K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2018

Anh chàng gian dối láu cá trong câu chuyện đã sử dụng biện pháp đồng âm, để âm mưu không trả lại cái vạc cho người hàng xóm.

  • Vạc đồng có thế hiếu theo hai cách:
    • Vạc làm băng chất liệu kim loại
    • Vạc là con chim kiếm ăn ngoài đồng.
  • Đồng cũng có hai cách hiểu:
    • Cánh đồng
    • Chất liệu kim loại bằng đồng

Các từ vạc, đồng được đặt trong câu với sự kết hợp không chặt chẽ: mượn vạc - cái vạc - con vạc, đền cho anh ta cò, vạc đồng - cái vạc làm bằng đồng - con vạc ở ngoài đồng, cò nhà - cò đồng - cò sống ở ngoài đồng.

15 tháng 7 2019

Anh chàng gian dối trong câu chuyện đã sử dụng hiện tượng đồng âm để âm mưu không trả lại chiếc vạc cho người hàng xóm

     + Vạc: có nghĩa là con vạc. Nghĩa thứ hai: Chỉ chiếc vạc

     + Từ đồng: Nghĩa thứ nhất chỉ cánh đồng. Nghĩa thứ hai chỉ chất liệu kim loại

Muốn phân biệt, và làm rõ sự thật, chỉ cần hỏi:

Anh mượn cái vạc để làm gì?

PHẦN I.1. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):bàn (danh từ) – bàn (động từ)sâu (danh từ) – sâu (tính từ)năm (danh từ) – năm (số từ) 2. Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?  Ngày xưa có anh chàng...
Đọc tiếp

PHẦN I.

1. Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau (ở mỗi câu phải có cả hai từ đồng âm):

bàn (danh từ) – bàn (động từ)

sâu (danh từ) – sâu (tính từ)

năm (danh từ) – năm (số từ)

 

2. Anh chàng trong câu chuyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?

  Ngày xưa có anh chàng mượn của người hàng xóm một cái vạc đồng. Ít lâu sau, anh ta trả cho người hàng xóm hai con cò, nói là vạc đã bị mất nên đền hai con cò này. Người hàng xóm đi kiện. Quan gọi hai người đến xử. Người hàng xóm thưa: “Bẩm quan, con cho hắn mượn vạc, hắn không trả.” Anh chàng nói: “Bẩm quan, con đã đền cho anh ta cò.”

– Nhưng vạc của con là vạc thật.

– Dễ cò của tôi là cò giả đấy phỏng?

– Anh chàng trả lời.

– Bẩm quan, vạc của con là vạc đồng.

– Dễ cò của tôi là cò nhà đấy phỏng?

 

3. Giải thích nghĩa của các cặp từ :

a) Những đôi mắt sáng 1 thức đến sáng 2 .

 b) Sao đầy hoàng hôn trong1 mắt trong2 .

 c)  - Mỗi hình tròn có mấy đường kính1 .

     - Giá đường kính 2 đang hạ  .

 

0
3 tháng 7 2019

a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.

Ví dụ:

 

    + Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?

    + Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?

    + Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?

b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.

 

c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.

11 tháng 5 2016

a)  + Mỗi công dân đều có quyền bảo vệ thân thể,sức khỏe,tính mạng,danh dự,nhân phẩm  ... Nhưng Bình lại vi phạm

b ) Mình không tán thành với cách cư xử của Bình,nếu mình là Bình ,mình sẽ có những cách ứng xử sau đây để bảo vệ sức khỏe,thân thể,danh dự,nhân phẩm :

+ Giải thích mọi nghi ngờ của Bình đã nghi ngờ Hải

+ Đánh lại Hải và anh trai để tự vệ cho bản thân

+ Nói cho thầy / cô giáo,người lớn,ba mẹ ,gia đình để xử lí tình huống 

Môn Giáo Dục Con Dâu làm dễ mà leuleuleuleu

2 tháng 4 2018

tớ biết câu này mà sợ các bạn học qua rồi nên thôi

29 tháng 5 2018

Muốn tạo lập một văn bản thì phải soạn văn bản dưới dạng một dàn bài:

- Dàn bài chưa phải một văn bản hoàn chỉnh, cần viết ý, không nhất thiết những câu trọn vẹn đúng ngữ pháp luôn liên kết chặt chẽ với nhau

- Muốn phân biệt được các mục lớn nhỏ cần phải đánh dấu bằng kí hiệu như I, II, III… hoặc a, b, c… có thể sử dụng gạch đầu dòng ( -) và ( +)

→ Hệ thống các kí hiệu này giúp việc kiểm soát các mục đó đầy đủ, được sắp xếp mạch lạc, logic, hợp lý.

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
5 tháng 4 2019

Mn giúp mk vs!

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

"Khi cha mẹ còn, hết lòng nuôi nấng, khi cha mẹ mất, hết lòng thương nhớ, đó thực là cái đạo hiếu của con đối với cha mẹ. Làm trái lại hẳn như thế là bất hiếu, mang một cái tội rất to! Làm trái lại một nửa như thế, nghĩa là lúc cha mẹ còn, thì thờ ơ chểnh mảng. Lúc cha mẹ mất thì nấu một mâm cao cỗ đầy, làm văn tế ruồi, như thế cũng là bất hiếu. Cho nên người con có hiếu, còn cha mẹ ngày nào, nên mừng ngày ấy, kịp ăn ở cho trọn đạo, chớ để đến lúc cha mẹ mất rồi, có hối lại cũng không sao được nữa."

a) Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt nào?

b) Hãy xác định phép lập luận mà tác giả đã sử dụng trong đoạn văn là gì?

c) Phương pháp lập luận chủ yếu mà tác giả sử dụng trong đoạn văn là gì?

