K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 1 2019

Gió mùa tràn về cũng là lúc báo hiệu mùa đông đã đến. Cái lạnh khắc nghiệt và đường phố cũng ít nhộn nhịp hơn thường lệ. Hai hàng cây ven đường đã trút bỏ những bộ cánh muôn mùa kèm theo đó là những cành cây trơ trụi lá nhẫn nhịn chịu đựng giá rét. Mùa đông thời tiết giá lạnh, có mưa phùn gió bấc khiến cho mọi người phải đóng cửa hết và rất ít ra ngoài vì trời lạnh. Mọi người đều được cuộn tròn trong những chiếc áo ấm. Mùa đông tuy lạnh giá nhưng tôi lại luôn cảm thấy sự ấm bởi sự đầm ấm trong căn nhà nhỏ của mình. Vì tôi luôn cảm thấy ấm áp khi được ở nhà cùng với gia đình mình . Ôi , mùa đông thật tuyệt !

23 tháng 2 2021

banh

6 tháng 2 2022

Em tham khảo:

Các câu mở đầu cho trong bài tập giống với câu đặc biệt về mặt tác dụng. Chúng đều dùng để nêu sự tồn tại của sự vật, sự việc. Song, chúng không phải là câu đặc biệt. Chúng là câu tồn tại (Câu trần thuật đơn không có từ là) Qua đó có thể thấy, để nêu sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, có thể dùng các kiểu câu khác với câu đặc biệt.

8 tháng 2 2017

-Ngày xưa, có hai vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau trong một túp lều nát trên bờ biển.

câu trên có từ "Ngày xưa" là câu không có CN và VN giống với câu đặc biệt nhưng khác nhau vì: Ngày xưa; Hai vợ chồng ông lão đánh cá; một túp lều nát trên bờ biển đây là những cụm danh từ \(\Rightarrow\) từ Ngày xưa không phải câu đặt biệt

-Có một anh tính hay khoe của

câu trên có từ "có" không được cấu tạo theo mô hình CN và VN giống câu đặc biệt nhưng nó không có tác dụng như câu đặc biệt

-Trong cuộc sống của con người,từ xưa đến nay đều có sự tham gia đóng góp tích cực của các giống vật trâu,chó,ngựa,dê,gà,lợn....

câu trên có cụm từ "Trong cuộc sống của con người" là câu để xác định thời gian,nơi chốn diễn ra sự việc được nói đến trong đoạn nhưng khác với câu đặc biệt, cụm từ này có cấu tạo của VN,...

14 tháng 4 2020

nhok thiên yết 2k7             

bạn kiểm tra dấu chấm , dấu phẩy nhé ! 

viết lại có dấu chấm phẩy cho mình !

14 tháng 4 2020

a) Ngày xưa, có 2 vợ chồng ông lão đánh cá ở với nhau bên bờ biển

điểm giống: câu trên có từ ngày xưa không có CN,VN - không được cấu tạo theo mô hình CV

điểm khác : -ta nhận thấy từ Ngày mai chính là trạng ngữ ; nó bổ sung ý nghĩa về mặt thời gian ;khiến cho câu trở nên chính xác; từ ngày mai k thể bị lược bỏ . Vì vậy ; từ ngày mai là TN chứ không phải là câu đặc biệt.

-Hai vợ chồng ông lão đánh á -CN    ở với nhau -VN 

vậy câu có đầy đủ CN;VN và không phải câu đặc biệt ; mà chỉ là câu bình thường; có TN

b)

điểm giống :  trong  câu này ; ta nhận thấy có từ Có không được cấu tạo theo mô hình CV

điểm khác : +từ có này không có tác dụng như một câu đặc biệt .

                   +Nó bổ sung ý nghĩa cho 1 cụm danh từ : 1 anh tính hay khoe của

ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN VĂN CỦA MÌNH NÈ ( các bạn tham khảo nhé ) :Câu 1: Cho câu thơ sau và hãy trả lời những yêu cầu bên dưới :"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"a) Viết tiếp ba câu còn lại và cho biết đây là bài gì ? Tác giả là ai ?b) Bài thơ thuộc thể thơ gì ? tìm những cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ em vừa chép ?c) Trong bài thơ có thành ngữ nào ? Câu thành ngữ đó có mấy lớp nghĩa ?...
Đọc tiếp

ĐỀ THI HỌC KỲ I MÔN VĂN CỦA MÌNH NÈ ( các bạn tham khảo nhé ) :

