K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 1 2018

hay thì cho mình 1 k nhé! Cảm ơn ^V^ 

15 tháng 1 2018

thằng nào lại nghĩ ra cái đề óc chó thế

Lời bài hát: Sống Xa Anh Chẳng Dễ DàngNhìn vào hư không ngước vô định vào xa xămThở dài tiếc nuối biết bao ân hận với một ngườiNặng lời nhau đau vỡ trái tim, người tổn thương đi rồiNhận ra phải sống xa anh chẳng dễ dàng, chẳng dễ dàng.Ong đã biết cần hoa lấy mậtBiết đợi nắng sưởi ấm mỗi ngàyEm giờ không trẻ con như trướcSẽ không để lạc nhau dù một bước.Nếu quá khứ...
Đọc tiếp

Lời bài hát: Sống Xa Anh Chẳng Dễ Dàng

Nhìn vào hư không ngước vô định vào xa xăm

Thở dài tiếc nuối biết bao ân hận với một người

Nặng lời nhau đau vỡ trái tim, người tổn thương đi rồi

Nhận ra phải sống xa anh chẳng dễ dàng, chẳng dễ dàng.

Ong đã biết cần hoa lấy mật

Biết đợi nắng sưởi ấm mỗi ngày

Em giờ không trẻ con như trước

Sẽ không để lạc nhau dù một bước.

Nếu quá khứ có trở lại

Hứa với anh sẽ chẳng còn sự khờ dại

Và sẽ yêu anh êm đềm vững chãi

Gió thôi gợn sóng trả lại mặt hồ yên ả.

Có những nỗi nhớ lấn át

Chẳng biết vui bao giờ để nở nụ cười buồn

Trái tim em bây giờ chẳng khác

Có cả thế giới nhưng trong lòng lại chơi vơi

Vì anh chính là cả cuộc đời

Anh chiếm hết cả cuộc đời.

Từ lâu tôi nghĩ rằng bao ngốc nghếch

Chịu đựng vì yêu ai cũng trải qua

Người yêu dỗi hờn hay trách móc là quan tâm đến ta

Chẳng hiểu sao hai đứa cứ xa dần

Thương nhưng vẫn không sao lại gần nữa.

Nhắm mắt nhớ phút đắm đuối

Lúc đôi môi anh thì thầm gọi nhẹ babe

Thắm thiết hôn từ sau

Có những cảm giác ám ảnh chẳng thể phai màu.

I just can't stop missing you babe

Nhưng không ta đã kết thúc

Chẳng thể nói ra lời thật lòng muộn màng để nói câu

Em xin lỗi, buông xuôi quá khứ chấp nhận vùi bao nhớ thương

Dù ngọt đắng cũng chỉ vì anh.

Nặng lời nhau đau vỡ trái tim, người tổn thương không về.

2
7 tháng 12 2017

Không viết linh tinh trên diễn đàn nhé bạn vì nó không phù hợp với lứa tuổi.Xem phần .... của Online math

11 tháng 12 2017

Bạn ơi đừng viết linh tinh kẻo bị trừ điểm đấy

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại: - Thì má cứ kêu đi. Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi
Trong ba ngày ngắn ngủi đó, con bé không kịp nhận ra anh là cha… Suốt ngày anh chẳng đi đâu xa, lúc nào cũng vỗ về con. Nhưng càng vỗ về, con bé càng đẩy ra. Anh mong được nghe một tiếng “ba” của con bé, nhưng con bé chẳng bao giờ chịu gọi. Nghe mẹ nó bảo gọi ba vào ăn cơm thì nó bảo lại:

- Thì má cứ kêu đi.

Mẹ nó đâm nổi giận, quơ đũa bếp dọa đánh, nó phải gọi nhưng lại nói trỏng:

- Vô ăn cơm!

Anh Sáu vẫn ngồi im, giả vờ không nghe, chờ nó gọi “ba vô ăn cơm”. Con bé cứ đứng trong bếp nói vọng ra:

- Cơm chín rồi! - Anh cũng không quay lại. Con bé bực quá, quay lại mẹ và bảo:

- Con kêu rồi mà người ta không nghe.

Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười
1) Tìm từ láy, từ ghép có trong đoạn trích

2) Nêu tác dụng của dấu 3 chấm và dấu ngoặc kép

3) Tìm từ ngữ xưng hô có trong cuộc hội thoại đó
4) Viết 1 đoạn văn trình bày cảm nhận của e về tình cha con của ông Sáu có sử dụng lời dẫn gián tiếp. Chỉ ra lời dẫn đó
Giúp mk vs ạ, mai ktra oy

0
8 tháng 5 2022

viết bài văn cho bn ko tra mạng ngày mai cx chx xong=))

8 tháng 5 2022

:D

Gợi ý :

- Anh thanh niên mang trong mình tất cả vẻ đẹp của thế hệ trẻ trong công cuộc dựng nước và giữ nước, tràn đầy nhiệt huyết và tình yêu thương con người, với một đời sống tâm hồn phong phú.

- Say mê, đầy nhiệt huyết với công việc “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi. Cất nó đi, cháu buồn chết mất”. Đó là lời tâm sự của anh thanh niên khi nói chuyện với ông họa sĩ. Anh thấy công việc của mình có ích. Niềm say mê, tự giác, yêu nghề thể hiện trong cuộc sống thường ngày, qua lời kể say mê của anh với cô kĩ sư và ông họa sĩ.

- Luôn khát khao hòa hợp, giao lưu với mọi người. Anh thanh niên cống hiến hết mình vì “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc.” Anh ý thức công việc của mình gắn bó với bao anh em đồng chí dưới xuôi.

=> Luôn biết ống vì cộng đồng, ý thức sâu sắc mình là một cá nhân trong xã hội, đóng góp của mình là một phần bé nhỏ cho sự phát triển chung của bao nhiêu công việc lớn lao. Anh thanh niên là một người khiêm tốn, thành thực, đáng khâm phục.

- Thái độ chân thành, cởi mở. Anh tâm sự với ông họa sĩ và cô kĩ sư như những người bạn lâu năm.

- Anh rất ham đọc sách, bác lái xe tặng sách, anh mừng quýnh. Lúc nào anh cũng có người trò chuyện, đó là sách. Sách không chỉ là niềm vui, là người thân mà còn là một người thầy ->Anh rất ham học hỏi, ham hiểu biết.

6 tháng 12 2018

-----Tham khảo-----

Ông Hai cũng như bao người nông dân quê từ xưa luôn gắn bó với làng quê của mình.Ông yêu quí và tự hào về làng Chợ Dầu và hay khoe về nó một cách nhiệt tình, hào hứng.Ở nơi tản cư ông luôn nhớ về làng,theo dõi tin tức kháng chiến và hỏi thăm về Chợ Dầu .Tình yêu làng của ông càng được bộc lộ một cách sâu sắc và cảm động trong hoàn cảnh thử thách . Kim Lân đã đặt nhân vật vào tình huống gay gắt để bộc lộ chiều sâu tình cảm của nhân vật.Đó là tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc.Từ phòng thông tin ra,đang phấn chấn,náo nức vì những tin vui của kháng chiến thì gặp những người tản cư,nghe nhắc đến tên làng,ông Hai quay phắt lại,lắp bắp hỏi,hy vọng được nghe những tin tốt lành,nào ngờ biết tin dữ:“Cả làng Việt gian theo Tây ”.Tin bất ngờ ấy vừa lọt vào tai đã khiến ông bàng hoàng, đau đớn :“Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại,da mặt tê rân rân ,ông lão lặng đi tưởng như đến không thở được,một lúc lâu ông mới rặn è è nuốt một cái gì vướng ở cổ.Ông cất tiếng hỏi,giọng lạc hẳn đi ”nhằm hy vọng điều vừa nghe không phải là sự thật.Trước lời khẳng định chắc chắn của những người tản cư,ông tìm cách lảng về.Tiếng chửi văng vẳng của người đàn bà cho con bú khiến ông tê tái :“cha mẹ tiên sư nhà chúng nó ,đói khổ ăn cắp ăn trộm bắt được người ta còn thương,cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát”.

