Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Xã hội phong kiến lạc hậu, cản trở sự phát triển kinh tế
- Sự xuất hiện các công trường thủ công - nền móng kinh tế tư bản chủ nghĩa
- ã hội phân hóa và mâu thuãn sâu sắc: Giai cấp địa chủ phong kiến, quan lại, vua, quý tộc luôn muón bảo vệ quyền lợi bản thân và duy trì chế độ phong kiến lạc hậu, trong khi tầng lớp tư sản ngày càng giàu có và bị những chính sách phong kiến ràng buộc, hạn chế phát triển
----> Cách mạng tư sản bùng nổ.
3.Kỹ thuật luyện kim được cải tiến, nhiên liệu mới nhưu than đá, dầu mỏ được sử dụng. Sắt trở thành nguyên liệu chủ yếu để chế tạo máy móc, nhiều máy chế tạo công cụ ra đời. Máy hơi nước được sử dụng rộng rãi.
Nói thời kỳ Gia-Cô-Banh đạt đến đỉnh cao của Cách mạng tư sản Pháp vì :
- Ngày 31/5/1793, quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (2/6/1792)
- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả.
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân: tịch thu ruộng đất....bán cho nông dân theo lối trả dần trong vòng 10 năm; thủ tiêu đặc quyền phong kiến, đốt khế ước, văn tự phong kiến..
+ Ban hành Sắc lệnh "Tổng động viên",
+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ..
+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.Những điểm tiến bộ của Hiến pháp 1793 và hệ thống chuyên chính dân chủ Giacôbanh: xoá bỏ việc phân chia công dân tích cực và tiêu cực, người dân được thảo luận và đóng góp ý kiến vào các dự luật luận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Luật...
+ Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.
Tăng cường trấn áp bọn phản cách mạng, lập lại trật tự kỉ cương, tổ chức lại toà án cách mạng.....
Nước Pháp có một đội quân hùng mạnh và những thắng lợi trên chiến trường....
(-) Trước những khó khăn ; thử thách nghiệm trọng khi nước Pháp phải chống lại ngoại chiến , nội phản , chính quyền Gia - cô - banh đã đưa ra những chính sách rất kịp thời và hiệu quả .
+ Giải quyết ruộng đất , tiền công cho nhân dân
+ Thông qua hiến pháp mới , mở rộng tự do dân chủ
+ Quy định giá bán cho người nghèo
+ Xóa nận đầu cơ tích trữ
(-) Ngoài ra phái Gia - cô - banh còn hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong giặc ngoài , đưa cách mệnh tới đỉnh cao
Cho đến trước cách mạng Tháng Mười Nga, nước Nga Sa Hoàng vẫn sử dụng lịch cũ nên số ngày sai lệch lớn. Nên cách mạng tháng 10 diễn ra vào ngày 7/11/1917 năm thực tế thì theo lịch Julien mà Nga Sa Hoàng sử dụng là 24/10/1917, sai lệch đi nửa tháng. Sau khi Cách mạng tháng Mười thành công thì nước Nga mới sửa lại lịch và lấy ngày 7/11 hàng năm là ngày là ngày kỉ niệm cách mạng thành công.
Sau cách mạng dân chủ tư sản Tháng Hai 1917, ở Nga tồn tại tình trạng hai chính quyền song song, một bên là Chính phủ lâm thời tư sản (chuyên chế của giai cấp tư sản) và một bên là Soviet các đại biểu công nhân và binh sĩ, đứng đầu là Soviet Petrograd (chuyên chính vô sản).
Tháng 4-1917, V.I.Lenin về nước để trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Nga, tìm cách đưa nước Nga chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản tới cách mạng xã hội chủ nghĩa, đồng thời xóa bỏ tình trạng hai chính quyền bằng con đường hòa bình. Ngày 16-4-1917, V.I.Lenin đến Thủ đô Petrograd để trình bày Luận cương Tháng Tư, một văn kiện mang tính cương lĩnh đề ra đường lối giành chiến thắng cho cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa với khẩu hiệu "Tất cả chính quyền về tay các Soviet!".
