Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.
Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện. Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.
Câu 2:
* Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
- Mùa xuân năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa, hào kiệt khắp nơi kéo về hưởng ứng.
- Chưa đầy 3 tháng sau, nghĩa quân dã đánh chiếm được hầu hết các quận, huyện. Tiêu Tư phải bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc.
- Tháng 4 năm 542, nhà Lương huy động quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương, giải phóng thêm Hoàng Châu (Quảng Ninh).
- Đầu năm 543, nhà Lương tổ chức cuộc tấn công đàn áp lần thứ hai. Quân của Lý Bí chủ động đón đánh ở Hợp Phố, quân giặc bị đánh tan.
* Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:
- Nhân dân căm ghét chế độ đô hộ nên đã hưởng ứng nhiệt tình cuộc khởi nghĩa .
- Nghĩa quân có tinh thần chiến đấu kiên cường, dũng cảm, quyết tâm đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập dân tộc.
- Có sự lãnh đạo tài tình của Lý Bí.
Câu 3:
Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo bao gồm:
- Cuộc kháng chiến được nhân dân ủng hộ, hưởng ứng.
- Biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng.
- Quân Lương gặp nhiều khó khăn, tổn thất và chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.
- Nghĩa quân biết chớp thời cơ khi nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên phải bỏ về nước.
Câu 4:
* Những chuyển biến về xã hội và văn hóa nước ta ở các thế kỉ I - VI là :
- Chính quyền đô hộ mở một số trường học dạy chữ Hán tại các quận. Cùng với việc dạy học, Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo và những luật lệ, phong tục của người Hán cũng được du nhập vào nước ta.
- Nhân dân ta ở trong các làng xã vẫn sử dụng tiếng nói của tổ tiên và sinh hoạt theo nếp sống riêng với những phong tục cổ truyền như xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh giầy, bánh chưng...
- Trải qua nhiều thế kỉ tiếp xúc và giao dịch, nhân dân ta đã học được chữ Hán nhưng vận dụng theo cách đọc của mình.
* Chính quyền đô hộ mở một số trường học ở nước ta nhằm mục đích:
- Đào tạo một tầng lớp người Việt phục vụ cho chính quyền đô hộ.
- Tuyên truyền luật lệ, phong tục tập quán của người Hán nhằm đồng hoá dân ta về mọi mặt, vĩnh viễn xâm chiếm nước ta.
SỐ THỨ TỰ | THỜI GIAN | TÊN CUỘC KHỞI NGHĨA | NGƯỜI LÃNH ĐẠO | TÓM TẮT DIỄN BIẾN CHÍNH | Ý NGHĨA |
1 | Năm 40 |
Hai Bà Trưng |
Hai Bà Trưng | Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng chiếm toàn bộ Giao Châu. | Báo hiệu các thế lực phong kiến phương Bắc không thể cai trị nước ta vĩnh viễn |
2 | Năm 248 | Bà Triệu | Triệu Thị Trinh | Năm 248, cuộc khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc - Thanh Hóa ) rồi lan rộng khắp Giao Châu. | Tiêu biểu cho ý chí bất khuất của dân tộc. |
3 | 542 - 602 | Lí Bí | Lí Bí | Năm 542, Lí Bí phất cờ khởi nghĩa . Trong vòng chưa đầy 3 tháng, nghĩa quân nhanh chóng chiếm hầu hết các quận, huyện. Mùa xuân năm 544, Lí Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân. | Nước ta có độc lập chủ quyền sánh vai ngang hàng với Trung Quốc. |
4 | Đầu thế kỉ VIII | Mai Thúc Loan | Mai Thúc Loan | Đầu thế kỉ VIII, Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông liên kết được nhân dân Giao Châu và Chăm - Pa chiếm được thành Tống Bình. | Tiếp tục khẳng định ý chí bất khuất của dân tộc, không chịu lảm nô lệ. |
5 | Trong khoảng 776 - 791 | Phùng Hưng | Phùng Hưng | Khoảng năm 776, Phùng Hưng và em là Phùng Hải phát động cuộc khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được thành Tống Bình | Ý chí quyết tâm giành độc lập chủ quyền cho Tổ quốc. |
STT |
Thời gian |
Tên cuộc khởi nghĩa |
Người lãnh đạo |
Tóm tắt diễn biến chính |
Ý nghĩa |
1 |
Năm 40 |
Hai Bà Trưng |
Hai Bà Trưng |
Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa ở Mê Linh, nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Giao Châu. |
Ý chí quyết tâm giành độc lập, chủ quyền cho đất nước. |
2 |
Năm248 |
Bà Triệu |
Bà Triệu |
Năm 248, khởi nghĩa bùng nổ ở Phú Điền ( Hậu Lộc – Thanh hóa). Rồi lan ra khắp Giao Châu. |
|
3 |
Năm 542 - 602 |
Lý Bí |
Lý Bí |
- Năm 542, Lý Bí phất cờ khởi nghĩa. - Chưa đầy 3 tháng nghiã quân làm chủ các quân huyện, chiếm được thành Long Biên. - Năm 544, Lý Bí lên ngối hòang đế. Đặt tên nước là Vạn Xuân. - Triệu Quang phục 548-602. |
|
4 |
722 |
Mai Thúc Loan |
Mai Thúc Loan |
Mai Thúc Loan kêu gọi nhân dân khởi nghĩa, nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Hoan Châu. Ông kết hợp nhân dân khắp Giao Châu và Chăm-pa chiếm được thành Tống Bình. |
|
5 |
776 - 791 |
Phùng Hưng |
Phùng Hưng Phùng Hải |
Khỏang 776, Phùng Hưng cùng em là Phùng Hải phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm. Nghĩa quân nhanh chóng chiếm được Tống Bình. |
1.Giai đoạn Nguyên thuỷ
- Giai đoạn dựng nước và giữ nước.
