K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 5 2017

Ngữ văn : Tập làm văn

Cho 2 đề sau :

Đề 1 : Em hãy chứng minh câu tục ngữ " lá lành đùm lá rách "

Đề 2 : em hãy giải thích câu tục ngữ : Một cây làm chẳng lên non

Ba cây chụm lại lên hòn núi cao

a, em hãy tìm ý cho 1 trong 2 đề trên

b, từ những ý vừa tìm được , em hãy viết thành bài văn hoàn chỉnh

Phần đọc bạn lưu ý bài Đức tính giản dị của Bác Hồ và Ý nghĩa văn chương nhé

Chúc bạn học tốt hihi

11 tháng 5 2017

Mình mới thi lúc sáng. Đây chỉ là đề 2 còn đề 1 nữa.

Phần I: Đọc hiểu văn bản

Không phải thiên thần

Không phải thiên thần từ đâu tới

Con là khúc ruột mẹ rứt ra

Mang nặng, đẻ đau, bao vất vả

Nhọc nhằn những năm tháng trôi qua.

Chẳng cần thiên thần từ đâu tới

Con cứ là con thật bình thường

Biết ăn, biết ngủ , biết nghịch phá

Biết hờn ,biết giận, biết yêu thương.

Chẳng cần thiên thần từ đâu cả

Con cứ là con của mẹ thôi

Bạc vàng, gấm vóc... và hơn cả

Chẳng bằng con có mặt trên đời!

( Sưu tầm)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn trên?

Câu 2: Dấu chấm lửng trong câu " Bạc vàng, gấm vóc... và hơn cả " có tác dụng gì?

Câu 3: Người mẹ mong muốn gì ở người con qua hai câu thơ " Biết ăn , biết ngủ, biết yêu thương / Biết hờn, biết giận, biết yêu thương " ?

Câu 4 : Vì sao người mẹ có thể hi sinh tất cả vì những đứa con thân yêu của mình?

Phần II : Phần viết

Câu 1: Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 câu trình bày suy nghĩ của em về đoạn văn trên ( có sử dụng từ ngữ địa phương )?

Câu 2:

"Đi một ngày đàng, học một sàng khôn"

Qua câu tục ngữ trên , em hiểu người xưa muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì ?

Bạn thi tốt nhoa!okvui

28 tháng 1 2017

happy new year bn nha @Trần Bảo Ngân

Happy new year Trần Bảo Ngân ok

16 tháng 2 2017

rảnh

16 tháng 2 2017

bn ở tỉnh nào

26 tháng 10 2017

em mk thi rồi nè ms sáng nay thoy

27 tháng 10 2017

Kaito Kid Bạn cho mk xin đề đc k ?

12 tháng 3 2017

Biểu hiện của một con ngừoi vô lương tâm, vô nhân đạo.Và trong tác phẩm "Sống chết mặc bay", Nguyễn Duy Tốn đã đưa ra rất nhiều hình ảnh trái ngược nhau của người dân đang chống chọi với con lũ, với đê vỡ và bao nhiêu điều khó khăn, tỏng khhi đó quan phụ mẫu thì lại ngồi trong lều đánh bài, kẻ hầu ngừoi hạ, ấm áp, thờ ơ với mọi chuyện đang xảy ra.
"Sống chết mặc bay" nó như một lời nói vô lương tâm của bọn quan lại đối với nhưũng người dân nghèo khổ. Đồng thời, nó cũng thể hiện cho hành động của chúng.
Tàn nhận, vô lương tâm đến đáng sợ .Chính tiêu đề ấy đã phần nào nói lên ý nghĩa nhân văn của tác phẩm.

8 tháng 2 2017

Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển

chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...

Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.

Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.

Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.

Trong văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt, để chứng minh cho sự giàu đẹp của tiếng Việt, tác giả Đặng Thai Mai đã trình bày những ý kiến theo hai phương thức là trực tiếp và gián tiếp.

Phương thức gián tiếp là trình bày các ý kiến về tiếng Việt của người nước ngoài, cả ý kiến của người biết và không biết tiếng Việt. Người không biết tiếng Việt thì căn cứ vào âm thanh mà đưa ra nhận xét rằng “tiếng Việt là một thứ tiếng giàu chất nhạc”. Còn những người biết và rành tiếng Việt thì đưa ra những nhận xét cụ thể hơn, rằng “có thể nói đến tiếng Việt như là một thứ tiếng “đẹp” và “rất rành mạch trong lối nói, rất uyển

chuyển trong câu kéo, rất ngon lành trong những câu tục ngữ”. Những nhận xét, đánh giá về tiếng Việt trên đây là hết sức khách quan chứ không phải là nhữnglời khen xã giao của người ngoại quốc, tuy nhiên nó chưa thật sự cho thấy sự giàu đẹp của tiếng Việt.

