K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2017

Hỏi đáp Vật lý

Sau khi đổ một lượng dầu cao H1 vào nhánh trái và H2 vào nhánh phải, gọi độ cao cột nước lúc này ở nhánh trái là h1, nhánh trái là h2, ở ống giữa là h3. Gọi dd và dn là trọng lượng riêng của dầu và nước. H1 = 20cm = 0,2m ; H1 = 10cm = 0,1m.

Xét áp suất tại 3 điểm A, B và C nằm tại đáy mỗi nhánh. Ta có:

\(p_A=H_1.d_d+h_1.d_n\\ p_B=h_3.d_n\\ p_C=H_2.d_d+h_2.d_n\)

Áp suất tại đáy 3 nhánh là bằng nhau nên:

\(p_A=p_B\\ \Rightarrow H_1.d_d+h_1.d_n=h_3.d_n\\ \Rightarrow H_1.d_d=d_n\left(h_3-h_1\right)\\ \Rightarrow h_3-h_1=\dfrac{H_1.d_d}{d_n}=\dfrac{0,2.8000}{10000}=0,16\left(m\right)\\ \Rightarrow h_1=h_3-0,16\left(1\right)\)

\(p_C=p_B\\ \Rightarrow H_2.d_d+h_2.d_n=h_3.d_n\\ \Rightarrow H_2.d_d=d_n\left(h_3-h_2\right)\\ \Rightarrow h_3-h_2=\dfrac{H_2.d_d}{d_n}=\dfrac{0,1.8000}{10000}=0,08\left(m\right)\\ \Rightarrow h_2=h_3-0,08\left(2\right)\)

Gọi h là độ cao nước ở mỗi nhánh lúc đầu.

Nước tuy có di chuyển qua các nhánh nhưng vẫn giữ nguyên thể tích và các nhánh giống nhau, có tiết diện như nhau nên:

\(h_1+h_2+h_3=3h\left(3\right)\)

Thay (1), (2) vào (3) ta được:

\(h_3-0,16+h_3-0,08=3h\\ \Rightarrow3h_3-0,24=3h\\ \Rightarrow3\left(h_3-0,08\right)=3h\\ \Rightarrow h_3-0,08=h\)

Do đó mực nước ở nhánh giữa sau khi đổ thêm dầu vào hai nhánh cao hơn mực nước ở 3 nhánh lúc đầu là 0,08m = 8cm.

Hay sau khi đổ thêm dầu vào hai nhánh thì mực nước ở nhánh giữa dâng thêm 8cm.

9 tháng 5 2018
https://i.imgur.com/uIglCBn.jpg
4 tháng 8 2016

A B Dầu h1 h2

Áp suất do cột dầu gây ra tại A bằng áp suất do cột nước gây ra tại B.

Suy ra \(p_A=p_B\)

\(\Rightarrow d_{dầu}.h_1=d_{nước}.h_2\)

\(\Rightarrow \dfrac{h_2}{h_1}=\dfrac{d_{dầu}}{d_{nước}}=\dfrac{8000}{10000}=0,8\)

\(\Rightarrow h_2=0,8.h_1=0,8.12=9,6(cm)\)

Độ chênh lệch giữa cột dầu và cột nước là: 

\(h_1-h_2=12-9,6=2,4(cm)\)

7 tháng 7 2017

a. - Thể tích của nước ở nhánh A là: VA=S1.h1=6.10-4.20.10-2=1,2.10-4(m3)

- Thể tích của nước ở nhánh B là: VB=S2.h2=14.10-4.40.10-2=5,6.10-4(m3)

Khi hóa K mở, chiều cao hai nhánh lúc này bằng nhau là h và thể tích của nước trong hai nhánh vẫn bằng thể tích lúc đầu nên ta có:

S1.h + S2.h = VA + VB = 6,8.10-4m3.

\(\Rightarrow\dfrac{6,8.10^{-4}}{20.10^{-4}}=0,34\left(m\right)=34\left(cm\right)\)

b. Thể tích dầu đổ thêm vào nhánh A là:

\(V_1=\dfrac{10.m_1}{d_1}=\dfrac{10.48.10^{-3}}{8000}=60.10^{-6}\)

Chiều cao cột dầu ở nhánh A là: \(h_3=\dfrac{V_1}{S_1}=\dfrac{60.10^{-6}}{6.10^{-4}}=0,1\left(m\right)=10\left(cm\right)\)

- Xét điểm M tại mặt phân cách giữa nước và dầu , điểm N ở ống B ở cùng mặt phẳng nằm ngang với M.

