K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 10 2021

Đó là những người cùng mẹ cha sinh ra, cùng chung sống dưới một mái nhà. Điệp từ “cùng” đã nhấn mạnh nguồn gốc của anh em, một mối quan hệ vô cùng thân mật, gần gũi, thiêng liêng và cao quý, đâu phải  “người xa”. Bởi vậy, bài ca dao đã ra lời khuyên:

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy

21 tháng 10 2021

Trong ca dao dân ca,lối so sánh ví von được sử dụng khá phổ biến."Chân" và "tay" là những bộ phận trên cơ thể con người không thể thiếu được,không thể tách rời nhau.Thiếu chân hay tay mọi cử chỉ hành động của con người bị hạn chế.Chân với tay phối hợp với các bộ phận khác tạo nên sự hoàn chỉnh cho vẻ đẹp con người kể cả hình thể lẫn tinh thần.Cách nói so sánh rất hay,lấy cái cụ thể để nói cái trừu tượng,lấy chân tay để nói tình cảm thân thiết gắn bó giữa anh em trong gia đình,dòng họ.Anh em cùng được sinh trong một gia đình,cùng chung bác mẹ và được nuôi dưỡng trong một tổ ấm.Anh em đâu phải người gì xa lạ,đều sống và lớn lên tình cảm gắn bó ruột thịt,họ cùng chung huyết hệ,bên nhau từ thưở ấu thơ đến lúc về nhà.Từ mối quan hệ gia đình,nhân còn nói tới nghĩa vụ của anh em đối với nhau,đó là phải hòa thuận,giúp đỡ và yêu thương nhau.

Cho ca dao sau :Mười tay Bồng bồng con nín con ơiDưới sông cá lội, ở trên trời chim bayƯớc gì mẹ có mười tayTay kia bắt cá, còn tay này bắn chimMột tay chuốt chỉ luồn kimMột tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rauMột tay ôm ấp con đauMột tay vay gạo, một tay cầu cúng maMột tay khung cửi guồng xaMột tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưaMột tay đi củi muối dưaCòn tay để van lạy, để bẩm...
Đọc tiếp

Cho ca dao sau :

Mười tay 

Bồng bồng con nín con ơi

Dưới sông cá lội, ở trên trời chim bay

Ước gì mẹ có mười tay

Tay kia bắt cá, còn tay này bắn chim

Một tay chuốt chỉ luồn kim

Một tay đi làm ruộng, một tay tìm hái rau

Một tay ôm ấp con đau

Một tay vay gạo, một tay cầu cúng ma

Một tay khung cửi guồng xa

Một tay lo bếp nước, lo cửa nhà nắng mưa

Một tay đi củi muối dưa

Còn tay để van lạy, để bẩm thưa, đỡ đòn

Tay nào để giữ lấy con

Tay nào lau nước mắt, mẹ vẫn còn thiếu tay

Bồng bồng con ngủ cho say

Dưới sông cá vẫn lội, chim vẫn bay trên trời.

(Ca dao dân tộc Mường, Cầm Giang dịch)

Câu 1 : Vì sao trong lời ru  con , người mẹ lại ước có mười tay ? Đây là tứ thơ hay ,ám ảnh sâu sắc . Hãy phân tích tứ thơ hay .

Câu 2 : Qua bài ca dao , anh ( chị ) suy nghĩ gì về thân phận người phụ nữ nông dân trong xã hội cũ ? Câu thơ nào thể hiện thắm thía , sâu sắc nhất điều đó ?

Câu 3 : Trong muốn bể khó nhọc , người mẹ vẫn dành cho con tình cảm yêu thương đặc biệt . Hãy chỉ ra và phân tích những câu thơ thể hiện tình cảm ấy .

Câu 4 : Sự lặp lại câu thơ trong phần kết có tác dụng như thế nào đối với âm hưỡng trữ tình và ý nghĩa của bài ca dao .

