K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 11 2019

2)1.Mở bài:
- Những người có trình độ học vấn cao thường đạt những thành công trong cuộc đời và sự nghiệp. Chúng ta ngưỡng mộ tài năng của họ nhưng ko mấy ai nghĩ rằng họ đã phải trải qua bao gian khổ trong học tập, nghiên cứu...
- Ngạn ngữ:"..."
2. Thân bài:
a) ý nghĩa của câu NN
- Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học.
- con đường đi tới học vấn luôn đầy khó khăn, gian khổ (những chùm rễ đắng cay )
- Học vấn mang lại niềm vui và hạnh phúc cho mọi người (quả ngọt)
- Phải nhìn thấy cả 2 mặt của vẫn đề và cần xác định rõ chỉ có không ngại khó, chúng ta mới có thể thành công trong học tập.
b) Khẳng định chân lí của câu NN
- có học vấn thì con ngưòi mới có đủ khả năng làm chủ thiên nhiên, làm chủ xã hội, và nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.
- Muốn có học vấn thì phải không ngừng nỗ lực. Học tập là quá trình chiếm lĩnh tri thức, là nghiên cứu, phát minh ... Tưq duy con người phải hoạt động căng thẳng. lao động trí óc vất vả, phải lao tâm khổ trí.
- Trong thực tế, học tập và nghiên cứu , chúng ta thường gặp ngững vấn đề phức tạp, đòi hỏi một tinh thần cố gắng liên tục, phải tranh thủ thời gian, dồn hết tâm huyết.... Thăng ko kiêu, bại không nản
- Xưa nay, nhiều ngưòi vừa lao đọng kiếm sống vừa học tập. Môt tấm gương tiêu biểu là Bác Hồ (cái này tự phân tích nha bạn)
- Lấy thêm dẫn chứng
c) Mở rộng và nâng cao:
- ko nên quan niệm học vấn chỉ là sự hiểu biết về mọi mặt kiến thức. học vấn bao gồm cả việc rèn luyệ tư tưởng, tình cảm, đạo đức, nhân cách...
- để đạt được điều đó, ta phải cố gắng rất nhiều....
- không phải lúc nào quá trình học tập cũng cứ mệt nhọc là lo vui, nhiều lúc niềm say mê sẽ giúp ta quên đi mệt nhọc...
3. Kết bài:
- Ai cũng muốn hái quả ngọt trên cây học vấn nhưng nó chỉ dành cho những ai chấp nhận được những chùm rễ cay đắng.
- thế hệ trẻ sau này phait tự trang bị cho mình tinh thần ko sợ khó, không sợ khổ thì mới có thể thành công

21 tháng 4 2021

Bàn về vai trò của tri thức, Lênin đã từng nói: “Tri thức là sức mạnh. Ai có tri thức thì người đó có được sức mạnh”. Đúng thế, tri thức rất quan trọng, là thứ mà hàng vạn hàng triệu hàng tỷ người dành cả đời để dành giụm tích lũy. Tuy nhiên làm chủ được tri thức thật sự không dễ dàng gì. Bởi thế, ngạn ngữ Hi Lạp có câu: "Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả rất ngọt ngào’’.

Vậy ta hiểu câu nói này như thế nào? "Chùm rễ đắng ở đây" chính là gốc rễ của tri thức, cụ thể là quá trình không ngừng tìm tòi, học hỏi từng ngày - một quá trình đầy gian nan và đòi hỏi những phẩm chất không phải ai cũng có. Còn "hoa quả rất ngọt ngào" lại là thành tựu là niềm hạnh phúc, niềm tự hào khi mình vượt qua quá trình học tập gian khổ ấy. Vì vậy, có thể hiểu, dẫu gian nan, khó khăn nhưng việc học và thu nhận kiến thức sẽ mang lại nhiều kết quả đáng mong đợi.

Con đường học vấn chưa bao giờ là dễ dàng, chưa bao giờ trải đầy hoa hồng. Chúng ta phải thực sự cố gắng, nỗ lực hết mình thì mới có thể tích lũy được nhiều kiến thức và trở thành một con người tài giỏi, có ích cho xã hội. Để đạt được điều đó đòi hỏi chúng ta phải cố gắng, nỗ lực hết mình, không ngừng vươn lên từng ngày.

