Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1: - Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa"
- Đoạn văn trên được viết theo thể loại : Truyện ngắn.
Câu 2: Trong hai câu văn:
"Chưa hòa thuận đâu bác ạ. Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc."
-Từ ngữ liên kết trong câu văn trên là từ : "Nhưng".
-Phép liên kết trong câu văn trên là : phép nối
Các bạn tham khảo Đáp án đề thi vào lớp 10 năm 2021 môn Ngữ văn chuyên tỉnh Lâm Đồng:
I. ĐỌC HIỂU
Câu 1:
Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của tác giả Nguyễn Thành Long. Tác phẩm được viết theo thể loại truyện ngắn.
Câu 2:
Từ liên kết: Nhưng
Phép liên kết: Phép nối
Câu 3:
1. Mở đoạn
Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: sống có ích.
2. Thân đoạn
- Giải thích: Sống có ích là một lối sống lành mạnh, vì lợi ích cho chính mình cũng như cho cộng đồng, xã hội
- Bàn luận:
- Biểu hiện của sống đẹp:
+ Sống văn minh
+ Sống khoan dung, yêu thương và quan tâm mọi người xung quanh
+ Sống đúng với lương tâm của mình, không đi ngược đạo lí làm người
+ Sống lạc quan, yêu đời
- Ý nghĩa của sống đẹp:
+ Được mọi người yêu quý
+ Làm cho chúng ta cảm thấy yêu đời và thoải mái hơn
+ Giúp cuộc sống và xã hội tươi đẹp hơn
- Làm thế nào để có đạo lí sống đẹp:
+ Sống phải biết nghĩ cho người khác
+ Phải biết cống hiến
+ Biết lựa chọn những giá trị đẹp để tiếp thu và học hỏi.
- Chứng minh: Các hoạt động ngày thường, yêu thương ông bà cha mẹ, học tập tốt, biết bảo vệ môi trường...
- Phản đề: những lối sống không lành mạnh, thiếu lạc quan sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến chính con người họ và ảnh hưởng cho cả xã hội.
- Bài học, liên hệ: Mỗi cá nhân phải nhận thức được lối sống có ích, có những hành động, việc làm đúng đắn.
3. Kết đoạn
Mở rộng, kết luận lại vấn đề.
II. LÀM VĂN
I. Mở bài
-Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng và truyện ngắn Chiếc lược ngà:
Tác phẩm được sáng tác vào năm 1966 khi miền Bắc đang trong thời kỳ hòa bình còn miền Nam vẫn đang trong ách thống trị của đế quốc Mỹ. Nhiều người con đất Bắc phải lên đường vào Nam để tham gia cuộc kháng chiến ác liệt.
- Dẫn dắt vấn đề: Phân tích nhân vật bé Thu để thấy được tình cảm cha con sâu nặng không chiến tranh nào có thể tàn phá.
II. Thân bài
* Khái quát cảnh ngộ của bé Thu: Ba đi chiến đấu từ khi bé còn rất nhỏ, nên hình ảnh người ba trong bé vô cùng ít ỏi. Gia đình chỉ cho bé xem hình ba mà thôi. Chính điều này đã gây ra những bi kịch giằng xé khi ba cô bé trở về thăm nhà mấy ngày sau tám năm xa cách.
1. Bé Thu là đứa bé bướng bỉnh, tương ngạnh
- Trong cuộc gặp gỡ đầu tiên, khi nghe tiếng ông Sáu ở bến xuồng, Thu “giật mình tròn mắt nhìn”. Nó ngơ ngác lạ lùng nhìn rồi bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên “má, má”.
