sao một gối đỡ đầu cầu bằng thép phải đặt trên con lăn?

11.Tại sao các ống dẫn hơi trong các lò áp suất lại có những đoạn uốn cong?

15
7 tháng 5 2016

Giúp mik vs

 

7 tháng 5 2016

đây là đề cương hay là đề thi vậy?

) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình 2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy? 3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? 4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? 5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 6)...
Đọc tiếp

) Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Hỏi phải mở nút bằng cách 
nung nóng phần nào của lọ thuỷ tình 
2) Tại sao khi đun nước ta không nên đổ nước thật đầy? 
3) Tai sao ngươi ta không đóng chai nước ngọt thật đầy? 
4) Tại sao quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên? 
5) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? 
6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng? 
7) Tại sao khi rót nước nóng vào cốc thuỷ tinh dày thì dễ vỡ hơn là rót nước nóng vào 
cốc thuỷ tinh mỏng? 

8) Hai nhiệt kế thuỷ ngân có bầu chứa một lượng thuỷ ngân như nhau, nhưng ống thuỷ 
tinh có tiết diện khác nhau, khi đặt cả hai nhiệt kệ này vào hơi nước đang sôi thì mực 
thuỷ ngân trong 2 ống có dâng lên cao như nhau hay không? Tại sao? 
9) Tại sao người ta không dùng nước mà phải dùng rượu để chế tạo các nhiệt kế dùng để 
đo nhiệt độ của không khí? 
10) Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh 
11) Tại sao khi nối các thanh ray của đường ray người ta lại để 1 khoảng hở nhỏ giữa 2 
thanh ray? 
12) Một quả cầu bằng nhôm, bị kẹt trong một vòng bằng sắt. để tách quả cầu ra khỏi 
vòng thì một học sinh đem hơ nóng cả quả cầu và vòng. Hỏi các này có thể tách quả cầu 
ra được hay không? Tại sao? 
13) Nguời ta thường thả đèn trời trong các dịp lễ hội. đó là một khung nhẹ hình trụ được 
bọc vải hoặc giấy, phía duới treo một ngọn đèn (hoặc một vật tẩm dầu dễ cháy) (xem 
hình bên). Tại sao khi đèn (hoặc vật tẩm dầu) được đốt lên thì đèn trời có thể bay lên 
cao? 
14) Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía người ta thường chặt bớt lá 
15) Giải thích sự tạo thành giọt nước đọng trên lá cây vào ban đêm 
16) Tại sao rượu (cồn) đựng trong chai không đậy nút sẽ cạn dần, còn nếu đậy nút thì 
không cạn 
17) Tại sao vào mùa lạnh, khi hà hơi vào mặt gương ta thấy mặt gương mờ đi rồi sau 
một thời gian, mặt gương lại sáng trở lại 

GIÚP MÌNH  VỚI.MAI MÌNH NỘP RỒI

HELP ME

14
25 tháng 5 2016

1, Một lọ thuỷ tinh được đậy bằng nút thuỷ tinh, nút bị kẹt. Phải mở nút bằng cách 
nung nóng cổ lọ .
2) Khi đun nước , người ta không đổ nước thật đầy vì nước sẽ tràn ra ngoài gây nguy hiểm
3) Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì có thể tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở vì nhiệt gây ra lực lớn
4) Quả bóng bàn đang bị bẹp khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên vì lượng khí trong bóng nở ra => làm bóng phồng lên 
5) Không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh vì :

Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

                                    d = 10.

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh

 

25 tháng 5 2016

6) Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể :

Sự nóng chảy: đồng rắn chuyển dần sang lỏng trong lò nung                                     
Sự đông đặc: đồng lỏng nguội dần trong khuôn đúc, chuyển sang thể rắn ( tượng đồng )

7) Vì khi  rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì thuỷ tinh bên trong cốc tiếp xúc với nước nóng trước sẽ nở ra ,trong khi đó sự truyền nhiệt của thuỷ tinh kém ,lớp thuỷ tinh bên ngoài chưa kịp nở do vậy mà cốc sẽ bị vỡ.Còn cốc mỏng thì do lớp thuỷ tinh mỏng nên sự truyền nhiệt sẽ lẹ hơn do vậy lớp thuỷ tinh bên trong và bên ngoài nở như nhau => không vỡ 
8)  Thủy ngân nở vì nhiệt tuy như nhau nhưng lượng thủy ngân lớn tất phải nở nhiều hơn. Do vậy bầu thủy ngân to sẽ nở nhiều hơn và do vậy mực thủy ngân sẽ dâng cao hơn trong ống.
9)Vì rượu giãn nở vì nhiệt nhiều hơn nước
10) Giống câu 5 ( bạn bị lặp )

Câu 1: Người thợ nung nóng nó vì sau khi nung nóng vòng đai sẽ to ra giúp ta tra vừa lưỡi dao. Sau đó người thợ rèn lại bỏ nó vào chậu nước để nó co lại, vừa khít với lưỡi dao.

Câu 2: 

Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

d = 10.

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng m không đổi nhưng thể tích V tăng, do đó d giảm. Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh

Câu 3: vì thủy ngân(hoặc rượu) là chất lỏng và bầu chứa là chất rắn

mà chất lỏng sẽ dãn nở khi nóng lên nhiều hơn chất rắn, nên vì thế mà thủy ngân( hoặc rượu) sẽ vẫn đâng lên trong ống thủy tinh

3 tháng 5 2016

Khi trời nóng , sẽ có 1 lượng nhiệt rất lớn chiếu vào mái tôn , nếu như mái tôn thẳng băng thì sẽ làm cho các cây đinh bung ra . Khi để dạng lượn sóng thì có đủ diện tích để dãn nở .

