Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đoạn 1: Kí bị liệt hai cánh tay từ nhỏ. Thấy các bạn cắp sách đến trường, Kí thèm lắm. Kí quyết định đến lớp xin cô giáo vào học. Cô giáo cầm tay Kí thấy hai cánh tay mềm nhũn, buông thõng, bất động cô không dám nhận em vào học. Kí thất vọng trở về vừa đi vừa khóc.
Đoạn 2: Mấy hôm sau, cô giáo đến nhà Kí. Bất chợt cô thấy Kí ngồi ở giữa sân hí hoáy dùng chân tập viết. Cô rất cảm động cho em mấy viên phấn. Một thời gian sau, Kí lại đến lớp. Lần này, cô giáo nhận em vào học. Cô dọn cho Kí một chỗ riêng ở góc lớp, trải chiếu cho Kí ngồi tập viết ở đó. Kí cặp cây bút vào chân luyện viết. Lúc đầu cây bút không theo ý Kí, Bàn chân dẫm lên trang giấy nhàu nát, mực giây bê bết. Mấy ngon chân mỏi chuột rút, bàn chân co quắt lại, đau điếng. Kí quẳng bút chì vào góc lớp, chán nản. Nhưng nhờ cô giáo và các bạn động viên Kí lại lao vào tập luyện một cách kiên nhẫn và bền bỉ.
Đoạn 3: Sau một thời gian Kí đã thành công. Hết lớp Một Kí đuổi kịp các bạn. Chữ của Kí mỗi ngày đẹp hơn. Bao năm khổ luyện Kí đã tốt nghiệp phổ thông và thi đậu vào trường Đại học Tổng hợp.
Nguyễn Ngọc Kí là tấm gương sáng về ý chí vượt khó. Ngay Bác Hồ còn sống, đã hai lần Bác gửi tặng huy hiệu của Người cho cậu học trò dũng cảm giàu nghị lực ấy.
Hướng dẫn giải:
6. Em : Anh ơi! Hôm nay đi học em được nghe câu chuyện Bàn chân kì diệu anh ạ.
7. Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyễn Ngọc Ký phải không em ?
3. Em : Vâng, đúng đấy anh ạ, đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân. Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ.
2. Anh : Anh rất khâm phục anh ấy.
4. Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ, em còn đôi bàn tay lành lặn mà.
5. Anh tin em sẽ làm được điều đấy.
1. Em : Anh ơi, ý chí và nghị lực có thể giúp cho con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ?
8. Anh : Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấy em ạ!
1.Em :Anh ơi , ý chí và nghị lực có thể giúp con người làm được những việc phi thường anh nhỉ ? -5
2.Anh :Anh rất khâm phục anh ấy - 4
3.Em : Vâng , đúng đấy anh ạ , đúng là về thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký bị liệt cả hai tay mà tập viết và viết được bằng chân . Đúng là bàn chân kì diệu anh nhỉ - 3
4.Em : Em sẽ luyện chữ thật đẹp anh ạ , em còn cả đôi bàn tay lành lặn mà - 6
5.Anh:Anh tin em sẽ làm được điều ấy .- 7
6.Em :Anh ơi ! Hôn nay đi học em nghe được câu chuyện ' Bàn chân kì diệu ' anh ạ . - 1
7.Anh : Đó là câu chuyện nói về Nguyện Ngọc Ký phải không em ? - 2
8.Anh:Nguyễn Ngọc Ký là tấm gương sáng cho anh em ta học tập đấu! 8
Bài làm
Mi-tin đến thăm công xưởng xanh. Một em bé mang một chiếc máy có đôi cánh xanh ra đón. Em bảo khi nào ra đời em sẽ chế ra một vật làm cho con người hạnh phúc. Tiếp đến, em bé thứ hai mang 30 lọ thuốc trường sinh ra khoe với Mi-tin. Từ trong đám đông đi ra, em bé thứ ba mang theo một thứ ánh sáng lạ thường. Em thứ tư cũng không quên khoe chiếc máy biết bay trên không như một con chim do mình chế ra. Còn em bé cuối cùng cho xem Mi-tin chiếc máy biết dò tìm những kho báu trên mặt trăng do mình tự chế.
Trong lúc Mi-tin đi thăm công xưởng xanh thì Tin-tin tìm đến khu vườn kì diệu. Tin-tin vội khen những quả lê đẹp khi thấy một em mang chùm quả trên đầu gậy. Em bảo đấy là nho. Nho to thế là do em đã tìm ra cách trồng và chăm bón chúng. Em thứ hai bê một sọt quả to như dưa. Em bảo loại táo này chưa to lắm đâu. Em sẽ trồng những loại to hơn thế. Từ bên trong, em bé thứ ba đẩy một xe đầy quả mà Tin-tin tương là bí đỏ. Em bé bảo rằng khi nào ra đời, em sẽ trồng những quả dưa to như thế.
