Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đọc một tác phẩm cũng vậy, có những câu chuyện ta chỉ đọc một lần nhưng nó lại khắc sâu vào tâm trí mỗi chúng ta mãi mãi, riêng với bản thân tôi, truyện ngắn Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã để lại trong tôi những dư ba, ấn tượng mà có thể nói, đến bây giờ tôi vẫn không bao giờ quên. Đặc biệt là qua đoạn trích cùng tên, với nhân vật bé Thu và ông Sáu với những tình cảm cha con đầy tha thiết và xúc động.
Ông Sáu khi đi kháng chiến, có một đứa con gái đầu lòng chưa đầy một tuổi. Trong những năm tháng kháng chiến vợ của ông cũng đến thăm ông vài lần và lần nào ông Sáu cũng bảo mang con đến. Tuy nhiên vì chiến trường miền Đông đầy ác liệt nên vợ của ông không dám đưa Thu – tên con gái họ đi. Và ông chỉ được nhìn con qua những tấm ảnh nhỏ mà thôi. Và giờ đây, khi trở về thì tình cha con ấy lại trỗi dậy trong lòng ông, ông cảm thấy nôn nao. Ngay lập tức, khi xuống thuyền, ông thấy một đứa bé chừng bảy, tám tuổi, tóc ngang vai thì ông Sáu biết ngay đó là con mình rồi chưa chờ xuồng cập bến, ông đã nhún chân nhảy thót lên bờ, vội vàng bước những bước dài rồi kêu: “Thu! con”. Điều đó thể hiện một tình cảm của người cha một cách tự nhiên, quá xúc động. Chính điều này đã làm cho tôi cảm thấy dường như chính lúc này đây trái tim của người cha tội nghiệp reo lên đầy sung sướng khi sau tám năm trời mới được nhìn thấy mặt con và dường như ông cũng mong sự đáp lại tình cảm của con. Nhưng con bé lại đầy ngơ ngác, lạ lùng, không biết đó là ai. Còn ông Sáu thì vẫn đầy xúc động miệng nói không thành lợi, giọng lặp bặp: “Ba đây con”! Lúc đó chính là lúc tình cảm của người cha trào lên đến đỉnh điểm và không thể toát ra bằng lời vì ông đã quá xúc động. Sau đó ngay lập tức Thu đã chạy vào nhà còn ông Sáu thì đứng sững lại đó có lẽ do quá bất ngờ trước hành động của con. Tuy nhiên theo tôi thấy, thái độ, cách cư xử của Thu là hoàn toàn hợp lý vì Thu là một đứa trẻ và Thu cũng chưa bao giờ gặp người đó. Còn ông Sáu thì đầy thất vọng, ngỡ ngàng trước cách cư xử của con.
Sau đó, ông Sáu vẫn cố gắng để con nhận ra mình là cha. Cả ngày ông chẳng đi đâu xa, suốt ngày ở bên con, săn sóc, vỗ về con. Tuy nhiên càng gần gũi để kéo gần khoảng cách cha con bao nhiêu thì con bé lại càng đẩy ra bấy nhiêu. Ông chỉ mong có một điều là được gọi mình một tiếng “ba”. Chỉ một tiếng “ba” mà thôi! Đó là một mong muốn mà với người khác có thể là điều hoàn toàn bình thường, nhưng với ông Sáu điều đó thật khó khăn. Những hành động của ông Sáu giúp đỡ con hay vỗ về nó đều bị con bé phản ứng lại. Nhưng chính cái tình cha đó đã giúp ông kiên trì vượt qua. Đến một bữa cơm, khi ông gắp trứng cá to, vàng bỏ vào bát nó thì bất thần con bé hất ra, cơm văng tung toé và không kịp suy nghĩ gì ông đã đánh một cái vào mông nó. Chính điều này đã làm ông hối hận và theo tôi thì dường như lúc đó ông muốn lại nói với nó: “Ba xin lỗi con, thực tình ba không muốn đánh con”. Còn Thu thì có lẽ hơi hối hận vì việc làm của mình.
Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Giờ đây ngày chia tay bà con làng xóm ông định mang theo nỗi buồn đó. Nhưng trong lúc không ai ngờ đến đó, một tiếng kêu đã xé lòng ông: “Ba… a…a… ba”. Đó là tiếng “ba” đầy xót xa nghe sao mà xé lòng ta đến thế! Tiếng “Ba” đó là sự dồn nén trong Thu tám năm nay và bây giờ nó vỡ tung ra từ ngay trong sâu thẳm đáy lòng con bé. Tiếng “ba” với nó là điều khát khao hơn mọi đứa trẻ khác vì ngay từ nhỏ nó đã không có tình yêu thương của cha. Giờ đây tiếng “ba” vang lên đầy tự nhiên, ngỡ ngàng trong giây phút cuối cha con chia tay. Và bây giờ nó muốn có ba, nó bật khóc vì hạnh phúc, nó hôn tóc, hôn cổ và hôn với vết theo dài trên má của ba nó nữa. Thành ra lí do nó không nhận ba là do vết thẹo đó, nó thấy ra lí do nó không nhận ba là do vết thẹo đó, nó thấy trong ảnh ba nó khi đánh Tây thì nó mới hiểu ra. Nhưng vừa nhận ra thì cũng là lúc phải chia tay. Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa mua cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.
Ở chiến trường tuy chiến tranh đầy ác liệt nhưng anh vẫn cố công làm bằng được chiếc lược ngà.
Trong khi làm, anh cảm thấy vui vui như đứa trẻ nhận được quà. Anh cố gắng làm tỉ mỉ, thận trọng cố công như người thợ bạc. Khi chiếc lược được làm xong anh cảm thấy sung sướng vì mình như đã thực hiện được phần nào lời hứa. Sau đó anh lại khắc trên sống lưng chiếc lược “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Hàng đêm nhớ con anh lại đem lược ra ngắm chải lên đầu cho lược thêm bóng, mượt. Điều đó đã làm cho tôi xúc động về tình cảm đầy thiêng liêng của người cha dành cho con. Rồi một chuyện không may xảy ra, đó là anh Sáu hi sinh. Trong giờ phút cuối cùng, tuy không đủ sức trăng trối, nhưng phải chăng tình cha con vẫn sống và trỗi dậy trong con người anh. Anh đưa chiếc lược cho Ba – một người đồng đội thân thiết và nhìn Ba hồi lâu như trăng trối rằng: “Hãy đưa chiếc lược này đến cho Thu”. Cái nhìn đó có thể nói rằng đó là cái nhìn của sự nhờ cậy, tin cậy, gửi gắm cả tâm hồn anh qua đó. Đọc đến đây, tôi cảm thấy như mình đang sống cùng nhân vật, trong cùng một hoàn cảnh và tôi cảm thấy có một cái gì đó bức bối, ngột ngạt trong tôi. Phải chăng tôi quá xúc động? Đó là sự xúc động trước tình cha con đầy thiêng liêng, cao quý, nó có thể trỗi dậy ngay cả khi con người ta đang đối mặt giữa sự sống và cái chết. Khi nhân vật Ba nhận lời thì anh mới nhắm mắt tức ước nguyện xem như được chấp nhận.
Sau này, bác Ba đã gặp Thu – giờ đây là cô gái giao liên đầy dũng cảm và bác đã trao lại kỉ vật đó cho Thu.
Qua tác phẩm chúng ta có thể thấy vì hạnh phúc của con người cha sẵn sàng làm tất cả và ngay khi chúng ta sắp chết thì tình phụ tử nó luôn trỗi dậy. Nó giúp cho tôi nhận thấy tình phụ tử là một tình cảm đầy thiêng liêng và đáng trân trọng. Đồng thời qua đây tôi cũng muốn gửi gắm một bức thông điệp: Chúng ta cần phải giữ gìn và quý trọng tình phụ tử vì đó là tình cảm đầy thiêng liêng.
Các bạn ạ, tuổi thơ chúng ta ai cũng gắn liền với những đồ chơi quen thuộc như búp bê, gấu bông, lật đật,…. Mỗi người đều có sở thích riêng về đồ chơi. Với tôi, món đồ chơi mà tôi thích nhất đó là chú gấu bông đấy.