6 tháng 12 2018

Kim Lân (1920-2007) tên thật là Nguyễn Văn Tài, quê ở Bắc Ninh. Ông là nhà văn có trường viết truyện ngắn, nổi bật với đề tài vieesrt về cuộc sống ở chốn làng quê. Các tác phẩm của ông hầu như viết về nông thôn và người nông dân. Truyện ngắn " Làng " được ông viết năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp diễn ra trên cả nước. Nhân vật chính trong truyện - Ông Hai , một người nông dân phải đi tản cư nhưng có tình yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên với cách mạng . Có thể nói thành công lớn nhất của Kim Lân trong tuyện ngắn Làng là xây dựng thành công diễn biến tâm lí của nhân vật ông hai khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông Hai nghe được tin làng chợ Dầu yêu quý của ông theo Tây từ người đàn bà tản cư nói ra , ông dằn vặt , đau đớn , đấu tranh quyết liệt để lựa chọn con đường đi cho đúng. Cú sốc tinh thần " cổ họng ông nghẹn ắng lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như không thể thở được." Ông xấu hổ như chính mình vừa làm cái điều nhục nhã ấy nên ông giả vờ đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng : " ông cúi gằm mặt mà đi ", ông tránh ánh mắt của mọi người và tiếng chửi rủa của mọi người :" cái giống Việt gian bán nước thì cứ cho mỗi đứa một nhát ". Tất cả những gì ông giữ trong tim giờ đây đều sụp đổ. Càng nghĩ ông càng cảm thấy tủi thân. Về đến nhà thái độ cư xử của ông khác hẳn ngày thường: "ông nằm vật ra giường, mấy đứa trẻ thấy bố khác, len lét đưa nhau ra đầu nhà chơi sậm sụi. Nhìn lũ con, nước mắt ông cứ trào ra." Ông thương con đến trào nước mắt " chúng nó là trẻ con làng Việt gian đấy ư ? " . Ông thấy nhục nhã và ghê tởm những người ông từng coi là anh em, ông chửi làng:" Chúng mày ăn miếng cơm hay ăn miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước thế này hả ?" . Tình yêu làng đã trở thành nỗi ám ảnh day dứt trong lòng, buộc ông phải lựa chọn giữa làng và nước. Nếu lúc trước , ông tự hào về làng mình bao nhiêu thì giờ đây ông xấu hổ trốn tránh bấy nhiêu. Cái tin đồn quái ác kia trở thành nỗi ám ảnh, nỗi sợ vô hình đè nặng lên tâm tư ông. Sau tiếng chửi làng, ông thấy day dứt, lương tâm dằng xé. Ông kiểm điểm lại từng người trong óc và thấy họ không thể nào theo giặc vì họ toàn là người yêu nước, đã quyết tâm sống chết với giặc thì làm sao có thể cam tâm làm việc đó. Thế rồi ý nghĩ chợt đến và qua nhanh. Nỗi tủi hổ, xót xa đã trở thành những cuộc tự chất vấn, , dằn vặt , giằng xé trong ông :" không có lửa làm sao có khói, mà thằng Chánh Bệu thì đích thực là người làng rồi , ai người ta hơi đâu bịa tạc ra chuyện đó ". Ông vẫn phải tin làng chợ Dầu theo giặc. Ông đau đớn khi nghĩ về tương lai : " Ai người ta làm ăn buôn bán với, người ta ghê tởm cái giống Việt gian". Nỗi tủi hổ ấy có lúc bùng lên thành những cơn nóng giận. Ông sinh ra cáu gắt với vợ con, ông không dám ra khỏi nhà , suốt mấy ngày ông chỉ đóng cửa quanh quẩn trong gian nhà chật hẹp. Một đám đông xúm lại ông cũng để ý , răm ba tiếng cười nói ông cũng chột dạ. Chỉ nghe thấy tiếng "tây" ," cam-nhông " , " Việt Gian " là ông lại sợ, sợ người ta lại để ý đến mình. Tác giả đã diễn tả cụ thể nỗi ám ảnh của một con người coi danh dự của làng là danh dự của mình. Dù đã đi theo kháng chiến, ông không thể dứt bỏ tình cảm sâu nặng của mình với làng quê. Ông càng tủi hổ, đau đớn. Khi mụ chủ có ý đuổi gia đình ông ra khỏi nhà, ông không biết nhờ vào đâu, bế tắc, tuyệt vọng. Cái đau đớn, nhục nhã ấy chính là lòng yêu nước , yêu làng của ông . Bao nhiêu ý nghĩ ấy đẩy ông vào tình huống khó xử , buộc ông phải lựa chọn : " Hay là quay về làng ?" . Rồi ông lại nghĩ :" Về làng là bỏ kháng chiến, bỏ cụ Hồ". Tình yêu làng hòa quyện với tình yêu nước. Cuối cùng ông đưa ra một quyết định dứt khoát :" Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù" . Ông Hai căm thù làng vì làng phản bội cách mạng. Tình yêu nước rộng lớn bao trùm tình yêu làng quê. Kim Lân đã rất thành công khi tạo ra tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật qua cuộc đấu tranh nội tâm gay gắt của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc. Từ đó ca ngợi tình yêu làng , yêu nước của dân tộc Việt Nam trên mọi miền tổ quốc.

