K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 1 2018

thế nào là nghĩa của từ?

trả lời: Nghĩa của từ là nội dung (sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ,…) mà từ biểu thị.

^^

 

3 tháng 1 2018

Nghĩa của từ là bản thể. Gồm có các ý kiến sau:

                     - Nghĩa của từ là đối tượng.

                     - Nghĩa của từ là những hiện tượng tâm lí (như biểu tượng, khái niệm, sự phản ánh).

                     - Nghĩa của từ là chức năng.

                     - Nghĩa của từ là sự phản ánh đối với hiện thực.

31 tháng 10 2018

9H CÓ KẾT QUẢ NHÉ MỌI NGƯỜI 

HALLOWEEN VUI VẺ

31 tháng 10 2018

tao ghét OLM chó

28 tháng 8 2018

soạn bài lá tóm tắt bài và làm phần đọc hiểu văn bản

chúc hok giỏi

28 tháng 8 2018

soạn bài cs nghĩa là tl tất cả các câu hỏi trong sách theo mk là thế

mk soạn văn 1 năm mk toàn lm thế thoy

# chikute #

6 tháng 4 2018

Trong sách có hết mà ! mà bây giowg bạn mới học đến bài này à ?

6 tháng 4 2018

Câu 1 :

QUYỀN CON NGƯỜI, 
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

Điều 14  

1. Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Điều 15  

1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.

2. Mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác.

3. Công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.

4. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 16  

1. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

2. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.

Điều 17  

1. Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.

3. Công dân Việt Nam ở nước ngoài được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.

Điều 18  

1. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là bộ phận không tách rời của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

 2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện để người Việt Nam định cư ở nước ngoài giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam, giữ quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

Điều 19  

Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật. 

Điều 20  

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

2. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.

3. Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.

Điều 21  

1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. 

2. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác.

Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Điều 22  

1. Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.

2. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.

3. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

Điều 23  

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 24

1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 

3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Điều 25  

Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

Điều 26  

1. Công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.

2. Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội.

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.

Điều 27  

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Điều 28  

1. Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.

2. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.

Điều 29   

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

Điều 30  

1. Mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự theo quy định của pháp luật. 

3. Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác.

Điều 31  

1. Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

2. Người bị buộc tội phải được Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai. Trường hợp xét xử kín theo quy định của luật thì việc tuyên án phải được công khai. 

3. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm.

4. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. 

5. Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trái pháp luật có quyền được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Người vi phạm pháp luật trong việc bắt, giam, giữ, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án gây thiệt hại cho người khác phải bị xử lý theo pháp luật.

Điều 32  

1. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác. 
2. Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.

3. Trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của tổ chức, cá nhân theo giá thị trường.

Điều 33  

Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Điều 34  

Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

Điều 35  

1. Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.

2. Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.   

3. Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu. 

Điều 36  

1. Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn. Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

 2. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi của người mẹ và trẻ em.

 Điều 37  

1. Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em.

2. Thanh niên được Nhà nước, gia đình và xã hội tạo điều kiện học tập, lao động, giải trí, phát triển thể lực, trí tuệ, bồi dưỡng đạo đức, truyền thống dân tộc, ý thức công dân; đi đầu trong công cuộc lao động sáng tạo và bảo vệ Tổ quốc.

3. Người cao tuổi được Nhà nước, gia đình và xã hội tôn trọng, chăm sóc và phát huy vai trò trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Điều 38  

1. Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.

2. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Điều 39  

Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.

Điều 40  

Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.

Điều 41  

Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa. 

Điều 42  

Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.

Điều 43   

Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường. 

Điều 44  

Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc.

Phản bội Tổ quốc là tội nặng nhất.

Điều 45  

1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

2. Công dân phải thực hiện nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân. 

Điều 46  

Công dân có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật; tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.

Điều 47  

Mọi người có nghĩa vụ nộp thuế theo luật định.

Điều 48  

Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải tuân theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; được bảo hộ tính mạng, tài sản và các quyền, lợi ích chính đáng theo pháp luật Việt Nam.

Điều 49  

Người nước ngoài đấu tranh vì tự do và độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, dân chủ và hòa bình hoặc vì sự nghiệp khoa học mà bị bức hại thì được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xem xét cho cư trú.

24 tháng 1 2018

* Phó từ: là những từ chuyên đi kèm động từ, tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ.

* Phó từ đứng trước động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến.

* Phó từ đứng sau động từ, tính từ: Những phó từ này thường bổ sung một số ý nghĩa liên quan đến hành động, trạng thái, đặc điểm, tính chất nêu ở động từ hoặc tính từ như: mức độ, khả năng, kết quả và hướng. Những phó từ thường gặp: đã, đang, cũng, sẽ, vẫn, còn, đều, được, rất, thật, lắm, quá...

24 tháng 1 2018

- phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ và tính từ để bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ

- phó từ từ gồm 2 loại :

+ phó từ đứng trước động từ và tính từ

+ phó từ đứng sau động từ và tính từ

14 tháng 12 2018

Nghĩa gốc:

-Chân lấm tay bùn.

-  Chân yếu tay mềm.

-Anh em như thể chân tay.

Nghĩa chuyển:

-Càng già càng dẻo càng dai

Càng lay chân chõng,càng long chân giường.

19 tháng 11 2018

1. Lực là gì? Cho ví dụ

Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia, ta nói vật này đã tác dụng lực lên vật kia.

Ví dụ 1: Gió thổi vào cánh buồm làm thuyền buồm chuyển động, khi đó gió đã tác dụng lực đẩy lên cánh buồm.

