Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xét về nghĩa đen của câu tục ngữ:
Khi ta uống nước ta cần phải biết nguồn gốc của nước mình uống từ đâu mà ra !
Xét về nghĩa bóng:
+Uống nước : hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần.
+Nguồn : nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng
+Nhớ nguồn : người hưởng thụ thành quả phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, nhớ ơn và phát huy các thành quả mà ta đang hưởng.
+Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở để khuyên răng chúng ta không nên quên những người đã giúp ta thành đạt, thành công trong cuộc sống
+Ta không quên tổ tiên, nòi giống, những người đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, những người đã dạy dỗ, nuôi dưỡng ta.
~~ chúc bạn học giỏi nha ~~
Tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" là một trong những câu tục ngữ phổ biến nhất trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. "Uống nước" về mặt nghĩa đen muốn nói đến hành động uống hoặc sử dụng nguồn nước sạch của người Việt xưa. Thời xưa, chưa có nước máy như bây giờ mà người Việt cổ phải làm những công trình thủy lợi rất cực khổ để dẫn nước về mương, ruộng sử dụng vào mục đích tưới tiêu và cả để uống nữa. Về nghĩa bóng, "uống nước" nghĩa là thụ hưởng một thành quả nào đó từ người đi trước.
"Nhớ nguồn" về nghĩa đen là phải nhớ đến công lao của những người đã khổ nhọc khơi nguồn nước, tìm nguồn nước và làm thuỷ lợi để người Việt xưa có nước sạch dùng. Nghĩa bóng của "nhớ nguồn" muốn người đọc phải biết tri ơn những người đã tạo ra những thứ mà hiện tại mình đang được hưởng.
+)TIÊN HỌC LỄ HẬU HỌC VĂN LÀ: TRƯỚC TIÊN PHẢI HỌC LỄ NGHĨA, SAU ĐÓ MỚI HỌC VĂN HÓA
+)UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN CÓ 2 NGHĨA : NGHĨA ĐEN: UỐNG NƯỚC PHẢI NHỚ ĐẾN NƠI KHỞI NGUỒN CỦA DÒNG NƯỚC ĐÓ
NGHĨA BÓNG: ĐƯỢC HƯỞNG THÀNH QUẢ PHẢI NHỚ ƠN NGƯỜI ĐÃ TẠO RA THÀNH QUẢ ĐÓ CHO CHÚNG TA HƯỞNG THỤ.
+ ) TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO: TÔN KÍNH NGƯỜI LÀM THẦY ,LÀM CÔ; TRỌNG NHỮNG ĐẠO LÍ MÀ THẦY CÔ ĐÃ DẠY CHO CHÚNG TA
+) NHẤT TỰ VI SƯ, BÁN TỰ VI SƯ LÀ: 1 CHỮ CŨNG LÀ THẦY, NỬA CHỮ CŨNG LÀ THẦY
CHÚC BN HỌC TỐT!!!!
Tiên học lễ, Hậu học văn có nghĩa là : Đầu tiên là phải học về đạo đức, lễ nghĩa cách đối nhân xử thế trong cuộc sống. Sau đó mới đến học chữ...
Thứ nhất thì tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.
Tu đâu cho bằng tu nhà,
Thờ cha kính mẹ, mới là chân tu.
Nâng niu bú mớm đêm ngày,
Công cha, nghĩa mẹ, coi tày bể non.
Có nuôi con, mới biết lòng cha mẹ.
Lên non, mới biết non cao,
Nuôi con, mới biết công lao mẫu từ.
Con mẹ thương mẹ lắm thay,
Chín tháng mười ngày, mang nặng đẻ đau.
Liệu mà thờ mẹ kính cha,
Đừng tiếng nặng nhẹ, người ta chê cười.
Có cha, có mẹ, thì hơn,
Không cha, không mẹ, như đờn đứt giây.
Trách ai được cá quên nơm,
Được chim bẻ ná, quên ơn sinh thành.
Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa,
Miệng nhai cơm mớm, lưỡi lừa cá xương.
Vẳng nghe tiếng vịt kêu chiều,
Bâng khuâng nhớ mẹ, chín chiều ruột đau.
Tôm càng lột vỏ bỏ đuôi,
Giã gạo cho trắng, mà nuôi mẹ già.
Mẹ cha như chuối chín cây,
Sao đấy chẳng liệu, cho đây liệu cùng.
Cha mẹ ở tấm lều tranh,
Sớm thăm, tối viếng, mới đành dạ con.
Mẹ cha như nước như mây,
Làm con phải ở cho tày lòng son.
Con có làm ra của vạn tiền trăm,
Con ơi, hãy nhớ lúc con nằm trong nôi.
