Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khao cach soan :Soạn bài Tấm Cám, Trang 72 SGK Ngữ Văn lớp 10
Trong khu rừng có một chú Bướm vàng với những chấm đen trên cánh đang xập xòe nhởn nhơ dạo chơi. Bướm bay qua những cành cây với một vài bông hoa đang nở rộ đón chào.
Bỗng Bướm phát hiện một chú Ong mật đang mải mê hút mật trên một bông hoa mà Bướm vừa đến. Bướm bay tới, buông lời thỏ thẻ:
– Chào Ong mật, đến hôm nay tôi mới gặp lại bạn. Ồ, lúc nào bạn cũng cần cù hút mật. Tại sao bạn không đi du ngoạn, vui chơi như tôi? Trời cho ta đôi cánh để bay lượn tung tăng kia mà! Chúng ta thật diễm phúc, suốt đời chỉ biết du ngoạn mà thôi, phải không Ong?
– Ồ, bạn nói sao? Suốt đời bạn chỉ biết du ngoạn thôi à? Không thể đơn giản như thế đâu, sẽ đến một lúc nào đó bạn nên làm việc như tôi đây này, Bướm ạ!
Bướm vẫn cất giọng thỏ thẻ:
– Trời cho ta đôi cánh, còn con người ở đời lại được đôi chân. Cánh chẳng để bay nhởn nhơ, chân chẳng để rong choi thì để làm gì? Bạn chẳng biết gì cả, suốt ngày lo làm lụng, thật là mệt nhọc. Còn tôi chỉ biết bay khắp nơi, bay dập dìu qua những rừng cây trái ngọt, những vườn hoa màu sắc rực rỡ suốt cả bốn mùa. Xuân đến, loài bướm chúng tôi được khoác lên mình những bộ trang phục mới để dạo chơi, thật là hạnh phúc!
Ong vốn ít nói nhưng nghe cái giọng ấy của Bướm bèn cất tiếng:
– Bướm có biết con người nói gì về chúng ta không? Bướm suốt ngày chỉ biết rong chơi, còn loài Ong chúng tôi bay đây đó để tìm mật giúp con người chữa bệnh và đem lại cho cuộc sống con người nhiều điều tốt đẹp.
Bướm nghe thế vội tranh cãi:
– Ồ, cuộc sống của bạn lúc nào cũng bận bịu, vất vả như vậy, ai mà chịu được. Các nhà khoa học đã bảo rằng xã hội loài ong là một xã hội nghiêm ngặt, đi làm về phải có phấn hoa, có sản phẩm thì mới được vào cửa, mà khi vào không được lộn cửa lộn nhà. Còn nếu không có sản phẩm thì đừng hòng vào cửa. Ôi! Cuộc sống của bạn sao lại gò bó như thế! Còn cuộc sống của tôi thì khác hẳn, suốt ngày tôi chỉ biết dạo chơi, chỉ biết đi khắp nơi để tìm nhiều điều mới mẻ, tốt đẹp. Tôi không phải làm nhiều chi cho cực cái thân!
Tuy trò chuyện Vói Bướm nhưng Ong vẫn không ngừng làm việc. Ong vẫn mải mê hút mật. Nghe Bướm nói, Ong rất bực mình nhưng cố lặng thinh bởi Ong còn rất nhiều việc phải làm. Trong khu rừng bao la này có biết bao bông hoa chứa đầy ắp mật vàng óng đang chờ đón Ong. Vì vậy, Ong không thể bỏ lỡ công việc để tranh cãi với gã bướm lười biếng này. Ong phải đi làm đây. Ong sẽ chắt chiu cho con người những giọt mật ngọt ngào tươi mát và làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
trên sông có chiếc lá
trôi nhanh theo thuyền cá
ôi bài thơ hay quá
Tác phẩm của Nguyễn Trãi có tên là Đại Cáo Bình Ngô, nghĩa là tuyên cáo rộng rãi về việc đã dẹp yên giặc Ngô. Chữ Ngô ở đây là cách gọi của Người Việt xưa đối với thế lực phong kiến phương Bắc với sắc thái coi khinh. Trong tác phẩm, quân Ngô chính là giặc Minh.
Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc mInh đã thừa cơ vào cướp nước ta:
Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.
Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.
Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em,phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.
Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều : chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :
Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội.Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi đan tộc.Nếu ko có một tấm lòng rộng mở, nếu ko có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.
Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :
Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng).Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực
Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc.Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.
Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được ?
Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.
Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.
Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.
Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.
Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hung văn(áng văn bất hủ muôn đời). Để rôì văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.
+ Sử dụng thể thơ bốn chữ, ngọn đèn trong bài ca dao chỉ xuất hiện một lần diễn tả nỗi nhớ người yêu của cô gái. Đó là nỗi nhớ của niềm khao khát về một tình yêu cháy bỏng, sáng mãi như ngọn đèn kia.
+ Sử dụng thể thơ song thất lục bát, ngọn đèn trong văn bản xuất hiện hai lần, diễn tả nội tâm của người chinh phụ. Đêm đêm, người thiếu phụ ngồi bên ngọn đèn mong ngóng, nhớ nhung, sầu muộn cho đến khi cái bấc đèn cháy rụi thành than hồng rực như hoa. Nhà thơ tả ngọn đèn leo lét nhưng chính là để tả không gian mênh mông và sự cô đơn trầm lặng của con người.
điệp ngữ: "đèn biết chăng", "bằng chảng biết" diễn tả tâm trạng khắc hoải,bất an,nỗi buồn triền miên kéo dài trong tg và cả không gian.ng chinh phụ đối diện với bóng đèn vô tri vô giác.Câu độc thoại nội tâm này cho ta thấy nỗi quạnh vắng của con người trong đêm