K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4 2016

a. vì khi chạy thỏ sẽ tiết ra nhiều mồ hôi, cơ thể bị nóng.Nó trú vào gốc cây để hạ nhiệt độ cơ thể

b.Đổ mồ hôi là một cách thoát hơi nước vì vậy người ta thấy đổ mồ hôi là một cách duy trì thân nhiệt

c. Sốt cao dẫn đến bốc hỏa, nhiệt độ qua nóng khiến cho mạch máu bị phồng nếu không hạ nhiệt kịp thời sẽ dẫn đến nguy hiểm

d. Tùy vào từng loại cây người ta phải đốt rơm rạ để cây có được nhiệt độ phù hợp để giữ nhiệt cho cây

e. Vì chúng có một lớp lopong và mỡ dày để bảo vệ thân nhiệt

29 tháng 3 2016

Chúng ta đều biết rằng, con người là động vật hằng nhiệt, chúng ta luôn cần duy trì thân nhiệt ở một nhiệt độ nhất định, khoảng 37oC.

Mỗi khi nhiệt độ cơ thể có dấu hiệu tăng lên, não phát tín hiệu cho các tuyến mồ hôi hoạt động, tiết ra mồ hôi, là hỗn hợp của nước và muối. Đồng thời các mạch máu dưới da giãn ra. Chính sự bốc hơi của mồ hôi sẽ mang đi nhiệt lượng và làm mát các mạch máu dưới da. Sau đó, hệ tuần hoàn sẽ mang dòng máu mát đi khắp cơ thể. Thân nhiệt sẽ dần dần giảm xuống

.Nếu để thân nhiệt quá cao, sẽ khiến choáng váng, bất tỉnh, thậm chỉ dẫn đến đột quỵ và tử vong.

Trong điều kiện nóng hoặc vận cơ mạnh, tuyến mồ hôi sẽ bài tiết nhiều mồ hôi. Mồ hôi sau khi được tiết ra phải được bay hơi thì mới có tác dụng chống nóng. Vì vậy, trong điều kiện khí hậu nóng, nếu độ ẩm cao sẽ rất khó chịu. Trong điều kiện cực kỳ nóng, mồ hôi có thể được bài tiết 1,5 lít/giờ. Sự bay hơi mồ hôi có lợi là làm thải nhiệt nhanh nhưng có thể làm cho cơ thể mất nước và muối.

16 tháng 4 2015

Điều em hỏi liên quan đến khả năng tái sinh của cơ thể sinh vật. 

Riêng tế bào thực vật có tính toàn năng cao, từ một tế bào, một mô thực vật có thể tái sinh thành một  cây  hoàn chỉnh.

Các động vật bậc thấp như giun đất, khi cơ  thể bị cắt ra nhiều phần thì phần đầu có thể tái sinh thành một cơ thể hoàn chỉnh. Thằn lằn bị đứt đuôi có thể mọc lại đuôi mới, phần đuôi rụng đi sẽ chết.

Con người là sinh vật tiến hóa bậc cao, các bộ phận của cơ thể con người đã được biệt hóa để thực hiện các chức năng có tính chuyên hóa cao. Trong cơ thể người có những tế bào có tiềm năng cao, còn gọi là tế bào gốc. Em có thể google để tìm hiểu.

Khi con người bị đứt một số bộ phận như ngón tay, ngón chân nếu được bảo quan đúng cách và trong thời gian ngắn các bác sỹ có thể nối lại các bộ phận này trở lại cơ thể. 

26 tháng 4 2016

Các bộ phận của hạt và chức năng:

- Vỏ hạt:  Bảo vệ hạt khỏi các yếu tố bên ngoài

- Phôi: Phát triển thành cây mầm sau đó phát triển thành cây con

- Chất dinh dưỡng dự trữ: Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho phôi phát triển thành cây mầm -> cây con

 

26 tháng 4 2016

Câu 1 đó

Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ nói về sự biến động cá thể trong quần thể theo chu kì? (1) Ếch, nhái có nhiều vào mùa mưa. (2) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC. (3) Số lượng bò sát, chim nhỏ, thú thuộc bộ Gặm nhắm thường giảm mạnh sau những trận lụt ở miền Bắc và miền Trung ở...
Đọc tiếp

Trong các ví dụ dưới đây, có bao nhiêu ví dụ nói về sự biến động cá thể trong quần thể theo chu kì?