* Ðầu tháng 7-1917, Chính phủ lâm thời công khai đàn áp các phong trào đấu tranh quần chúng, khủng bố các Soviet. Nước Nga lâm vào cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng. V.I.Lenin buộc phải rút vào hoạt động bí mật tại vùng Ra-dơ-líp (Phần Lan), cách Petrograd (nay là Saint Petersburg) 34 km để tránh sự truy lùng của Chính phủ lâm thời. Từ nơi hoạt động bí mật, V.I.Lenin thường xuyên chỉ đạo phong trào cách mạng nước Nga. V.I.Lenin vạch rõ, thời kỳ đấu tranh hòa bình đã chấm dứt, các lực lượng cách mạng ở nước Nga phải tích cực chuẩn bị để tiến hành khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
* Ðầu tháng 8-1917, Ðại hội lần thứ VI Ðảng Công nhân Xã hội Dân chủ (CNXHDC) Nga (Bolshevik) họp bán công khai ở Petrograd, V.I.Lenin tuy không tham dự nhưng vẫn lãnh đạo Ðại hội tiến hành và thông qua đường lối khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Trong thời gian này, V.I.Lenin viết xong cuốn Nhà nước và cách mạng đề ra nhiệm vụ cho giai cấp vô sản phải giành chính quyền bằng con đường đấu tranh vũ trang.
* Theo quyết định của Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik, ngày 7-10-1917, V.I.Lenin từ Phần Lan bí mật trở về Petrograd để trực tiếp lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Ngày 10-10-1917, dưới sự chỉ đạo của Lenin, Hội nghị Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik đã họp và thông qua kế hoạch khởi nghĩa vũ trang do V.I.Lenin đề ra.
* Ngày 12-10-1917, Soviet Petrograd đã cử ra Ủy ban Quân sự cách mạng để chỉ đạo công tác chuẩn bị và tiến hành khởi nghĩa vũ trang ở Thủ đô.
* Ngày 16-10-1917, Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik thành lập Trung tâm quân sự cách mạng để lãnh đạo cuộc khởi nghĩa trong cả nước. Các tổ chức đảng Bolshevik đã tích cực triển khai những công việc cần thiết trên các mặt chính trị - tư tưởng, tổ chức và kỹ thuật - quân sự để tiến tới khởi nghĩa vũ trang.
* Trong khi đó, Chính phủ lâm thời ráo riết thi hành những biện pháp khẩn cấp nhằm "bóp chết" cuộc khởi nghĩa vũ trang của giai cấp vô sản. Theo đó, 70 tiểu đoàn xung kích và một số trung đoàn độc lập của quân đội đã được Chính phủ lâm thời điều động từ mặt trận về bảo vệ những trung tâm lớn như Petrograd, Moscow...
* Ngày 24-10-1917, Chính phủ lâm thời bắt giam các ủy viên của Ủy ban Quân sự cách mạng, lục soát và đóng cửa các tờ báo của Ðảng Bolshevik, ra lệnh chiếm điện Smolnui... Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenski tuyên bố sẽ áp dụng mọi biện pháp để tiêu diệt cuộc khởi nghĩa ở Petrograd.
* Trước tình hình trở nên hết sức khẩn trương và cực kỳ nghiêm trọng, V.I.Lenin chủ trương phải tiến hành khởi nghĩa ngay. Trong ngày 24-10-1917, V.I.Lenin ba lần gửi thư tới Ủy ban Trung ương Ðảng Bolshevik yêu cầu phải tiến hành khởi nghĩa ngay trong đêm đó.
* Tối 24-10-1917 (theo lịch Nga cũ, tức tối 6-11-1917), V.I.Lenin đến Cung điện Smolnui trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời và thiết lập chính quyền Soviet. Ðêm 24-10-1917, khởi nghĩa vũ trang nổ ra ở Thủ đô Petrograd (nay là TP Saint Petersburg). Quân khởi nghĩa, gồm các đơn vị Cận vệ đỏ của công nhân Petrograd, binh sĩ cách mạng và thủy thủ Hạm đội Baltic (tất cả khoảng 200 nghìn người), dưới sự lãnh đạo của Ðảng Bolshevik do V.I.Lenin đứng đầu, đã đánh chiếm các vị trí then chốt ở thủ đô, gồm các cầu qua sông Neva, nhà ga xe lửa, trung tâm bưu điện, nhà máy điện, Ngân hàng quốc gia và các cơ quan quan trọng khác ở Thủ đô.