23 tháng 9 2019

Tham khảo thôi nha:

a,

Tấn bi kịch đời nàng xảy ra từ lúc mới bước chân về làm vợ Trương Sinh. Dù nàng chẳng làm điều chi trái ý nhưng đối với vợ, Trương Sinh lúc nào cũng tỏ ra đề phòng quá mức. Sự đề phòng của Trương Sinh khẳng định chàng chưa từng tin vào đức hạnh của vợ. Đó chính là điều sỉ nhục đầu tiên đối với phẩm hạnh của Vũ Nương.

Tuy nhiên, nàng luôn biết giữ phận, làm việc chu đáo, giữ được hòa khí vợ chồng. Cuộc sống có vẻ bình yên nhưng có lẽ đối với nàng có chút căng thẳng, hạnh phúc gắng gượng. Người phụ nữ xưa luôn bị coi thường. Trải qua thời gian, họ đã biết cam chịu, chấp nhận hoàn cảnh và không ki nào tỏ ra lấn lướt hay ngang bằng với chồng. Bởi thế, tuy Trương Sinh có đôi điều hằn học, nàng cũng khôn khéo mà làm tan được cơn giận, gia đình lúc nào cũng thuận hòa.

Chiến tranh gây ra cảnh ly biệt. Chiến tranh khắc sâu tính cách của Trương Sinh, làm cho tính đa nghi của chàng có dịp bùng phát lớn. Tuy không nói một lời nào nhưng có lẽ Trương Sinh không hề tin vợ. Ra trận, chàng không hề nói một lời từ biệt, cứ lẳng lặng mà đi. Bởi thế, khi trở về, chỉ cần một dấu hiệu nhỏ thôi, một dấu hiệu mơ hồ chưa chắc chắn – lời nói ngây thơ của con trẻ – đã khiến chàng vin vào đó, coi đó là bằng chứng kết tội vợ mình thất tiết.

Những hành động hồ đồ, tàn bạo của Trương Sinh đã khiến cho Vũ Nương rơi vào quẫn bách, tuyệt vọng mà tìm đến cái chết. Chi tiết Vũ Nương gieo mình xuống bến sông Hoàng Giang là hình ảnh có sức ám ảnh lớn, khiến cho người đời mãi mãi xót xa về tấn bi kịch đẫm đầy nước mắt của người phụ nữ tốt đẹp nhưng chịu nhiều oan ức, là tấn bi kịch cái đẹp bị chà đạp, bị rẻ rúng, bị vùi dập không thương tiếc, là bản án đanh thép tố cáo bộ mặt tàn bạo, bất nhân của xã hội phong kiến đương thời.