(1) Ếch, nhái có nhiều vào mùa mưa.

(2) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát và ếch nhái giảm vào những năm có mùa đông giá rét, nhiệt độ xuống dưới 8oC.

(3) Số lượng bò sát, chim nhỏ, thú thuộc bộ Gặm nhắm thường giảm mạnh sau những trận lụt ở miền Bắc và miền Trung ở nước ta.

(4) Rừng tràm U Minh Thượng bị cháy vào tháng 3 năm 2002 đã xua đuổi và giết chết rất nhiều sinh vật rừng.

(5) Số lượng cá thể của các loài thực vật nổi tăng vào ban ngày, giảm vào ban đêm.

(6) Ở đồng rêu phương Bắc, theo chu kì 3-4 năm/lần, số lượng cáo lại tăng lên gấp 100 lần và sau đó lại giảm, đúng theo chu kì biến động của chuột lemmut (con mồi chủ yếu của cáo)

(7) Cá cơm ở vùng biển Pêru có chu kì biến động khoảng 10-12 năm, khi có dòng nước nóng chảy về làm cá chết hàng loạt.

(8) Số lượng cá thu giảm mạnh do sự đánh bắt quá mức của ngư dân ven biển.

(9) Số lượng thỏ ở Australia giảm vì bệnh u nhầy.

A.

B. 5

C. 7

D. 4

1
15 tháng 10 2018

Đáp án D

Biến động số lượng cá thể của quần thể

là sự tăng hoặc giảm số lượng cá thể

của quần thể

- Biến động số lượng cá thể của quần thể

theo chu kì là biến động xảy ra do những

thay đổi có tính chu kì của điều kiện

môi trường.

- Biến động số lượng cá thể của quần thể

không theo chu kì là biến động mà số

lượng cá thể của quần thể tăng hoặc

giảm một cách đột ngột do điều kiện bất

thường của thời tiết như lũ lụt, bão,

cháy rừng, dịch bệnh,…hay do hoạt động

khái thác tài nguyên quá mức của con

người gây nên.

Do đó những ví dụ nói về sự biến động

cá thể trong quần thể theo chu kì là:

(1), (5), (6), (7).

(2), (3), (4), (9) biến động số lượng do sự

cố bất thường không theo chu kỳ.

(8) biến động số lượng do sự khai thác

quá mức của con người

Các bạn giúp mình nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!Câu 1:vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to,chắc,mẩy ko bị sứt sẹo và ko bị sâu mọt ?Câu 2:Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ?Câu 3:Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?Câu 4:Cây xanh có hoa gồm mấy cơ quan chính? Mỗi cơ quan gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của...
Đọc tiếp

Các bạn giúp mình nhé !!!!!!!!!!!!!!!!!!

Câu 1:vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to,chắc,mẩy ko bị sứt sẹo và ko bị sâu mọt ?

Câu 2:Người ta đã có những cách gì để bảo quản và chế biến các loại quả thịt ?

Câu 3:Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm?

Câu 4:Cây xanh có hoa gồm mấy cơ quan chính? Mỗi cơ quan gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của từng cơ quan đó?

Câu 5:Vì sao thực vật hạt kín lại có thể phát triển đa dụng và phong phú như ngày nay?

Câu 6:Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín?

Câu 7:Có thể nhận biết 1 cây thuộc lớp hai lá mầm hay lớp một lá mầm dựa  vào những dấu hiệu nhận bên ngoài nào?

Câu 8:Hãy kể những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành?

                           Chú ý :Câu hỏi của sinh học lớp 6                                 Mình chân thành cảm ơn !!!!!!!!!!!!

7
13 tháng 3 2016

Câu 1:

Người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy. không bị sứt sẹo là hạt khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng. Đó là những điều kiện để nảy mầm tốt, cây non khỏe.

Hạt không bị sâu bệnh thì cây non sẽ không sâu bệnh do đời trước mang theo và đó cũng là những hạt khỏe là điều kiện cho hạt nảy mầm và phát triển tốt.

Câu 2:

Có nhiều cách bảo quản và chế biến các loại quả thịt: Rửa sạch cho vào túi nilon để ở nhiệt độ lạnh hoặc phơi khô, đóng hộp, ép lấy nước, chế tinh dầu...
 

Câu 3: 

Nước, nhiệt độ, không khí. 

