K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 5 2016

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

- Quê em ở đâu?

- Em được thưởng thức đêm trăng đẹp vào dịp nào?

2.  Thân bài:

* Tả cảnh đêm trăng:

- Trăng lên, ánh trăng toả xuống mặt đất, chiếu sáng mọi nơi.

- Trăng gần gũi với con người...

- Trăng làm cho khung cảnh quê hương thêm thơ mộng...

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Đêm trăng sáng ở quê em thật đẹp.

- Em càng thêm yêu mến, gắn bó với quê hương.

Mở bài: Giới thiệu đêm trăng định tả ở đâu? Vào dịp nào?

Thân bài:

a) Tả bao quát: vẻ đẹp của cảnh vật dưới đêm trăng.

b) Tả chi tiết:

- Vẻ đẹp của trăng khi mới xuất hiện, khi trăng đã lên cao.

- Cảnh vật đêm trăng, mặt đất, con sông, mặt hồ, cây cối, con người, con vật, gió...

- Vẻ đẹp của trăng khi trời đã về khuya.

Kết bài: Cảm nghĩ của em về đêm trăng đẹp.

12 tháng 3 2016

“Những ngôi sao thức ngoài kia
Chẳng bằng mẹ đang thức vì chúng con.
Đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ này của nhà thơ Trần Quốc Minh vang lên, thì em lại chọt nghĩ đến người mẹ thân yêu của em. Em cảm thấy thật bất hạnh cho những ai không có mẹ, bởi vì mẹ là người dành trọn mọi sự thương yêu chăm sóc cho chúng ta. Và mẹ em chính là nguời như vậy đó.

Mẹ năm nay đã gần bốn mươi tuổi nhưng ai cũng nói mẹ già hơn so với tuổi, có lẽ vì gánh nặng cuộc đời chăng? Công việc của mẹ rất giản dị đó chính là làm ruộng. Sở thích của mẹ rất khác với mọi người, đó chính là làm việc. Mẹ có dáng người dong dỏng cao, nước da ngăm đen đã bị rám nắng, mái tóc của mẹ dài ngang lưng đã bị cháy nắng ngoài đồng ruộng, nắng chói để đem lại cho em một cuộc sống ấm no. Khi đi làm mẹ thường búi tóc lên, để lộ ra mấy cộng tóc xoăn trông thật duyên dáng. Đi với mái tóc ấy chính là khuôn mặt hình trái xoan của mẹ. Vầng trán của mẹ cao rộng, có lúc nheo lại lộ vẻ suy tư. Năm tháng, thời gian đã hằn lên khuôn mặt mẹ những nếp nhăn nho nhỏ.

Nhưng thời gian cũng không thể xóa nhòa được nét dịu hiền, phúc hậu trên khuôn mặt ấy. Đôi mắt mẹ đen láy thấm đượm sự bao dung, trìu mến. Người ta thường nói “Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn” quả là không sai. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em có thể đoán được những suy nghĩ trong mẹ. Những lúc em làm được việc tốt đôi mắt ấy hạnh phúc như cười. Và cũng từng đỏ hoe khi mỗi lần em làm điều sai trái. Nhìn vào đôi mắt mẹ, em tự trách mình vì đã làm mẹ buồn. Cùng với đôi mắt mẹ là cặp lông mi dài và đôi chân mày lá liễu dày. Mũi mẹ cao cao, cái miệng nho nhỏ, khi cười để lộ hàm răng trắng, đều như hạt bắp.

“Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm”

Đúng vậy! nhờ có bàn tay đầy nghị lực của mẹ đã nuôi em khôn lốn đến chừng này. Bàn tay ấy đã bị bao sậm, hằn những vết nứt nẻ. Bao nhiêu vết là bấy nhiêu vất vả gian lao của mẹ. Đôi bàn chân cũng vậy, nó cũng đã bị nứt nẻ. Những khi trời trở lạnh, đôi bàn chân ấy lại đau, nhức khiến mẹ phải ngâm vào nước muối. Đôi vai mẹ gầy gộc đã trở bao nhiêu là mưa nắng. Nhìn tất cả những thứ ấy em cảm thấy yêu mẹ thật nhiều, thật nhiều.

Nhìn bàn tay mẹ chăm sóc từng đám lúa, luống rau, em cảm thấy mẹ yêu cây cỏ đến chừng nào. Mẹ là một người mà không thể thiếu trong gia đình. Hằng ngày, mẹ như một cô tấm với những công việc như nấu ăn, giặt giũ, dọn nhà... thật nhanh nhẹn, gọn gàng. Dù nhà cửa có bề bộn đến mấy, mà nếu được bàn tay siêng năng của mẹ thì sẽ trở nên gọn gàng. Vì lo cho cuộc sống của gia đình mà mẹ chẳng bao giờ rảnh rỗi cả, hết việc nhà rồi lại làm ruộng.

Mẹ là một người luôn dành trọn mọi sự yêu thương và lo toan cho em. Lúc em làm điều gì sai trái, mẹ không la mắng gì đâu mà mẹ dạy em những điều hay lẽ phải, khiến em luôn ghi nhớ trong lòng. Tuy mẹ bận rộn lắm nhưng mẹ vẫn luôn quan tâm tới công việc học hành của em. Lúc em đau ốm, mẹ là bàn tay ấm áp, che chở cho em vượt qua.

