Câu 1. Đánh dấu (X) vào những ô trống trong bảng để chỉ rõ thành phần nào đã bị lược bỏ trong những câu rút gọn được in đậm dưới đây:
TT | Ví dụ | Lược bỏ CN | Lược bỏ VN | Lược bỏ cả CN VN |
a | Lan ơi!Bao giờ bạn đến nhà mình chơi? - Chủ nhật. | | | |
b | Tôi tợn lắm. Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. | | | |
c | Vệ sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! | | | |
d | Nhìn thấy chị Hồng, nó reo lên: Hôm nay, chị đi chơi cùng ai đấy? - Chị và bác Tám. | | | |
Câu 2: Khoanh tròn vào trước những ví dụ có câu đặc biệt
a. Một ngôi sao. Hai ngôi sao. Sao lấp lánh
b.Trời ơi! Cô giáo tái mặt và nước mắt giàn dụa.
c. Lũ nhỏ khóc mỗi lúc một to hơn.
d. Sài Gòn một thời bão lửa. 1972.
e.Trời mưa rả rích. Nước chảy to.
f. Tuyết rơi.Trời lạnh quá!
g. Những bông hoa trong công viên. Những ánh đèn trên quảng trường.
Câu 3: Nối cột (A) và (B) cho phù hợp để phân loại trạng ngữ được in đậm trong nhữngcâu sau:
Cột A (trạng ngữ) | Cột B( phân loại) |
a.Tại anh, tôi mới bị mẹ mắng. | 1.Trạng ngữ chỉ thời gian |
b.Với đôi chân nhỏ khéo léo, chú bọ ngựa trở về cành hồng. | 2.Trạng ngữ chỉ nơi chốn |
c.Trong những bãi cỏ ngoài bờ ao, đom đóm váau đất lập lòe ánh sáng yếu ớt. | 3. Trạng ngữ nhuyên nhân |
d. Để tôn vinh buổi học cuối cùng, thầy Ha-men đã vận y phục đẹp ngày chủ nhật. | 4. Trạng ngữ phương tiện |
e. Mùa thu, hoa cúc vàng nở lưng dậu. | 5. Trạng ngữ mục đích |
f. Bằng những chiếc xe đạp cũ kĩ, những người lính Điện Biên đã làm nên huyền thoại. | 6. Trạng ngữ cách thức |
II. Tự luận
Câu 1: Xác định câu đặc biệt và nêu tác dụng của chúng trong những câu văn dưới đây:
a.Trời ơi! Trời! Mợ chết mất. Dũng ơi! Dũng ơi!
b. Đương ngày mùa. Tiếng giục. Tiếng gọi. Tiếng người. Tiếng trâu. Tiếng máy cày.
c. Buồn ơi! Xa vắng mêng mông là buồn.
d. Bác về ..Im lặng…Con chim hót
Thánh thót bờ lau vui ngẩn ngơ.
e. Sài Gòn. Mùa xuân năm 1975. Tôi trở về cuộc sống hòa bình.
Câu 2: Chỉ ra câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a. Hôm nay. Văn đã là tiến sĩ.
b. Anh ấy đi khi nào?
- Hôm nay.
c. Mùa thu. Gió thổi cái mùi tinh tươm của cây cối còn sót lại từ ngoài xa tới cái thị xã nhỏ này.
d. Cốm thường có vào mùa nào?
- Mùa thu.
e. Chao ôi! Ước gì có thể bay lên trời được! Như những ngọn gió!
f. Bố cậu đi có lẽ đến ba năm rồi đấy…Hơn ba năm…Có ngót đến bốn năm…
Câu 3: Điền những trạng ngữ thích hợp vào những ỗ trống trong các câu sau:
a. /……/ trời mưa tầm tã,/…/ trời lại nắng chang chang
b./…/cây cối đâm chồi nảy lộc.
c./…./ tôi rón rén bước vào lớp.
d./…/ họ chạy về phía đám cháy.
e./…/ em làm sai mất bài toán cuối.
Câu 4: Nêu tác dụng của việc tách trạng ngữ thành câu riêng trong ví dụ sau: “ Mỗi bước đi, tôi làm điệu dún dẩy các khoeo chân, rung lên rung xuống hai chiếc râu. Cho ra kiểu cách con nhà võ .”
Câu 5: Cho đoạn văn:
“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
( Trích “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, SGK Ngữ văn 7, tập 2)
a.Viết lại nội dung chính của đoạn văn trên bằng 1 câu văn có sử dụng một trạng ngữ ( gạch chân rõ trạng ngữ).
b. Tìm và nêu tác dụng của những câu rút gọn trong đoạn văn trên.
c. Viết đoạn văn khoảng 8 đến 10 câu nêu suy nghĩ về lòng yêu nước của người Việt hiện nay, trong đoạn có sử dụng một câu đặc biệt và một trạng ngữ ( gạch chân và chú thích rõ).
Câu 6: Viết đoạn văn khoảng 6 đến 7 câu giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Đói cho sạch, rách cho thơm”, trong đoạn có sử dụng một câu rút gọn và một trạng ngữ (gạch chân và chú thích rõ).
***Nhanh nhé mk đag cần gap!!!
a là câu đặc biệt
b là câu rút gọn
tl rõ ràng ra bn ơi!!