Ví dụ 2: Đầu tàu kéo các toa tàu chuyển động, khi đó đầu tàu đã tác dụng lực kéo lên các toa tàu.

2. Thế nào là hai lực cân bằng? Cho ví dụ

Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau có cùng phương, ngược chiều, cùng tác dụng vào một vật.

Ví dụ: Hai đội đang kéo co. Hai bạn đang gồng tay

19 tháng 11 2018

Trong vật lý học, lực là bất kỳ ảnh hưởng nào làm một vật thể chịu sự thay đổi, hoặc là ảnh hưởng đến chuyển động, hướng của nó hay cấu trúc hình học của nó. Nói cách khác, lực là nguyên nhân làm cho một vật có khối lượng thay đổi vận tốc của nó, tới chuyển động có gia tốc, hay làm biến dạng vật thể, hoặc cả hai.

Lực tác dụng lên vật gây ra kết quả: Lực tác dụng lên một vật có thể làm nó biến đổi chuyển động howacj biến dạng. Hai kết quả này có thể cùng xảy ra.

Ví dụ:- Lực làm vật biến đổi chuyển động:

             +Dùng chân đá trái banh. Lực của chân ta đã làm trái banh đang đứng yên thì bắt đầu chuyển động.

             +Khi chơi bắn bi, viên bi đang nằm yên trên mặt đất thì chịu tác dụng lực của tay ta làm nó biến đổi                   chuyển động.

             + Khi đóng đinh vào tường, búa tác dụng vào đinh làm đinh đang đứng yên chuyển động đập sâu                   vào tường.

         - Lực làm vật biến dạng:

             + Dùng tay bẻ một cành cây, lực của tay ta làm cành cây biến dạng.

             +Dùng tay nén hai đầu lò xo lại, ta thấy cả lò xo và tay đều biến dạng 

             +Khi cái vợt đập vào một quả bóng thì cả vợt lẫn bóng đều bị biến dạng. 
         - Lực vừa làm vật biến dạng vừa làm vật biến đổi chuyển động:

             + Đá trái banh vào tường. Lực cản của tường làm trái banh biến dạng đồng thời làm cho trái banh                biến đổi chuyển động

2 lực cân bằng là 2 lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều ,tác dụng vào cùng một vật

vd:2 người mạnh ngang nhau đứng ngược chiều nhau kéo 1cái bàn thì sẽ tác dụng lên bàn hai lực cân bằng

19 tháng 4 2018

Câu 1 : Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)  và  Khởi nghĩa Phùng Hưng: ( trong khoảng 776 – 791)

Câu 2 : 

-Năm 917, Khúc Hạo mất, Khúc Thừa Mỹ lên thay.

-Năm 930,  quân Nam Hán đánh sang nước ta.

-Khúc Thừa Mỹ  chống cự không nổi bị bắt  về Quảng Châu.(Trung Quốc ), nhân cơ hội  đó Nhà Hán  đặt cơ quan đô hộ ở Tống Bình  (Hà Nội).

-Năm 931, Dương Đình Nghệ từ Thanh Hóa tấn công ra  Bắc và  chiếm được Tống Bình.

-Quân Nam Hán bị đánh tan, Dương Đình Nghệ xưng Tiết độ sứ, tiếp tục xây dựng nền tự chủ.

19 tháng 4 2018

Câu 1:

+ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan

+ Khởi nghĩa Phùng Hưng

Câu 2:

Ý nghĩa: xây dựng chính quyền tự chủ

30 tháng 11 2017

CTV = Cộng tác viên 

30 tháng 11 2017
nghĩa là một chương trình tuyển người chơi truy kích

Bài làm:

a. Mắt: đôi mắt, mắt na, mắt mía, mắt bão, mắt lưới

  • Nghĩa gốc: là cơ quan để nhìn của người hay động vật, giúp phân biệt được màu sắc, hình dáng; thường được coi là biểu tượng của cái nhìn của con người
  • Nghĩa chuyển:
    • chỗ lồi lõm giống như hình con mắt, mang chồi, ở một số loài cây(mắt tre, mắt mía)
    • bộ phận giống hình những con mắt ở ngoài vỏ một số loại quả (mắt dứa, na mở mắt)
    • phần trung tâm của một cơn bão (mắt bão)

b. Tai

  • Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe
  • Nghĩa chuyển:
    • bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm)
    • điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng)

c. Mũi

  • Nghĩa gốc: Phần nhô cao theo trục dọc của mặt, giữa trán và môi trên, trong đó có phần phía trước của hai lỗ vừa để thở, vừa là bộ phận của cơ quan khứu giác. Ví dụ: mũi lõ, mũi tẹt, sổ mũi, khịt mũi,...
  • Nghĩa chuyển:
    • Phần nhọn hoặc nhọn và sắc ở đầu một vật (mũi kim, mũi kéo, mũi dao)
    • Phần đất nhọn nhô ra biển, sông (mũi Cà Mau, mũi đất)
    • Hướng triển khai lực lượng, phần lực lượng quân đội tiến lên trước (cánh quân chia thành ba mũi, mũi quân thọc sâu vào lòng địch).
    • k nha .
28 tháng 9 2018

Các bộ phận là :

-Đầu

-Miệng

-Chân

Đầu : đầu bút ; đầu quân ; đầu quạt .....

Miệng : miệng chai ; miệng núi lửa ; miệng bát ....

Chân; chân đèn ; chân giường ; chân trời ......