Đối với mọi người trong làng xóm, mẹ rất hòa nhã, cởi mở với họ nên ai cũng quý mến mẹ. Trong công việc, mẹ rất nhiệt tình nên mỗi lần đi dặm hay gặt lúa thì ai cũng kêu mẹ đi.

Thế đấy! Người mẹ thân yêu của em là như vậy đó, mẹ là một người rất yêu thương đứa con của mình. Em yêu mẹ lắm! Yêu mẹ rất nhiều. Em tự nhủ rằng sẽ cố gắng học tập thật giỏi để trở thành con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, mai sau đền đáp công ơn to lớn của mẹ đã bao năm chăm lo cho em từ miếng ăn đến giấc ngủ.

“Mẹ như biển cả mênh mông
Con luôn ghi nhớ công ơn của người”.

19 tháng 8 2016

bây giờ mk cũng muốn giúp bn nhưng mk bận rùi

19 tháng 8 2016

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.
Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đónhư muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát , thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Ngữ văn lớp 6like nhá

25 tháng 7 2016

Mở bài: - Giới thiệu cảnh định tả:Cảnh đẹp đêm trăng khi cơn giông vừa dứt. - Cảm xúc chung của em về cảnh đó.

Thân bài: - Thời gian:Ngày khép lại, đêm mở ra

- Không gian:cảnh ướt đẫm bởi mưa chiều và dần mở ra để rồi đắm mình dưới trăng.

Tập trung miêu tả sự thay đổi và vẻ đẹp của cảnh vật trong sự chuyển hóa của đất trời và đặc biệt là vẻ đẹp của ánh trăng.

Cảm nghĩ phải chân thật sâu sắc và có chiều sâu cảm xúc.

Cần sử dụng một số biện pháp tu từ như: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ… để cảnh được miêu tả cụ thể hơn, sinh động và gợi sự liên tưởng.

Kết bài: Cảm xúc của em về cảnh

 

25 tháng 7 2016

Yoshikawa Saeko Cóp trên mạng nè, cái này tui xem rồi

7 tháng 3 2016

nguyễn thị thu trang

7 tháng 3 2016
Nhà em ở Hòn Gai, trông ra đại dương suốt ngày đêm ì ầm sóng vỗ. Những con tàu cập bến ăn than; những chiếc thuyền đánh cá đậu đầy mặt nước tạo nên khung cảnh nhộn nhịp, sầm uất của vùng biển quê hương. Sáng sáng, em có thói quen cùng với bố chạy bộ trên bãi cát để chờ đón mặt trời lên.
 
Tang tảng sáng, mọi vật còn lòa nhòa trong màn sương mỏng. Rừng phi lao rì rào trong làn gió mang hương vị mặn mòi của biển. Phía đông, bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng đục sang màu hồng phớt. Những tia sáng hình rẻ quạt xuyên qua lớp mây báo hiệu mặt trời sắp mọc. Mặt trời từ trong lòng biển dần dần nhô lên như một quả bóng khổng lồ màu lòng đỏ trứng gà.
 

Lúc mặt trời đã nhô lên hết, cả mặt biển bỗng sáng bừng lên, lấp lánh ánh vàng. Bầu trời trong xanh, gió lồng lộng thổi. Đàn hải âu thức giấc tự bao giờ đang chao nghiêng đôi cánh bay là là sát mặt nước, cất lên những tiếng kêu quen thuộc. Ngoài xa, từng đợt, từng đợt sóng rì rào nối tiếp nhau ùa vào bờ cát.

Trong ánh sáng dịu dàng đầu buổi bình minh, những tiếng nói,tiếng cười vang rộn cả bãi biển xôn xao bàn luận về chuyện bác chài đánh cá về những con thuyền ra khơi. Ngoài xa, sóng trở nên phẳng lặng nằm im. Phải chăng nó cũng đang chạnh lòng buồn bã vì không được đùa giỡn với đám trẻ nhỏ. Hiểu đượcđiều đó những con sóng sau khi đã rút ra xa thì nhường chỗ cho những làn sóng khác lan vào bờ để một lần nữa ca lên bản nhạc muôn thuở của biển khơi. Đoàn thuyền đánh cá rẽ màn sương bạc ra khơi. Bỗng thấp thoáng những con thuyền giữa muôn ngàn sóng nước làm náo nức, xôn xao cả mặt biển. Những cánh buồm vút cao thon thả nhìn xa chẳng khác gì những con chim cổ trắng đang rướn cao như muốn cất tiếng hót. Chúng được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. . . Cũng có những cánh buồm ánh lên dưới tia nắng mặt trời. Mọi người dắt tay nhau dạo trên bãi biển, nói chuyện vui vẻ. Khuôn mặt rạng ngời, nở một nụ cười tươi tắn. 

 Một vẻ đẹp của biển, vẻ đẹp kiêu kì muôn màu muôn sắc ấy do mây, trời, ánh sáng tạo nên.Trong mắt tôi, mỗi buổi bình minh trên biển trởnên thật hiền hòa. Trong mắt biển, tôi chỉ là một sinh linh nhỏ bé. Nếu như những làn sóng và bờ cát trên biển là người mẹ thì với tôi biển như một thiên thần.