Lần ấy, bố đi công tác về tặng tôi một món quà trong chiếc hộp kín. Tôi rất hồi hộp không biết đó là gì. Khi mở hộp ra tôi reo lên vì sung sướng: "Ôi, chú gấu bông dễ thương quá!” Đó là một chú gấu nhồi bông mà tôi ước mơ bấy lâu. Chú ta có bộ lông trắng mịn và mượt như nhung, khi sờ tay vào ta có cảm giác như đang sờ vào tấm vải lụa mềm và mát rượi. Gấu ta khoác một chiếc áo màu đỏ tươi có điểm vài hạt cườm lấp la lấp lánh. Cái đầu chú tròn tròn như trái bưởi, đôi tai cũng tròn tròn vểnh lên trông thật là ngộ nghĩnh! Đôi mắt chú đen láy, tròn xoe như hạt nhãn. Thân hình chú ôm rất vừa tay nên tôi thường ôm chú ta mỗi khi đi ngủ.
Những lúc ấy, bốn cái chân mập ú na ú nu của chú cứ dang ra như thể đòi tôi âu yếm vậy. Miệng chú nhỏ nhắn và đỏ hồng trông thật đáng yêu. Trên cổ chú là chiếc nơ màu đỏ được thắt hình con bướm trông yêu ơi là yêu. Mỗi tối học bài xong tôi lại dành thời gian để chơi với gấu bông. Tôi đặt cho cái tên là Daddy. Mỗi khi tôi ôm chú vào lòng và thơm lên đôi má mịn màng của Daddy trông chú ta có vẻ thích thú lắm.
Bây giờ tôi đã lớn và có nhiều thứ đồ chơi khác nhưng Daddy vẫn là người bạn thân thiết nhất của tôi. Tôi luôn giữ gìn chú cẩn thận vì đó là món quà bố tặng tôi: người luôn muốn con mình được vui vẻ và thoải mái.
BÀI THAM KHẢO
Mấy bữa nay, lũ chuột nhắt thi nhau phá phách. Chúng ăn vụng thức ăn, gặm sách, thậm chí cắn rách cả chiếc áo bằng sa tanh hồng của cô búp bê xinh đẹp.
Bé Mây giận lắm, nghĩ cách trừng trị chúng. Bé thì thầm bàn bạc hồi lâu với Mèo con. Mèo con thích chí gật gù rồi rung râu cười tít.
Xẩm tối, một chiếc bẫy lồng bằng lưới sắt được đặt dưới gầm chạn đựng thức ăn, ngay trên đường lũ chuột thường đi. Miệng bẫy mở rộng. Trong bẫy, một con cá nướng thơm lừng được móc vào đoạn dây kẽm uốn cong như chiếc móc câu. Đêm nay, lũ chuột nhắt tham ăn thế nào cũng bị mắc bẫy.
Mọi việc sắp đặt xong xuôi, bé Mây ngồi vào bàn học bài. Gió hây hẩy thổi qua khung cửa sổ. Ngoài kia, bầu trời đầy sao nhấp nháy như những cặp mắt tinh nghịch. Bé Mây ra sân vươn vai hít thở không khí trong lành rồi sửa soạn đi ngủ. Nằm bên cạnh mẹ, bé nhanh chóng thiếp vào giấc ngủ ngon lành.
Bé mơ thấy lũ chuột sa đầy trong bẫy. Chúng cuống quýt chạy quanh trong chiếc lồng chật hẹp, khóc lóc xin tha. Bé Mây cùng Mèo con thay nhau hỏi tội chúng. Tội lũ chuột này nhiều lắm! Tha làm sao được!
Trong lúc bé Mây ngủ, Mèo con thu mình nằm ở góc bếp. Chú giỏng tai lên nghe ngóng, rình từng bước chân rón rén của lũ chuột. Chiếc mũi rất thính của Mèo con có thể ngửi thấy mùi hôi của lũ chuột từ xa.
Nhưng... Ôi! Mùi gì mà thơm thế nhỉ! Mèo con hít hít dò tìm. Mùi cá nướng thơm lừng cả mũi. Thèm quá, không thể nhịn được nữa, Mèo con chui tọt vào bẫy. Tách! Bầy sập, Mèo con bị nhốt ở trong. Chẳng hề sợ hãi, Mèo con ung dung xơi hết con cá nướng ngon lành. Ăn xong, chú lăn ra ngủ.
