">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2022

Khi so sánh sóng gió như bánh lái con tàu chúng ta muốn nhấn mạnh nếu con tàu không có bánh lại không thể vận hành, cũng giống như con người sống không biết lẽ sống thì chính là đang sống hoài, sống phí.
 

6 tháng 2 2022

ko bt thì xin bn đừng trl

4 tháng 5 2017

- Nguyễn Du xuất thân trong một gia đình đại quý tộc có nhiều đời và nhiều người làm quan to (cha Nguyễn Du làm tới chức Tể tướng), có truyền thống học vấn uyên bác. Nguyễn Du đã thừa hưởng được ở gia đình, dòng họ trí tuệ và truyền thống ấy.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Lên 10 tuổi, Nguyễn Du mồ côi cha lẫn mẹ. Nhà Lê sụp đổ (1789), Nguyễn Du sống cuộc đời phiêu dạt, chìm nổi long đong. Hơn 10 năm gió bụi, sống gần nhân dân, thấm thìa bao nỗi ấm lạnh kiếp người. Nguyễn Du đã khẳng định tư tưởng nhân đạo trong sáng tác của mình. Chính nỗi bất hạnh lớn đã làm nên một nhà nhân đạo chủ nghĩa vĩ đại.

- Làm quan cho nhà Nguyễn (1802), được phong tới chức Học sĩ điện Cần Chánh, được cử làm chánh sứ Trung Quốc... Nhưng Nguyên Du ít nói, lúc nào cần thầm lặng, ưu tư, tư tưởng của Nguyễn Du có mâu thuản phức tạp nhưng đó là sự phức tạp của một thiên tài đứng giữa một giai đoạn lịch sử đầy bi kịch. Những phức tạp trong tư tường Nguyên Du phán nào được ông thể hiện trong những sáng tác của mình.

- Cuộc đời Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Bi kịch cuộc đời đã hun đúc thiên tài, Nguyễn Du để lại một sự nghiệp văn chương vói giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao.

5 tháng 5 2017

- Thời đại và gia đình

  • Nguyễn Du (1765 - 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

  • Ông sinh trường trong một gia đình đại quý tộc nhiều đời làm quan to và có truyền thống về văn học. Cha là tể tướng Nguyễn Nghiễm.

  • Nguyễn Du sống trong thời kỳ lịch sử đầy biến động, chế độ phong kiến Việt Nam rơi vào khủng hoảng trầm trọng, các tập đoàn phong kiến Lê - Trịnh - Nguyễn tranh giành quyền lực, phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.

- Cuộc đời:

  • Sống phiêu bạt nhiều nơi trên đất Bắc, ở ẩn ở Hà Tĩnh.

  • Làm quan dưới triều Nguyễn, đi sứ Trung Quốc, ...

- Đánh giá: Nguyễn Du là người có vốn hiểu biết sâu rộng, phong phú về cuộc sống của Nguyễn Du có phần do chính cuộc đời phiêu bạt, trải nghiệm nhiều tạo thành.

23 tháng 5 2020

Trong cuộc sống của mỗi con người, ai cũng muốn được yêu thương và quý kính, từ đó có một ước mơ đáng quý cho tương lai và ngày mai thật tốt đẹp. Nhưng cuộc sống vố nhiều khó khăn, trắc trở, không dễ dàng cho ta được những ước mơ như ý muốn. Bởi vậy, chúng ta phải can đảm, dũng cảm vượt qua chính mình để vươn lên tô đẹp cuộc đời và biến ước mơ đó thành hiện thực. Mỗi người cần phải có một niềm tin trong cuộc sống để vượt qua những khó khăn và thử thách đang giăng lấp. Niềm tin thực sự cũng sẽ đưa con người từ vực thẳm tối tăm tiến lên phía trước. Đồng thời nó cũng có thể cứu họ từ gục ngã mà vươn lên trong những khó khăn. Bà Hellen Keller có nói: " Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và sự tự tin".

Thật vậy, niềm tin có sức mạnh vô cùng kì diệu. Nó là một cảm xúc trong ý chí của con người. Nó đi liền với sự hi vọng bùng cháy trong tâm hồn. Và để vượt qua chúng thì niềm tin vào bản thân luôn là điều không thể thiếu. Niềm tin vào bản thân là sự ý thức về năng lực, phẩm chất, giá trị của bản thân, đánh giá được vị trí, vai trò của mình trong cuộc sống. Bởi nó không đơn thuần là một cảm xúc thông thường. Nó còn là một động lực lớn của con người. Chắc hẳn chúng ta đã từng nghe câu: "mất niềm tin là mất tất cả".