Ngày xưa ở vương quốc Đa-ghét-xtan có một ông vua nổi tiếng bạo ngược, cuộc sống của nhân dân hết sức lầm than. Trước thảm cảnh ấy, dân chúng đã phản ứng bằng cách truyền đi một bài hát thống thiết, lên án thói bạo tàn của nhà vua và phơi bày nỗi thống khổ của nhân dân. Bài hát lọt đến tai vua. Ngài ra sức lùng bắt kì được kẻ sáng tác bài ca ấy nhưng không tài nào bắt được. Cuối cùng nhà vua hạ lệnh tống giam tất cả các nhà thơ và nghệ nhân hát rong. Ba hôm sau, nhà vua bắt mỗi người phải hát cho vua nghe một bài hát do chính mình sáng tác. Ai cũng hát lên những bài ca tụng nhà vua. Duy chỉ có ba nhà thơ im lặng. Vua lệnh thả tất cả những người đã hát còn tống giam vào ngục tối ba nhà thơ kia. Ba tháng sau ngài cho giải họ tới và phán "Giờ thì các ngươi sẽ hát cho trẫm nghe chứ!" Một trong ba người, lập tức cất cao lời ca ca tụng nhà vua. Nhà thơ ấy được thả ra ngay. Còn hai người kia đưa đến giàn thiêu. Vị vua phán "Đây là cơ hội cuối cùng để cứu sống các ngươi”. Hãy hát lên. Một trong hai người vội cất tiếng hát ca ngợi nhà vua, và người ấy được tha ngay. Còn người cuối cùng vẫn im lặng. Nhà vua tức giận hét lên: Trói hắn lại! Nổi lửa lên! Mặc dù bị trói chặt vào giàn hỏa thiêu nhưng tiếng hát của nhà thơ vẫn cất lên vang vọng khắp nói vạch trần tội ác của nhà vua. Đó chính là bài ca được lưu truyền khắp đất nước. Ngọn lửa bùng cháy dữ dội. Nhà vua bất ngờ thét to: "Dập tắt lửa đi! Cởi trói cho ông ta. Trẫm không thể mất nhà thơ chân chính độc nhất của dân tộc này!"
6.
Thuở xa xưa, có một gia đình chỉ có hai mẹ con. Người mẹ đã tuổi sáu mươi, còn người con gái thì mới chín mười tuổi. Nhà họ rất nghèo nhưng họ sống phúc đức nên được bà con lối xóm thương yêu, quý mến.
Một ngày nọ, sau buổi đi làm đồng về, người mẹ nhuốm bệnh nằm liệt giường. Bà con lối xóm đến thăm nom giúp đỡ tiền bạc, thuốc thang, chạy chữa cho bà nhưng bệnh tình của bà không thuyên giảm mà mỗi ngày mỗi nặng thêm. Hằng ngày, cô bé túc trực bên giường bệnh không rời mẹ một bước. Nhiều lúc, cô phải nhịn ăn nhường phần cho mẹ. Tuy vất vả thiếu thốn đủ đường nhưng cô bé không bao giờ than vãn một điều gì. Rồi một hôm mệt quá, cô bé thiếp đi lúc nào không biết.
Trong giấc chiêm bao, cô bé nghe một tiếng nói thì thầm bên tai:
- Cháu muốn cứu mẹ thì hãy vượt qua chín ngọn đồi ở phía tây. Đến đó có một ngôi nhà bên vệ đường. Cháu cứ vào nhà gõ cửa sẽ có người giúp cháu chữa khỏi bệnh cho mẹ.
Cô bé tỉnh dậy, mong trời mau sáng để thực hiện lời dặn của thần linh trong giấc chiêm bao. Trời vừa hửng sáng, cô bé vội chạy sang nhà hàng xóm nhờ trông hộ mẹ cho mình rồi tạm biệt mẹ già ra đi. Sau bảy ngày trèo đèo lội suối, vượt qua bao nhiêu rừng rậm, thác nghềnh, cô bé đã đến được ngôi nhà bên vệ đường. Vừa mới gõ cửa thì một bà cụ tóc trắng như cước, đôi mắt hiền từ phúc hậu tay chống gậy trúc bước ra, nói:
- Ta đợi cháu ở đây mấy ngày rồi. Ta rất quý tấm lòng hiếu thảo của cháu. Đây là một lọ thuốc thần, cháu hãy cầm lấy mang về chữa bệnh cho mẹ. Cháu chỉ cần cho mẹ uống một viên thôi, mẹ cháu sẽ khỏi. Số thuốc còn lại tùy cháu sử dụng.