Chúc bạn học tốt!hihi

3 tháng 5 2016

Tấm tôn lợp có hình gợn sóng để khi dãn nở vì nhiệt ít bị cản trở, tránh sự hư hỏng tôn

20 tháng 5 2016

Bạn xem câu trả lời của mình nhé:

Trả lời:

Câu 1: Vì khi nhổ cỏ quá đột ngột thì do lực quán tính, rễ cỏ chưa kịp chuyển động, mà thân đã bị đứt => rễ vẫn nằm trong đất => cỏ dại sẽ nhanh chóng mọc lại. (Vì cỏ dại có thể mọc bằng rễ)

Câu 2: Nhiệt kế hoạt động sựa trên sự giãn nở vì nhiệt của các chất.

Câu 3: Khi trời nắng nóng, các tấm tôn sẽ nở ra, nếu như mái tôn thẳng không có hình gợn sóng thì các cây đinh sẽ bị bung ra còn nếu như mái tôn hình gợn sóng thì sẽ đủ diện tích để giãn nở.

Chúc bạn học tốt!hihi

20 tháng 5 2016

câu 1: Tại vì khi nhổ cỏ quá đột ngột thì rễ cỏ chưa kịp chuyển động thân đã bị đứt. Rễ vẫn nằm trong đất cỏ dại sẽ mọc lại nhanh chóng.

28 tháng 10 2018

- Khi có sự thay đổi nhiệt độ, mái tôn có sự dãn nở → tiếng kêu ken két.

- Thường vào buổi trưa hoặc buổi tối, lúc đó có sự thay đổi nhiệt lớn → các tấm tôn bị dãn nở hay co lại → tiếng kêu ken két

⇒ Đáp án A

27 tháng 2 2016

Do đêm về, nhiệt độ xuống thấp làm cho tôn co lại, vì vậy nghe thấy những tiếng ken két phát ra.

6 tháng 11 2016

2.10 :

ĐƯờng kính : dùng 2 bao diêm kẹp chặt 2 bên quả bóng bàn sau đó dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa 2 vỏ bao diêm ta đượcđường kính của quả bóng bàn

- Chu vi : dùng băng giấy cuốn vòng quanh của quả bóng bàn đánh dấu độ dài đã cuốn . Dùng thước thẳng đo độ dài vừa đánh dấu ta được chu vi quả bóng bàn .

9 tháng 9 2016
  • Đo đườg kính quả bóng bàn: Đặt 2 vỏ bao diêm tiếp xúc với hai bên quả bóng bàn và song song với nhau. Dùng thước nhựa đo khoảng cách giữa hai bao diêm. Đó chính là đường kính quả bóng bàn.
  • Đo chu vi quả bóng bàn: Dùng băng giấy quấn 1 vòng theo đường hàn giữa hai nửa quả bóng bàn. Dùng thước nhựa đo độ dài đã đánh dấu trên băng giấy. Đó chính là chu vi quả bóng bàn.
Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi bị đun nắng rồi sau đó để nguộiThòi gian (phút)0    2    4    5    7    10    12    13    16    18    20    22Nhiệt độ  (oC)   50  65  75  80  80   90   85    80    80    75    70    60a) Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến?b) Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ?c)...
Đọc tiếp

Cho bảng số liệu sau đây về sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến khi bị đun nắng rồi sau đó để nguội

Thòi gian (phút)0    2    4    5    7    10    12    13    16    18    20    22

Nhiệt độ  (oC)   50  65  75  80  80   90   85    80    80    75    70    60

a) Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến?

b) Băng phiến này nóng chảy ở bao nhiêu độ?

c) Từ phút thứ bao nhiêu băng phiến này nóng chảy?

d) Thời gian nóng chảy là bao nhiêu phút?

e) Sự đông đặc bắt đầu ở phút thứ mấy? Ở nhiệt độ bao nhiêu?

f) Thời gian đông đặc kéo dài bao nhiêu phút?

g) Hãy chỉ ra trong các khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến tăng, trong những khoảng thời gian nào nhiệt độ của băng phiến giảm

2

b) Băng phiến này nóng chảy ở nhiệt độ 80oC

c) Từ phút thứ 5 đến phút thứ 7, băng phiến nóng chảy

d) Thời gian nóng chảy là 2 phút.

e) Sự đông đặc bắt đầu từ phút thứ 13, ở nhiệt độ 80oC

f) Thời gian kéo dài 3 phút.

g) - Khoảng thời gian từ phút thứ 0 đến phút thứ 5, nhiệt độ của băng phiến tăng từ 50oC -> 80oC.

- Khoảng thời gian từ phút thứ 7 đến phút thứ 10, nhiệt độ của băng phiến tăng từ 80oC -> 90oC.

- Khoảng thời gian từ phút thứ 10 đến phút thứ 13, nhiệt độ của băng phiến giảm từ 90oC -> 80oC.

- Khoảng thời gian từ phút thứ 16 đến phút thứ 22, nhiệt độ của băng phiến giảm từ 80oC -> 60oC.

( thời gian còn lại nhiệt độ của băng phiến giữ nguyên nhá bạn )