K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2. Những việc làm đó cho ta thấy Bắc Bình Vương là người như thế nào?

Theo dõi đoạn văn từ: “Bắc Bình Vương lấy làm phải…không nói trước”

3. Chặng đường từ Phú Xuân ra Nghệ An (từ 25 đến 29/12/1788) Quang Trung đã làm được những việc gì?

4. Nội dung lời phủ dụ của Quang Trung là gì? Qua lời phủ dụ của Quang Trung giúp em hiểu thêm điều gì về ông cũng như sức mạnh dân tộc trong cuộc chiến đấu chống xâm lược Thanh?

5. Ngày 30 tết tại vùng núi Tam Điệp vua Quang Trung đã làm gì?

6.Tóm tắt 2 trận đánh ở Phú Xuyên & Hà Hồi? Có gì đặc biệt trong cách đánh của Quang Trung ở 2 trận này?

7. Trận Ngọc Hồi diễn ra như thế nào? (Mũi quân chính? Mũi phụ? Kết quả?) Trận Ngọc Hồi đã khẳng định sức mạnh toàn diện của quân Tây Sơn ra sao?

8.Các trận đánh đó đã thể hiện tài năng quân sự nào của Nguyễn Huệ?

9. Tìm những chi tiết miêu tả cuộc sống của bọn tướng lĩnh nhà Thanh & vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc tháo chạy của quân Tướng nhà Thanh. Điều đó khiến em có suy nghĩ gì? Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự thất bại mau chóng & thảm hại của quân Thanh?

10: Những chi tiết nào miêu tả hành động của vua tôi Lê Chiêu Thống khi nghe tin có biến, có gì đặc biệt qua những chi tiết đó. Hành động đó khiến em có suy nghĩ gì?

0
Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh. – Quân Thanh...
Đọc tiếp

Trả lời câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 9, tập 1):

Suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

c) Kể lại nội dung đoạn trích trên, có bạn nêu ra các sự việc sau đây:

– Vua Quang Trung cho ghép ván lại, cứ mười người khiêng một bức, rồi tiến sát đến đồn Ngọc Hồi.

– Quân Thanh bắn ra, không trúng người nào, sau đó phun khói lửa.

– Quân của vua Quang Trung khiêng ván nhất tề xông lên mà đánh.

– Quân Thanh chống đỡ không nổi, tướng nhà Thanh là Sầm Nghi Đống thắt cổ chết. Quân Thanh đại bại.

Nếu chỉ kể sự việc diễn ra như thế thì nhân vật vua Quang Trung có nổi bật không? Trận đánh có sinh động không? Tại sao? So sánh các sự việc chính mà bạn đó đã nêu với đoạn trích để có thể rút ra nhận xét: Yếu tố miêu tả có vai trò như thế nào đối với văn bản tự sự?

1
3 tháng 3 2018

c, Chỉ kể lại sự việc diễn ra như trong sách đã dẫn thì câu chuyện không sinh động, vì chỉ kể đơn giản sự kiện

So với đoạn trích thì trận đánh được tái hiện sinh động nhờ miêu tả

Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao...
Đọc tiếp
Trong đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết: Vua Quang Trung lại nói: - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng? (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục) 1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? 2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn. 3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng 12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).
0
7 tháng 10 2021

Tham khảo:

- Những chi tiết miêu tả cuộc sống của bọn tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Tống: không nghe tin cấp báo gì cả. Cho nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi việc bất trắc.

- Cuộc tháo chạy của quân Tướng nhà Thanh: Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa đóng không yên, người không kịp mặc áo giáp,... sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.

- Điều đó khiến em có suy nghĩ: vua Quang Trung là vị tướng rất mưu lược,kì tài,cách đánh bí mật.Nhờ cách đánh này mà bọn quân Thanh đã thất bại thảm hại trước quân của ta.

- Theo em, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại mau chóng và thảm hại của quân Thanh:

+ do bọn tướng chỉ huy như Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống hèn nhát, bất tài, vô dụng,chỉ biết ăn chơi, không lo việc luyện binh

+ quân sĩ của quân Thanh cũng như mấy tên chỉ huy của chúng, chỉ biết ăn chơi, không chịu tập luyện

+ do chiến lược, cách dùng binh tài tình,mưu lược,sáng suốt của vua Quang Trung

7 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Nguồn: Hoidap247 (Butter07)

- Những chi tiết miêu tả cuộc sống của bọn tướng lĩnh nhà Thanh và vua tôi Lê Chiêu Tống: không nghe tin cấp báo gì cả. Cho nên trong ngày Tết mọi người chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi việc bất trắc.

- Cuộc tháo chạy của quân Tướng nhà Thanh: Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật, ngựa đóng không yên, người không kịp mặc áo giáp,... sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa.

- Điều đó khiến em có suy nghĩ: vua Quang Trung là vị tướng rất mưu lược,kì tài,cách đánh bí mật.Nhờ cách đánh này mà bọn quân Thanh đã thất bại thảm hại trước quân của ta.