- Giai đoạn đấu tranh chống lại ách thống trị của phong kiến phương Bắc.
2.Thời kì Văn Lang -Âu Lạc (thời dựng nước )
• Khoảng thế kỉ VTI TCN, nước Văn Lang thành lập, kinh đô ở Bạch Hạc (Phú Thọ), đứng đầu nhà nước là vua (Hùng Vương), giúp việc cho vua là các Lạc hầu, Lạc tướng. Cả nước chia thành 15 bộ, dưới bộ là các làng, chiềng, chạ. Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội.
• Sau khi giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược, năm 207 TCN Thục Phán đã sáp nhập Lạc Việt và Tây Âu hợp thành nhà nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đỏ ở Phong Khê (Cổ Loa - Hà Nội). Bộ máy nhà nước như thời Hùng Vương nhưng quyền hành nhà nước cao hơn và chặt chẽ hơn. Vua có quyền thế hơn trong việc trị nước.
STT | Tên cuộc khởi nghĩa | Thời gian | Chống quân xâm lược | Người lãnh đạo |
1 | K/nghĩa Hai Bà Trưng | Năm 40 | Hán | Hai Bà Trưng |
2 | K/nghĩa Bà Triệu | Năm 248 | Hán | Bà Triệu |
3 | K/nghĩa Lý Bí | Năm 542 | Lương | Lý Bí |
4 | K/nghĩa Mai Thúc Loan | Đầu thế kỉ VIII | Đường | Mai Thúc Loan |
5 | K/nghĩa Phùng Hưng | Năm 776-791 | Đường | Phùng Hưng |
Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 cách năm 2005 là 1965 năm
Khởi nghĩa Bà Triệu năm 248 cách năm 2005 là 1757 năm.
Khởi nghĩa Lý Bí năm 542 cách 1463 năm
Triệu Đà xâm lược Âu Lạc năm 179 TCN cách 2184 năm
Ngô Quyền đánh bại quân Nam HÁn trên sông Bạch Đằng cách 1067 năm.
1.
Sự chuyển biến :
— Về kinh tế:
+ Nông nghiệp : nhờ công cụ bằng sắt được sử dụng phổ biến nên diện tích trồng trọt được mở rộng và các công trình thuỷ lợi được xây dựng nên năng suất lúa cao hơn trước.
+ Thủ công nghiệp : việc khai thác vàng, bạc được đẩy mạnh, các nghề truyền thống phát triển hơn trước và nhân dân đã tiếp thu mội số nghề mới từ Trung Ọuốc như làm giấy, thuỷ tinh.
+ Thương mại : nhờ sự phát triển của thủ công nghiệp và hệ thống giao thông thuỷ, bộ phát triển nên việc buôn bán được mở rộng và phái triển hơn trước.
— Văn hoá : một mặt nhân dân ta đã tiếp thu những yếu tố tích cực của văn hoá Trung Hoa, nhưng mặt khác vẫn bảo tồn nền văn hoá truyền thống dân tộc.
— Xã hội : do những chính sách cai trị tàn bạo, vơ vét nặng nề của các triều đại phương Bắc đã làm xuất hiện mâu thuẫn mới giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ.
1) Hãy nêu các biểu hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nước ta trong thời kì Bắc thuộc.
=> - Kinh tế : Nghề rèn sắt phát triển. Nhân dân biết sử dụng sức kéo trâu bò, làm thuỷ lợi, trồng lúa một năm hai vụ. Các nghề thủ công cổ truyền vẫn được duy trì và phát triển. Giao lưu buôn bán trong nước và với các nước xung quanh có sự khởi sắc.
- Văn hoá :
+ Bọn đô hộ ra sức truyền bá chữ Hán và du nhập đạo Nho, đạo Lão và đạo Phật cùng các luật lệ, phong tục của người Hán vào nước ta.
+ Trước chính sách đồng hoá của kẻ thù. nhân dân ta vẫn kiên trì trong cuộc đấu tranh giữ gìn tiếng nói, chữ viết và các phong tục tập quán của dân tộc.
Câu 2: Nhân dân ta kiên trì đấu tranh giành lại độc lập cho Tổ quốc, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa : cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 ; cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248, cuộc khởi nghĩa Lý Bí năm 542 - 602, cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan đầu thế kỉ XIII, cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng trong khoảng những năm 776 - 791, cuộc khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ giành quyền tự chủ năm 905, Ngô Quyền đánh tan quân xâm lược Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, kết thúc thời Bắc thuộc, mở ra thời kì mới, thời kì độc lập dân tộc.
Ccâu 3:
=> Người Việt vẫn giữ được phong tục, tập quán và tiếng nói của tổ tiên vì:
- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
1.Sử cũ gọi giai đoạn lịch sử nước ta từ năm 179 TCN đến đầu thế kỉ thứ X là thời kì Bắc thuộc vì nước ta liên tục bị triều đại phong kiến Phương Bắc đô hộ.
2.
cau 1:vi vao nam 179tcn an duong vuong de mat nuoc roi vao tay trieu da,sau hon 1000 nam dau tranh ko ngung nghi cuoi cung lai chien thang tren song bach dang do ngo quyen lanh dao da cham dut hon 1000 nam bac thuoc mo mang 1 thoi ki moi cho nuoc viet nam