Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a) Đây là điểm nóng của thế giới vì:
- Có vị trí địa chính trị quan trọng (Dẫn chứng)
- Vấn đề dầu mỏ
+ Tây Nam Á là nguồn cung cấp dầu mỏ chính của thế giới nên chịu nhiều sức ép chính trị của thế giới cũng như của các thế lực cực đoan vụ lợi.
+ Trung Á khai thác dầu mỏ tuy chưa nhiều nhưng đã được thế giới biết đến là khu vực có tiềm năng lớn về dầu khí
- Vấn đề xung đột sắc tộc, tôn giáo, nạn khủng bố
+ Thường xuyên xuất hiện xung đột, mâu thuẫn giữa các giáo phái của đạo Hồi, giữa các tín đồ Hồi giáo với đạo Do Thái, Thiên chúa giáo.
+ Các vụ đánh bom, khủng bố ám sát thường xuyên xảy ra, nhất là khu vực Tây Nam Á
- Là nơi cạnh tranh ảnh hưởng của các cường quốc.
b) Nguyên nhân:
- Do tranh chấp quyền lợi về đất đai, nguồn nước, tài nguyên khác
- Do sự khác biệt về tư tưởng, định kiến về tôn giáo, dân tộc và nguồn gốc lịch sử
- Do sự can thiệp của các thế lực bên ngoài nhằm vụ lợi.
c) Hậu quả
- Sự bất ổn về chính trị ở khu vực này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và đời sống nhân dân, mà còn ảnh hưởng tới tài nguyên môi trường ở khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
- Ảnh hưởng tới giá dầu trên bình diện toàn thế giới, đe dọa cuộc khủng hoảng năng lượng
d) Giải pháp
Cần giải quyết triệt để các nguyên nhân gây mất ổn định, như:
- Xóa bỏ mâu thuẫn về quyền lợi đất đai, nguồn nước, dầu mỏ, tài nguyên.
- Xóa bỏ định kiến về dân tộc, tôn giáo, văn hóa và các vấn đề về lịch sử
- Xóa bỏ sự can thiệp vụ lợi của các thế lực bên ngoài để có được sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế một cách công bằng.
- Nâng cao sự bình đẳng, dân chủ và mức sống của người dân
Tham khảo:
- Với nguồn tài nguyên giàu có, lại có vị trí địa lí chiến lược quan trọng nên khu vực Tây Nam Á có điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu qua lại giữa các nước. Tuy nhiên, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra những tranh chấp gay gắt giữa các dân tộc trong và ngoài khu vực.
- Sự không ổn định về chính trị này là nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế của Tây Nam Á.
Tham khảo
- Đặc điểm vị trí địa lí của khu vực Tây Nam Á:
+ Diện tích khoảng 7 triệu km2, bao gồm: bán đảo Tiểu Á, bán đảo A-ráp, đồng bằng Lưỡng Hà, một phần nội địa châu Á.
+ Nằm ở phía tây nam của châu Á, là cầu nối của ba châu lục Á, Âu, Phi. Kéo dài từ 12°B đến 42°B
+ Tiếp giáp Địa Trung Hải, Biển Đen, biển Ca-xpi, Biển Đỏ, biển A-ráp, vịnh Péc-xích, vịnh Ô-man, vịnh A-đen.
+ Nằm án ngữ con đường biển nối Ấn Độ Dương với Đại Tây Dương, nằm trong khu vực có trữ lượng dầu mỏ và khí tự nhiên lớn bậc nhất thế giới.
- Đặc điểm kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Quy mô kinh tế lớn, quy mô GDP tăng liên tục, chiếm 3,7% GDP toàn cầu.
+ Quy mô GDP giữa các quốc gia trong khu vực có sự khác biệt rất lớn chủ yếu do phân bố tài nguyên dầu mỏ, chính sách phát triển, sự tác động của các cường quốc.
+ Cơ cấu kinh tế theo ngành chủ yếu là ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 80%, ngành nông nghiệp chỉ chiếm hơn 10%
- Sự phát triển kinh tế khu vực Tây Nam Á:
+ Chuyển từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công sang nền kinh tế dựa vào ngành công nghiệp dầu khí.
+ Một số quốc gia giảm dần sự lệ thuộc vào dầu khí, chuyển dịch theo hướng phát triển nền kinh tế tri thức, đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển.
+ Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực có nhiều biến động do ảnh hưởng từ sự bất ổn xã hội, cuộc chiến giá dầu,…
#Tham khảo nhâ cậu><
Câu 1
Hai khu vực có cùng điểm chung:
- Cùng có vị trí địa – chính trị chiến lược.
- Cùng có nhiều dầu mỏ và các tài nguyên khác.
- Tỉ lệ dân cư theo đạo Hồi cao.
- Cùng đang tồn tại những mâu thuẫn dẫn tới các xung đột sắc tộc, tôn giáo và nạn khủng bố
Khác:
– Khu vực Tây Nam Á:
+ Dân số: lớn nhất là Thổ Nhĩ Kì (72,9 triệu người), còn nhỏ nhất là Ba-ranh (0,7 triệu người)
+ Diện tích: lớn nhất là A-rập Xê-út (2149690 km2), còn nhỏ nhất là Ba-ranh (689 km2)
– Khu vực Trung Á:
+ Dân số: lớn nhất là U-dơ-bê-ki-xtan (26,4 triệu người) còn nhỏ nhất là Mông Cổ (2,6 triệu người)
+ Diện tích lớn nhất là Ca-dắc-xtan (2717301 km2), còn nhỏ nhất là Tát-gi-ki-xtan (143100 km2).
Câu 2
Vì:
-Châu Phi nằm giữa hai chí tuyến và nằm hoàn toàn trong đới nóng.Nằm ở Xích Đạo là nơi được ánh sáng Mặt Trời chiếu nhiều nhất
-Diện tích Châu Phi rất rộng,hầu hết là hoang mạc
-Đường bờ biển ít bị cắt xẻ do chịu ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền
-Vị trí nằm chắn phía Bắc và Đông Nam gây ra hiện tượng khô
-Có dòng biển lạnh chảy qua, nước không bốc hơi được nên dù gần biển nhưng nó vẫn là hoang mạc nóng bức
Câu 3
Tây Nam Á có vị trí chiến lược quan trọng là do :
Tây Nam á nằm ở nơi giữa 3 châu lục là Âu-Á-Phi, thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa cũng như giao lưu văn hóa. Đặc biệt khu vực Tây Nam Á với nhiều biển như: biển Đỏ,biển Đen,Địa Trung Hải,biển Cax-pi,tạo thuận lợi cho việc chuyển hàng hóa đến các khu vực khácbằng đường biển nhất là dầu mỏ và khí đốt
.Đây là khu vực giàu dầu mỏ và khí thiên nhiên nhất thế giới nên thường xảy ra các cuộc tranh chấp giữa các quốc gia,và các quốc gia này cũng muốn mở rộng tầm ảnh hưởng của mình.Vậy ta có thể nói Tây Nam Á có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế-xã hội(có vị trí chiến lược quan trọng), tuy nhiên về mặt chính trị thì vị trí địa lý của Tây Nam Á khá nhạy cảm.