* Rạng sáng 25-10-1917 (7-11-1917), trừ Cung điện Mùa Ðông và một vài nơi, các lực lượng khởi nghĩa đã làm chủ tình hình ở Thủ đô Petrograd. 10 giờ sáng, Trung tâm quân sự cách mạng của Soviet Petrograd công bố lời kêu gọi "Gửi các công dân nước Nga" do V.I.Lenin dự thảo, trong đó tuyên bố Chính phủ lâm thời đã bị lật đổ, chính quyền đã về tay các Soviet. Tiếp đến 21 giờ 40 phút, sau pháo lệnh của chiến hạm "Rạng đông", quân khởi nghĩa tiến công Cung điện Mùa Ðông - nơi cố thủ cuối cùng của Chính phủ lâm thời. Tới 2 giờ 10 phút đêm - rạng sáng 26-10-1917, Cung điện Mùa Ðông bị chiếm, các bộ trưởng trong Chính phủ lâm thời bị bắt giữ. Thủ tướng Chính phủ lâm thời A. Kerenski trốn chạy ra nước ngoài.
* Cũng trong ngày 25-10-1917, Ðại hội các Soviet toàn Nga lần thứ II khai mạc. Ðại hội thông qua lời kêu gọi "Gửi công nhân, binh sĩ và nông dân" do V.I.Lenin dự thảo. Ðại hội ra quyết nghị: Các Soviet đại biểu công nhân, binh sĩ và nông dân có trách nhiệm bảo đảm trật tự cách mạng.
Tại phiên họp diễn ra đêm 26 rạng sáng 27-10-1917 (đêm 8 rạng sáng 9-11-1917), Ðại hội đã thông qua hai văn kiện đầu tiên của Chính quyền Soviet: "Sắc lệnh hòa bình" và "Sắc lệnh ruộng đất" do V.I.Lenin dự thảo. "Sắc lệnh hòa bình" tuyên bố những nguyên tắc về chính sách đối ngoại của Chính quyền Soviet, lên án cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa là "một tội ác lớn nhất đối với nhân loại" và kêu gọi các nước tham chiến trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất nhanh chóng đàm phán để ký kết một hòa ước dân chủ và công bằng. "Sắc lệnh ruộng đất" tuyên bố thủ tiêu không bồi thường ruộng đất của giai cấp địa chủ quý tộc và của các sở hữu lớn khác, quốc hữu hóa toàn bộ ruộng đất và chia ruộng đất cho nông dân. Ðại hội đã bầu ra Chính phủ Soviet đầu tiên, được gọi là Hội đồng các Ủy viên nhân dân do V.I.Lenin đứng đầu.
* Ngày 15-11-1917, Chính quyền Soviet được thiết lập tại Moscow. Ðến tháng 3-1918, Chính quyền Soviet giành được thắng lợi hoàn toàn trên phạm vi cả nước Nga rộng lớn. Cách mạng Tháng Mười Nga toàn thắng.
- Do Nga dùng lịch cũ nên chậm ngày, nên thế giới là tháng 11 nhưng Nga đang cuối tháng 10 cho mãi tời sau này Nga mới đổi lịch
-nhà nguyễn muốn rãnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân k/n trung kì và bắc kì
-nhà nguyễn nhân nhượng vs pháp
-nhà nguyễn luôn có tư tưởng chủ hòa,sợ giặc
- 1957-1959: Ngô Đình Diệm ban hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, ra đạo luật 10/59 đặt cộng sản ra ngoài vòng pháp luật, lê máy chém khắp miền Nam làm lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng, đòi hỏi phải có biện pháp quyết liệt để đưa cách mạng vượt qua khó khăn.
- Tháng 01/1959, Hội nghị Trung ương Đảng 15 xác định: cách mạng miền Nam không có con đường nào khác là sử dụng bạo lực cách mạng đánh đổ chính quyền Mỹ - Diệm. Phương hướng cơ bản là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng con đường đấu tranh chính trị là chủ yếu ,kết hợp với đấu tranh vũ trang.
b. Diễn biến
- Lúc đầu phong trào nổ ra lẻ tẻ ở Vĩnh Thạnh, Bác Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959)…, sau lan khắp miền Nam thành cao trào cách mạng, tiêu biểu là cuộc “Đồng khởi” ở Bến Tre.
- Ngày 17/1/1960, “Đồng khởi” nổ ra ở 3 xã Định Thuỷ, Phước Hiệp, Bình Khánh (huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre), từ đó lan khắp tỉnh Bến Tre (huyện Giồng Trôm, Ba Tri, Châu Thành…)
- Quần chúng giải tán chính quyền địch, lập Ủy ban nhân dân tự quản, lập lực lượng vũ trang, tịch thu ruộng đất của địa chủ, cường hào chia cho dân cày nghèo.