Như vậy, câu nói này mang nội hàm là bài học luân lý về tri thức thật cao cả và tốt đẹp. Để có được thành công như mong muốn, con người phải luôn học tập, luôn nỗ lực. Giọt nước mắt thống khổ hôm nay sẽ là dòng lệ chan hòa hạnh phúc ngày mai. Giọt mồ hôi cay đắng sẽ đổi lấy nụ cười chiến thắng thực sự. Đó là  quá trình làm ta trở nên khác biệt, là quá trình vượt qua bản thân, bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình. Không có học hành, con người sẽ chỉ dừng lại ở một mức độ nhất định và xã hội không thể phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Đúng thế, nếu bạn không học sẽ không biết, không hiểu, không thể hội nhập và hơn hết là không thể chung sống. Ta phải biết nhẫn nại, cần cù và có phương pháp học tập đúng đắn thì ta việc học của ta mới có hiệu quả và thành công được. Trong những lần thất bại, vấp ngã nếu ta dũng cảm đứng dậy đi tiếp và lấy đó làm những kinh nghiệm, bài học cho bản thân thì chắc chắn một ngày nào đó ta cũng sẽ thành công. Người xưa có câu “Nhân bất học bất tri lý” có nghĩa là nếu ta không chịu học hành thì không thể làm bất cứ điều gì. Nếu tất cả con người đều cố gắng mài giũa bản thân, trau dồi kiến thức, vươn lên, hướng về phía trước thì xã hội sẽ phát triển và tốt đẹp hơn, bởi "người ta là hoa của đất", mỗi chúng ta đều là những phần tử của xã hội này. 

Học vấn có tầm quan trọng to lớn như vậy và con đường đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Quá trình tích luỹ và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà kéo dài suốt cả đời người. Khổng Tử nói: Bể học – không bờ. Lê-nin khuyên thanh niên: Học, học nữa, học mãi. Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân.

Thực tế cho thấy những người nổi tiếng uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí, nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm chí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng ham mê khoa học và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

Trong thực tế, số người cổ đủ điều kiện học tập là rất ít. Phần lớn gặp rất nhiều khổ khăn cả về vật chất lẫn tinh thần như thiếu tái liệu học tập, bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong học tập, nghiên cứu… Rồi gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống… Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải cố gắng vượt qua.

Xưa nay, ở nước ta có rất nhiều gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức hằng ngày phải kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Không có tiền mua dầu thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Ham học như thế nên sau này ông đã đỗ Trạng nguyên.

Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mồ tu chí học hành để rồi trỗ thành nhà toán học nổi tiếng của nước ta. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại… Đặc biệt, Chủ tịch Hổ Chí Minh kính yêu của dân tộc Việt Nam cũng là một tấm gương tiêu biểu vượt khó trong học tập. 

Câu nói thật đúng đắn và có tình giáo dục cao, đặc biệt là với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường như chúng tôi. Không bây giờ thì bao giờ hãy cố gắng trau dồi, tích lũy kiến thức cho mình để sau này phục vụ tương lại Tổ quốc.

2 tháng 12 2018

Trong lịch sử phát triển của thế giới suốt mấy ngàn năm qua, ở bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng có những tài năng xuất chúng, những học giả uyên bác đã cống hiến cho đời nhiều điều đem lại lợi ích lớn lao, làm thay đổi cơ bản cuộc sống vật chất và tinh thần của xã hội loài người.

   Cả nhân loại ngưỡng mộ trí tuệ, tài năng của Niu-tơn, Men-đê-lê-ép, Anh-xtanh, Đác-uyn, Lô-mô-nô-xốp, Sô-panh, Mô-da, Tôn-xtoi, Vích-to Huy-gô, Ban-dắc ... Nhưng liệu mấy ai hiểu rằng để có được những thành tựu khoa học, nghệ thuật lớn lao như vậy, họ đã phải học tập và làm việc miệt mài, vất vả đến mức nào. Thực tế cho thấy muốn thành công thì phải học tập để tích lũy và nâng cao tri thức. Con đường học tập là con đường gian nan, khổ ải nhưng cuối con đường ánh sáng, là tương lai. Bàn về vấn đề này, ngạn ngữ Hy Lạp cố câu: Học vẫn có những chùm dễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào.

Trước hết, chúng ta phải hiểu thế nào là học vấn và học vấn có vai trò quan trọng ra sao trong đời sống con người.

   Học vấn thường được hiểu là trình độ hiểu biết của người có học. Trình độ hiểu biết này được nâng cao dần dần qua từng cấp học (phổ thông, đại học, sau đại học... ) và quá trình tự học kéo dài suốt cả cuộc đời. Học vấn của một con người không chỉ hạn chế trong một lĩnh vực nào đó mà có thể mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nhau. Học vấn đem lại niềm vui và hạnh phúc cho con người: Bộ lông làm đẹp con công, Học vấn làm đẹp con người (ngạn ngữ cổ). Ông cha ta xưa cũng đã từng giáo huấn con cháu: Bất học bất tri lí (không học không biết đâu là lẽ phải). Hay: Có học thì như lúa như nếp, không học thì như rơm như cỏ.