đ) Thông qua đoạn văn trên, tác giả muốn chuyển đến  người đọc nội dung gì?

Mn giúp mk vs, mk đg cần gấp! Ai lm nhanh nhất mk sẽ tik cho 3 tik! Mơn mn trc!

1
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
9 tháng 4 2019

a. Đoạn văn sử dụng phương thức nghị luận (có kết hợp biểu cảm)

b. Phép lập luận được sử dụng là phân tích.

c. Phương pháp lập luận: Tác giả dùng lí lẽ và đưa ra những dẫn chứng cụ thể, xác thực để tạo nên sự lay động trong tâm thức người đọc.

d. Thông điệp mà người viết muốn gửi đến người đọc là: Hãy hiếu thảo với cha mẹ.

Cho đoạn văn sau :Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau :

Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người  phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại ...... Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!

1.Đoạn văn sử dụng biện pháp tu từ gì

2.Để chứng minh cho đức tính giản dị của Bác tác giả sử dụng những luận cứ nào trong đoạn văn trên

3.Câu "Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm thì không cần người giúp.......Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!". Cụm từ "Trong đời sống của mình" là thành phần gì của câu? Từ thành phần đó hãy xây dựng một câu văn hoàn chỉnh.

4.Qua văn bản trên em học được ở Bác những đức tính, phẩm chất gì? Em hãy kể thêm những biểu hiện về đức tính giản dị của Bác mà em biết

0
Câu 1: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?Câu 2: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?Câu 3: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu...
Đọc tiếp

Câu 1: Để làm rõ tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong hiện tại, tác giả đã sử dụng nghệ thuật nào để trình bày dẫn chứng? Các phép nghệ thuật này có hiệu quả như thế nào đối với việc diễn đạt?

Câu 2: Hãy tìm một số hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng trong văn bản? Em thích hình ảnh nào nhất? Vì sao?

Câu 3: Ngoài sự thể hiện trong các cuộc kháng chiến, tinh thần yêu nước còn được thể hiện như thế nào trong công cuộc xây dựng đất nước, nhất là ở thời kì hiện nay?

Câu 4: Tìm dẫn chứng thích hợp để chứng minh nhận định sau:

a.Ở truyền thuyết lịch sử Việt Nam, các yếu tố thần kì thường gắn với cốt lõi lịch sử

b.Dân tộc ta ngày nay vẫn tiếp tục phát huy truyền thống đạo lí “người trong một nước phải thương nhau cùng”

Câu 5: Cho hai đoạn văn sau tìm và chỉ ra tác dụng của trạng ngữ:

*Đoạn 1: Trong rất nhiều câu chuyện cổ tích Việt Nam, ta bắt gặp hình ảnh những người lao động lương thiện, tốt bụng. Đó là Sọ Dừa với hình thù kì dị tài năng hơn người. Đó là Thạch Sanh- chàng trai nghèo làm nghề đốn củi có phẩm chất của một người dũng sĩ. Đó là cô Tấm dịu dàng xinh đẹp, là anh Khoai hiền lành, chất phác, thật thà,…Mỗi người một số phận, và đều phải trải qua biết bao nỗi gian nan, bất hạnh. Nhưng cuối cùng, họ đều được hưởng hạnh phúc: chàng Sọ Dừa và cô Út sống bên nhau trọn đời; Thạch Sanh trở thành phò mã; cô Tấm trở lại làm hoàng hậu, xinh đẹp như xưa; còn chàng Khoai nghèo thì cưới được con gái của lão trưởng giả, thỏa ước nguyện.

*Đoạn 2: Trong truyện cổ tích thường xuất hiện loại nhân vật phản diện. Chúng đại diện cho sự giàu có, quyền lực, và là hiện thân của cái xấu, cái ác. Để đạt được mục đích của mình, chúng không từ một thủ đoạn nào. Kết cục, chúng đã phải trả giá cho những hành động tội lỗi của mình. Hai cô chị trong chuyện “Sọ Dừa” vì xấu hổ mà bỏ đi biệt tích. Mẹ con Lý Thông dù được Thạch Sanh tha bổng thì cũng không thể thoát khỏi lưới trời. Mẹ con Cám phải tìm đến cái chết nghiệt ngã

Câu 6: Chỉ ra dấu hiệu nhận biết kiểu nghị luận chứng minh đối với đoạn văn bản sau:

Tai nạn giao thông trong mười năm qua tăng liên tục. Năm 1990, số người bị chết vì tai nạn giao thông là 2.268 người. Đến những năm giữa thập niên, số người bị chết vì tai nạn giao thông khoảng 6.000 người. Và đến năm 2001, số người bị chết vì tai nạn giao thông tăng đột biến, lên đến 10.866 người. Đây là những con số biết nói, rung lên hồi chuông báo động nhằm cảnh tỉnh toàn xã hội phải tìm ra giải pháp ngăn chặn ngay tai họa khủng khiếp này.

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0