14 tháng 11 2016
Có lẽ trong cuộc đời mỗi con người chắc hẳn cũng sẽ có những kỉ niệm khó phai mờ ề mái trường - ngôi nhà thứ hai thân thương đã nuôi dạy chúng ta nên người, đã vun đắp những ước mơ hoài bão của quãng đời học sinh.
Và tôi giờ đây đã trở thành một nhà doanh nghiệp bước sang tuổi 34 nhưng những kỉ niệm đẹp dưới mái trường cấp hai Hồng Quang vẫn sẽ đọng lại trong tôi không thể nào quên.
Và các bạn biết không, tôi đang trên đường về thăm lại ngôi trường cũ sau 15 năm xa cách với một tâm trạng bồi hồi đến khó tả.
Cái năm tôi học xong đại học thì phải bay sang mỹ để học nốt trường trình mà trường đại học yêu cầu để lấy bằng tiến sĩ. Thời gian trôi đi thật nhanh, vậy mà đã 15 năm rồi đấy nhỉ? đúng như người ta vẫn thường nói:'thời gian không chờ đợi ai cả'. Tôi vẫn chưa có dịp về thăm lại ngôi trường THCS Hồng Quang yêu dấu. Tối hôm qua, nhận được một cuộc điện thoại của lớp trưởng lớp 9 ngày hôm nay họp lớp tôi vui mừng khôn xiết.
Bây giờ đây trên xe, tôi đang trên đường tìm về chốn xưa, tìm về cái nơi mà chôn giấu biết bao kỉ niệm ngọt ngào thời cắp sách đến trường. Cái hương vị mát mẻ trong lành của buổi sáng sớm phả vào mặt khiếm tâm hồn tôi lâng lâng dễ chịu. Thật hóa hức, rộn ràng biết mấy!
Tôi phóng xe thật nhanh không biết giờ này ngôi trường đã thay đổi thế nào rồi nhỉ? Tôi cố gắng hình dung ra xem hình ảnh ngôi trường thật đẹp với tâm trạng náo nức, mong chờ.
Cuối cùng cũng đã đến nơi rồi, con đường độc đạo dẫn vào trường với hai hàng cây ợp bóng mát ngày ấy được lát bê tông phẳng lì bây giờ được lát bê tông ánh lên màu bạc lấp lánh. Đầm sen tỏa ngát hương thơm xung quanh trường bây giờ vẫn còn đá - cáo nơi chúng tôi vẫn thường nghỉ ngơi trong những buổi trưa hè nóng nực. Những cánh sen hồng thắm nở bung thật to vươn lên đón ánh nắng mặt trời như muốn chào mừng tôi trở về.
Bác cổng trường với hai cánh tay màu xanh mở to đã đón biết bao thế hệ học sinh bước vào trường, tấm biển màu xanh với viền đỏ nơi bật lên dòng chữ 'trường THCS Hồng Quang trường đạt chuẩn quốc tế khiến tôi không khỏi bồi hồi xúc động. Khi bước vào trường tôi nhớ lại cái cảm giác lầ đầu tiên là môt cô học sinh cấp 2 bước vào một thế giới mới với bao điều kì diệu, lí thú vậy mà sau 15 năm xa cách tôi trở lại, cái cảm giác ấy chợt ùa về thật xao xuyến bâng khuâng.
Bước vào trường tôi thật sự choáng ngợp trước vẻ đẹp uy nghi, đồ sộ, nguy nga của nó. Ngôi trường ngày ấy khoác lên mình bộ áo màu vàng tươi cổ kính giờ đây đã được lột xác bởi bộ áo choàng màu trắng nổi bật thật lung linh rực rỡ.
Mái trường ngày ấy được xếp thành hình chữ U như những toa tàu nối đuôi nhau thì bây giờ chữ U ấy biến thành chữ Z hiện đại, khang trang xứng đáng là một ngôi trường đạt chuẩn quốc tế. Tòa nhà chữ Z sáu tầng cao ngất thật sự khiến tôi bất ngờ, lễ đài nơi tổ chức hoạt động chào cờ, các hoạt động tập thể được xây rộng rãi với ba bậc tam cấp, cột cờ sao vàng năm cánh đứng uy nghiêm bên cạnh. Những cái cây gầy gộc, bó nhỏ là công trình măng non ngày ấy tự tay chúng tôi trồng giờ đây cao lớn, tỏa rợp bóng mát sân trường.
Khuôn viên trồng hoa được xếp khéo léo từ những chậu cây nhỏ thành một hàng chữ dài 'thi đua tốt học tập tốt' rực rỡ dưới ánh nắng mặt trời thể hiện sự quết tâm của thầy và trò nhà trường. Chao ôi! cảnh vật đã thay đổi nhiều rồi nhưng cái không khí trong lành thoáng đãng trong trường vẫn còn đó.
Bước chân đưa tôi đến với khu vực sau của trường đó là vườn sinh vật hiện đại với mô hình nhà kính, bên trong trống đủ các loại cây, rau, hoa phục vụ các bạn học sinh. Hàng cây xanh bên cạnh vwofi sinh vật rì rào trong gió, là nơi chúng tôi ôn bài trong những giờ ra chơi, là nơi gửi gắm tâm tình tuổi học sinh vẫn còn đấy. Lòng tôi chợt bồi hồi xao xuyến nhớ về kỉ niệm trong sáng thời cắp sách đến trường.
Sau khi tham quan một vòng, tôi bước lên dãy nhà của các phòng học, phong học bây giờ hiện đại lắm, phòng nào cũng trong bị máy chiếu, học sinh không học bảng nữa mà hoàn toàn bằng máy chiếu, mỗi học sinh đều có một bàn riêng. Ngoài ra còn có các lớp chắc năng: sinh văn, toán, anh, hóa... để đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Bước chân tôi chợt dừng lại trước cửa lớp 9B. Chao ôi! sao mà hồi hộp, xao xuyến đến lạ, cái ngôi nhà 9B thân thương ngày ấy giờ đã thay đổi hoàn toàn, trong tôi lại hiện về kí ức ngọt ngào khi ngồi trên ghế nhà trường, đâu đó lại hiện ra hình ảnh tôi cùng cái Trang ngồi ăn quà trong lớp, hiện ra hình ảnh giờ kiểm tra cả lớp ngồi im ắng làm bài, có đứa ngồi cắn bút lo sốt sắng vã cả mồ hôi, chợt có một giọng nói cắt ngang dòng tâm trạng của tôi:' Lan đấy phải không? vào đây cùng chung vui với lớp đi'
Tôi liền nhanh chân bước vào lớp. Bây giờ trong lớp rất đông vui nhộn nhịp mọi người đã bày ra nào là thức ăn, hoa quả, đồ uống. Những gương mặt thân yêu của đại gia đình 9B nhìn tôi bằng ánh mắt trìu mến, gần gũi trong ánh mắt của mỗi người đều ánh lên niềm vui của đoàn tụ, của sự sum họp hân hoan tràn ngập khắp căn phòng. Bạn lớp trưởng đứng lên dõng dạc :
'Xin chào mừng cả lớp đến với cuộc họp mặt của đại gia đình 9B. Xin cảm ơn tất cả các bạn đã dành thời gian đến đây chung vui cũng như để ôn lại kỉ niệm ngày xưa'.
Cả lớp vỗ tay rầm rầm tán thưởng, tôi quay sang cái hỏi thăm các bạn về gia đình công việc và những điều trong cuộc sống.
Họp lớp xong, tôi ra về với niềm vui hạnh phúc đến khó tả. Các bạn của tôi ngày trước bây giờ đều thành đạt trong sự nghiệp, thành công trong công việc của mình. Tôi tự nhủ mình phải là một công dân có ích cho đất nước để xứng đáng là học sinh trường THCS Hồng Quang.
Đây chỉ là bài văn để tham khảo thôi nha !!! Đừng hiểu nhầm nha !!!
 