- Bà ơi! Cháu cảm ơn bà nhiều lắm!
- Thôi, cháu hãy mau trở về. Mẹ cháu và dân làng đang mong đấy.
Nói xong, bà tiên và cả ngôi nhà biến mất. Cô bé vội vã lên đường trở về nhà. Sau khi chữa khỏi bệnh cho mẹ, cô bé còn dùng số thuốc còn lại cứu sống không biết bao nhiêu người nữa. Từ đó, cuộc sống của hai mẹ con họ thật đầm ấm, hạnh phúc. Họ sống trong tình thương yêu đùm bọc của dân làng.
1.
….., ngày …. tháng… năm….
Lan thân mến!
Lâu rồi mình và bạn không gặp nhau. Mình viết thư này để hỏi thăm sức khoẻ và kể cho Lan nghe về một ước mơ của mình.
Lan ơi! Dạo này gia đình bạn và bạn có khoẻ không? Tình hình học tập của bạn ra sao? Gia đình mình vẫn khoẻ. Kết quả học tập của mình vẫn tốt. Ước mơ của mình là trở thành bác sỹ. Mình muốn là bác sỹ vì năm ngoái, mình bị ngã gãy tay. Mẹ mình liền đưa mình đến bệnh viện. Bác sỹ chăm sóc mình là cô Ngân. Cô chăm sóc mình tận tình và chu đáo lắm. Hôm đó mẹ mình mới hỏi: “Sau này lớn lên con sẽ làm nghề gì?”. Mình nghĩ tới cảnh cô Ngân làm việc, chăm sóc bệnh nhân nên trả lời ngay: Con muốn làm bác sỹ giống cô Ngân, mẹ ạ!”. Mẹ mình mỉm cười, mình biết mẹ đã hiểu về ước mơ của mình. Mình nghĩ sau này muốn trở thành bác sỹ giỏi thì phải cố gắng trong mọi lĩnh vực.
Thôi! Thư cũng đã dài và điều mình muốn cho bạn biết cũng nói rồi! Mình dừng bút ở đây nhé. Sau này Lan có ước mơ nào thì kể cho mình nghe nhé! Chúc Lan khoẻ, học hành tiến bộ. Tạm biệt bạn thân của tớ!
Bạn thân của Lan
Trâm
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.
Một buổi sáng mùa thu trời đẹp lắm! Tôi ra bờ suối để ngắm sương tan và điểm tâm món lá non. Tôi đang say mê ngây ngất, bỗng nhìn xuống bãi cát. thấy Rùa đang tập chạy.
Ôi! Rùa vất vả với cái lưng to kềnh và nặng như đá ấy, tôi mỉm cười mỉa mai. Đãthế tôi lại lên tiếng lớn.
- Rùa đấy ư? Đồ chậm như sên. Ngươi mà cũng tập chạy à?
- Rùa có vẻ giận tôi lắm nhưng thản nhiên đáp rằng:
- Anh đừng giễu tôi! Anh với tôi thử chạy thi xem ai hơn?
Tôi vểnh đôi tai lên rồi trả lời:
- Được! Được chứ! Ngươi dám chạy thi với ta sao? Ta chấp ngươi một nửa đường đó.
Rùa không nói gì thêm. Biết mình chậm chạp nên cốsức để chạy. Thấy Rùa ì ạch chạy, tôi lại nghĩ rằng:
Mặc kệ, cứ để nó chạy gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Với ý nghĩa điên rồ ấy, tôi nhìn Rùa với cặp mắt xem thường, kiêu hãnh. Thế rồi, tôi ngao du đây đó, ngắm nghía trời mây, thưởng thức lá non, hái hoa, đuổi theo đàn bướm. Tệ hại hơn nữa, tôi lại nằm dưới gốc cây thả hồn theo mây gió. Tôi nghĩ đến cảnh mình tới đích trước Rùa, được đàn bướm vàng xinh xắn đến tặng hoa và thán phục. Rùa sẽ xấu hổ vô cùng. Nghĩ đến đó tôi lại cười đắc chí. Chợt tôi nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa đã gần tới đích. Tôi chạy bở hơi tai nhưng đâu còn kịp nữa. Rùa đã tới đích trước. Tôi thật hổ thẹn. Còn lũ bướm bên bờ sông thì nhìn tôi với vẻ xem thường, khinh bỉ...
Chuyện xảy ra rồi tôi mới tỉnh ngộ. Vì tính tự kiêu, tự đắc và hợm hĩnh của mình nên tôi đã chuốc lấy bài học đầu đời thật cay đắng. Tính kiên trì, khiêm tổn như Rùa ắt làm nên việc lớn. Và có lẽ tôi sẽ học tập những nét đẹp từ bạn Rùa ấy.