Câu 4:

Cây có hoa có 6 cơ quan và chức năng của chúng là:
- Hoa : Thực hiện thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả.
- Quả : Bảo vệ hạt và góp phần phát tán hạt.
- Hạt : Nảy mầm thành cây con, duy trì và phát triển nòi giống.
- Rễ : Hấp thụ nước và muối khoáng cho cây.
- Thân : Vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá và chất hữu cơ từ lá đến tất cả các bộ phận khác của cây.
- Lá : Thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây, trao đổi khí với môi trường bên ngoài và thoát hơi nước. 

Câu 5:

Thực vật Hạt kín phát triển đa dạng phong phú vì chúng có những đặc điểm sau:

-    Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng, trong thân có mạch dẫn phát triển hoàn thiện.

-    Cây Hạt kín phân bố rộng rãi trên Trái Đất là nhờ có quả và hạt. Quả và hạt của chúng rất đa dạng và các kiểu phát tán khác nhau: tự phát tán, phát tán nhờ gió, phát tán nhờ nước, phát tán nhờ người hoặc động vật.

-    Tính chất hạt kín là một ưu thế quan trọng của thực vật: giữ cho hạt khỏi bị tác hại bởi những điều kiện bất lợi của môi trường.

-    Có khả năng thích nghi với những điều kiện môi trường sống khác nhau.

-     Ngành Hạt kín rất lớn: chiếm tới quá nửa tổng số các loài thực vật.

Như thế thực vật Hạt kín phát triển da dạng phong phú nhất, phân bố rộng rãi nhất trên đất liền (một số loài mọc cả ở nước ngọt và nước mặn), giữ vai trò quan trọng nhất trong việc tạo ra các chất hữu cơ mà các sinh vật khác tiêu thụ.

Câu 6:

Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm thân gỗ thân thảo, lá đơn, lá kép..), trong thân có mạch dẫn phát triển. Có hoa quả, hạt nằm trong quả (trước đó là noãn nằm trong bầu). Đây là một đặc điểm tiến hóa và là ưu thế của cây Hạt kín (hạt được bảo vệ tốt hơn). Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.

Câu 7:

+ Lớp một lá mầm : Phôi có 1 lá mầm, hầu hết có rễ chùm, thân cỏ. Gân lá có hình cung hoặc song song

+ Lớp hai lá mầm: PHôi có 2 lá mầm,  Hầu hết có rễ cọc, thân gỗ, thân cỏ, thân leo. Gân lá có hình dạng

- Giữa hai lớp một lá mầm và hai lá mầm có có một đặc điểm phân biệt quan trọng (nhưng ta không thể nhìn thấy trên một cây đã phát triển) đó là số lá mầm của phôi ở trong hạt. Cũng từ đặc điểm này người ta đặt tên cho mỗi lớp
- Số lá mầm của phôi là tiêu chuẩn chính để phân biệt 2 lớp, nhưng thường khó nhận thấy khi quan sát hình dạng ngoài của cây. Vì vậy người ta phải dựa vào các dấu hiện khác dễ nhận biết hơn (rễ, thân, lá…)
- Thân cũng là một dấu hiệu giúp phân biệt: hầu hết các cây thuộc lớp một lá mầm đều có dạng thân cỏ (trừ một số ít có dạng thân đặc biệt như cau, dừa, tre, nứa…) còn các cây hai lá mầm thì có thân đa dạng hơn (thân gỗ, thân cỏ, thân leo…)

Câu 8:

- Ngành tảo: chưa có thân, rễ, lá. Sống ở nước là chủ yếu.
- Ngành rêu: thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ. Sống ở cạn thường là nơi ẩm ướt. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành cây con. 
- Ngành dương xỉ: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. Có bào tử, bào tử nảy mầm thành nguyên tản.
- Ngành hạt trần: đã có rễ, thân, lá. Sống ở cạn là chủ yếu, có nón, hạt hở (hạt nằm trên lá noãn).
- Ngành hạt kín: thân, rễ, lá chính thức đa dạng. Sống ở cạn là chủ yếu, có hoa và quả, hạt kín (hạt nằm trong quả).

Câu 4:  Trả lời:

Cây xanh có hoa có 2 cơ quan chính: cơ quan sinh dưỡng, cơ quan sinh sản.