Tại sao lại như vậy? Bởi chính bạn là người hiểu rõ bạn nhất. Bạn sẽ biết được toàn bộ suy nghĩ, thế mạnh, điểm yếu của chính bản thân bạn. Bạn sẽ là người duy nhất biết rõ bạn cần gì, ước mơ những gì, hi vọng điều gì cho cuộc sống, nếu bạn mất niềm tin bạn sẽ chẳng còn quan tâm đến những điều này nữa. Bạn sẽ chẳng còn ý chí, nghị lực để bước tiếp trên con đường mình đã chọn. Mất niềm tin, bạn sẽ chẳng còn biết mục đích sống của mình là gì, vì thế mà trở thành buông thả bất cần, lúc đó hậu quả sẽ thật khó lường. Không có niềm tin, sống buông thả, bất cứ lúc nào cũng có thể sa ngã rồi đánh mất bản thân mình.

Bởi thế, trong cuộc sống con người phải xây dựng một niềm tin vững chắc, nếu xây dựng một niềm tin không vững chắc, hoặc niềm tin có được trên cơ sở nhận thức cảm tính mà không xuất phát từ lý trí, từ kinh nghiệm thực tế thì sớm muộn niềm tin ấy cũng bị đổ vỡ. Đối với những người theo đạo Phật thì dễ dàng bỏ đạo, thay đổi thái độ, quan điểm cũng chỉ vì niềm tin không kiên cố. Người ta dễ dàng bị lôi cuốn, tha hóa, chạy theo tà đạo, rơi vào mê tín dị đoan, làm điều tà mị cũng vì không có niềm tin chân chính bền vững.

Tất cả mỗi con người đều có khát vọng sống vô cùng mãnh liệt từ một trái tim biết yêu thương, chính trái tim đó làm ta thao thức, trăn trở để tìm ra một hướng đi sao cho đúng đắn từ sự kiên trì, bền chí của mình. Cuộc sống của chúng ta ra sao, hạnh phúc hay đau khổ đều tùy thuộc cách ứng xử khôn ngoan, sáng suốt khi ta đối mặt với cuộc đời và tìm ra giải pháp an toàn nhất. Vì vậy tất cả chúng ta không thể phủ nhận được chính sức mạnh của niềm tin đã được rất nhiều người cũng như nhiều thế hệ khẳng định.

Niềm tin mạnh mẽ thúc đẩy bạn hành động và quyết định việc bạn sẽ tận dụng được bao nhiêu phần trăm tiềm năng của mình. Khi bạn tin rằng bạn có thể đạt được một mục tiêu nào đó, bạn sẽ nỗ lực hết mình, hành động liên tục và quyết tâm làm bất cứ việc gì (trong giới hạn đạo đức và pháp luật) để đạt được nó. Kết quả là bạn sẽ tận dụng rất nhiều khả năng tiềm ẩn bên trong bạn. Một khi bạn đã tận dụng được tiềm năng của mình, bạn nghĩ rằng kết quả sẽ như thế nào? Dĩ nhiên là bạn gặt hái được những thành quả to lớn! Và khi bạn đạt được kết quả như ý, niềm tin của bạn sẽ càng được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn.

NGUYỄN THỊ HOÀNG OANH: NIỀM TIN TRONG CUỘC SỐNG

28 tháng 5 2020

Thank you so much yeu

4 tháng 5 2017

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề tài này

Dàn bài tham khảo:

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Vì thế, tục ngữ có câu: "Cái khó bó cái khôn”.

- Định hướng tư tưởng cho bài viết: Câu tục ngữ có những mặt đúng, có những mặt chưa đúng. Khi vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.

b. Thân bài

Ý 1. Giải thích ý nghĩa tục ngữ:

- "Cái khó": Những khó khăn thực tế cuộc sống như hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, điều kiện làm việc thiếu thốn, môi trường sốne khắc nghiệt...

- "Cái khôn". khả năng suy nghĩ sáng tạo cũng như nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc, dự tính, phán đoán được hướng phát triển của vấn đề, đề ra những cách thức, giải pháp tốt để thực hiện công việc...

- "Cái khó bó cái khôn": "bó" là sự trói buộc, kìm hãm. Những khó khăn trong cuộc sống trói buộc khả năng nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,....của con người (giống như một số bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập vậy).

Câu tục ngữ đúc rút một thực tế là: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiéu đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Bài học này có mặt đúng, có mặt chưa đúng:

- Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiểu). Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi như gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt.. .sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian dành cho học tập ít. điều kiện lài liệu, thầy, bạn...cũng thiếu thốn.

- Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên trên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngược lại nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhưng do ỷ lại nên vẫn học yếu.

Ý 2. Vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống, học tập:

- Trước khi làm bất kì một việc gì, cần tính đến những điều kiện khách quan, lường trước những khó khăn.

- Nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn làm tiền đề cho sự thành công.

c. Kết luận

Đánh giá chung: Hoàn cảnh khó khăn như những thách thức trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.

22 tháng 1 2019

MB:

- Những khó khăn trong cuộc sống hạn chết việc phát huy khả năng của con người.

Câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” đúc kết điều đó

- Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào, cần hiểu và vận dụng vào cuộc sống như thế nào cho đúng

TB:

- Giải thích câu tục ngữ:

    + Cái khó: khó khăn, trở ngại trong thực tế cuộc sống

    + Bó: sự trói buộc, kìm hãm

    + Cái khôn: sự sáng tạo, khả năng của con người

- Ý nghĩa câu tục ngữ: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người

- Câu tục ngữ có tính đúng đắn, cũng có mặt chưa đúng

    + Mặt đúng: quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan

    + Mặt chưa đúng: bài học còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò sự vươn lên, bứt phá của con người trong khó khăn

- Bài học từ câu tục ngữ

    + Trước khi làm việc gì cần chú ý tới điều kiện khách quan bên ngoài, hạn chế bị phụ thuộc vào vấn đề đó

    + Hoàn cảnh nào cũng cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn

KB

- Trước hoàn cảnh khó khăn cần phải nỗ lực khắc phục

- Có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành động lực để rèn luyện bản lĩnh

26 tháng 4 2022

“Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người đối xử tốt với ta và thông cảm cho những ai chưa làm được điều đó". Câu nói trên đã mang đến cho người đọc một bài học nhân sinh sâu sắc. Trước hết, ta cần hiểu "cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khí chịu" có nghĩa: Cuộc đời mỗi người vô cùng ngắn ngủi, đi qua rồi thì sẽ không bao giờ quay lại nữa, vì thế để lại cho con người nhiều điều hối tiếc, ân hận; "yêu quý những người đối xử tốt với ta" : Biết ơn, trân trọng những người đã từng giúp đỡ ta; "cảm thông với những ai chưa làm được điều đó" : Biết cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia với người khác. Tóm lại, cuộc đời con người trôi qua rất nhanh, phải biết cảm thông, yêu thương mọi người xung quanh thì cuộc đời đó mới trở nên ý nghĩa. Vậy vì sao "cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với hối tiếc và khó chịu"? Bởi cuộc đời-quãng thời gian con người tồn tại sẽ trôi qua một cách chớp nhoáng. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, có rất nhiều điều con người bỏ lỡ, nhiều điều làm sai nhưng đến khi họ nhận thức được điều đó thì đã quá muộn màng bởi thời gian không thể quay lại được. Cuộc đời họ vì thế chỉ còn lại sự hối tiếc và khó chịu. Vậy vì sao ta cần "yêu quý những người cư xử tốt với ta và cảm thông cho những người chưa làm được điều đó"? Cũng chính vì cuộc đời ngắn ngủi nên ta phải biết yêu thương những người cư xử tốt với ta. Khi ta làm được điều đó nghĩa là ta đang thể hiện lòng biết ơn, sống theo đạo lí tốt đep "uống nước nhớ nguồn". Biết ơn người khác thể hiện ta là con người có văn hóa, văn minh, để lại ấn tượng đẹp trong lòng mọi người. Và bên cạnh đó ta cũng cần "cảm thông với những ai chưa làm được được điều đó" bởi trong cuộc sống, đôi khi con người mắc phải những vướng bận cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm đối với người khác. Biết cảm thông cho họ, ta sẽ tạo cho họ cơ hội sửa đổi, để họ sống tốt hơn, để họ nhận ra sự thiếu sót của bản thân và từ đó biết yêu thương mọi người hơn. Đó là cách để kéo con người xích lại gần nhau hơn, để yêu thương, sẻ chia với nhau nhiều hơn. Phê phán những người thờ ơ, vô tâm với người khác, không biết cảm thông với mọi người xung quanh, sống bội bạc.. Cuộc đời con người vô cùng ngắn ngủi vì vậy, mỗi người cần biết trân trọng những gì ở hiện tại, biết trân trọng, yêu thương mọi người xung quanh đặc biệt là những người đối xử tốt với mình, đồng thời, cần biết cảm thông, thấu hiểu với mọi người, có như vậy cuộc sống mới thực sự ý nghĩa