 
14 tháng 11 2016

Mình ko có thời gian để làm thông cảm nhaKim Ngân Võ

 

31 tháng 10 2016
Truyền thuyết Thánh Gióng xuất hiện từ thời Hùng vương dựng nước và được nhân dân ta lưu truyền từ đời này sang đời khác cho đến tận ngày nay. Đây là một truyền thuyết hay vào bậc nhất trong những truyền thuyết nói về truyền thống giữ nước của dân tộc ta.
 
Hình tượng Thánh Gióng với nhiều yếu tố thần kì là biểu tượng rực rỡ của ý thức và sức mạnh bảo vệ đất nước, đồng thời thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân ta về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.
 
Người xưa cho rằng đã là anh hùng thì phải phi thường, phải có khả năng như thần thánh, do trời sai xuống giúp đời. Do đó mà cậu bé làng Gióng là một nhân vật kì lạ. Bà mẹ Gióng có thai cũng khác thường: Một hôm, bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai… Bà có thai không phải chín tháng mười ngày mà tròn mười hai tháng. Đây là sự tưởng tượng của dân gian về nhân vật phi thường của mình.
 

Điều kì lạ nữa là Gióng lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi cứ đặt đâu thì nằm đấy. Những chi tiết kỳ ảo đó càng thu hút người nghe. Gióng không nói nhưng khi nghe sứ giả rao loa thì bỗng dưng cất tiếng nói. Tiếng nói đầu tiên của Gióng là tiếng nói tự nguyện đánh giặc. Lời nói yêu nước, cứu nước ấy cũng không phải là lời nói bình thường ở tuổi lên ba.

Chi tiết thần kì ấy ca ngợi ý thức đánh giặc, cứu nước của nhân dân ta được gửi gắm trong hình tượng Gióng. Ý thức trách nhiệm đối với đất nước được đặt lên hàng đầu với người anh hùng và tạo cho người anh hùng những khả năng hành động phi thường.

 
Còn năm ngửa trên chõng tre mà Gióng đòi có ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt để đánh tan quân giặc. Ba tuổi, Gióng vẫn chưa biết đi nhưng tới lúc giặc đến thì vươn vai hoá thành tráng sĩ, nhảy lên mình ngựa, phi thẳng ra chiến trường. Khi cần có sức lực, tầm vóc để cứu nước thì Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong đã căng đứt chỉ.
 