Theo motip truyện, có lẽ câu chuyện nên kết thúc ở chỗ này. Thế nhưng, Nguyễn Dữ muốn tìm lấy một lời giải đáp, một sự minh oan cho nhân vật của mình. Ông giống như một vị quan tòa, mở cuộc luận tội Trương Sinh, lấy lại sự trong sạch cho Vũ Nương và từ đó ca ngợi con người đức hạnh của nàng, phục dựng niềm tin trong cuộc sống bằng cách viết tiếp cuộc sống của nàng dưới thủy cung và cảnh lập đàn giải oan trên bến sông Hoàng Giang mịt mù khói tỏa.

Chốn thủy cung, Vũ Nương vẫn không nguôi nhớ chồng con, gia quyến. Dù chốn trần gian đã đoạn tuyệt nhưng lòng vẫn đau đáu hướng về nơi xưa cũ. Nàng muốn trở về nhưng ngại vì mối oan tình chưa được minh giải. Cho đến khi nàng được giải oan thì cũng là lúc nàng quyết định không trở về nữa dù nghĩa vợ chồng vẫn còn quyến luyến, tình mẹ con còn rất thiết tha.

Tuy Trương Sinh đã hiểu được sự tình, lập đàn minh oan cho nàng nhưng trong lòng Trương Sinh nghiệp chướng chưa được giải trừ, tính hoài nghi, lòng ghen tuông, sự tàn bạo, ích kỉ vẫn chưa được trút bỏ. Trần gian đã không còn chốn cho nàng nương thân. Không lúc này thì lúc khác, không bi kịch này thì cũng là bi kịch khác nhất định sẽ đổ lên số phận của nàng.

Hình tượng nhân vật Vũ Nương chính là hiện thân của tấm lòng vị tha, của vẻ đẹp của người phụ nữ. Song cuộc đời nàng lại có quá nhiều nỗi đớn đau, bất hạnh. Ngòi bút của Nguyễn Dữ đã hướng đến thể hiện và trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp ấy và bày tỏ sự cảm thông sâu sắc đối với nỗi đau khổ và ước mơ về một cuộc sống tươi đẹp cho những con người bình thường, có phẩm chất tốt đẹp. Thiên truyện còn là lời tố cáo mạnh mẽ chế độ phong kiến hà khắc, cửa quyền, nhẫn tâm đẩy con người vào bước đường cùng không lối thoát.



23 tháng 9 2019

Dù xuất thân trong một gia đình nghèo, nhưng ở cô vẫn ánh lên bởi những phẩm chất cao quý mà không thấp hèn. Dù được gả vào một gia đình giàu có, nhưng không vì thế mà cô ham giàu sang, phú quý. Cuộc sống của cô trước và sau khi về nhà chồng vẫn thế, vẫn chăm chỉ làm lụng để không làm phụ lòng ai. Ai ai cũng đều yêu mến cô, ngay cả với mẹ chồng.

Vẻ đẹp của Vũ Nương không chỉ bởi nhan sắc bên ngoài, mà ngược lại nó lại được thể hiện rõ hơn qua phẩm chất, cách xử sự và tình cảm mà cô hết lòng dành cho gia đình nhỏ bé của mình.

Lấy chồng chẳng được bao lâu thì cô nghe tin chồng phải đi lính. Đây là tình huống đầu tiên mà tác giả đặt ra thử thách đối với cô. Không ham giàu sang phú quý, cô chỉ có một mong muốn nhỏ nhoi là được sống hạnh phúc bên gia đình. Khác hẳn với những người phụ nữ, mong muốn chồng đi lính để có thể thăng quan, tiến chức, nhưng Vũ Nương lại không muốn chồng ra chiến trường vì lo lắng cho an nguy của chồng. Lối nói ước lệ: “Nhìn trăng soi …đất thú” để diễn tả tâm trạng của người phụ nữ luôn lo lắng cho phu quân của mình. Đi lính ra chiến trường thì lành ít dữ nhiều. Ở đây, vẻ đẹp của Vũ Nương được ánh lên thông qua một tâm hồn trong sáng, không quen công danh, một người chỉ luôn hướng về chồng, lo lắng cho chồng và hết mực yêu thương.