- Trong 3 ngày ông Sáu nghỉ phép bé Thu bướng bỉnh không nhận cha:
+ Thu xa lánh ông Sáu trong khi ông Sáu luôn tìm cách vỗ về, Thu nhất quyết không chịu gọi tiếng ba
+ Má dọa đánh, Thu buộc phải gọi ông Sáu vô ăn cơm, nhờ ông chắt nước cơm nhưng lại nói trồng
+ Bị dồn vào thế bí nó nhăn nhó muốn khóc nhưng tự lấy rá chắt nước cơm chứ không chịu gọi ba
+ Thu hất tung cái trứng cá ra mâm, cơm văng tung tóe, bị ba đánh đòn nhưng cô không khóc mà chạy sang nhà ngoại – Bé Thu “cứng đầu” ương ngạnh nhưng giàu tình yêu thương cha
2. Bé Thu có tình yêu thương cha tha thiết, mãnh liệt
- Trước lúc ông Sáu lên đường
+ Tình cha con trở lại vào khoảnh khắc ly biệt ngắn ngủi đem lại cho người đọc xúc động nghẹn ngào
+ Trước khi ông Sáu vào chiến khu, bé Thu được bà giải thích vết thẹo trên má ông Sáu, con bé lăn lọn suốt đêm không ngủ được, nó ân hận rồi căm thù giặc và thương ba nó vô hạn
- Cuộc chia tay cảm động giữa ông Sáu và bé Thu
+ Bé Thu chia tay ba nhưng tâm trạng khác trước, nó không bướng bỉnh nhăn mày cau có nữa
+ Tiếng gọi ba cất lên trong sâu thẳm tâm hồn bé bỏng của con bé, sự khao khát tình cha con bị kìm nén bỗng bật lên, tiếng gọi suốt 8 năm chờ đợi
+ “Nó vừa kêu vừa chạy xô tới dang hai chân ôm lấy cổ ba nó”. Nó hôn khắp người ông Sáu và hôn cả vết sẹo dài trên má ông
+ Hai tay Thu ôm chặt cổ ba, chân quắp chặt lấy ba không muốn ông Sáu rời đi
– Bé Thu có tình yêu thương cha mãnh liệt, vô bờ
III. Kết bài
- Tác giả thành công trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật đặc biệt tâm lý nhân vật trẻ em rất tinh tế, điều này thể hiện tấm lòng yêu thương của nhà văn với con người.
- Bé Thu là nhân vật được khắc họa với nhiều biến chuyển về tâm lý, ở em là đứa trẻ hồn nhiên, bướng bỉnh và giàu tình yêu thương vô bờ bến dành cho cha.
Đề tỉnh khác khó quá, không biết đề tỉnh e ra sao :v, đang chờ các e thi
Nụ cười là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống. Đã có rất nhiều phát ngôn ấn tượng về ý nghĩa của nụ cười. Dân gian có câu: “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”; M. Gorki, đại văn hào Nga cho rằng: “Tiếng cười là thuộc tính đẹp nhất của con người”; F. Rabelais – bác sĩ, đại văn hào Pháp khẳng định: “Tiếng cười là đặc trưng của con người, là một yếu tố của sức khoẻ, một phương pháp trị bệnh” hiệu quả… Tuy nhiên, có phải lúc nào tiếng cười cũng phát huy tác dụng trong đời sống? Và phải chăng, ở bất cứ hoàn cảnh nào, tiếng cười cũng cần được khuyến khích?
– Cười là một phản xạ tự nhiên của con người. Từ lúc lọt lòng mẹ, con người đã biết cười, biết thể hiện cảm xúc qua tiếng cười. Nụ cười bộc lộ niềm vui thích hoặc một thái độ, tâm trạng, tình cảm nào đó của con người.