Dân gian kể rằng: Gióng ăn một bữa bảy nong cơm, ba nong cà, uống một hớp nước cạn đà khúc sông. Dấy là cách nói cường điệu của dân gian để tô đậm tính chất phi thường cho nhân vật mà mình yêu mến. Mẹ Gióng nuôi không nổi, bà con trong làng nô nức gom góp gạo thóc nuôi cậu bé, vì ai cũng mong cậu lớn nhanh để giết giặc cứu nước. Gióng đã lớn lên bằng thức ăn, thức mặc, bằng sự yêu thương, đùm bọc của dân làng. Gióng đâu chỉ là con của một bà mẹ mà là con của mọi người, của nhân dân. Một người cứu nước sao đặng? Phải toàn dân góp sức chuẩn bị cho sự nghiệp đánh giặc. Như vậy mới đủ sức mạnh để chiến thắng quân thù. Gióng lớn lên từ trong lòng nhân dân và do nhân dân nuôi dưỡng. Sức mạnh dũng sĩ của Gióng được nuôi bằng cơm gạo quê hương và tình thương vô hạn của bà con.
 
Vì sao Gióng lại lớn nhanh như vậy? Gióng lớn lên từ khi nào và lớn lên để làm gì? Trước khi có tiếng gọi cứu nước, Gióng chi nằm ngửa, không nói, không cười. Gióng mở miệng nói lời đầu tiên là để đáp lại lời kêu gọi cứu nước. Dường như việc cứu nước có sức mạnh làm cho Gióng vụt lớn lên. Việc cứu nước vô cùng to lớn và cấp bách, Gióng không lớn lên nhanh thì làm sao làm được nhiệm vụ cứu nước ? Cuộc chiến đấu đòi hỏi dân tộc ta phải vươn mình phi thườnq như vậy. Hình ảnh Gióng vươn vai là tượng đài bất hủ về sự trưởng thành vượt bậc, về hùng khí của một dân tộc trước nạn ngoại xâm. Khi lịch sử đặt vấn đề sống còn cấp bách, khi tình thế đòi hỏi dân tộc vươn lên một tầm vóc phi thường thì cả dân tộc vụt đứng dậy như Thánh Gióng, tự thay đổi tư thế, tầm vóc của mình. Hình tượng cậu bé làng Gióng tiêu biểu cho sức mạnh toàn dân trong cuộc chiến tranh cứu nước.
 
Gióng chính là hình ảnh của nhân dân. Nhân dân lúc bình thường thì âm thầm lặng lẽ, cũng như Gióng ba năm không nói, không cười. Nhưng khi nước nhà gặp cơn nguy biến thi họ rất mẫn cảm, tự nguyện đứng ra cứu nước cứu nhà. Cũng như Gióng, khi vua vừa phát lời kêu gọi, chú bé đã đáp lời cứu nước.
 
Giặc đến chân núi Trâu, thế nước rất nguy. Vừa lúc sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt tới. Gióng vùng dậy vươn vai một cái, bỗng thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt. Chi tiết này có liên quan đến truyền thống của truyện cổ dân gian. Thời cổ, nhân dân quan niệm người anh hùng phải khổng lổ về thể xác, sức mạnh và chiến công. Thần Trụ Trời, Sơn Tinh… đều là những nhân vật khổng lồ. Cái vươn vai của Gióng là đạt đến độ phi thường ấy, Gióng nhảy lên mình ngựa, ngựa phun lửa, phi thẳng ra chiến trường. Ngọn roi của Gióng quật giặc chết như rạ. Roi sắt gãy, Gióng nhổ tre bên đường đánh tiếp. Gióng đánh giặc không chi bằng vũ khí vua ban mà còn bằng cả cây cối thân yêu của quê nhà.
 
Đánh tan giặc Ân, Gióng cưỡi ngựa lên đỉnh núi Sóc, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời. Gióng ra đời đã khác thường thì ra đi cũng khác thường.
 
Nhân dân trân trọng muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng đi vào cõi bất tử, Gióng không quay về triều để được vua ban cho bổng lộc, vinh quang. Gióng biến mất vào cõi hư không. Sinh ra từ cõi lặng im, nay Gióng trở về trong im lặng, không màng phú quý, công danh. Tuy Gióng đã trở về trời nhưng thật ra Gióng luôn luôn ở lại với đất nước, cây cỏ, với dân tộc Việt. Vua phong cho Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Gióng được nhân dân Suy tôn là Thánh và lập đền thờ ngay tại quê hương để muôn đời ghi nhớ công ơn.
 

Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc cứu nước. Trong văn học dân gian Việt Nam, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta.

Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng.Trong buổi đầu dựng nước, sức mạnh của thần thánh, tổ tiên thể hiện ở sự ra đời thần kì của chú bé làng Gióng. Sức mạnh của cộng đồng thể hiện ở việc bà con dân làng góp gạo nuôi Gióng.

 
Dân tộc Việt Nam anh hùng muốn có hình tượng khổng lổ, tuyệt đẹp và có ý nghĩa khái quát để phản ánh hết được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm suốt bốn ngàn năm lịch sử. Hình tượng Thánh Gióng với vẻ đẹp tuyệt vời rực sáng muôn đời đã đáp ứng được điều đó.
Chúc bn hok tốt !!
31 tháng 10 2016

cảm ơn bn

22 tháng 11 2016

Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.

Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thần vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh

Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, ti vi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ti bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ti thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng. Cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.

Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.

Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại .

22 tháng 11 2016

bai khac dc ko

19 tháng 5 2016

Cuộc sống có bao nhiêu điều tốt đẹp quanh tôi mà khiến tôi yêu đời hơn, nếu ánh sáng của mặt trời làm tôi thêm yêu những bình minh trên quê hương, bông hồng nọ thấy cuốc sống đẹp một màu hồng, cầu vòng nào thấy được màu sắc tinh khôi thì ánh trăng lại mang đến cho tôi một ánh sáng huyền ảo. Và cứ thế ánh trăng đi vào tâm hồn tôi trở thành một người bạn không thể thiếu cho những đứa trẻ quê như tôi.

Tôi thích nhất ánh trăng vào những đêm hè đặc biệt là trăng rằm, không hẳn chỉ có rằm tháng tám trăng mới sáng và ở quê tôi trăng rằm nào cũng sáng. Trăng đẹp lắm, ánh sáng của nó mang vạn vật ra khỏi bóng tối. Nó không làm sáng như anh sáng của ban ngày mà nó sáng một cách mờ ảo, đủ nhìn rõ vạn vật trong ánh vàng huyền ảo. Có thể nói trong ánh trăng ấy mọi vật trở nên lung linh và đẹp một cách dịu dàng mà không kém phần quyến rũ lòng người. Dường như bức trang khi có ánh sáng của trăng giống như một cô gái đẹp dịu dàng đằm thắm giản dị nhưng vẫn quyến rũ được lòng người.

Trăng đêm nay trên quê tôi cũng đẹp như vẻ đẹp mà nó thường có. Trăng hình tròn cũng không hẳn tròn lắm. trăng đêm này chỉ là một đêm trăng bình thường vì thế nó không tròn như trăng rằm. Nhưng nó vẫn đẹp lắm, ánh trăng vằng vặc soi tỏa khắp mọi nơi. Ngắm nhìn nó từ trên cao tôi thấy có những vệt thâm thâm mà bà tôi kể rằng đó là cây đa mà chú cuộc ngồi đó cùng con trâu của mình. Ánh trăng kia có chị Hằng Nga ngự trị, nó như biểu tượng cho vẻ đẹp của chị vậy, một vẻ đẹp dịu dàng đằm thắm. Trăng không chỉ đẹp về ánh sáng và hình dáng mà nó còn đẹp về cả sự tích nữa. Chẳng thế mà có sự tích chú cuộc lên trăng, hôm nay cũng như bao đêm mùa hề khác ngồi bên bà nhìn ánh trăng sáng như ban ngày có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ trong mờ ảo. Giua muôn vàn ánh sao đêm đủ màu sắc trăng vầng vặc hiện ra với hình dáng to hơn và chiếu sáng nhiều hơn.

Tôi cứ thích ngắm nhìn trăng như thế mãi không biết chán. Ngoài đường kia những cô cậu bằng tuổi tôi chúng nó đang í éo gọi nhau đi chơi. Và tôi cũng chạy ra nhập cuộc, chúng tôi chơi trò bịt mắt bắt dê, chơi đuổi bắt nhau khắp xóm.  Đặc biệt chúng tôi chơi trò ú tìm không sợ tối, sợ ma. Ánh trăng cứ hiền òa như chiếu sáng chúng tôi thoát khỏi những bóng đen của đêm tối. Chơi mệt nghỉ chúng tôi tìm chỗ ngồi nhìn trăng mà thầm gửi đến những tâm tư tình cảm của mình. Không cần nói nhưng tôi biết rằng chúng nó cũng như tôi yêu trăng quê hương và luôn coi nó như một ánh sáng ấm áp của một người thân yêu dịu dàng như mẹ hiền vậy. nhìn kĩ chúng tôi thấy được ánh sáng lan tỏa của trăng đẹp như thế nào, trăng chiếu xuống dòng nước ven đê trong thật là hữu tình biết bao. Và tôi thấy tự hào khi được kể về ánh trăng quê mình.

19 tháng 5 2016

Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kì thú , say mê lòng người . Nhưng có lẽ ánh trăng là món quà tuyệt diệu nhất , quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng
Khi màn đêm buông xuống , bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm . Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần . Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đường bệ đặt trên bầu trới trong vắt , thăm thẳm cao. ánh trắng bàng bạc nhuộm khắp cây cối , ao hồ . Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được dát bạc . Cỏ cây hoa lá lặng im , yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình , chị tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy ! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đén tận chân trới . Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy ! mọi người đáng say sưa ngắm trăng . lũ côn ttrùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm . Cây lá như được rắc lên nhưng hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy . hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả . Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng , họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục chi khoẻ ngướicũng tâm sự nho nhỏ thì thầm . Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ , ầm ĩ cả xóm , đang chơi : oẳn tù tì, nhảy dây, chốn tìm…Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Nhưng hôi cũng đến lúc tàn. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.
Một đêm trăng tuyệt đẹp! Cảm ơn tạo hoá đã khéo tạo ra và ban tặng cho con người.

