K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1.

Lúc 7 giờ sáng có hai xe cùng xuất phát từ hai địa điểm A và B cách nhau 60 km, chúng chuyển động đều và cùng chiều. Xe thứ nhất khởi hành từ A đến B với vận tốc 30km/h, xe thứ 2 khởi hành từ B với vận tốc 40km/h.

a. Tính khoảng cách giữa hai xe sau 1 giờ kể từ lúc xuất phát.

b. Sau khi xuất phát được 1 giờ, xe thứ nhất (từ A) tăng tốc và đạt đến vận tốc 50km/h. Hãy xác định thời điểm xe thứ nhất đuổi kịp xe thứ hai, khi đó hai xe cách A bao nhiêu km.

c. Xác định thời điểm hai xe cách nhau 10 km?

2.

Hai khối hộp đặc, không thấm nước có thể tích bằng nhau và bằng 1000cm3 được nối với nhau bởi một sợi dây nhẹ không co dãn thả trong nước. Cho trọng lượng của khối hộp bên dưới gấp bốn lần trọng lượng của khối hộp bên trên. Khi cân bằng thì một nửa khối hộp bên trên bị ngập trong nước. Cho trọng lượng riêng của nước D = 10 000 N/m3. Hãy tính:

a. Trọng lượng riêng của các khối hộp.

b. Lực căng của sợi dây.

c. Cần phải đặt lên khối hộp bên trên một vật có trọng lượng nhỏ nhất là bao nhiêu để cả hai khối hộp đều chìm trong nước. Biết các vật không trạm vào đáy và thành bình.

3.

Ống hình trụ A có tiết diện S1 = 6 cm2, chứa nước có chiều cao h1 = 20 cm và ống hình trụ B có tiết diện S2= 14 cm2, chứa nước có chiều cao h2 = 40 cm, hai ống được nối với nhau bằng một ống ngang nhỏ có khóa, mở khóa K để hai ống thông nhau.

a. Tìm chiều cao mực nước mỗi ống.

b. Đổ vào ống A lượng dầu m1 = 48g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh. Cho biết trọng lượng riêng của nước và dầu lần lượt là: dn = 10000N/m3, dd = 8000N/m3.

c. Đặt vào ống B một pít tông có khối lượng m2 = 56g. Tính độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai nhánh.

4
15 tháng 5 2017

Cơ học lớp 8

Phân tích các lực tác dụng lên hệ thống:

- Trọng lượng của hai khối hộp là P1 và P2 có chiều từ trên xuống.

- Lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên hai khối hộp là FA1 và FA2 có chiều từ dưới lên.

- Lực căng sợi dây tác dụng lên khối hộp thứ nhất có chiều từ trên xuống, tác dụng lên khối hộp thứ hai là từ dưới lên lực căng dây bằng nhau là T.

a) Gọi trọng lượng riêng của hai khối hộp lần lượt là d1 và d2, thể tích của hai khối hộp là V. Hai khối hộp có cùng thể tích và trọng lượng của khối bên dưới gấp 4 lần khối bên trên nên trọng lượng riêng của khối bên dưới cũng gấp 4 lần khối bên trên d2 = 4d1.

Khi hai khối hộp cân bằng ta có:

\(P_1+P_2=F_{A1}+F_{A2}\\ \Rightarrow d_1.V+d_2.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1.V+4d_1.V=d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V\\ \Leftrightarrow d_1=\dfrac{d\cdot\dfrac{V}{2}+d.V}{V+4V}\\ =\dfrac{10000\cdot\dfrac{0,001}{2}+10000.0,001}{0,001+4.0,001}=3000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\\ \Rightarrow d_2=12000\left(\text{ }N\text{/}m^3\right)\)

b) Sợi dây tác dụng một lực căng có chiều từ trên xuống lên khối hộp thứ nhất nên, khối hộp còn chịu tác dụng của trọng lực và lực đẩy Ác-si-mét nên.

\(F_{A1}=P_1+T\left(1\right)\)

Khối hộp thứ hai thì chịu tác dụng của lực căng dây có chiều từ dưới lên trên nên.