Trâu dê chết để tế ruồi,
Sao bằng lúc sống, ngọt bùi là hơn.
Lúc sống, thời chẳng cho ăn,
Đến khi thác xuống, làm văn tế ruồi.
Sống thì chẳng cho ăn nào,
Chết thì cúng giỗ, mâm cao cỗ đầy.
Dạy con, con nhớ lấy lời,
Trọng cha, kính mẹ, suốt đời chớ quên.
Con giữ cha, gà giữ ổ.
Dâu hiền hơn gái, rể hiền hơn trai.
Trai mà chi, gái mà chi,
Cốt sao có nghĩa, có nghì là hơn.
Con ở đâu, cha mẹ đấy,
Cháu con ở đâu, tổ tiên ở đấy.
Trẻ đeo hoa, già đeo tật.
Già sinh tật, đất sinh cỏ.
Lụ khụ, như ông cụ bảy mươi.
Bảy mươi chưa đui, chưa què, chớ khoe là giỏi.
Một già, một trẻ như nhau.
Kính lão, đắc thọ.
Thương già, già để tuổi cho.
Cá không ăn muối, cá ươn,
Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư.
Cha mẹ là biển là trời,
Nói sao hay vậy, đâu dám cãi lời mẹ cha.
Nói con, con chẳng nghe lời,
Con nghe ông huyểnh, ông hoảng, hết đời nhà con.
Cha mẹ đánh cửa trước, vào cửa sau. (1)
Một mẹ, nuôi được mười con,
Mười con, không nuôi được một mẹ.
Con bà, có thương bà đâu,
Để cho chàng rể, nàng dâu thương cùng.
Cha mẹ nuôi con, bằng trời bằng bể,
Con nuôi cha mẹ, con kể từng ngày.
Mẹ nuôi con, biển hồ lai láng,
Con nuôi mẹ, kể tháng kể ngày.
Mẹ già hết gạo treo niêu,
Mà anh khăn đỏ, khăn điều vắt vai.
Mẹ lá rau, lá má,
Con đầy rá, đầy mâm.
Mẹ sớm chiều, ngược xuôi tất tưởi,
Con đẫy ngày, đám dưới đám trên.
Cơm cha thời ngon, cơm con thời đắng.
Bình phong khảm ốc xà cừ,
Vợ hư thời bỏ, chớ từ mẹ cha.
Bất hiếu chi tử? (2)
Bên cha cũng kính , bên mẹ cũng vái.
Mẹ chồng nàng dâu,
Chủ nhà, người ở, khen nhau bao giờ.
Thật thà, cũng thể lái trâu,
Yêu nhau, cũng thể nàng dâu mẹ chồng.
Mẹ chồng dữ, mẹ chồng chết,
Nàng dâu có nết, nàng dâu chừa.
Chồng dữ, thời em mới rầu,
Mẹ chồng mà dữ, giết trâu ăn mừng.
Chưa làm dâu, đã hay đâu làm mẹ chồng.
Tứ thân phụ mẫu.
Thông gia, là bà con.
Thông gia, hai nhà như một.
Sống vì mồ vì mả,
Không ai vì cả bát cơm.
Mồ mả làm cho người ta khá.
Giữ như giữ mả tổ.
Sống Tết, chết Giỗ.
Trưởng bại, hại ông vải.
Trưởng nam bại, ông vải vong.
Con cháu mà dại, thời hại cha ông.
Con hơn cha, là nhà có phúc.
Con khôn, nở mặt mẹ cha.
Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.
Làm anh, làm ả, phải ngả mặt lên.
Một người làm nên, cả họ được cậy,
Một người làm bậy, cả họ mất nhờ.
Một người làm xấu, cả bậu mang dơ.
Một người làm quan,
Thời sang cả họ.
Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó.
Tột cùng Thiện, không gì hơn hiếu,
Tột cùng Ác, không gì hơn bất hiếu.
Kính cha, tấm lụa tấm là,
Trọng cha, đồng quà tấm bánh.
Sáng thăm, tối viếng. Cơm nặng áo dày.
Sáng cơm, trưa cháo, chiều trà,
Chăm cha, chăm mẹ, tuổi già xa xăm. (3)
Trẻ cậy cha, già cậy con,
Trẻ thì dưỡng cây, già thì cây dưỡng.
Bé thì nhờ mẹ, nhờ cha,
Lớn lên nhờ vợ, lúc già nhờ con.
Xin người hiếu tử gắng khuyên,
Kịp thời nuôi nấng, cho tuyền đạo con,
Kẻo khi sông cạn đá mòn,
Thơ ca ngâm đọc, có còn thấy chi.