 

ta dem trang sang
Tả một đêm trăng sáng đẹp

 

Bài 2:

Trời vừa xế bóng, trăng đã lên rồi, ánh trăng ban đầu rất yếu, tưởng chừng như không đủ sức để đánh đuổi mặt trời, nhưng chỉ một lát sau, nó dần dần lan toả khắp không trung và trở thành thứ ánh sáng chính của bầu trời.

Đêm Trung Thu năm nay, trời không có một gợn mây, chỉ thấy trăng và ngàn vạn ngôi sao nhỏ bé. Ánh trăng không như mặt trời, nó không chói chang và đầy vẻ hung hãn, mà nó rất dịu dàng và dễ chịu, nhưng vẫn đủ sức soi sáng vạn vật. Ánh trăng soi xuống dòng sông nhỏ, sông liền chộp lấy thứ quà tặng mà hằng nga đã ban xuống cho nhân gian, trát lên chiếc áo khoác của mình. Hình như cây cỏ, hoa lá cũng muốn thưởng thức ánh trăng, chúng xoè những bàn tay đủ kích cỡ để đón lấy thứ của quý trời cho. Ô kìa! Ai thế nhỉ! Thì ra là chú cuội nổi tiếng nói dối đang ngồi gốc cây đa đây mà, có lẽ chú đang cười rất tươi để mừng ngày Tết Trung Thu vui vẻ này.

Ngắm bầu trời, cây cỏ một hồi, bỗng…em chợt nghĩ đến nếu có không có trăng sao thì thế nào? Hẳn là khắp không trung chỉ có một màu đen tĩnh mịch, quang đãng, lạnh lẽo và tối tăm. Sẽ còn cảnh vui chơi, rước đèn tấp nập, mà chỉ thấy sự trống trải đến lạ lùng. Càng nghĩ, em lại càng quý trăng hơn. Thứ ánh sáng tuyệt vời chỉ có một chứ không có hai.

Bài 3:

Một năm có bốn mùa, mùa nào cũng có những đêm trăng đẹp. Thế nhưng em vẫn thích nhất là đêm trăng rằm vào mùa hạ.
Ông mặt trời đỏ ối như một quả cầu lửa khổng lồ đã từ từ khuất hẳn phía xa. Trong xóm, mọi nhà đã lên đèn từ lúc nào. Bầu trời trong vắt, đen thẫm lại như khoác tấm áo nhung đen trên có đính những ngôi sao lấp lánh Sau luỹ tre làng, mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên, toả ánh sáng vàng dịu lên những ngọn tre. Hàng trăm ngôi sao sáng long lanh, lúc ẩn lúc hiện tạo cho bầu trời một vẻ đẹp huyền ảo.
Một lúc sau, trăng đã gối đầu lên rặng cây phía xa để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Lúc này trăng đã lên cao, toả ánh sáng êm dịu len lỏi vào khắp các đường làng, ngõ xóm. ánh trăng phết nhẹ lên các mái nhà, chiếu những tia sáng li ti qua các kẽ lá, soi xuống mặt đường như muôn vàn hạt ngọc nhỏ. Em và các bạn rủ nhau ra sông hóng mát, ngắm trăng. Chúng em đi đến đâu, trăng đi theo đến đónhư muốn cùng đi chơi với chúng em. Ngoài bờ sông, gió lồng lộng thổi vào mát rượi. Dòng sông ven làng được ánh trăng soi sáng gợn sóng lăn tăn, mặt sông óng ánh lung linh như dát vàng.
Mọi người trong xóm em đều tụ tập ở sân nhà để ngắm trăng. Trẻ em nô đùa chạy nhảy cười nói vui vẻ. Những chú chó cũng ra sân hóng mát , thỉnh thoảng lại ngó ra đường, cất tiếng sủa vu vơ. Ngoài đồng quang cảnh thật vắng lặng. Nước chảy róc rách trong các rãnh, mương nước. Hàng trăm anh đom đóm với những chiếc đèn lồng bé xíu toả ánh sáng nhấp nháy thật đẹp. Đó đây có tiếng côn trùng kêu ra rả. Cỏ cây thì thầm trò chuyện với nhau. Trời càng về khuya, quang cảnh càng yên ắng, tĩnh mịch hơn. Vạn vật say sưa chìm vào trong giấc ngủ êm đềm. Ánh trăng dìu dịu cùng hơi sương như đang ru ngủ muôn loài. Chỉ còn côn trùng vẫn cất tiếng ra rả cho khúc nhạc muôn thuở về đêm. Cảnh đêm trăng rằm mùa hạ thật đẹp.
Giữa đồng quê, ngắm cảnh một đêm trăng đẹp như vậy, em cảm thấy yêu thiên nhiên, cảnh vật quê quê hương hơn. Em sẽ cố gắng học giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

1 tháng 12 2016

Trên đất nước Việt Nam này có biết bao nhiêu nơi đẹp. Thật tự hào khi chúng ta là một "giọt nước nhỏ" giữa một đại dương hình chữ S. Không ai có thể nói đc sự tươi đẹp này. Nếu có cơ hội đc đi khắp mảnh đất Việt Nam này, bạn sẽ phải thốt lên:" Ổi! Việt Nam quê ta đẹp quá!" Thật vậy! Nếu nói về một nơi rực rỡ, đẹp nhất của Việt Nam thì chắc phải nói đến Thủ đô Hà Nội. Nhưng đây là nói chung cho sự đẹp đẽ của Việt Nam, chứ nếu nói thật ra thì nơi nào của Việt Nam cũng đẹp cả!!!