Để làm rõ hơn, tác giả đã trực tiếp phân tích, miêu tả và đánh giá các yếu tố ngôn ngữ của tiếng Việt trên các phương diện như ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng...

Về ngữ âm, tiếng Việt có hệ thống nguyên âm, phụ âm phong phú và rất giàu thanh điệu, ngoài hai thanh bằng (âm bình và dương bình) còn có bốn thanh trắc. “Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng”.

Về ngữ pháp, tiếng Việt cũng “dần dần trở nên uyển chuyển hơn, chính xác hơn”.

Về từ vựng, “tiếng Việt qua các thời kì diễn biến của nó tăng lên mỗi ngày một nhiều”, đồng thời tiếng Việt rất gợi hình và giàu nhạc điệu. Tiếng Việt có khả năng lớn trong việc cấu tạo từ ngữ và hình thức diễn đạt. Tiếng Việt có sự phát triển qua các thời kì lịch sử về cả từ vựng lẫn ngữ pháp.

Từ sự chứng minh đó, tác giả Đặng Thai Mai đưa ra kết luận: “Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó”.

23 tháng 4 2017

Trên trường em có rất nhiều loài cây, hoa như: cây phượng, cây bàng, hoa hoongf... Mỗi loài đều có vẻ đẹp riêng của mình, cây nào cũng đẹp, cũng xinh. Trong số đó cây phượng là loài cây mà em thích nhất. Mùa hè, là mùa phượng ra hoa cũng báo hiệu cho chúng em rằng một năm học đã sắp kết thúc rồi. Khi hoa phượng rơi như nó đang khóc vậy, khóc vì chỉ còn mình bư vơ giữa sân trường. Yêu phượng lắm, thật buồn khi phải xa phượng bởi những ngày hè. Nếu có một ngày phải xa trường, xa phượng thì e sẽ ko quên phượng đâu- người bạn đã đẻ lại cho em nhiều kỉ niệm đẹp.

(tớ viết ko hay lắm đâu, thông cảm nhé)

23 tháng 4 2017

Hay mừ

23 tháng 9 2017

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Đất nước Việt Nam thân yêu có muôn vàn cây lá khác nhau, hoa thơm qủa ngọt bốn mùa. Một màu xanh bát ngát bao trùm sông núi. Cảnh trí thiên nhiên tuyệt cú vời “non xanh nước biếc như tranh họa đồ”. Lòng người hồn hậu, giàu tình yêu thương. Những khúc dân ca, những bài ca dao cùng với sữa mẹ, lời ru của bà vừa thấm sâu vào tâm hồn mỗi chúng ta. Con trâu, con cò, con bống, hoa sen, hoa bưởi, hoa cà… cùng với lời ca tình nghĩa đem đến cho ta men say cuộc đời, làm vơi đi ít nhiều lam lũ, vất vả. Tiếng hát của ai vừa từng làm xúc động, tự hào:
“Chẳng thơm cũng thể hoa nhài - Chẳng thanh lịch cũng con người Thượng kinh”. Tiếng ca của ai vừa từng làm ta bâng khuâng:
“Hoa thơm thơm lạ thơm lùng
Thơm cành, thơm rễ, người trồng cũng thơm”.

Và còn hoa sen trong đầm vừa làm ta say mê từ thuở ấu thơ qua lời ru của mẹ. Năm tháng vừa trôi qua, hồi tưởng lại, ta càng cảm giác lòng mẹ ngạt ngào hương sen:
“Trong đầm gì đẹp bằng sen,
Lá xanh, bông trắng lại chen nhị vàng.
Nhị vàng bông trắng lá xanh,
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.
Cảnh đầm sen đẹp quá. Và lòng người cũng đẹp như sen. Sen là loại cây, loại hoa đẹp nhất trong đầm. Hoa súng, hoa lục bình, hoa muống màu tím biếc vừa đẹp, nhưng không thể so sánh với sen. Bằng cách nói so sánh “gì đẹp bằng”, tác giả tự hào khẳng định: “trong đầm gì đẹp bằng sen”. Câu thứ hai giới thiệu cụ thể vẻ đẹp của đầm sen. Nhà thơ dân gian đang cùng chúng ta say mê ngắm đầm sen một ngày hè đẹp”
“Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng”