PM = dd . h3 và PN = dn . h4

Vì PM = PN nên h4 = 8 cm

- Độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh: h' = h3- h4= 2 cm

c. - Xét điểm C ở nhánh A và điểm D ở nhánh B nằm trên mặt phẳng nằm ngang trung với mặt phân cách giữa dầu và nước.

+ Áp suất tại C do cột dầu có độ cao h'' gây ra: PC = dd . h''

+ Áp suất tại D do pít tông gây ra: PD= 10.m/ S2

Vì PC =: PD => dd . h''= 10.m/ S2 => h''= 5 cm

Nếu cần bn cứ tham khảo

7 tháng 7 2017

bạn cop lộ ghế , nhưng sao cũng cảm mơn , bn ghi link cho mk đi

17 tháng 7 2019

BẠN tham khảo bài của bạn này nha

Hỏi đáp Vật lý

23 tháng 2 2018

Tham khảo nà :Áp suất lỏng - Bình thông nhau

25 tháng 2 2018

Mình sẽ làm dạng tổng quát :v Bạn tự thay số rồi áp dụng nhé

Gỉa sử có ba ống thông nhau như hình vẽ :

Đổ chất lỏng có trọng lượng riêng d1 đến chiều cao h1 vào ngăn 1

Đổ chất lỏng thứ hai có TLR d2 vào ngăn 2 có chiều cao h2

=> Mực chất lỏng có chiều cao do của bình 3 dâng lên y

h_1 h2 y

Vì đã đổ thêm cột chất lỏng vào bình 1 và 2 nên áp suất ở đáy 3 ống đều như nhau và đều tăng

Ta có : \(\Delta p\) là độ gia tăng áp suất ở các đáy ( > 0)

\(\Delta p=d_o.y=\dfrac{\Delta F}{S_1+S_2+S_3}=\dfrac{\Delta P}{S_1+S_2+S_3}=\dfrac{d_1.S_1.h_1+d_2.S_2.h_2}{S_1+S_2+S_3}\)

\(y=\dfrac{\dfrac{d_1.S_1.h_1+d_2.S_2.h_2}{S_1+S_2+S_3}}{d_O}\)

\(=\dfrac{d_1.S_1.h_1+d_2.S_2.h_2}{d_o\left(S_1+S_2+S_3\right)}\)

Đây chỉ là một công thức tổng quát , bạn có thể áp dụng vào bài toán vs mọi bài toán nhé ,,, mình nhác thay số lắm tự thay đi nha rrr có gì không hiểu cứ hỏi

23 tháng 8 2016

Ta coi như 2 ống có dầu cân bằng với nhau trước 
Gọi chiều cao tăng lên của mỗi ống sau khi có dầu là : h_1= (10+20) :2= 15cm 
Sau đó cho 2 ống này cân băng với ống chứa nước
khi hệ cân bằng, áp suất ở 3 điểm đáy mỗi ống bằng nhau :
P_1 = P_2 = P_3
<=> 10000(H-x) + 8000.15 = 10000(H+x) (với H là độ cao ban đầu khi chưa có dầu, x là độ cao dâng lên của ống chưa nước )
<=>10000H-10000x + 120000= 10000H + 10000x
<=>20000x=120000
<=>x= 6cm8-|

21 tháng 3 2017

A B h hn hd nước dầu thủy ngân

Gọi pA và pB là áp suất tại 2 điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặ phân cách giữa nước và thủy ngân ở nhánh A, gọi độ cao các cột như hình vẽ (h là độ chênh lệch thủy ngân), d3 là trọng lượng riêng thủy ngân. Ta có:

pA = pB

\(\Rightarrow d_1.h_n=d_3.h+d_2.h_d\)

\(\Leftrightarrow h=\dfrac{d_1.h_n-d_2.h_d}{d_3}=\dfrac{10000.0,8-8000.0,4}{d_3}\)

= \(\dfrac{4800}{d_3}\)

Mình nghĩ đề không cho d3 thì không tính được nên cứ thay là 1360000N nha.

\(h=\dfrac{4800}{1360000}\approx0,0035\left(m\right)=35\left(cm\right)\)