Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vì người dân ở những nước phát triển có thu nhập và mức sống cao hơn nên những ngành dịch vụ phải gia tăng số lượng lao động để đáp ứng cho nhu cầu của xã hội.
Ví dụ: Dịch vụ SPA ở nước ta thì mới chỉ có ở các thành phố lớn, còn ở những vùng sâu, vùng xa thì có tiền đâu để các chị em đi SPA. Còn ở các nước phát triển thì SPA là nhu cầu bình thường chứ không phải là thứ xa xỉ. Bởi vậy số lượng lao động trong dịch vụ SPA cũng như các ngành dịch vụ khác ở các nước phát triển có tỷ lệ cao hơn ở các nước đang phát triển.
Ví dụ: Sự phát triển của ngành giao thông vận tải (thuộc nhóm ngành dịch vụ kinh doanh) ở TP. Hạ Long.
Hạ Long có mạng lưới đường bộ, cảng biển lớn đang được mở rộng và phát triển, đặc biệt là cảng nước sâu Cái Lân giữ vai trò cửa lớn ra biển cho cả nước ở phía Bắc, để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các vùng trong cả nước và với nước ngoài. Đồng thời còn có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải và hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam Á, Đông Á và thế giới.
Do sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước nên đã tạo nên sự khác nhau cơ bản về cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển. Các nước phát triển có khu vực I chiếm tỉ trọng rất nhỏ và khu vực II, III chiếm tỉ trọng rất lớn; còn các nước đang phát triển thì ngược lại.
Ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng thấp ở các nước đang phát triển vì:
-Nền kinh tế của cá nước này chưa phát triển nguồn vốn đầu tư còn khá hạn chế, năng suất lao động thấp
-Mức sống nhân dân các nước này chưa cao
--Do ảnh hưởng của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật chưa lớn, nên nhiều nước vẫn phát triển các ngành truyền thống như nông nghiệp
-Trình độ đô thị hóa chưa cao, mạng lưới thành phố kém phát triển