Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:-Bác Hồ như một vị Cha già của dân tộc
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Bài học đường đời đầu tiên"
+Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lìa qua.
+Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạm như hai lưỡi liềm máy đang làm việc.
+Cái chàng Dế Choắt, người gầy và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện.
+Chú mày hôi như cú mèo.
+ Mỏ cốc như cái dùi sắt, chọc xuyên cả đất.
_Những câu văn có sử dụng biện pháp so sánh trong bài "Sông nước Cà Mau"
+Càng đổ dần về hướng mũi Cà Mau thì sông ngòi, kênh rạch càng bủa giăng chi chít như mạng nhện.
+Dòng sông Năm Căn, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.
+Cá bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng
+Thuyền xuôi giữa dòng sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.
+Vẫn là cái quang cảnh quen thuộc của xóm chợ ... như ... thuyền lưới , thuyền buôn dập dềnh trên sóng.
+Những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng-sông chiếu rực trên như những khu phố nổi.
Câu 3 bạn tự làm nhé
nhớ k cho mình nhé
Trước cửa nhà em có một cây bàng. Mẹ em nói từ khi em sinh ra thì cây bàng này đã có từ lâu lắm rồi. Bởi vậy, cây bàng đã gắn bó với tuổi thơ của em, với những kỉ niệm vui buồn thuở bé.Cây bàng này lớn lắm, tán lá của nó xòe rộng ra như một chiếc ô khổng lồ. Mỗi lần đi học về, chỉ cần nhìn từ xa, thấy mái nhà đỏ có tán lá xanh xanh cao lớn là em đã biết ngay đó là ngôi nhà thân thương của mình. Mỗi mùa hè đến, dưới tán lá xanh mướt ấy là một không gian rộng lớn râm mát. Em rất thích được ngồi dưới tán cây, lắng nghe tiếng chim hót hòa cùng tiếng ve kêu râm ran, hưởng thụ bóng mát từ những chiếc lá trên chiếc ghế mây của mình.Mùa hè qua đi, thu đến, qua những tháng ngày mùa thu với cơn gió heo may, lá bàng dần chuyển sang màu đỏ trong cái giá lạnh của mùa đông. Căn nhà nhỏ của em rực một màu đỏ bắt mắt giữa phố phường rộng lớn. Từng chiếc lá đỏ nhẹ nhàng đáp xuống mặt đất mỗi khi nàng gió lướt qua. Và rồi, khi xuân đến, những cành cây khẳng khiu được tiếp thêm nhựa sống mà chầm chậm nhú ra những mầm non, chồi lá nhỏ xinh.Thân cây xù xì nhờ có sức sống mãnh liệt tươi trẻ được những chiếc rễ cần mẫn mỗi ngày tìm kiếm mà luôn vững chắc, dẫu nắng, dẫu mưa gió bão bùng ra sao, cây vẫn lặng yên đứng đó, kiên trì và bền bỉ. Những vết hằn của thời gian hiện rõ trên thân cây, như một lời minh chứng cho sự tồn tại lâu năm của nó.Những ngày còn bé, em còn hay dùng gậy chọc lên tán lá, để cùng đám trẻ hàng xóm xung quanh hứng lấy những trái bàng vàng tươi, tranh nhau cắn thử một miếng rồi lại le lưỡi vì chát. Những đồng tiền trái bàng được dùng trong trò chơi đồ hàng, tiếng cười nói vui vẻ vang đi thật xa, thật xa.Phía dưới gốc cây, em đã trồng những cây cỏ cảnh rất đẹp, cả những bông hoa đủ màu sắc, chúng tô điểm cho nhau, tạo nên một bức tranh tự nhiên tươi đẹp thích mắt. Mỗi ngày, em đều chăm chỉ tưới nước cho cây. Em mong cây vẫn sẽ luôn tươi xanh và ngày càng cao lớn hơn nữa.Em rất yêu cây bàng này. Dẫu có đi xa, nó vẫn luôn hiện hữu trong trái tim em, như là một biểu tượng, một dấu hiệu để nhận ra mái ấm thân yêu.
1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Bài học đường đời đầu tiên".
-Văn bản trích trong tác phẩm "Dế Mèn phiêu lưu kí".
-Tác giả là Tô Hoài.
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.
3. Văn bản kể theo ngôi thứ nhất.
-Tác dụng: Giúp câu chuyện trở nên chân thực hơn, giàu sự tin tưởng hơn
Giúp nhân vật bộc lộ được tâm trạng, tình cảm dễ dàng hơn
Giúp người đọc hiểu rõ về nhân vật hơn
4. Phép so sánh sử dụng trong đoạn văn:
-"Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua."
-"Hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc."
Tác dụng của các phép so sánh:
-- Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
--Giúp cho người đọc, người nghe tưởng tượng một cách dễ dàng, sinh động hơn.