Không chỉ đối với chồng, ngay cả đối với mẹ chồng cô cũng thực hiện tốt nghĩa vụ của một người con dâu, thay chồng chăm sóc mẹ, không để mẹ phàn nàn dù chỉ một tiếng. Cô coi mẹ chồng như mẹ ruột của mình và khi mẹ mất thì hết lời thương xót, ma chay tử tế như đối với mẹ đẻ của mình. Cô là một người con dân hiếu thảo, hiếm có.

số phận và bi kịch của Vũ Nương

Khi chồng ra chiến trường, mẹ chồng thì mất, một mình Vũ Nương chăm lo, quán xuyến hết việc trong gia đình. Cô vừa là cha, vừa là mẹ của con. Luôn chỉ dạy những điều hay lẽ phải cho con.

Trong câu chuyện, một lần nữa tác giả đặt nhân vật vào trong một tình huống hay cũng chính là bi kịch của cuộc đời cô. Chi tiết cái bóng chính là chi tiết đã làm nên bi kịch của cuộc đời cô. Vì muốn con được yêu thương, không muốn con bị thiếu thốn tình cảm mà mỗi đêm, cô chỉ lên trên bức tường, nơi có cái bóng của mình và bảo con trai: “Đây chính là bố của con”. Vì muốn con có bố, tránh sự tổn thương hay cũng là chỗ dựa vững chắc của Vũ Nương rằng chồng vẫn luôn ở bên, để tránh khỏi mọi lo toan, mệt nhọc, mọi khoảng cách đều bị xóa nhòa. Vì muốn hạnh phúc, vì muốn con được có bố khi bố ra trận, vì muốn có chỗ dựa cho chính mình mà Vũ Nương đã bảo với đứa trẻ ngây dại cái bóng là bố của mình. Để rồi, khi người chồng trở về, do nghe lời con nhỏ mà đã đưa vợ mình vào bước đường cùng. Phải lấy cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình.

Làm sao có thể tưởng tượng rằng, người phụ nữ luôn ngày đêm chờ ngóng chồng về, mong chồng về để gia đình trở nên hạnh phúc, thế mà giờ đây lại thành ra như vậy? Bao năm tháng qua, đến khi chồng về, cô sẽ có chỗ dựa vững chắc, để không phải một thân chăm sóc con. Vậy mà giờ thì sao đây?

Chiến tranh, chính là chiến tranh là nguyên nhân sâu xa đã khiến cho vợ chồng Vũ Nương chia tay và gây ra tấn bi kịch này. Chiến tranh đã khiến con người ta trở nên đa nghi, để một người cha thà nghe đứa trẻ con ngây dại nói chứ không chịu nghe người vợ tần tảo sớm hôm, nghe những người hàng xóm xung quanh để rồi Vũ Nương đã phải đắm mình xuống sông tự vẫn.

Cái chết để chứng minh sự trong sạch, để rửa oan và khẳng định danh tiết cho mình, cái chết để quên đi mọi thứ của thực tại. Nhưng nguyên nhân nào đã khiến cho một người luôn khao khát mãnh liệt sự sống, mưu cầu hạnh phúc phải chết? Là do cái ngây thơ của trẻ con, do cái thói ghen tuông mù quáng, do lễ giáo phong kiến hay do chiến tranh gây nên. Nhưng có lẽ, cái lối hành xử của Trương Sinh đem đến chính là sản phẩm của lễ giáo phong kiến gây ra.

Nhân vật Vũ Nương chính là linh hồn của câu chuyện. Nhà văn đã thể hiện vẻ đẹp, phẩm chất của Vũ Nương thông qua việc thể hiện vẻ đẹp và phẩm chất trong sáng của cô. Qua việc miêu tả hình ảnh của nhân vật Vũ Nương nhằm nhận ra được tấn bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một bi kịch không thể tránh khỏi mà thủ phạm gây ra cái chết oan ức cho cô… lại là chế độ phong kiến. Hơn thế nữa tác giả còn thể hiện cái nhìn đồng cảm, xót thương trước số phận của Vũ Nương nói riêng và của người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.