0
9 tháng 10 2018

a) - Sử dụng từ “ai” – đại từ phiếm chỉ để mở đầu bài ca dao, chỉ chung tất cả mọi người - để mở đầu bài ca để chỉ các thế lực ngăn cản tình cảm nam nữ xuất hiện nhiều lần

   + Gợi ra sự than trách nghe xót xa, ngậm ngùi

b, Cặp ẩn dụ Sao Hôm- sao Mai và mặt Trăng- mặt Trời (để chỉ hai người xứng đôi vừa lứa)

- Biện pháp so sánh “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”: tình duyên bị ngăn cách nhưng lòng người đơn phương vẫn chờ đợi, mong mỏi ngày gặp

- Sử dụng hình ảnh thiên nhiên, vũ trụ (tính bền vững) gắn với đời sống của con người, để dễ liên tưởng, cũng là để khẳng định tính thủy chung, son sắt của lòng người.

- Hình ảnh thiên nhiên gần gũi đời sống, có vẻ đẹp riêng, ngụ ý, diễn tả tâm hồn

c, Câu cuối sử dụng biện pháp so sánh nhằm thể hiện dù mình không nhớ ta thì ta

   + Sao Vượt tên gọi cổ của sao Hôm, đặc tính, mọc sớm vào buổi chiều, sao lên tới đỉnh của bầu trời thì trăng mới mọc

   + Câu thơ khẳng định tấm lòng chung thủy, nghĩa tình son sắt và ý chí vượt qua những rào cản của tình yêu.

12 tháng 8 2019

Hai lời ca dao than thân có hình thức mở đầu “thân em như…”

   + Âm điệu ngậm ngùi, xót xa.

   + Người than thân ở đây được hiểu là cô gái đang độ xuân thì, ngậm ngùi xót xa khi vẻ đẹp của họ không được trân trọng.

   + Họ không có quyền tự quyết cuộc đời của mình.

- Bài ca 1: người phụ nữ - tấm lụa đào.

   + Thân phận trôi nổi, không tự quyết định được tương lai (phất phơ giữa chợ biết vào tay ai)

- Bài ca 2: người phụ nữ - củ ấu gai (xấu ngoài, đẹp trong)

   + Lời bộc bạch tha thiết của cô gái ý thức được giá trị bản thân

   + Khát khao muốn khẳng định giá trị chân thực vẻ đẹp.

   + Nỗi ngậm ngùi, chua xót cho thân phận người phụ nữ xưa.

24 tháng 4 2017

Học sinh lấy ví dụ có mô -típ: “Thân em như”

   “Thân em như củ ấu gai

Ruôt trong thì trắng vỏ ngoài thì đen .”

   “Thân em như quế giữa rừng

Ngát hương ai biết thơm lừng ai hay”.

24 tháng 11 2017

Phép tu từ:

+ Phép so sánh “Thân em như tấm lụa đào”,

+ Câu hỏi tu từ “Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

+ Từ láy “phất phơ”,

+ Ẩn dụ “tấm lụa đào”

+ Phép so sánh làm cho lời nói giàu hình ảnh, góp phần miêu tả một cách hình tượng vẻ đẹp của người phụ nữ.

+ Câu hỏi tu từ: Góp phần làm tăng sắc thái biểu cảm cho lời than thân .

+ Từ láy: thể hiện sự bấp bênh trong thân phận của người phụ nữ góp phân làm cho lời nói giàu hình ảnh .

+ Ẩn dụ: có tác dụng làm cho lời than giàu hình ảnh và hàm súc góp phần khẳng định vẻ đẹp của người phụ nữ.

31 tháng 1 2019

Nội dung giao tiếp: Ý thức về phẩm chất và số phận của người phụ nữ .

30 tháng 5 2023

Bạn có thể viết thêm các sự kiện:

- Giang sau khi biết tin bố đã hi sinh, vô cùng đau khổ nhưng cô đã cố gắng sống. Cô cũng vẫn luôn nhớ đến anh bộ đội hôm nào, cũng cố gắng hỏi thông tin về anh nhưng đều không có kết quả.

- Anh bộ đội sau khi đi khắp các chiến trường, cuối cùng cũng được trở về Hà Nội. Lúc này anh cũng đã là một thủ trưởng đơn vị. Anh đã tìm thông tin về nơi Giang ở qua đơn vị mà bố Giang công tác. Anh tìm đến phố Khâm Thiên, ngõ Chợ. Cuối cùng cũng thấy Giang.

- Thật bất ngờ là cả hai đều chưa kết hôn. Họ vẫn luôn giữ cho nhau một vị trí đặc biệt trong trái tim. Anh bộ đội đã cầu hôn Giang và hai người có một cuộc sống hạnh phúc bên nhau.