K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 9 2018

Ý tứ chủ đạo của văn bản này là sự ca ngợi lòng yêu thương và sự hi sinh của mẹ đối với con.

Phần nội dung chính của bức thư gồm các phần:

- Đầu tiên là lời giới thiệu của nhân vật "tôi" nói rõ lí do vì sao bố viết thư cho mình.

- Phần tiếp theo là nội dung của bức thư, gồm có những phần sau:

+ Nỗi buồn của bố trước thái độ hỗn láo của En-ri-cô đối với mẹ.

+ Người bố gợi lại những ngày tháng mẹ lo lắng, chăm sóc cho En-ri-cô.

+ Nói về sự hi sinh và vai trò to lớn của người mẹ.

+ Bố giả định ngày mẹ mất và sự vô ích của nỗi hối hận muộn màng.

+ Thái độ nghiêm khắc của bố yêu cầu En-ri-cô phải xin lỗi mẹ và sửa chữa lỗi lầm.

⟹ Tất cả các phần, các đoạn trong văn bản đều tập trung thể hiện chủ đề đó là: Lòng yêu thương của người mẹ đối với con cái.

Trình tự các phần xoay quanh và thể hiện được ý tứ chủ đạo một cách liên tục. Vì thế, văn bản Mẹ tôi rất mạch lạc.

14 tháng 9 2016

Chủ đề: Ca ngợi tấm lòng của người mẹ qua lời thư sâu lắng của bố

Trình tự:

  • Liên hệ tâm trí (nhớ lại)
  • Liên hệ thời gian
  • Liên hệ không gian. (thay gì nói trình tự thời gian thì mình nói liên hệ thời gian cx vậy nha!
10 tháng 9 2016

Chủ đề:Ca ngợi hình ảnh người mẹ

Trình tự:rõ ràng hợp lí

6 tháng 9 2016

b) (1 ) Văn bản Lão nông và các con
Chủ đề chính của văn bản này là ca ngợi lao động : Lao động là vàng . Văn bản được xây dựng theo bố cục gồm ba phần :
Hai dòng đầu là mở bài : Lời khuyên hãy cần cù lao động .
Mười bốn dòng giữa là thân bài : Kể chuyện lão nông để lại kho tàng cho các con . 
Bốn dòng cuối là kết bài : Cách khuyên con lao động rất khôn ngoan .

(2) Văn bản của nhà văn Tô Hoài : Ý tứ chủ đạo của đoạn văn là : cái màu vàng của đồng quê , Câu đầu giới thiệu thời điểm ( mùa đông , giữa ngày mùa ) và địa điểm ( làng quê ) khi màu vàng xuất hiện . Tiếp theo tác giả tả màu vàng qua các sự vật cụ thể . Hai câu cuối nêu cảm xúc về màu vàng của làng quê .
Cả hai văn bản trên , ý tứ chủ đạo là đã được thể hiện xuyên suốt , nhất quán qua các phần một cách rõ ràng , hợp lí . Như thế , cả hai văn bản trở nên rất mạch lạc và hấp dẫn .

29 tháng 11 2016

1. Tác giả

Thạch Lam (1910 - 1942), tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh, sau đổi là Nguyễn Tường Lân, là thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn (tổ chức văn chương khá nổi tiếng trước Cách mạng tháng Tám với các tên tuổi quen thuộc thời bấy giờ như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo,...). Lúc đương thời, văn Thạch Lam không nổi tiếng như các nhà văn khác nhưng một nhà văn đàn anh đã nhận xét rất tinh tế và chính xác: mai sau, cái còn lại với đời chính là văn của Thạch Lam chứ không phải là ai khác. Điều này đã được kiểm chứng qua thời gian. Cho đến bây giờ, nói đến Nhất Linh, Khái Hưng,... ít người biết nhưng tên tuổi Thạch Lam còn mãi với những hương vị bâng khuâng, ngọt ngào từ Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Hà Nội băm sáu phố phường,...

Văn Thạch Lam rất ít sự kiện, hầu như không có những sự kiện nổi bật, gay cấn,... thường là phương tiện để các nhà văn cuốn hút người đọc. ấn tượng sâu sắc mà những câu văn Thạch Lam để lại chính là những dư vị "thấm sâu vào tận gốc lưỡi" trong từng câu văn, từng hình ảnh nhẹ nhàng mà đầy rung cảm. Mỗi câu văn của Thạch Lam đều có khả năng làm rung lên những sợi tơ đàn êm ái trong tâm hồn người đọc, người nghe.