Cơ quan sinh dưỡng: Sinh dưỡng, phát triển.   ( Rễ, thân, lá)

Cơ quan sinh sản: Phân chia, sinh sản.      (Hoa, quả, hạt)

Cho những mối quan hệ như sau: (1) Cá mập con khi mới nở ra trong bụng mẹ sử dụng ngay những trứng chưa  nở làm thức ăn. (2) Ở quần thể cá sống sâu (Edriolychnus schmidri  và  Ceratiasp) con đực sống kí sinh vào con cái để thụ tinh trong mùa sinh sản, nhằm giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp. (3) Một số tảo biển khi  nở hoa, gây ra thủy triều đỏ làm cho hàng loạt các loài động vật...
Đọc tiếp

Cho những mối quan hệ như sau:

(1) Cá mập con khi mới nở ra trong bụng mẹ sử dụng ngay những trứng chưa  nở làm thức ăn.

(2) Ở quần thể cá sống sâu (Edriolychnus schmidri   Ceratiasp) con đực sống kí sinh vào con cái để thụ tinh trong mùa sinh sản, nhằm giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp.

(3) Một số tảo biển khi  nở hoa, gây ra thủy triều đỏ làm cho hàng loạt các loài động vật không xương sống, các, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp.

(4) Ba loài chim sẻ có cấu tạo mỏ khác nhau phân bố trên đảo Galapagos.

(5) Các loài tôm, cá nhỏ thường bò lên thân cá lạc, cá dưa để ăn các loại kí sinhm sống trên đây làm  thức ăn.

(6) Các loài cỏ dại sống với cây lúa trong quần  xã là cánh đồng lúa.

Có bao nhiêu mối quan hệ cạnh tranh?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
26 tháng 10 2018

Đáp án B

Các mối quan hệ là quan hệ cạnh tranh là : (1)(2) (6)

(1) Là cạnh tranh cùng loài

(2) Quan hệ cạnh tranh cùng loài 

(3) Là quan hệ ức chế cảm nhiễm

(4) Do các loài cấu tạo mỏ khác nhau => ăn các loại hạt có các kích thước khác nhau=> nguồn thức ăn khác nhau => không cạnh tranh

(5) Quan hệ hợp tác

(6) Cạnh tranh

19 tháng 4 2016

Câu 1:–   Cấu tạo chung của tảo: cơ thể đơn hào hay đa bào, có cấu tạo đơn giản, (chưa có rễ, thân, lá), có thể màu trong cấu tạo tế bào.
-
Không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự là vì:

Mặc dù rong mơ cũng có dạng giống như một cây xanh (thân, lá, quả) nhưng đó không phải là thân. lá… thật sự. bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thế đứng thẳng trong nước.
Câu 2 :Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ hoàn thiện hơn cây rêu:
-Cây rêu:+Thân ngắn không phân nhánh, lá nhỏ không có gân
+Có rễ giả
+Chưa có hoa
+Chưa có hệ mạch dẫn
-Cây dương xỉ:+Lá già:Có cuống dài
+Lá non:Cuộn tròn ở đầu
+Rễ thật có lông hút
+Đã có mạch dẫn, thân ngầm, hình trụ
Câu 3: 
Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm phân biệt là: 
+ Cơ quan sinh dưỡng: 
- Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim. 
- Cây hạt kín rất đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép... 
+ Cơ quan sinh sản: 
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở 
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả 
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.

 

13 tháng 2 2017
Tại sao không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự ?
Trả lời:

Không thể coi rong mơ như một cây xanh thật sự là vì:

Mặc dù rong mơ cũng có dạng giống như một cây xanh (thân, lá, quả) nhưng đó không phải là thân. lá... thật sự. bộ phận giống quả chỉ là những phao nổi, bên trong chứa khí, giúp rong mơ có thế đứng thẳng trong nước.

Than đá được hình thành như thế nào ?

Trả lời: Sự hình thành than đá : Cách đây khoảng 300 triệu năm, khí hậu trên Trái Đất rất thích hợp với sự sinh trưởng của Quyết (nóng ẩm quanh năm. xương mù và mưa lớn nhiều). Quyết phát triển rất nhanh làm thành những khu rừng lớn (toàn nhữngcậy thân gỗ) có cây cao tới 40m. Về sau, do sự biến đổi của vỏ Trái Đất, những khu rừng này bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, của sức nóng, sức ép của tầng trên Trái Đất mà chúng biến thành than đá.