  Có học vấn, con người mới có điều kiện làm chủ thiên nhiên , xã hội, nhất là làm chủ vận mệnh của mình. Trên cơ sở ấy, đời sống vật chất và tinh thần mới được nâng cao.

   Học vấn cần thiết đối với mỗi con người như vậy, nhưng con người đến với học vấn quả là gian nan, vất vả. Việc tích lũy và nâng cao tri thức không phải là chuyện ngày một ngày hai mà là chuyện cả đời người: Bể học không bờ (Khổng tử); Học, học nữa, học mãi; Học ở trường, học trong sách vở, học lẫn nhau và học ở dân (Lê-nin).

   Muốn có học vấn, chúng ta phải có ý chí và nghị lực phấn đấu rất cao. Hãy nhìn con kiến tha mồi, con ong làm mật. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như Kiến tha lâu cũng đầy tổ (tục ngữ). Nếu cố gắng học hành thì đến một ngày nào đó, chúng ta có được một trình độ học vấn vững vàng, phong phú.

   Thực tế lịch sử cho thấy những người nổi tiếng, uyên bác đều trải qua quá trình học tập, nghiên cứu lâu dài, lao tâm khổ trí; phải nếm trải không ít vị đắng cay của thất bại; thậm trí cả sự nguy hiểm đối với mạng sống của mình. Nhưng với lòng đam mê hiểu biết và khát vọng chinh phục, họ đã vượt qua tất cả để đi đến thành công.

   Trong quá trình tích lũy, nâng cao học vấn, chúng ta thấy rất ít người có đầy đủ điều kiện học tập mà phần lớn là gặp khó khăn. Khó khăn khách quan như thiếu tài liệu , như bài giảng khó hiểu, bài tập khó giải hay những vấn đề phức tạp trong quá trình học tập và nghiên cứu... Bên cạnh đó là những khó khăn chủ quan như gia đình nghèo túng, bản thân phải vừa học vừa làm thêm để kiếm sống... Tất cả những cái đó ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình học tập của mỗi người, đòi hỏi chúng ta phải biết vượt lên để đi tới đích.

   Xưa nay, ở nước ta có biết bao gương hiếu học đáng khâm phục. Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo đến mức phải hằng ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân . Đêm xuống, không tiền mua dầu thắp sáng, phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mà tu chí học hành để rồi trở thành nhà toán học. Lê Quý Đôn với sức học, sức nhớ xuất chúng đã trở thành huyền thoại... Gần hơn có Bác Hồ kính yêu - một tấm gương vượt khó trong học tập. Thời trai trẻ, anh thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã xác định cho mình một quan niệm sống đúng đắn: phải đi nhiều nơi, phải học nhiều điều hay, điều mới để giúp ích cho đất nước và dân tộc. Từ một anh Ba phụ bếp trên chiếc tàu buôn, người thợ ảnh ở ngõ nhỏ Poonggoang đến người thợ quét tuyết trong công viên ở Luân Đôn... Bác Hồ đã trải qua bao gian nan, thử thách để rèn luyện ý chí, không ngừng nâng cao hiểu biết về văn hóa và lịch sử nhân loại. Từ đó rút ra những kinh nghiệm bổ ích, thiết thực phục vụ cho phong trào cách mạng đấu tranh giải phóng dân tộc.

   Những nhà bác học như Lương Định Của, Võ Tòng Xuân... suốt đời cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học về các giống lúa có khả năng chống sâu rầy và mang lại năng xuất cao nhất để góp phần cải thiện đời sống nông dân, đưa Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba trên thế giới.

   Gần chúng ta hơn nữa là gương sáng của Trần Bình Gấm - cô bé bán khoai đậu ba trường đại học; là gương vượt khó để vươn lên của bao Học trò giỏi - hiếu thảo, xứng đáng được nhận học bổng và phần thưởng Vì ngày mai phát triển của báo Tuổi trẻ. Các bạn ấy có chung những đức tính rất đáng quý như cần cù, siêng năng, không chùn bước trước gian nan thử thách; luôn tu dưỡng tình cảm, đạo đức, không ngừng trau dồi và nâng cao kiến thức khoa học... để một ngày không xa sẽ trở thành những công dân có đủ tài và đức, xứng đáng là lớp chủ nhân tuổi trẻ, tài cao của đất nước trong thời đại mới.

   Việc học hành vô cùng quan trọng. Nó chi phối và có tác dụng quyết định đến cả đời người. Những đắng cay trên bước đường nâng cao học vấn giúp chúng ta hoàn thiện nhân cách và biết quý trọng hơn những hoa quả ngọt ngào mà học vấn mang lại cho cuộc sống.