Trên mặt hồ trong vắt, lá sen xanh xoè ra như những chiếc lọng xinh xinh, những bông sen trắng, sen hồng nở xòe ra, nhị hoa màu vàng tươi, tỏa hương thơm ngào ngạt. Lá, hoa, nhị, xanh, trăng, vàng, bấy nhiêu nét vẽ chấm phá trong một câu câu thơ tám từ mà làm nổi bật vẻ đẹp của sen với màu sắc hài hòa. Sự thần diệu của lời ca là chẳng nói đến hương sen mà người đọc vẫn cảm giác hương sen tỏa ngát, tâm hồn lâng lâng.
Câu thứ ba đổi vần một cách kỳ lạ. hai hình ảnh “lá xanh” và “nhị vàng” được giao hoán cho nhau. Câu thứ ba hầu như khép lại câu thứ hai (giản lược) hai chữ “lại chen”. Nghệ thuật đổi vần ở đây chứng tỏ một bút pháp già dặn, điêu luyện của một nghệ sĩ cao tay, tạo nên một ấn tượng đặc biệt. Ta như cảm giác có một bàn tay thon thả, xinh xinh của thiếu nữ đang lật đi lật lại từng lá sen xanh, nâng niu từng bông sen trắng, ngắm nghía trầm trồ nhị vàng của búp sen.
“Nhị vàng, bông trắng, lá xanh”
Vẻ đẹp của đầm sen, của hoa sen cũng là vẻ đẹp của làng quê, của thiên nhiên đất nước. Tác giả miêu tả vẻ đẹp rực rỡ cảu đầm sen với tình yêu cỏ hoa tạo vật, với tất cả niềm tự hào dân tộc, và tự hào về đất mẹ quê cha.
Câu cuối bài ca dao mang một hàm nghĩa, một ẩn ý sâu sắc, đẹp đẽ. Lời thơ được cấu trúc bằng biện pháp tương phản “gần bùn”, “mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Bùn hôi tanh. Sen mọc từ sự hôi tanh của bùn nhưng sen rực rỡ, thơm ngát thế! Câu ca dao vừa đưa ta đến một liên tưởng thú vị. Cuộc đời của nhân dân ta ngày xưa, dưới ách thống trị của vua quan, địa chủ, cường hào, sưu thuế nặng nề, trải qua nhiều khó nhọc, thiếu thốn. Cuộc đời vật lộn giữa bùn đen hôi tanh, nhưng tâm thế của nhân dân ta rất vững vàng “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Có thể tác giả bài ca dao này là một nhà thơ nghèo, từ chiêm nghiệm cuộc đời mà nêu lên một triết lỹ nhân sinh cao đẹp của nhân dân ta, ca ngợi bản lĩnh dân tộc: Sống thanh cao, sống trong sạch.

Ca dao dân ca có biết bao bài đặc sắc nói về hoa lá. Có bài nói về dáng trúc mang tiết tháo người hiền “trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Có bài nói về hoa nhài tinh khiết, trong trắng. Dân ca Quan họ có bài nói về trăm loài chim, trăm loài hoa… Qua đó ta thấy tâm hồn nhân dân ta rất đẹp, biết yêu mến quý trọng hoa thơm cỏ lạ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Với lòng yêu hoa lá, chúng ta cảm giác thú vị được thưởng thức cái hay, cái đẹp của bài ca dao “Trong đầm gì đẹp bằng sen…” này. Ta yêu thêm vẻ đẹp đồng quê, yêu thêm tâm hồn và tâm thế cao quý của con người Việt Nam:
“Rủ nhau ra tắm hồ sen,
Nước trong bóng mát, hương chen cạnh mình.
Cứ chi vườn ngọc, ao quỳnh
Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay”…
Trong chúng ta, ai vừa có lần được ngắm sen Hồ Tây, sen hồ Tĩnh Tâm (Huế), sen Đồng Tháp Mười…? Nghĩ về đầm sen, hương sen, chúng ta tự hào biết bao về người con vĩ đại của làng Sen thân thuộc như nhà thơ Bảo Định Giang vừa ngợi ca:
“Tháp Mười đẹp nhất bông sen,
Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”.

20 tháng 9 2017

giúp gì vậy?