Công cha như núi Thái Sơn, (4)
Nghĩa mẹ như nước, trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ, kính cha,
Cho tròn chữ Hiếu, mới là Đạo con.
Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ, những ngày ước ao.
Thờ cha kính mẹ hết lòng,
Ấy là chữ Hiếu, dạy trong luân thường
Thảo thơm, sau trước nhịn nhường,
Nhường anh nhường chị, lẫn nhường người trên.
Ghi lòng tạc dạ chớ quên,
Con em phải giữ, lấy nền con em.
Ba năm bú mớm con thơ,
Kể công cha mẹ, biết cơ ngần nào.
Dạy rằng chín chữ cù lao, (5)
Bể sâu không ví, trời cao không bì.
những câu đúng:
b, 1 nắng hai sương
c, thức khuya dậy sớm
e, chân lấm tay bùn
hok tốt nhé~
-Chịu thương chịu khó: nói lên phẩm chất của người Việt Nam ta cần cù, chẳng ngại khó khăn gian khổ.
-Dám nghĩ dám làm: táo bạo, mạnh dạn có nhiều ý kiến và dám thực sáng kiến.
- Muôn người như một: mọi người đoàn kết, thống nhất một lòng.
-Trọng nghĩa khinh tài: coi trọng nhân nghĩa, đạo lý, xem thường tiền bạc.
-Uống nước nhớ nguồn: ca ngợi đức tính sống có trước, có sau, luôn luôn biết ơn người đi trước.
a) Cần cù,chẳng ngại khó khăn gian khổ
b)Táo bạo,mạnh dạn có nhiều ý kiến
c) Đoàn kết
d)Coi trọng nhân nghĩa,đạo lí,xem thường tình bạn
e)luôn luôn biết ơn người đi trước
Uống nước nhớ nguồn :
-Khuyên nhủ chúng ta rằng phải sống sao cho trọn tình, trọn nghĩa, biết nhớ ơn công sinh thành, công dưỡng dục, công dạy dỗ của những người đã giúp đỡ mình từ đó phải biết học tập và làm việc sao cho xứng đáng với đạo lý làm người của dân tộc ta.
Có công mài sắt có ngày nên kim :
-Khuyên nhủ chúng ta rằng chỉ khi có lòng quyết tâm và kiên trì thì bất cứ khó khăn nào ta cũng có thể vượt qua để đạt được thành công như mong muốn.
Có công mài sắt có ngày nên kim: Là lời khuyên nhủ chúng ta phải biết cố gắng, nỗ lực, kiên trì thì sẽ được hưởng thành quả xứng đáng, đạt được ước mơ cũng như mong ước của mình. Muốn đạt được ước mơ thì phải luôn biết nỗ lực không ngừng nghỉ, phải luôn quyết tâm thực hiện tới cùng.
Uống nước nhớ nguồn: Khi hưởng thụ một thành quả nào đó, người ta phải nhớ ơn và đền ơn xứng đáng những người đã đem lại thành quả mà mình đang được hưởng.
Con ơi ghi nhớ lời này
Công cha, nghĩa mẹ, công thầy chớ quên
Ơn cha núi chất trời Tây
Láng lai nghĩa mẹ nước đầy biển Đông
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con
Chịu thương chịu khó
Dám nghĩ dám làm
Muôn người như một
Trọng nghĩa khinh tài
Uống nước nhớ nguồn
1. Chịu thương chịu khó
2. Dám nghĩ dám làm
3. Muôn người như một
4. Uống nước nhớ nguồn
Uống nước nhớ nguồn là một câu tục ngữ đã trở nên quen thuộc với người Việt Nam bao đời nay. Dưới hình thức rất đỗi giản dị, câu tục ngữ này là bài giáo dục về nhân cách làm người của cha ông ta, thể hiện sâu sắc truyền thống đạo lí của người Việt Nam: luôn luôn trân trọng, biết ơn người đi trước.
+Uống nước : hưởng thụ thành quả, sản phẩm vật chất và tinh thần.
+Nguồn : nguồn gốc, cội nguồn của tất cả những thành quả mà con người được hưởng
+Nhớ nguồn : người hưởng thụ thành quả phải hiểu biết, tri ân, gìn giữ, nhớ ơn và phát huy các thành quả mà ta đang hưởng.
+Câu tục ngữ là lời dạy, lời khuyên, lời nhắc nhở để khuyên răng chúng ta không nên quên những người đã giúp ta thành đạt, thành công trong cuộc sống
+Ta không quên tổ tiên, nòi giống, những người đã ngã xuống hi sinh vì đất nước, những người đã dạy dỗ, nuôi dưỡng ta.