Ò... ó... o! Tiếng gáy của anh Gà Trống Tía vang lên giòn giã, gọi ông Mặt Trời. Một ngày mới bắt đầu. Bé Mây cũng đã thức giấc. Chợt nhớ đến giấc mơ đêm qua, bé tung tăng chạy xuống bếp. Ô! Sao lại thế này? Chuột đâu chẳng thấy, chỉ thấy giữa lồng, Mèo con đang ngủ ngon lành. Bé Mây bật cười tự hỏi: “Liệu nó có mơ giống giấc mơ của mình đêm qua không nhỉ?”.
Nguồn: loigiaihay.com
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
Câu chuyện mà tôi kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề là "ở lại với chiến khu". Chuyện kể về các chiến sĩ nhỏ tuổi xin được ở lại chiến khu, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì Tổ quốc. Chuyện xảy ra như sau: Tối hôm ấy, ông Trung đoàn trưởng đến lán của các em nhỏ. Nhìn khắp các chú bé một lượt, ông nhỏ nhẹ nói: - Các em ạ! Hoàn cảnh ở chiến khu hiện nay rất khó khăn, sắp tới sẽ còn khó khăn hơn. Tuổi nhỏ của các em khó lòng vượt qua được. Vì thế, em nào muôn trở về với gia đình thì trung đoàn sẽ cho các em về. Các em nghĩ sao? Nghe Trung đoàn trưởng nói vậy, các bạn nhỏ lặng người đi. Ai cũng cảm thấy cổ họng mình tắc nghẹn. Lượm - một bạn nhỏ bước đến bên đống lửa đang cháy rực, giọng bạn rung lên: - Em xin được ở lại. Thà chết ở chiến khu chứ nhất định em không về ở chung, ở lộn với bọn Tây cướp nước và bọn Việt gian bán nước. Cả đội nhao nhao theo: - Chúng em xin ở lại. Thấy được quyết tâm và tình cảm tha thiết của các em muốn ở lại, ông Trung đoàn trưởng ứa nước mắt nói trong sự xúc động: - Nếu các em đều xin ở lại, anh sẽ về báo cáo lại với ban chỉ huy nguyện vọng của các em. Chuyện là vậy đấy. Các bạn nhỏ của chúng ta thật dũng cảm, không sợ gian khổ hi sinh sẵn sàng hiến dâng tuổi trẻ của mình cho đất nước cho quê hương, thật đáng khâm phục.
Câu chuyện mà tôi muốn kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề la "Một tấm lòng vàng" được mẹ tôi kể cho tôi nghe vào tối chủ nhật tuần trước. Câu chuyện thật cảm động về một cô gái mồ côi mẹ, có một tấm lòng yêu thương người già cả, neo đơn, thật đáng trân trọng. Tên chị ấy là Quỳnh Hương, một học sinh lớp mười hai trường chuyên. Còn bà Năm Hợi, một bà lão láng giềng với chị Quỳnh Hương. Bà co ba người con, tất cả đều hy sinh trong kháng chiến Chống Mĩ. Vừa qua bà được chính phủ phong tặng danh hiệu " Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà không có cháu chắt gì cả sống thui thủi một mình nên chị Quỳnh Hương thương bà lắm. Thường ngày chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng bóp chân… cho bà những lúc trở trời hơi gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Năm như bà ruột của mình. Có một lần do bận ôn thi học kì, cả hai ngày chị không sang thăm bà được. Sáng hôm đó, chị tranh thủ chạy qua với bà một tí. Đứng ngoài sân chị gọi hai ba tiếng, không thấy bà trả lời. Chị đẩy cửa bước vào, căn nhà lạnh lẽo không một tiếng động. Thấy bà nằm co ro trên giường, chị la to: "Bà! Bà ơi ! Bà làm sao thế, hở bà ? Chị vỗi giở chiếc khăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt nhìn chị Hương thều thào nói trong hơi thở: " Cháu đến với bà đó à! Bà thấy mệt, chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dạy mà không cựa được mình"
- Suột hai ngày nay, bà chưa ăn gì hở bà ? Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!
Rồi chị đỡ bà dạy, lấy đầu xoa bóp cho bà. Một lúc sau, bà Năm tỉnh hẳn. Chị để bà ngồi tựa vào thành giường rồi vội vã chạy ra tiệm phở mua cho bà tô cháo hành.
Đời chị Hương cũng quá ư vất vả, bất hạnh. Mồ côi mẹ từ lúc ba tuổi, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy, chị đã thấm thía cảnh cô đơn bóng chiesc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Năm và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ.
Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:
- Bà ăn chút cháo cho khỏe, bà nhé!
Rồi chị đút từng muỗng cháo cho bà, chăm bà như trước đây mẹ tôi đã chăm sóc cho ngoại tôi như thế
Chao ôi! Chị Hương thật tuyệt. Chị là tấm gương là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh mà chúng ta cần noi theo
Câu chuyện về chị Quỳnh Hương. Một tấm lòng vàng là thế đấy
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
Câu chuyện mà tôi muốn kể cho các bạn nghe sau đây có tựa đề la "Một tấm lòng vàng" được mẹ tôi kể cho tôi nghe vào tối chủ nhật tuần trước. Câu chuyện thật cảm động về một cô gái mồ côi mẹ, có một tấm lòng yêu thương người già cả, neo đơn, thật đáng trân trọng. Tên chị ấy là Quỳnh Hương, một học sinh lớp mười hai trường chuyên. Còn bà Năm Hợi, một bà lão láng giềng với chị Quỳnh Hương. Bà co ba người con, tất cả đều hy sinh trong kháng chiến Chống Mĩ. Vừa qua bà được chính phủ phong tặng danh hiệu " Bà mẹ Việt Nam anh hùng"
Năm nay, bà đã ngoài bảy mươi tuổi. Bà không có cháu chắt gì cả sống thui thủi một mình nên chị Quỳnh Hương thương bà lắm. Thường ngày chị sang giúp bà quét dọn nhà cửa, giặt giũ quần áo, đấm lưng bóp chân… cho bà những lúc trở trời hơi gió. Không ruột rà máu mủ, không họ hàng thân thích, vậy mà chị yêu quý bà Năm như bà ruột của mình. Có một lần do bận ôn thi học kì, cả hai ngày chị không sang thăm bà được. Sáng hôm đó, chị tranh thủ chạy qua với bà một tí. Đứng ngoài sân chị gọi hai ba tiếng, không thấy bà trả lời. Chị đẩy cửa bước vào, căn nhà lạnh lẽo không một tiếng động. Thấy bà nằm co ro trên giường, chị la to: "Bà! Bà ơi ! Bà làm sao thế, hở bà ? Chị vỗi giở chiếc khăn bông lên, lay gọi bà. Mãi sau mới thấy bà mở mắt nhìn chị Hương thều thào nói trong hơi thở: " Cháu đến với bà đó à! Bà thấy mệt, chóng mặt từ tối hôm qua, sáng nay muốn dạy mà không cựa được mình"
- Suột hai ngày nay, bà chưa ăn gì hở bà ? Cháu tệ quá, không biết sang giúp bà!
Rồi chị đỡ bà dạy, lấy đầu xoa bóp cho bà. Một lúc sau, bà Năm tỉnh hẳn. Chị để bà ngồi tựa vào thành giường rồi vội vã chạy ra tiệm phở mua cho bà tô cháo hành.
Đời chị Hương cũng quá ư vất vả, bất hạnh. Mồ côi mẹ từ lúc ba tuổi, chị thiếu đi tình thương bao la của người mẹ. Bố chị ở vậy, nuôi chị cho đến bây giờ. Phải chăng sống trong hoàn cảnh ấy, chị đã thấm thía cảnh cô đơn bóng chiesc của người đời mà chị đem tình thương của mình sưởi ấm cho bà Năm và cho bao nhiêu người khác cùng cảnh ngộ.
Đặt tô cháo lên bàn, chị đến bên giường nhỏ nhẹ:
- Bà ăn chút cháo cho khỏe, bà nhé!
Rồi chị đút từng muỗng cháo cho bà, chăm bà như trước đây mẹ tôi đã chăm sóc cho ngoại tôi như thế
Chao ôi! Chị Hương thật tuyệt. Chị là tấm gương là biểu tượng đẹp về lòng nhân ái, về tình yêu thương và đức hạnh mà chúng ta cần noi theo
Câu chuyện về chị Quỳnh Hương. Một tấm lòng vàng là thế đấy
Một buổi học, bạn Lan đến lớp mặc chiếc áo rách. Mấy bạn xúm đến trêu chọc. Lan đỏ mặt rồi ngồi khóc.