\(P_2=F_{A2}+T\left(2\right)\)

Từ (1) và (2)

\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}P_1+T=F_{A1}\\F_{A2}+T=P_2\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}d_1.V+T=d\cdot\dfrac{V}{2}\\d.V+T=d_2.V\end{matrix}\right.\\ \Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}3000.0,001+T=10000\cdot\dfrac{0,001}{2}\\10000.0,001+T=12000.0,001\end{matrix}\right.\\ \Leftrightarrow T=2\left(N\right)\)

c) Gọi trọng lượng của vật nặng cần đặt lên để khối hộp thứ nhất vừa chìm dưới mặt nước là P3, FA1' là lực đẩy Ác-si-mét nước tác dụng lên khối hợp thứ nhất sau khi để vật nặng lên.

Lúc này tác dụng lên khối hộp thứ nhất có trọng lượng của khối hộp, lực đẩy Ác-si-mét, lực căng dây và trọng lượng của vật nặng. Khối hộp chìm hoàn toàn trong nước, khi khối hộp cân bằng thì các lực tác dụng từ trên xuống cân bằng với các lực tác dụng từ dưới lên ta có:

\(P_1+T+P_3=F_{A1}'\\ \Rightarrow d_1.V+T+P_3=d.V\\ \Leftrightarrow P_3=d.V-d_1.V-T\\ =10000.0,001-3000.0,001-2=5\left(N\right)\)

Vật vật nặng cần đặt lên khối hộp thứ nhất để nó chìm hoàn toàn phải có trọng lượng là:

\(P_3\ge5\left(N\right)\)

15 tháng 5 2017

a)

Thể tích nước trong hai bình thông nhau là:

\(V=S_1.h_1+S_2.h_2=6.20+14.40=680\left(cm^3\right)\)

Sau khi mở khóa K thì nước sẽ di chuyển qua giữa các bình nhưng vẫn giữ nguyên thể tích. Sau khi mực nước ở hai bình cân bằng thì chúng có độ cao bằng nhau gọi độ cao đó là h. Ta có:

\(V=S_1.h+S_2.h\\ \Rightarrow h=\dfrac{V}{S_1+S_2}=\dfrac{680}{6+14}=34\left(cm\right)\)

b)

Cơ học lớp 8

Gọi h1 là độ cao cột dầu có khối lượng m1 được đổ vào bình A. Ta có:

\(10m_1=S_1.h_1.d_d\Rightarrow h_1=\dfrac{10m_1}{S_1.d_d}=\dfrac{0,48}{0,0006.8000}=0,1\left(m\right)\)

Xét hai điểm A và B cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt phân cách giữ dầu và nước ở bình A, gọi áp suất tại hai điểm này là pA và pB. Gọi h2 là độ cao cột nước ở trên điểm B. Ta có:

\(p_A=p_B\\ \Rightarrow d_d.h_1=d_n.h_2\\ \Rightarrow h_2=\dfrac{d_d.h_1}{d_n}=\dfrac{8000.0,1}{10000}=0,08\left(m\right)\)

Độ chênh lệch mực chất lỏng giữa hai bình là: \(h_1-h_2=0,1-0,08=0,02\left(m\right)=2\left(cm\right)\)

c)

Cơ học lớp 8

Áp suất do cột dầu tác dụng lên mặt nước ở bình A là: \(h_1.d_1=0,1.8000=800\left(Pa\right)\)

Áp suất do pít tông tác dụng lên mặt nước ở bình B là: \(\dfrac{10m_2}{S_2}=\dfrac{0,56}{0,0014}=400\left(Pa\right)\)

Ta thấy áp suất do cột dầu tác dụng lên mặt nước ở bình A lớn hơn áp suất do pít tông tác dụng lên mặt nước ở bình B nên mực nước ở bình A sẽ thấp hơn mực nước ở bình B sau khi đặt pít tông lên.