- Theo em, nguyên nhân dẫn đến sự thất bại mau chóng và thảm hại của quân Thanh:

+ do bọn tướng chỉ huy như Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống hèn nhát, bất tài, vô dụng,chỉ biết ăn chơi, không lo việc luyện binh

+ quân sĩ của quân Thanh cũng như mấy tên chỉ huy của chúng, chỉ biết ăn chơi, không chịu tập luyện

+ do chiến lược, cách dùng binh tài tình,mưu lược,sáng suốt của vua Quang Trung

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu số 5 tới câu số 10:Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ câu số 5 tới câu số 10:

Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:

- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ nhà Đinh tới đây, dân ta không đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy dều là chuyện cũ rành rành của triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quân huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn…

Nêu ngắn gọn nội dung chính trong lời dụ của vua Quang Trung trong đoạn trích trên.

1
8 tháng 1 2018

Lời hiệu dụ của vua Quang Trung:

    - Vua Quang Trung nêu hoàn cảnh lâm nguy của đất nước “quân Thanh sang xâm lấn nước ta”.

    - Khẳng định chủ quyền dân tộc, nền độc lập tự cường của quốc gia.

    - Nhắc lại cho nghĩa quân, tướng sĩ nhớ tới lịch sử đau thương của quốc gia dân tộc khi bị giặc đô hộ, xâm chiếm.

    - Nêu tấm gương những người anh hùng đấu tranh bảo vệ nền độc lập của dân tộc, để khơi dậy niềm tự hào, ý chí chiến đấu chống kẻ thù.

    - Nêu rõ dã tâm của bọn giặc Thanh muốn mưu đồ cướp nước ta, và khẳng định kết cục thảm hại mà chúng phải nhận lấy.

    - Quyết tâm giữ bờ cõi, khẳng định tướng lĩnh, nghĩa quân là người có lương tri, lương năng.

23 tháng 4 2019

Bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (của quân tướng nhà Thanh, của vua tôi Lê Chiêu Thống)

    + Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: thảm hại, hèn hạ trước sự miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận

    + Âm hưởng nhanh, dồn dập gợi tả chiến thắng vang dội trước quân giặc khiến chúng tan tác, thảm hại…

    + Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi

- Có sự khác biệt là do: sự tôn trọng tính khách quan khi viết sử, nhưng cũng không thể phủ nhận thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận với quân tướng nhà Thanh

    + Tác giả miêu tả với tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống- đó là vương triều mình phụng thờ

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: từ câu 11 tới câu 15Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng, năm Kỉ Dậu (1789) vua Quang Trung tới làng Hạ Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy rồi loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ra để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: từ câu 11 tới câu 15

Nửa đêm ngày mồng 3 tháng Giêng, năm Kỉ Dậu (1789) vua Quang Trung tới làng Hạ Hồi, huyện Thượng Phúc, lặng lẽ vây kín làng ấy rồi loa truyền gọi, tiếng quân lính luân phiên nhau dạ ra để hưởng ứng, nghe như có hơn vài vạn người. Trong đồn lúc ấy mới biết, ai nấy rụng rời sợ hãi, liền xin ra hàng, lương thực khí giới đều bị quân Nam lấy hết.

Vua Quang Trung lại truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm lại làm thành một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín, tất cả hai mươi bức. Đoạn kém hạng lính khỏe mạnh, cứ mười người khênh một bức, lưng giắt dao ngắn, hai mươi người khác đều cầm binh khí theo sau, dàn thành chữ “nhất”, vua Quang Trung cưỡi voi đi đốc thúc, mờ sáng ngày mồng 5 tiến sát đồn Ngọc Hồi. Quân Thanh nổ sung bắn ra, chẳng trúng người nào cả. Nhân có gió Bắc quân Thanh bèn dùng ống phun khói lửa ra, khói tỏa mù trời, cách gang tấc không thấy gì, hòng làm cho quân Nam nổi loạn. Không ngờ trong chốc lát trời bỗng trở gió nam, thành ra quân Thanh lại tự làm hại mình.

Vua Quang Trung liền gấp rút sau đội quân khiêng ván vừa che vừa xông thẳng lên trước. Khi gươm giáo hai bên đã chạm nhau thì quăng ván xuống đất, ai nấy đều cầm dao ngắn chém bừa, những người cầm binh khí theo sau nhất tề xông tới mà đánh.

Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết. Tên Thái Thú Điều Châu là Sầm Nghi Đống tự thắt cổ chết. Quân Tây Sơn thừa thế chém giết lung tung, thây nằm đầy đồng, máu chảy thành suối, quân Thanh đại bại.

Các sự việc trong đoạn trích trên được kể theo trình tự như thế nào?

1
17 tháng 9 2019

Các sự việc trên được kể theo trình tự tuyến tính, trình tự thời gian (3/1 - 5/1 tết Kỉ Dậu).