Hôm sau, Lan không đến lớp. Buổi chiều, cả tổ đến thăm Lan. Mẹ Lan đi chợ xa bán bánh vẫn chưa về. Lan đang ngồi cắt những tàu lá chuối để tối mẹ về gói bánh. Các bạn hiểu hoàn cảnh gia đình Lan, hối hận về sự trêu đùa vô ý hôm trước. Cô giáo và cả lớp mua một tấm áo mới tặng Lan. Cô đến thăm, ngồi gói bánh và trò chuyện rồi giảng bài cho Lan.
Lan cảm động về tình cảm của cô giáo và các bạn đối với mình. Sáng hôm sau, Lan lại cùng các bạn tới trường.
Rùa và thỏ (Bài đọc thêm)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang có" sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Rùa không nói gì. Nó biết mình chậm chạp, nên cố sức chạy thật nhanh. Thỏ nhìn theo, mỉm cười.
Nó nghĩ: ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm...
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Phỏng theo LA PHÔNG-TEN
* Ý nghĩa: Thỏ chủ quan, tự cao, tự đại nên đã thất bại trong cuộc chạy thi với Rùa.
Rùa và thỏ (Bài đọc thêm)
Trời mùa thu mát mẻ. Trên bờ sông một con Rùa đang có" sức tập chạy. Một con Thỏ trông thấy, mỉa mai Rùa:
- Đồ chậm như sên. Mày mà cũng đòi tập chạy à?
- Anh đừng giễu tôi. Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn?
Thỏ vểnh tai lên tự đắc:
- Được, được! Mày dám chạy thi với ta sao? Ta chấp mày một nửa đường đó!
Nó nghĩ: ta chưa cần chạy vội, đợi Rùa gần tới đích, ta phóng cũng vừa. Nó nhởn nhơ trên đường, nhìn trời, nhìn mây. Thỉnh thoảng, nó lại nhấm nháp vài ngọn cỏ non, có vẻ khoan khoái lắm...
Bỗng nó nghĩ đến cuộc thi, ngẩng đầu lên thì thấy Rùa chạy gần tới đích. Nó cắm cổ chạy miết nhưng không kịp nữa. Rùa đã tới đích trước nó.
Em rất thích nghe các câu chuyện cổ tích. Tuy được nghe rất nhiều, nhưng em vẫn luôn đặc biệt ấn tượng với câu chuyện Thạch Sanh. Đó thực sự là một câu chuyện rất hay và hấp dẫn. Chàng Thạch Sanh tuy sớm mồ côi cha mẹ, phải sống cuộc sống nghèo khổ, cô đơn dưới gốc đa, nhưng chưa bao giờ có lòng tham, hay suy nghĩ xấu xa cả. Khi học được một thân bản lĩnh tài giỏi, chàng đã dùng nó để diệt ác, giúp dân, chứ không dùng nó để mưu hại người khác. Tấm lòng nhân hậu, đức độ của chàng khiến em nể phục vô cùng. Hình ảnh chàng Thạch Sanh quên mình chiến đấu với chằn tinh, đại bàng tinh để cứu người, không mong chờ hồi đáp gì luôn là bức tượng vàng chói lọi. Chàng ấy thực sự là một người anh hùng vĩ đại. Dù sau này, được biết đến thêm nhiều người anh hùng khác, vẫn không có ai thay thế được Thạch Sanh trong lòng em.
Một giàn những câu chuyện cổ tích ở Việt Nam, nhưng em lại thích nhất và ấn tượng về câu chuyện "Cô bé Lọ Lem". Đây là một câu chuyện rất hay. Lí do em thích câu chuyện này vì Lọ Lem đã nghe lời bà tiên khi dặn cô là : "Hãy về trước 12h". Nhưng khi bước xuống bậc thang Lọ Lem lại đánh rơi chiếc giày, cô không có đủ thời gian để nhặt nên đã đi luôn. Sau đó hoàng tử đã thấy chiếc giày đó và kêu các cô gái thử chiếc giày này, khi đến lượt Lọ Lem thì cô đi vừa in và sau đó hoàn tử đã lấy Lọ Lem về làm vợ. Em thấy câu chuyện này có nguồn cảm hứng hấp dẫn đến các bạn nhỏ và em mong sau này sẽ có nhiều chuyện cổ tích ở Việt Nam hơn.