- Phong trào lan khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một số nơi ở Trung Trung bộ.
c-kết quả ;Cuối năm 1960, ta làm chủ 600/1298 xã ở Nam Bộ, 3.200/5721 thôn ở Tây Nguyên, 904/3829 thôn ở Trung Trung bộ.
d. Ý nghĩa;Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ.Làm lung lay tận gốc chế độ tay sai Ngô Đình Diệm.Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. .Ngày 20/12/1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời
* những hoạt động :
+ Ngày 5/5/1911, từ cảng Nhà Rồng ( Sài Gòn) , Ng~ Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
+ Năm 1917, Ng~ Tất Thành trở lại Pháp , tham gia hoạt động trong Hội nh~ người VN yêu nước ở Pa - ri.
+ Ng~ Tất Thành sống và làm việc trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
* Những hoạt động yêu nước của Ng~ Tất Thành tuy chỉ mới là bước đầu nhưng là điều kiện để Người xác định đúng con đường đi cứu nước đúng cho dân tộc VN.
Trả lời :
- ngày 5/6/1911,Người ra đi tìm đường cứu nước .
- Từ năm 1911 đến năm 1917, Người bôn ba qua nhiều nước trên thế giới. Qua đó, rút ra kết luận: ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị bóc lột nặng nề.
- Từ cuối năm 1917, dưới sự ảnh hưởng của Cách Mạng Tháng Mười Nga, Nguyễn Ái Quốc về Pháp, gia nhập đảng xã hội Pháp, hoạt động trong phong trào yêu nước của Việt kiều và phong trào công nhân Pháp.
=> Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bước mở đầu nhưng đã là điều kiện cần thiết để Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và con đường con đường cách mạng đúng dắn ở giai đoạn sau.
phương tây là nc xuất hiện sớm trên thế giới . họ biết nhiều về tri thức , chế tạo vũ khí . Họ còn phát kiến ra nhiều ý tưởng độc đáo và đủ điều kiện chuẩn bị cho các cuộc xâm lược mở rộng lãnh thổ cho nước mình.
chúc học tốt nha !!!!!!!!
Cách mạng 1905 - 1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đầu tiên do giai cấp vô sản lãnh đạo trong thời kì đế quốc chủ nghĩa. Tuy thất bại những ý nghĩa của cách mạng thật lớn lao. Cách mạng đã phát động các giai cấp bị bóc lột và các đàn tộc bị áp bức trong đế quốc Nga đứng lên đấu tranh, làm lung lay chế độ Nga hoàng. Cuộc cách mạng Nga đã dấy lên một cao trào đấu tranh của giai cấp vô sản trong các nước đế quốc và thúc đẩy sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước phương Đông vào đầu thế kỉ XX.
- Năm 1917 nước Nga đã xảy ra 2 cuộc cách mạng. Đó là cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai và cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười. - Nguyên nhân : Sau thất bại trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1905-1907), Nga vẩn là một nước đế quốc quân chủ chuyên chế dưới sự trị vì của Nga hoàng Ni-cô-lai II. Năm 1914, Nga hoàng đẩy nhân dân Nga vào các cuộc chiến tranh đế quốc gây nên những hậu quả nghiêm trọng cho đất nước. Những mâu thuẫn xã hội trở nên gay gắt, phong trào phản chiến lan rộng khắp cả nước, đòi lật đổ chế độ Nga hoàng. - Kết quả : - Cách mạng tháng Hai thắng lợi. - Chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ. - Nga trở thành một nước cộng hòa. - Thành lập hai chính phủ song song : + Chính phủ lâm thời của dân chủ tư sản. + Xô viết của nông dân, công nhân, binh lính. Sau khi cách mạng tháng Hai thắng lợi, ở Nga lại xảy ra một cục diện chính trị đặc biệt : Hai chính phủ song song tồn tại : + Chính phủ lâm thời của dân chủ tư sản. + Xô viết của nông dân, công nhân, binh lính. Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch cách mạng tháng Mười. - Kết quả : - Cách mạng tháng Mười thắng lợi. - Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. - Tính chất : Nội chiến - Ý nghĩa : - Đối với nước Nga : Làm thay đối hoàn toàn vận mênh của quốc gia. Lần đầu tiên những người lao động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ mới - xã hội chủ nghĩa. - Đối với thế giới : Tác đọng đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức.
Mình mới viết sơ lược , bạn xem kĩ hơn tại SGK Sử 8 nhé