26 tháng 4 2022

“Cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khó chịu. Hãy yêu quý những người đối xử tốt với ta và thông cảm cho những ai chưa làm được điều đó". Câu nói trên đã mang đến cho người đọc một bài học nhân sinh sâu sắc. Trước hết, ta cần hiểu "cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với những hối tiếc và khí chịu" có nghĩa: Cuộc đời mỗi người vô cùng ngắn ngủi, đi qua rồi thì sẽ không bao giờ quay lại nữa, vì thế để lại cho con người nhiều điều hối tiếc, ân hận; "yêu quý những người đối xử tốt với ta" : Biết ơn, trân trọng những người đã từng giúp đỡ ta; "cảm thông với những ai chưa làm được điều đó" : Biết cảm thông, thấu hiểu, sẻ chia với người khác. Tóm lại, cuộc đời con người trôi qua rất nhanh, phải biết cảm thông, yêu thương mọi người xung quanh thì cuộc đời đó mới trở nên ý nghĩa. Vậy vì sao "cuộc đời rất ngắn ngủi để thức dậy với hối tiếc và khó chịu"? Bởi cuộc đời-quãng thời gian con người tồn tại sẽ trôi qua một cách chớp nhoáng. Trong thời gian ngắn ngủi ấy, có rất nhiều điều con người bỏ lỡ, nhiều điều làm sai nhưng đến khi họ nhận thức được điều đó thì đã quá muộn màng bởi thời gian không thể quay lại được. Cuộc đời họ vì thế chỉ còn lại sự hối tiếc và khó chịu. Vậy vì sao ta cần "yêu quý những người cư xử tốt với ta và cảm thông cho những người chưa làm được điều đó"? Cũng chính vì cuộc đời ngắn ngủi nên ta phải biết yêu thương những người cư xử tốt với ta. Khi ta làm được điều đó nghĩa là ta đang thể hiện lòng biết ơn, sống theo đạo lí tốt đep "uống nước nhớ nguồn". Biết ơn người khác thể hiện ta là con người có văn hóa, văn minh, để lại ấn tượng đẹp trong lòng mọi người. Và bên cạnh đó ta cũng cần "cảm thông với những ai chưa làm được được điều đó" bởi trong cuộc sống, đôi khi con người mắc phải những vướng bận cá nhân mà thiếu đi sự quan tâm đối với người khác. Biết cảm thông cho họ, ta sẽ tạo cho họ cơ hội sửa đổi, để họ sống tốt hơn, để họ nhận ra sự thiếu sót của bản thân và từ đó biết yêu thương mọi người hơn. Đó là cách để kéo con người xích lại gần nhau hơn, để yêu thương, sẻ chia với nhau nhiều hơn. Phê phán những người thờ ơ, vô tâm với người khác, không biết cảm thông với mọi người xung quanh, sống bội bạc.. Cuộc đời con người vô cùng ngắn ngủi vì vậy, mỗi người cần biết trân trọng những gì ở hiện tại, biết trân trọng, yêu thương mọi người xung quanh đặc biệt là những người đối xử tốt với mình, đồng thời, cần biết cảm thông, thấu hiểu với mọi người, có như vậy cuộc sống mới thực sự ý nghĩa

30 tháng 10 2018

Cuộc đời của Nguyễn Du ảnh hưởng tới quá trình sáng tác của ông:

Nguyễn Du sinh ra trong gia đình đại quý tộc thời phong kiến

    + Tuổi thơ, niên thiếu ông sống trong nhung lụa, nên có điều kiện tốt nhất về giáo dục

    + Cuộc sống chốn quan trường ông có nhiều hiểu biết về giới quan trường, cuộc sống xa hoa của bậc đế vương.

- Sống trong thời loạn, trực tiếp chứng kiến sự khủng hoảng, xã hội phong kiến Việt Nam

Ông có nhiều trải nghiệm cả cuộc sống phong trần cho ông suy ngẫm về xã hội, thân phận con người

- Ông sống trong thời phong kiến nhiều loạn lạc, phức tạp khiến ông cảm thông sâu sắc hơn với nỗi đau khổ của nhân dân

- Nguyễn Du có điều kiện tiếp thu văn hóa nhiều vùng khác nhau: truyền thống hiếu học, yêu nước

→ Các yếu tố về cuộc đời ảnh hưởng tới tư tưởng, ngôn ngữ, phong cách… nghệ thuật của ông