– Nụ cười là một tài sản, một món quà vô giá mà tạo hoá đã ban tặng cho con người. Một nụ cười thân thiện có thể xua tan đau buồn, hàn gắn vết thương, nhân đôi niềm vui, chia đôi nỗi buồn, làm dịu nỗi cô đơn, khiến mọi người xích lại gần nhau hơn… Một nụ cười đúng lúc, đúng chỗ có thể giúp con người thêm bạn, bớt thù, công việc thuận lợi, cuộc sống bớt căng thẳng. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh tác dụng của tiếng cười lạc quan trong việc điều trị các bệnh tim mạch, giảm đau trong điều trị các bệnh ung thư và khớp cũng như cải thiện nhiều chức năng sinh lí của cơ thể. Người Việt Nam rất hay cười – nhận xét của một sinh viên người Bungari trong câu chuyện nêu trên không phải hoàn toàn cảm tính. Một nghiên cứu được công bố gần đây của tổ chức các nền kinh tế mở (NEF) đã xếp Việt Nam đứng thứ 12 trên toàn cầu và là quốc gia đứng đầu (hạnh phúc nhất) ở châu Á. Bảng đánh giá, xếp hạng này căn cứ vào một số tiêu chuẩn như sự bằng lòng với cuộc sống, tuổi thọ trung bình, yếu tố môi trường… Như vậy người Việt lạc quan, hay cười là một nhận định có cơ sở.
– Tuy nhiên, cũng như đời sống, tiếng cười rất đa dạng về sắc thái. Mỗi sắc thái, mỗi kiểu cười có một cách thể hiện và ý nghĩa khác nhau như: cười duyên, cười nụ, cười mỉm, cười xoà; cười khẩy, cười ruồi, cười nhạt, cười nửa miệng, cười khinh khỉnh; cười đau khổ, cười ra nước mắt, cười như mếu, cười lặng, cười thầm; cười vô duyên, cười trên đau khổ của người khác, cười hô hố, cười đồng loã, cười hềnh hệch, cười hồng hộc, cười toe toét… Có những nụ cười mang lại niềm vui, tình yêu thương, sự khích lệ lớn lao nhưng cũng có những kiểu cười giết chết cả tin yêu, gieo rắc hoài nghi, khích lệ người ta sa ngã, phạm tội ác. Cười một cách vô tâm, vô duyên là một trong những kiểu cười tai hại đó.
– Cười một cách vô tâm là cười vui khoái trá bất chấp người trong cuộc đang ở trong một trạng thái hoặc tình huống khó khăn, cần được chia sẻ, giúp đỡ. Cười một cách vô duyên là cười không đúng lúc đúng chỗ, cười hô hố, thiếu tế nhị, cười vui trong những trường họp, tình huống trớ trêu, cần sự thông cảm. Trong thực tế, nhiều người Việt Nam, kể cả người lớn tuổi thường rất hay cười trong những tình huống không đáng cười như: nhìn thấy người trượt ngã (như câu chuyện nêu trên), đánh rơi đồ vật giữa đường, vô ý bị vấp u đầu, quần áo lấm lem mực hoặc bùn đất, bộ dạng của nhứng người bị mất trí, bị bệnh tâm thần. Thậm chí, họ có thể cười khi thấy trẻ con đánh nhau rất đau, nhà người khác bị cháy, người bị tai nạn xe ngã trên đường…
– Hậu quả của những cái cười vô tâm, vô duyên đôi khi không thể đo đếm hết. Nó thể hiện sự vô cảm, ích kỉ, thiếu tình người và trình độ văn hoá giao tiếp, ứng xử thấp kém của con người. Nó có thể làm cho người trong cuộc cảm thấy đau khổ, bẽ bàng, mất tự tin, mất niềm tin, đau lòng, thậm chí tuyệt vọng. Cười trên đau khổ của người khác, cười một cách vô tâm, vô tư trước sự trớ trêu, khốn khổ của người khác, khi người ta cần sự thông cảm, giúp đỡ là mầm mống, là biểu hiện của cái ác.
– Nụ cười rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày, nhưng cười phải đúng lúc, đúng chỗ. Cười với tấm lòng chia sẻ, đồng cảm, yêu thương rộng mở mới là “thang thuốc bổ” đáng quý, đáng trân trọng. Nó làm giàu có cho những ai được đón nhận nó mà không làm nghèo đi người sinh ra nó. Biết sử dụng nụ cười phù hợp với những hoàn cảnh, đối tượng khác nhau là biểu hiện của sự lịch thiệp và văn hoá trong giao tiếp – chìa khoá của hạnh phúc và thành công.