XL....Mới viết được mở bàieoeoeoeoeoeo

Chúng tôi vào thăm một gia đình nổi tiếng nhất đất cồn này về nghề trồng cây kiểng và cây ăn trái. Vô số những loài cây kiểng đang khoe sắc. Hòn non bộ nho nhỏ với dáng điệu ông tiều phu gánh củi, với đứa trẻ chăn trâu gợi cho tôi nhớ đến cái quạnh quẽ trong bài thơ “Vịnh Đèo Ngang” cửa Bà Huyện Thanh Quan. Có những cây xương rồng đã tồn tại hơn trăm năm đang khoe dáng vừa cổ kính vừa kiêu hãnh trước những con mắt tò mò của lũ chúng tôi. Chúng tôi rẽ qua lối vào vườn cây án trái. Quả là tiếng đồn không ngoa. Cây trái ở đây nhiều vô kể. Tán cây xanh thẩm, dày, rất dày. Tôi len vào tán một cây nhãn, đi vòng quanh khu vườn ấy. Ánh nắng mặt trời không chiếu được đến gốc, mặt đất mềm mềm, bốc lên mùi ẩm mục của lá cây. Nhìn lên phía trên chỉ thấy lốm đốm những mảnh nắng nhàn nhạt tan trong, vòm lá xanh và những chùm nhãn chín mọng, trắng xóa.

Bởi trái cây ở đây rất nhiều nên người ta không bọc xuể, các chùm trái rơi xuống dưới phía tán cây thật to, đều tăm tắp. Tôi lấy cái giỏ làm bằng lá dừa nước đựng nhãn chín. Chỉ loáng qua chừng hai mươi phút đã đầy giỏ. Tôi gọi các bạn. Ồ, bạn nào cũng đầy một giỏ như tôi. Hớn hở làm sao! Chúng tôi liên hoan tại chỗ, ngay bên gốc nhãn. Sau đó, được chủ vườn cho phép, lũ chúng tôi lại còn ních thêm cho đầy những túi quần, túi áo. Có cậu đã phùng phình cả người mà bước ra vẫn còn luyến tiếc…

Cứ thế, chúng tôi đi qua các vườn trái cây khác như chôm chôm, boòng boong, dâu… Quả là tuyệt vời. Muôn vàn trái cây như các đèn lồng xanh, đỏ, vàng cứ nhấp nháy trong mắt, bắt buộc chứng tôi phải chú ý và phải “thăm” nó. Rời khỏi vườn trái cây, chúng tôi tiếp tục đi đến “Nhà nghỉ Công đoàn” của Cồn Rồng. Đâu đâu cũng là một màu xanh trù phú. Lướt qua những vườn nhãn, chúng tôi chỉ nghe tiếng cười nói của những người làm vườn, phải hết sức chú ý mới thấy được những bàn chân thấp thoáng, lá cây đã phủ tất cả. Bọn nhóc chúng tôi có thể chơi trò trốn tìm thỏa sức mình trong tòa lâu đài xanh kì diệu ấy. Các ngôi nhà ở Cồn Rồng chủ yếu là mái ngói, một kết quả do nguồn lợi trái cây đem lại. Hàng rào được xén tỉa rất cẩn thận dài trên đường đi. Một bên là vườn cây, một bên là nhà, con đường lát gạch như muốn kéo dài ra mãi. Chúng tôi vừa đi vừa “thanh toán” sản phẩm cây vườn, chẳng mấy chốc đã đến đích, bại một lần nữa hồi hộp và nóng lòng vì phải chờ mua vé. Không bao lâu sau, chúng tôi đã thoải mái tung tăng trong khu nhà nghỉ. Sân rộng rãi được lát xi măng và dựng tượng chín con rồng với chín kiểu điêu khắc khác nhau. Mỗi con đều mang vẻ uy nghi của quyền lực. Rồi chiếc Cửu đỉnh khổng lồ được ghép bằng gốm Bát Tràng, đã có người đề nghị đặt nó trong lồng kính đề bảo vệ một thành quả nghệ thuật hiếm có. Chúng tôi đứng lặng rất lâu để ngắm kĩ từng phiến gấm óng ánh. Có hàng vạn phiến như thế…

Chơi vơi, chơi vơi, đó là cảm giác chung của du khách khi đứng trên chiếc cầu cao vời vợi như treo lơ lửng giữa không trung. Trên đó, bạn phóng tầm mắt ra xa: Cù lao Minh chập chờn trước mắt, bên cánh trái là thành phố Mĩ Tho sầm uất với cái dáng lờ mờ cửa những ngôi nhà phố chợ ven sông, bên phải là Bến Tre với dừa xanh phủ liền cả bến sông dài thăm thẳm. Gió thổi lồng lộng, con người lúc này dường như muốn quên đi tất cả, tất cả trần thế để bay lên cao, phiêu diêu cùng mây gió. Gió thổi làm các cụm bần cứ xào xạc, xào xạc.