Câu 1: Cho câu thơ sau và hãy trả lời những yêu cầu bên dưới :

"Thân em vừa trắng lại vừa tròn"

a) Viết tiếp ba câu còn lại và cho biết đây là bài gì ? Tác giả là ai ?

b) Bài thơ thuộc thể thơ gì ? tìm những cặp từ trái nghĩa có trong bài thơ em vừa chép ?

c) Trong bài thơ có thành ngữ nào ? Câu thành ngữ đó có mấy lớp nghĩa ? Giải thích ngắn gọn các lớp nghĩa đó ?

d) Viết một đoạn văn ( từ 5 - 7 câu ) nếu cảm nghĩ của em về người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

e) Tìm một số câu bắt đầu bằng từ " thân em " đã học và nếu sự giống nhau giữa bài thơ em đã chép ở phần (a) và câu ca dao trên.

Câu 2: Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về ngôi trường em đang học.

2
14 tháng 12 2016

có đáp án ko bạn mk tham khảo với mai mk thi r

 

14 tháng 12 2016

tự làm được mà hoặc bạn có thể tìm trên google

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7I. Phần văn bản:1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?II. Tiếng Việt:1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?2. Bài tập:BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:Ngày...
Đọc tiếp

BÀI TẬP ÔN NGỮ VĂN 7
I. Phần văn bản:
1. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất.
2. Học thuộc lòng những câu tục ngữ về con người và xã hội? giải thích 2 câu?
3. Tục ngữ là gì? Phân biệt tục ngữ và ca dao?
II. Tiếng Việt:
1. Thế nào là câu rút gọn, câu đặc biệt?
2. Bài tập:
BT1: Tìm câu rút gọn chủ ngữ trong đoạn trích sau và cho biết tác dụng của nó:
Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà Thống Lí,
bố của thống Lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đen nộp lại cho chủ nợ một nương
ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. người vợ
chết cũng chưa trả hết nợ. ( Tô Hoài )
BT 2: Chỉ rõ và khôi phục các thành phần câu bị rút gọn trong những trường
hợp sau đây:
a. Tiếng hát ngừng. cả tiếng cười.
b. Đi thôi con!
c. Mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước
độc lập tự do.
d. Uống nước nhớ nguồn.
e. Của đáng mười Nhu chỉ bán được năm. Có khi chẳng lấy được đồng tiền nào
là khác nữa.
BT 3: Trong hai đoạn đối thoại sau tại sao có đoạn dùng câu rút gọn, có đoạn lại
không thể dùng câu rút gọn:
Đoạn a
- Lan ơi! Bao giờ bạn đến nhà mình chơi?
- Chủ nhật.
Ngọc hỏi lại: mấy giờ?
- 8 giờ sáng.
- Nhớ mang sách cho tớ nhé
Đoạn b
Bà nội nhìn cháu và khẽ hỏi:
- Lan…Mấy giờ cháu đến truờng?

- Thưa bà: Cháu đi ngay bây giờ ạ!
- Cháu có nhớ lòi mẹ cháu dặn sáng nay không?
- Dạ, thưa bà, cháu nhớ ạ.
BT 4:Viết một đoạn hội thoại ngắn( 7- 10 câu), trong đó có sử dụng câu rút gọn.
Gạch chân dưới các câu rút gọn đó.
BT 5: Trong những trường hợp sau đây câu đặc biệt dùng để làm gì?
a. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng xông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang
ngồi có vẻ chờ đợi.
b. Mẹ oi! Chị ơi! Em đã về.
c. Có mưa!
d. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa!
BT 6: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
- Biển đề tên trường mình có phải là câu đặc biệt không nhỉ?
- Không.
- Vậy Ngữ văn 7 ở trên bìa sách của chúng mình có phải là câu đặc biệt không?
- Cũng không phải.
- Thế biển đề Giặt là trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện của hai bạn em thấy đúng sai thế nào?
III. Tập làm văn:
1. Thế nào là văn nghị luận?
2. Thế nào là luận điểm, luận cứ và lập luận?
3. Bài tập:
BT1: Giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt có ngày nên kim? Tìm 3 dẫn
chứng trong thực tế cuộc sống để chứng minh?
BT2: Tìm 3 và phân tích 3 biểu hiện, việc làm trong cuộc sống thể hiện đạo lí
sống uống nước nhớ nguồn?

0
Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Làoc.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.

Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.

a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?

b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào

c.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển Trường Sa.

d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:

Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!

e. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…

g. Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang về một con gà mái tơ vàng. Ôi chao, một con gà.

h. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ chờ đợi.

i.Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. Có mưa

l. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa! m.Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà

n. Buổi hầu sáng hôm ấy. ***** Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường

p.Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập

q.Có một lần đêm đã gần sáng, nghe anh Nhân thở đều đều mà tôi lại cứ cho là anh ấy đang thức. Tôi hỏi: “Anh chưa ngủ à” – Im lặng.

r. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối đi.

Gió.

Mưa.

Não nùng.

Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:

a.Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.

b. Lớp sinh hoạt vào lúc nào? – Buổi chiều.

c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi

d. Anh để xe trong sân hay ngoài sân? – Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên

g. Nước gì đang xối xả đổ vào mái hiên thế? – Mưa

h. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại

i. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có một tiếng động mạnh, nước đập ùm ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo!

k.Hai chân Nhẫ n quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo.

Câu 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:

-Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không? – không

-Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải câu đặc biệt không? – Không

-Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?

- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.

Qua câu chuyện trên, em thấy đúng sai thế nào?

Câu 5: Cho 2 đoạn văn bản sau:

a.Dân số ngày càng tăng đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc cũng như toàn thể cộng đồng. Những ảnh hưởng đó là: không có đủ lương thực, thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hàng ngày, từ đó dẫn đến cảnh đói nghèo, tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến suy thoái sức khỏe, giống nòi không những không phát triển mà còn dễ dàng bị thoái hóa. Dân số tăng trong khi cơ sở sản xuất có hạn dẫn đến thiếu việc làm, thất nghiệp ngày càng tăng. Dân số tăng càng nhanh thì chất lượng cuộc sống của cộng đồng , gia đình, cá nhân sẽ càng giảm sút

b. Nếu con người không biết ngăn chặn hành động phá hoại thiên nhiên và môi trường thì rất nguy hại. Đến một lúc nào đó con người không còn có thể khai thác từ thiên nhiên để lấy của cải vật chất nuôi sống chính bản thân mình. Môi trường sống của con người đang bị đe dọa: chất thải công nghiệp đang làm vẩn đục các dòng sông, tai nạn của các con tàu chở dầu làm ô nhiễm hàng vạn cây số bờ biển các nước. Bầu khí quyển ngày càng bị các hợp chất của các-bon làm ô nhiễm, tầng ô-dôn bao bọc trái đất bị chọc thủng, các tia tử ngoại xâm nhập vào các dòng khí quyển xuống mặt đất. Nhiệt độ khí quyển ngày càng tăng, lượng nước biển sẽ dâng do sự tan băng ở Bắc và Nam cực của trái đất. Tất cả những điều đó là nguyên nhân phá hoại cân bằng sinh thái và đang là sự đe dọa khủng khiếp cho sự sống trên hành tinh của chúng ta.

-Câu văn nào nêu luận điềm? Qua câu văn ấy, người viết muốn đưa ra kết luận gì?

- Để người đọc hiểu rõ kết luận của mình, người viết đã xây dựng những luận cứ nào?

Câu 6: Chỉ rõ phương pháp lập luận trong các VD sau:

a.Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi con người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách.

b. Chị Dậu rất mực dịu hiền nhưng không yếu đuối. Khi cần, chị đã phản kháng dũng cảm, thể hiện một sức sống kiên cường bất khuất của phụ nữ nông dân Việt Nam

Câu 7: Xác định luận điểm và những phương pháp lập luận chính được dùng trong đoạn văn nghị luận sau:

Bác Hồ là người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Dù Người không có một gia đình riêng cho mình, nhưng cà đất nước này, cả non sông này là gia đình của Người. Đúng như thơ Tố Hữu đã từng ca ngợi: “ Người không con mà có triều con”. Từ miền Bắc tời miền Nam, từ miền xuôi đến miền ngược, từ già đến trẻ, ai cũng dành cho Bác những tình cảm thật cao đẹp. Đó là niềm tôn kính. Đó là sự biết ơn. Và khi Bác đi xa thì tình cảm ấy biến thành nỗi tiếc thương vô hạn. Dù năm tháng có trôi qua, nhưng hình ảnh của Bác, của người Cha già kính yêu ấy vẫn còn sống mãi trong trái tim mỗi người Việt Nam.

Câu 8: Viết một đoạn văn nghị luận khoảng 8-10 câu nêu tác hại của việc học đối phó trong học sinh hiện nay (trong đoạn có sử dụng 1 câu rút gọn)

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0