– “Tiếng cười không những là dấu hiệu của sức mạnh mà bản thân nó cũng là sức mạnh” (A.Lunacharski). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp (như sự việc nêu trên chẳng hạn), hành động cần thiết hơn ánh mắt và nụ cười, dù đó không phải là nụ cười ác ý. Hãy chạy thật nhanh đến mức có thể để đỡ nguời bị ngã đau đứng dậy; hãy ra tay giúp người trong những tình huống khó khăn, bất trắc, trớ trêu thay vì ngạc nhiên đứng nhìn và quay Video clip tung lên mạng như một thành tích với một nụ cười vô tâm khoái trá. Hãy biết trao những nụ cười thân thiện, cởi mở để nhận được những nụ cười đồng cảm, yêu thương đáp lại, để cuộc đời như những khúc ca.
Thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận ? Đúng vậy, con người rất muốn người ta thành đạt vì khi đạt đến mục đích mà mình muốn, cái giá phải trả cho những “ước muốn” trên có lẽ các bạn sẽ không bao giờ muốn trả, trừ khi bạn sinh ra là cậu ấm cô chiêu trong nhà siêu quan. Nhưng khi ta xác định được mục đích chúng ta cần làm gì để thành đạt thì chúng ta phải tự nhủ mình rằng " Muốn thành đạt thì ta phải trả một cái giá không hề rẻ " Khi ta thành đạt không những ta cảm thấy hạnh phúc, vui mà mọi người cũng vui cho mình vì trong lớp người của hộ cũng có những người mình mình." Đây là một chân lý đặc biệt của tôi !
"Thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người, cho xã hội, được xã hội thừa nhận ?" Câu nói này nếu được suy luận một cách đơn giản thì một số người sẽ cho rằng đúng . Bởi vì họ đã thành đạt , thành công trong công việc để khiến cho mọi người , cho xã hội phải thừa nhận điều đó có ích . Tuy nhiên , câu nói trên cũng có một số phản bác của mọi người . Thành đạt là do chúng ta tự làm và tự tạo nên , đó không phải là làm cái gì đó có ích cho người khác và được người ta công nhận thì đó được gọi là thành đạt . Có vô số người đã thất bại trong công việc nhưng họ vẫn được người khác công nhận được sự cố gắng , nỗ lực của họ và đó họ vẫn là người thành đạt . " Không có con đường nào dài quá đối với kẻ bước đi thong thả, không vội vàng. Không có cái lợi nào xa xôi quá đối với những kẻ kiên nhẫn làm việc . " - câu nói của La Bruyere là một trong những câu nói khiến em phải cảm phục . Không có cái vấp ngã một lần thì con người ta sẽ mất đi lòng kiên nhẫn và từ đó họ sẽ không trở nên kiên trì . Nếu ta cố gắng thì sẽ có được sự thành đạt chứ không nhất thiết là phải làm điều có ích cho người khác mới gọi là sự thành đạt . Ta làm cho ta để ta có ngày mai , ta cứ chăm chăm vào câu nói này sẽ đúng nên tôi làm theo . Tôi làm điều có ích cho người ta thì tôi thành đạt . Bạn không nhất thiết phải đặt ra một số vấn đề để chúng ta biết ta nên làm thế nào để có được sự thành đạt . Ta vừa làm cho mình , vừa làm cho người khác thì lúc đó " Trời ơi , tôi đã thật sự trở thành một con người thành đạt . " Bạn có thể tự hào nói lên điều đó khi bạn cảm thấy mình thực sự đã thành đạt .
P/s : " Làm việc đừng quá trông đợi vào kết quả, nhưng hãy mong cho mình làm được hết sức mình . " - Anita Hill . Hãy nghĩ đến những điều tích cực và đừng nghĩ đến những điều tiêu cực thì bạn sẽ thành đạt .
Đoạn văn bàn về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và sự sáng tạo nghệ sĩ. Đây là một yếu tố của chủ đề chung: tiếng nói của văn nghệ
Đây nè, tỉnh Bắc Ninh nha
@Nguyễn Văn ĐạtBạn ơi có đề toán k gửi mk luôn