2. Thể loại

Tuỳ bút "là một thể loại kí. Lối viết tương đối phóng khoáng ; nhà văn tuỳ theo ngọn bút đưa đi, có thể từ sự việc này sang sự việc kia, từ liên tưởng này sang liên tưởng kia, để bộc lộ những cảm xúc, những tâm tình, phát biểu những nhận xét về người và cảnh. Cái bản ngã của nhà văn được thể hiện gần như trong thơ trữ tình. Tuỳ bút là thể giàu chát trữ tình nhất trong các loại kí. Những sự việc, những con người nhắc đến trong tuỳ bút tuy không kết thành một hệ thống chặt chẽ, nhưng phải nằm trong trật tự hợp lí của dòng cảm xúc, dòng suy nghĩ của tác giả; và cũng phải xác thực. Giá trị của tuỳ bút là ở những suy nghĩ sâu sắc, thâm trầm rút ra từ những sự việc tưởng như riêng tư, bình thường. Sức lôi cuốn của nó còn ở ngôn ngữ trau chuốt, giàu hình ảnh bất ngờ và lí thú, tạo ra một chất thơ riêng" (Nguyễn Xuân Nam - Từ điển văn học, tập hai, NXB Khoa học xã hội, H., 1984).

Một thứ quà của lúa non: Cốm được viết theo thể tuỳ bút. Dựa vào các yếu tố, hình ảnh, sự vật cụ thể như thể kí nhưng bài viết thiên về cảm xúc trữ tình, chú trọng thể hiện cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước các hiện tượng, vấn đề của đời sống.

 

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

 

1. Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của núi non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

Bài viết của Thạch Lam có thể chia thành ba đoạn:

  • Đoạn 1: Từ đầu đến "chiếc thuyền rồng": Hương thơm của lúa non gợi nhớ đến cốm. Hạt cốm được hình thành từ sự tinh tuý của thiên nhiên và sự khéo léo của con người.
  • Đoạn 2: Từ "Cốm là thức quà" đến "kín đáo và nhũ nhặn": giá trị của cốm.
  • Đoạn 3: Phần còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm. Ý nghĩa sâu xa trong việc hưởng thụ một thứ sản phẩm của thiên nhiên, trời đất, của con người. Lời đề nghị của tác giả với người mua và thưởng thức cốm.

2. a) Tác giả đã mở đầu bài viết bằng hương thơm của lá sen trên hồ. Nó gợi nhớ về cái thức quà thanh nhã và tinh khiết. Tiếp đến, tác giả miêu tả những bông lúa non, những bông lúa chất chứa cái chất quý trong sạch của trời đất, nguyên liệu để làm ra cốm.

b) Cảm giác về hương thơm của lá sen, về màu xanh của cánh đồng, về mùi thơm mát của lúa non, giọt sữa trắng thơm trong hạt lúa phảng phất hương vị của ngàn hoa cỏ... đã tạo nên tính biểu cảm của đoạn văn (ca ngợi sự thanh nhã và tinh khiết của cốm).

3. Tác giả đã nhận xét: dùng hồng (quả hồng) và cốm làm đồ sêu tết là rất phù hợp. Cốm là thức dâng của trời đất, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã, vừa đậm đà của đồng nội, có thể lấy làm thứ biểu trưng cho xứ sở chuyên trồng lúa nước như nước ta. Thứ lễ vật ấy lại đem sánh với quả hồng với ý nghĩa biểu trưng cho sự hoà hợp tốt đôi thì thật đúng là một thứ lễ nghi đầy ý nghĩa. Sự hoà hợp và tương xứng của hồng và cốm đã được tác giả phân tích trên phương diện màu sắc, hương vị. Màu sắc thì quý giá, hài hoà; hương vị thì hoà hợp và nâng đỡ. Đó đúng là một phong tục đẹp của nhân dân ta.

4. "Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước, là thức dâng của những cánh đồng lúa bát ngát xanh, mang trong hương vị tất cả cái mộc mạc, giản dị và thanh khiết của đồng quê nội cỏ An Nam". Nhận xét trên đây của nhà văn thật tinh tế và chính xác.

Cốm quả là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá, phong tục nhất là với phong tục sếu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt.

5. Sự tinh tế khi thưởng thức món quà bình dị này thể hiện ở chỗ: ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Mua cốm là nâng đỡ, vuốt ve, kính trọng lộc trời, công sức của con người. Mua cốm một cách có văn hoá thì thưởng thức sẽ trang nhã, ngon hơn và đẹp hơn.