5. Em đồng ý với ý kiến đó. Vì trong đoạn văn, tác giả đã miêu tả được rõ nét ngoại hình của Dế Mèn:
+ Đôi càng mẫm bóng
+ Những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứng dần và nhọn hoắt
+ Đôi cánh thành áo dài kín xuống tận chấm đuôi
+ Đầu to ra, nổi từng mảng rất bướng
+ Hai cái răng đen nhánh, nhai ngoàm ngoạp
+ Sợi râu dài, uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng
6. Khiêm tốn là một điều không thể thiếu đối với những người muốn thành công. Thật vậy, đức tính khiêm tốn là những đức tính quý báu mà mỗi người thực sự cần trang bị cho bản thân trong cuộc sống hiện đại. Khiêm tốn là khi mỗi người không kiêu căng tự phụ về những gì mình có, những thành quả mình làm được, sống thực sự chân thành và ham muốn học hỏi nhiều hơn là khoe mẽ. Đức tính này có thể được thể hiện qua cách ăn mặc, qua lời ăn tiếng nói và phong cách thái độ sống. Nhờ có sự khiêm tốn, con người thực sự có thể học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh. Hơn thế nữa, thái độ sống giản dị khiêm nhường cũng đem đến cho mỗi người những cơ hội để mở mang đầu óc, lắng nghe, tiếp thu những điều hay lẽ phải từ những người xung quanh. Bằng đức tính khiêm tốn ham học hỏi, con người biết tự khai phá những con đường đi tới thành công cho mình. Trái lại là kiêu căng tự phụ sẽ làm cho chúng ta không lắng nghe được từ người khác, từ đó học hỏi bị hạn chế. Không những vậy, thái độ sống khiêm tốn giản dị hướng tới những giá trị lâu bền sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng. Tóm lại, đức tính khiêm tốn là đức tính cần thiết mà mỗi người cần trang bị trong cuộc sống.
câu ca dao dung để khuyên
chủ đề giữ chí kiên định
2 câu thơ lục bát liên kết với nhau về vần en
2 về cầu đã diễn đạt trọn vẹn 1 ý
đây là 1 văn bản
có phải là văn bản: có chủ đề, có liên kết,bố cục rõ ràng, mach lac
còn lại tự làm nhé ~ hc tốt ~
Bài 2:
Mỗi ngày, khi bước vào lớp học của mình, em đều có một cảm giác thật thân quen, gần gũi. Em gắn bó với lớp học của em đã gần một năm nay.Lớp em nằm ở dãy lầu hai vì chúng em đã lớn, có thể di chuyển nhanh chóng khi lên xuống sân trường mỗi ngày. Nhờ lớp ở giữa dãy nên chúng em lên xuống hai bên cầu thang, bên nào cũng thuận tiện. Diện tích lớp tương đối rộng, chúng em có thể ngồi và di chuyển một cách thoải mái. Tường được quét vôi màu xanh lơ trông thật dịu mắt. Chúng em cố gắng giữ cho bức tường sạch sẽ. Vì thế có bạn nào viết vẽ bậy lên tường, chúng em đều kịp thời nhắc nhở. cửa lớp được làm bằng gỗ, sơn màu xanh dương, mỗi khi ra về bạn tổ trưởng không quên khép nó lại.Bước vào lớp là ta thấy ngay bục giảng. Bục giảng được xây cao bằng xi măng, bên ngoài được tô lớp đá mài màu xanh lá cây. Góc trong của bục giảng được xây to hơn thành hình chữ L để đặt bàn giáo viên ở đó. Vì vậy ngồi trên bàn, cô giáo có thể quan sát rõ học sinh cả lớp. Phía trên bục giảng là một tấm bảng đen lớn được chia làm ba phần, ở giữa cô dạy bài mới, bên trái ôn bài cũ và bên phải là cô dặn dò bài chuẩn bị kì tới. Tấm bảng đen rất mịn, khi cô viết thì những dòng chữ bằng phấn hiện ra thật rõ ràng, đẹp dẽ. Cạnh bảng phía dưới có một cái gờ nhô ra đùng để phấn, giẻ lau và hứng bụi phấn rớt xuống dó. Trên cái bục giảng này, chúng em thường xuyên lên quét dọn, lau chùi và làm bài tập.Bàn ghế ở phòng học được kê làm bốn dãy. Mỗi dãy có sáu cái bản, mỗi bàn ngồi được hai học sinh. Bàn ghế được ốp mi-ca màu vàng có vân trắng, trông thật đẹp mắt. Ghế được đóng dính vào bàn trông rất gọn. Phía trên bảng đen, nơi cao nhất là ảnh chân dung Bác Hồ. Dưới một chút là dòng chữ in màu đỏ “Tiên học lễ hậu học văn". Nơi góc bảng bên phải có một ô vuông nhỏ ghi tên lớp, số bạn hiện diện, vắng mặt mỗi ngày. Bức tường cuối lớp được trang trí bởi dòng chữ: “Thầy dạy tốt, trò học tốt" cũng bằng màu đỏ. Kế đỏ là tấm bảng danh dự được lớp em trang trí bông hoa, màu sắc rất đẹp. Tên của năm bạn học giỏi nhất lớp theo từng tháng điểm sẽ được trang trọng ghi lên đó. Gần bên là bản tin ghi thống báo hoạt động của lớp. Dưới góc lớp có thùng rác, chổi và ki hốt rác.Vì chăm giữ vệ sinh nên lớp em từ ngoài vào trong luôn sạch sẽ. Chúng em luôn nhớ câu “Nhà sạch thì mát” đã từng được học. Cô giáo từng khen chúng em về vấn đề này. Em coi lớp như ngôi nhà của mình. Mỗi lần bước vào lớp, em lại có một cảm giác ấm áp, thân quen như gặp lại người bạn thân thiết cùng học tập, vui chơi suốt một năm học.