Giữa cây Hạt trần và cây Hạt kín có những điểm phân biệt là:
+ Cơ quan sinh dưỡng:
- Cây hạt trần: Rễ cọc, thân gỗ, lá kim.
- Cây hạt kín rất đa dạng: Rễ cọc, rễ chùm; thân gỗ, thân cỏ...; lá đơn, lá kép...
+ Cơ quan sinh sản:
- Cây hạt trần: Chưa có hoa và quả, cơ quan sinh sản là nón, hạt nằm trên lá noãn hở
- Cây hạt kín: Có hoa , cơ quan sinh sản là hạt, hạt nằm trong quả
- Đặc điểm quan trọng nhất: Hạt nằm trong quả (Trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây hạt kín vì nó được bảo vệ tốt hơn.

Cây trổng khác cây dại như thế nào ? Do đâu có sự khác nhau đó ? Cho một vài ví dụ cụ thể.

Trả lời:

Những điểm khác nhau giữa cây trồng và cây dại là : cây trồng có nhiều dạng khác nhau và khác với cây dại (là tổ tiên của chúng). Cây trồng có các tính chất khác hắn và phẩm chất tốt hơn hẳn tổ tiên hoang dại của chúng.

Do con người dùng những biện pháp khác nhau như lai giống... Con người chăm sóc cây, tạo những điều kiện thuận lợi (nước, phân...) cho cây trồng phát triển.

5/ Con người không thể thiếu oxy, vì oxy là nguyên liệu cho mọi tế bào con người hoạt động.
Rừng cây cũng có sự trao đổi khí hàng ngày, nên ví rừng cây là một lá phổi.
Rừng cây trao đổi khí, nhưng trao đổi kiểu tạo ra thêm oxy cho con người sử dụng, nên rừng cây gọi là lá phổi của con người.
Và lá cây thì có màu xanh, nên gọi là LÁ PHỔI XANH CỦA CON NGƯỜI.

22 tháng 11 2016

Ong làm như vậy là do tập tính cân bằng nhiệt độ để điều hòa nhiệt và thích nghi với nhiệt độ môi trường. Tập tính này được hình thành trong quá trình sống của chúng.

11 tháng 3 2018

tạo ra nawg lượng và nó cung cấp năng lượng nó làm cho tổ ấm lên

13 tháng 8 2016

                                                                     Giải

Đổi: 5l = 5000ml

a) Hàm lượng Hb trong 5000ml máu là: \(\frac{5000}{100}\). 15 = 750 (g)

750g Hb liên kết được số ml oxi là: \(\frac{750}{15}\). 20 = 1000 (ml)

Vậy người bình thường có 1000ml = 1l oxi

b)  vùng núi có độ cao 4000m thì lượng oxi giảm nên khi người ấy sống ở vùng núi cao thì lượng Hb sẽ tăng để có thể liên kết được đủ lượng oxi cần thiết cho cơ thể.

c) So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao nhịp tim tăng vì cần nhiều máu để có nhiều Hb giúp vận chuyển oxi. Nhịp hô hấp tăng để lấy được nhiều oxi hơn cho cơ thể.

18 tháng 8 2016

Đổi 5 lít = 5000 ml

a. Theo bài ra bình thường hàm lượng Hb trong máu là 15 g/100 ml máu có khả năng liên kết với 20 ml ô xi. Vậy với người có 5000 ml máu thì Hb có khả năng liên kết được với ô xi: (0,5 điểm)

5000.20/100 = 1000 ml O2

b. Khi người ấy sống ở vùng núi cao, độ cao là 4000 m thì hàm lượng Hb tăng, vì càng lên cao không khí càng loãng, nồng độ ô xi trong không khí thấp, nên để có đủ ô xi cho cơ thể thì hồng cầu phải tăng dẫn đến hàm lượng Hb phải tăng. (0,5 điểm)

c. So với khi sống ở đồng bằng thì khi sống ở núi cao, nhịp tim, nhịp thở phải tăng Do nồng độ ô xi trong không khí thấp, tác động vào cơ quan thụ cảm, áp lực hoá học ở cung động mạch chủ, động mạch cảnh, kích thích gây tăng nhịp tim nhịp thở. Đó là cơ chế thích nghi để cơ thể có đủ ô xi cho hô hấp và trao đổi chất diễn ra bình thường.