6. Có thể thấy sự tinh tế của ngòi bút Thạch Lam thông qua đoạn miêu tả và bộc lộ cảm xúc khi sữa lúa hình thành làm nên hạt lúa non. Từ đó mà làm nên hạt cốm. Sự tinh tế còn thể hiện rõ khi tác giả bộc lộ cảm xúc về sự hài hoà giữa hồng và cốm, trong đoạn bàn về cách thưởng thức cốm. Phải là người tinh tế lắm, am hiểu và nhạy cảm lắm mới có thể thể hiện giá trị của một thứ quà bình dị mà thanh khiết, độc đáo như vậy.

Bạn Tham Khảo Nhéhehe

30 tháng 11 2016

sao dài dữ zậybatngooho

LUYỆN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ SỐ 1: Phần I- Đọc hiểu (6 điểm)Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:Thân em vừa trắng lại vừa trònCâu 1: Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1).Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.Câu 3: Bài thơ có...
Đọc tiếp

LUYỆN TẬP GIỮA KÌ I ĐỀ SỐ 1

: Phần I- Đọc hiểu (6 điểm)

Đọc câu thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Câu 1: Viết tiếp những câu thơ còn lại cho hoàn chỉnh bài thơ Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương (SGK Ngữ văn 7 - Tập 1).

Câu 2: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Nêu đặc điểm của thể thơ? Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ.

Câu 3: Bài thơ có mấy lớp nghĩa ? Chỉ rõ từng lớp nghĩa.

Câu 4 : Chỉ ra những cặp từ trái nghĩa trong bài thơ trên và nêu tác dụng của những cặp từ trái nghĩa đó. (1đ)

Câu 5 :Kể tên một bài thơ em đã học trong chương trình Ngữ văn 7 có cùng thể thơ với bài em vừa chép.

Phần II- Tập làm văn (4 điểm) Từ bài thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.

0
16 tháng 9 2018

1. Mạch lạc trong văn bản

a. Mạch lạc trong văn bản có tất cả các tính chất được đưa ra trong bài.

b. Em tán thành với ý kiến đó. Vì nó phản ánh chính xác đặc điểm cơ bản của tính mạch lạc.

2. Các điều kiện để một văn bản có tính mạch lạc

a. Sự việc chính : hai anh em phải xa nhau nhưng tình cảm vẫn luôn còn mãi. "Sự chia tay" và "những con búp bê" là sự kiện, đối tượng chính của truyện. Hai anh em Thành, Thủy là nhân vật chính trong truyện.

b. Các sự việc được liên kết xoay quanh một chủ đề thống nhất. Đó là sự mạch lạc của văn bản.

c. Các đoạn được nối với nhau bởi cả 4 mối liên hệ được nêu. Chúng rất tự nhiên và hợp lí.

Luyện tập

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

a. Tính mạch lạc của văn bản Mẹ tôi được trình bày theo các ý :

- (1) : Lí do người bố viết thư.

- (2) : Vai trò to lớn của mẹ trong cuộc đời người con.

- (3) : Vì thế con cần nhận thấy sai và sửa đổi.

→ (2) giải thích (1), dẫn dắt đến (3); liên kết mạch lạc.

b.

* Văn bản Lão nông và các con :

- 2 câu đầu : giá trị lao động

- 14 câu tiếp : hành trình lao động

- 4 câu cuối : lời kết khẳng định "lao động là vàng"

→ Cả ba phần đều xoay quanh làm nổi bật chủ đề "lao động là vàng" → có tính mạch lạc.

* Văn bản (2) :

Câu đầu giới thiệu bao quát sắc vàng. Các câu sau biểu hiện sự phong phú của sắc vàng. Hai câu cuối nhận xét chung về sắc vàng đó.

→ Các phần tập trung thể hiện chủ đề "sắc vàng làng quê ngày mùa" → có sự liên kết các câu, tạo sự mạch lạc cả nội dung và hình thức.

Câu 2 (trang 34 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Như vậy không ảnh hưởng đến sự mạch lạc của văn bản. Nếu thuật lại sự chia tay của người lớn, chủ đề "cuộc chia tay của hai anh em và hai con búp bê" sẽ bị phân tán, mất tính mạch lạc.

ko thích thì mik ko nhac bài tự làm ok

15 tháng 1 2018

lớp mấy?

20 tháng 1 2017

- Luận điểm chính của bài văn thể hiện ở:

+ Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.

+ Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.

- Luận điểm chính trên được triển khai với các lí lẽ:

+ Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách…) và có thói quen xấu;

+ Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;

+ Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;

(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, rác cứ ùn lên, khiến nhiều khu dân cư phải chịu hậu quả mất vệ sinh nặng nề, có người còn có cái cốc vỡ cũng tiện tay ném ra đường. Vì thế trẻ em, cụ già giẫm phải, chảy máu chân rất nguy hiểm,…)

+ Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.