Xét hai điểm A' và B' cùng nằm trên một mặt phẳng nằm ngang đi qua mặt dưới của pít tông ở bình B, gọi áp suất tại hai điểm mày là pA' và pB'. Gọi độ cao cột dầu trên điểm A' là h3. Ta có:

\(p_{A'}=p_{B'}\\ \Rightarrow h_3.d_1=\dfrac{10m_2}{S_2}\\ \Leftrightarrow h_3=\dfrac{\dfrac{10m_2}{S_2}}{d_1}=\dfrac{\dfrac{0,56}{0,0014}}{8000}=0,05\left(m\right)=5cm\)

Vậy độ chênh lệch mực chất lỏng ở hai bình sau khi đặt thêm pít tông lên bình B là 5cm.

28 tháng 6 2016

ta có:

sau 1h thì hai xe đi được:

*xe 1:30.1=30km

*xe 2:40.1=40km

khoảng cách hai xe sau 1h là:40-30+60=70km

lúc hai xe gặp nhau thì:

S1-S2=70km

\(\Leftrightarrow v_1t_1-v_2t_2=70\)

\(\Leftrightarrow60t_1-40t_2=70\)

mà t1=t2=t nên:

60t-40t=70

giải phương trình ta có:t=3.5h

19 tháng 7 2016

a) quãng đường xe đi từ A trong 1h :S1 = v1.t = 30.1 =30km

quãng đường xe đi từ B trong 1h: S2  = v.t =40.1=40km

khoảng cách của 2 xe sau 1h : S' = S + S1 + S= 60+40-30= 70km

b) hai xe gặp nha

c) quãng đường xe đi từ A sau khi tăng tốc: S'1  = v'1.t = 50t

quãng đường xe đi từ B sau khi xe đi từ A tăng tốc: S'2 =  v'1.t =40t

do 2 xe đi cùng chiều nên: S' =S'1 -S'2= 70 km

=> S'1 -S'2 = 50t -40t =70 => 10t=70 => t=7h

24 tháng 5 2016

a/ Khoảng cách của hai xe sau 1h.

- Quãng đường xe đi từ A:

S1 = v1t = 30. 1 = 30 (Km)

- Quãng đường xe đi từ B:

S2 = v2t = 40. 1 = 40 (Km)

- Mặt khác: S = S1 + S2 = 30 + 40  = 70 (Km)

Vậy: Sau 1h hai xe cách nhau 70Km.

b/ Thời điểm và vị trí lúc hai người gặp nhau:

- Gọi t là khoảng thời gian từ khi người đi bộ đến khởi hành khi đến lúc hai người gặp nhau tại C.

- Quãng đường xe đi từ A đi được: S1 = v1t = 60t                                             (1)

- Quãng đường xe đi từ B đi được: S2 = v2t = 40t                                             (2)

- Vì sau khi đi được 1h xe thứ nhất tăng tốc nên có thể xem như cùng xuất một lúc và  đến lúc gặp nhau tại C nên: S1 = 30 + 40 + S2

- Từ (1) và (2) ta có:

60t = 30 +40 +40t \(\Leftrightarrow\)t = 3,5 (h)

- Thay t vào (1) hoặc (2) ta có:

(1) \(\Leftrightarrow\)S1 = 3,5. 60 = 210 (Km)

(2) \(\Leftrightarrow\)S2 = 3,5. 40 = 140 (Km)

Vậy: Sau khi đi được 3,5 h thì hai người gặp nhau và cách A một khoảng 210 + 30 = 240Km và cách B 140 + 40 = 180Km.

26 tháng 7 2016

đúng rồi

11 tháng 11 2016

Tóm tắt

\(S_{AB}=60km\)

\(V_1=30km\)/\(h\)

\(V_2=40km\)/\(h\)

\(t_1=1h\)

\(t_2=1,5h\)

\(V_3=50km\)/\(h\)

_____________

a) \(S_{A'B'}=?\)

b) \(t=?;S_{BC}=?\)

Giải

Chuyển động đều, chuyển động không đều

a) Ta có: \(S_{A'B'}=S_{BB'}+\left(S_{AB}-S_{AA'}\right)=V_2.t_1+60-V_1.t_1=t_1\left(V_2-V_1\right)+60=40-30+60=70\left(km\right)\)

b) Gọi \(A_1\) là điểm dừng sau 1,5h đi với vận tốc 30km/h.

