Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Chữa lỗi:
- Sai từ “chót lọt”: Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang tới phút chót.
- Sai từ “truyền tụng”: Những học sinh ở trường hiểu sai các vấn đề mà thầy giáo truyền thụ
- Sai cách kết hợp từ. Sửa thành: “Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược pha chế.”
b, Những câu dùng từ đúng
- Anh ấy có một yếu điểm: không quyết đoán trong công việc
- Điểm yếu của họ là thiếu tinh thần đoàn kết
- Bọn giặc đã ngoan cố chống trả quyết liệt
- Bộ đội ta đã ngoan cường chiến đấu suốt một ngày đêm
- Tiếng Việt rất giàu âm thanh và hình ảnh, cho nên có thể nói đó là thứ tiếng rất linh động, phong phú
- Các câu thứ hai, thứ ba, thứ tư đúng
- Câu thứ nhất sai từ yếu điểm” sửa thành “điểm yếu”
Câu thứ hai sai từ “linh động” sửa thành “sinh động”
a. Lượng mưa => mùa mưa
b. được khoa Dược tích cực pha chế, điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt => được điều trị bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt do khoa Dược tích cực pha chế
c. chứng minh => minh chứng
d. lực lượng => tấn công
a) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
Lượng mưa không thể đi với kéo dài được -> Sửa “lượng mưa” thành “mùa mưa”
=> Mùa mưa năm nay kéo dài đã gây ra nhiều thiệt hại cho mùa màng
b) Lỗi dùng tư không đúng nghĩa
“bệnh nhân pha chế điều trị” là sai -> sửa: bệnh nhân được điều trị
=> Những bệnh nhân không cần phải mổ mắt, được điều trị tích cực bằng những thứ thuốc tra mắt đặc biệt mà khoa Dược đã pha chế
c) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
“chứng minh” là sai -> Sửa thành “minh chứng”
=> Những minh chứng về một nền văn hóa cổ ở vùng này còn rất nhiều
d) Lỗi dùng từ không đúng nghĩa
“lực lượng” là sai -> Sửa thành “tấn công”
=> Trước lối chơi tấn công của hàng phòng thủ đối phương, đội bóng của chúng tôi không thể ghi bàn được
Sai từ “chót lọt”: Khi ra pháp trường, anh ấy vẫn hiên ngang tới phút chót.
a. Phát hiện và sửa lỗi về ngữ pháp trong những câu sau
Câu đã cho |
Phát hiên và sửa lỗi |
Qua tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố đã cho thấy hình ảnh người phụ nữ nông thôn trong chế độ cũ. |
Người viết không phân định rõ các thành phần trạng ngữ và chủ ngữ. Kiểu sai này có những cách chữa như sau: + Bỏ từ “qua” ở đầu câu; + Bỏ từ “của” và thay vào đó bằng dấu phẩy; + Bỏ các từ “đã cho” và thay vào đó bằng dấu phẩy. |
Lòng tin tưởng sâu sắc của những thế hệ cha anh vào lực lượng măng non và xung kích sẽ tiếp bước mình. |
Cả câu chỉ là một cụm danh từ được phát triển dài mà chưa đủ các thành phần chính. Kiểu sai này có những cách chữa như sau: + Thêm chủ ngữ thích hợp, ví dụ: “Đó là lòng tin tưởng...”', + Thêm vị ngữ thích hợp, ví dụ “Lòng tin tưởng... đã dược biểu hiện trong các tác phẩm”. |
b. Lựa chọn những câu văn đúng trong các câu văn sau:
(1) Có được ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
(2) Ngôi nhà đã làm cho bà sống hạnh phúc hơn.
(3) Có được ngôi nhà, bà đã sống hạnh phúc hơn.
(4) Ngôi nhà đã mang lại niềm vui, hạnh phúc cho cuộc sống của bà.
Câu (1) sai vì không phân định rõ thành phần phụ ở câu đầu với chủ ngữ, các câu sau đều đúng.
c. Xem đoạn văn mục 3c. SGK trang 66
Từng câu trong đoạn văn sau đều đúng, nhưng đoạn văn vẫn không có được tính thống nhất, chặt chẽ. Hãy phân tích lỗi và chữa lại.
Cái sai của đoạn văn chủ yếu ở mối liên hệ, liên kết giữa các câu. Sự sắp xếp các câu lộn xộn, thiếu lôgíc. Cần sắp xếp lại các câu, các vế câu và thay đổi một số từ ngữ để ý của đoạn mạch lạc, phát triển hợp lý. Có thể sửa như sau:
Thúy Kiều và Thúy Vân đều là con gái của ông bà Vương viên ngoại. Họ sống êm đềm dưới một mái nhà, hòa thuận và hạnh phúc cùng cha mẹ. Họ đều xinh đẹp tuyệt vời. Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Vẻ đẹp của nàng khiến hoa cũng phải ghen, liễu cũng phải hờn. Còn Thúy Vân có nét đẹp đoan trang, thùy mị. Về tài thì Kiều hơn hẳn Thúy Vân nhưng nàng đâu có được hưởng hạnh phúc.