Ta có: \(S_{AC}=S_{AA_1}+S_{A_1C}=S_{BC}+S_{AB}\Rightarrow V_1.t_2+V_3\left(t-t_2\right)=V_2.t+60\)

\(\Rightarrow30.1,5+50\left(t-1,5\right)=40t+60\Rightarrow45+50t-75=40t+60\)

\(\Rightarrow50t-40t=75-45+60=90\Rightarrow t=9\left(h\right)\Rightarrow S_{BC}=40.9=360\left(km\right)\)

Vậy thời gian 2 điểm gặp nhau là sau 9h và cách điểm B là 360 km

c, Thời điểm 2 xe cách nhau 10km là

\(\left|x_1-x_2\right|=0\)

- Trường hợp 1

\(x_1-x_2=10\)

Thay \(t=8h\) vậy 2 xe cách nhau 10km lúc 16h

Trường hợp 2

\(x_1-x_2=-10\)

Thay \(t=6h\) vậy 2 xe cách nhau 10km lúc 14h

( bạn tự vẽ sơ đồ chuyển động nhá - chắc cái này bạn làm đc rồi )

28 tháng 5 2016

a) Khoảng cách của hai xe sau 1 giờ.

Khoảng cách xe đi từ a là:

30.1=30km

Khoảng cách xe đi từ B là:

40.1=40

Sau 1 giờ hai xe cách nhau số km là:

30+40=70km

 

 

16 tháng 9 2016

.

27 tháng 3 2016

Gọi \(D_1,D_2\) lần lượt khối lượng riêng của vật bên dưới và vật bên trên \(\left(kg\text{ /}m^3\right)\) 

a. Theo bài ra: \(m_1=4m_2\) nên \(D_1=4D_2\) (1)

- Các lực tác dụng lên vật ở trên là: trọng lực \(P_2\), lực đẩy Ác-si-mét \(F_{A2}\) , lực kéo của sợi dây T. Áp dụng điều kiện cân bằng : \(F_{A2}=P_2+T\)   (2)

 - Các lực tác dụng lên vật ở dưới là: trọng lực \(P_1\), lực đẩy Ác-si-mét \(F_{A2}\) , lực kéo của sợi dây T. Áp dụng điều kiện cân bằng :\(F_{A1}+T=P_1\)   (3)

Cộng (2) và (3) được: \(P_1+P_2=F_{A1}+F_{A2}\) hay \(D_1+D_2=1,5\) \(D_n\) (4)

- Từ (1) và (4) được: \(D_1=1200kg\text{ /}m^3\),\(D_2=300kg\text{ /}m^3\)

 b. Thay \(D_1,D_2\) vào phương trình (2) được: \(T=F_{A2}-P_2=2N\)

 c. Xét hệ hai vật nói trên và vật đặt lên khối hộp trên có trọng lượng P:

Khi các vật cân bằng ta có: \(P+P_1+P_2=F_{A1}+F_{A2}=2F_{A1}\)

 Hay \(P=2F_{A1}-P_1-P_2\)

Thay số: \(P=5N\)

24 tháng 9 2016

Đổi 1h15'= 1,25h

Sau 1,25h 

         +)xe A đi đc: 42.1,25=52,5 km

          +)xe J đi đc:

36.1,25=45 km 

Khoảng cách giữa hai xe lúc này 24-52,5+45=16,5 km

b) ta có pt x=42t

                    x=24+36t

=>42t=24+36t 

=> t= 4h

=>s=42.4= 168km

Vậy 2xe gặp nhau lúc sau khi xuất phát 4 h và gặp nhau tại điểm cách A 168 km

9 tháng 9 2018

Đề này có trong SGK ko ạ

14 tháng 10 2021

Đổi 45p = 0,75 h

S1= 42 . 0,75 = 31,5 km

S2=  36 . 0,75 = 27 km 

Khoảng cách 

S,= 240-(31,5 + 27)= 181,5 km

b, Có.

Gọi t là thời gian gặp nhau 

S1,=42t km

S2,=36t km

Ta có 

S1,+S2,= S,

42t + 36t = 181,5

t= 2,327 h 

S,,=( 2,327 + 0,75 ) . 42 = 129,234 km