   Ý nghĩa của câu ngạn ngữ Hy Lạp: Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng hoa quả lại ngọt ngào đã trở thành chân lí trong mọi thời đại, nhất là trong thời đại hiện nay - nền kinh tế tri thức đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu.

2 tháng 5 2021

Tham khảo nha em:

  Học là quá trình cả đời phân đấu mà bể học là vô tận nên Lê nin đã nói "Học, học nữa, học mãi". Nhưng không phải cứ muốn học thì có thể thành tài ngay được mà trước hết phải vật lộn với muôn vàn khó khăn ban đầu thì từ từ ta mới có thể học lên cao nữa và gặt hái được nhiều thành quả hơn. Chẳng thế mà ngạn ngữ Hi Lạp đã có câu: "Cái rễ của học hành thì cay đắng nhưng quả của nó thì ngọt ngào”

    Học hành là quá trình ta tích lũy, tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm của biết bao thế hệ đi trước để lại, biến nó thành của mình rồi áp dụng vào thực tiễn hoặc mở rộng, đào sâu hơn những kiến thức đó. "Cái rễ đắng cay" của học hành là những khó khăn, trở ngại mà con người ta vấp phải khi bắt đầu tiếp cận với những nguồn tri thức mới. Còn "cái quả ngọt ngào" của nó là những thành công ta gặt hái được sau một quãng đường dài ráng công học tập. Để có hiểu rõ hơn câu ngạn ngữ trên, chúng ta hãy tưởng tượng cây muốn đứng vững thì rễ cây phải bám sâu từng chiếc rễ nhỏ xuống lòng đất, nhưng đê có được một chiếc rễ to và chắc khỏe như thế thì không hề đơn giản. Từ đó ta có thể hiểu được ý nghĩa của câu ngạn ngữ này là: nếu chúng ta có cố gắng, có quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để học tập thì chúng ta sẽ thu đưọc những kết quả mĩ mãn như mong đợi.

    Thành qua luôn khiến người ta khao khát nhưng muốn với tới nó, ta phải trải qua rất nhiều đắng cay. Quá trình học hành cũng thế con đường đi của học vấn không bao giờ rải hoa hồng. Bởi khi đứng trước một bể kiến thức bao la vô tận, con người ta dễ bị choáng ngợp, run sợ. Rối khi tiếp cận với từng phần kiến thức mới mẻ hoàn toàn, con người dễ bị nản chí bởi không phả: cứ học, đọc là nhớ đuọc, áp dụng lại càng khó. Lúc này phương pháp học là một cứu tinh, tự thân mỗi ngưòi phải tìm cho mình một phương pháp học thích hợp với sở trường, hoàn cảnh, trí nhớ và cả khả năng tư duy của minh. Đỏ là một quá trình dài, mòn mỏi tìm tòi, sáng tạo, tham khảo nhiều nguồn để rút ra một phương pháp tối ưu cho mình. Có nhiều người đến đây rồi phải lạc lối nhiều lần mới tìm được đường ra. Rổi sau đó, nắm đưọc phương pháp, ta còn cả một quá trình rèn luyện, phấn đấu tìm và tiếp thu kiến thức. Bên cạnh đó để được trọn vẹn kiên thức thì ta phải trải qua quá trình kiểm chứng, sàng lọc những cái cần thiết, tổng hợp hoặc phân chia theo chuyên ngành để nắm vững kiến thức mới áp dụng được nó. Quả thật quá trình học tập, tiếp thu kiến thức là không hề dễ dàng, đã có biết bao nhiêu người nản chí mà bỏ cuộc.

    Chính những lúc khó khăn, nản chí như thế, con người ta mới nghĩ đến những thành quả ngọt ngào" để làm động lực tiếp tục vươn lên trong cuộc sống. Nhưng nói nhu thế cũng không có nghĩa là việc học tập, tiếp thu kiến mức là một việc khó khăn và nhàm chán mà ngược lại việc tiếp thu kiến thức có một sức hút kì lạ, khi con người ta biết cái này, sẽ khao khát muốn biết thêm cái nữa hoặc sâu hơn nữa về vấn đề đó. Cho nên càng học, con người ta sẽ khám phá ra nhiều điều mới mẻ hơn, hấp dẫn và lôi cuốn nhiều hơn nữa, khiến lượng kiến thức thu được ngày càng lớn dần làm ta hiểu biết hơn. Đồng thời, học là quá trình tích lũy kinh nghiệm, là sự chuẩn bị hành trang cho mỗi người bước vào đời, đối mặt với khó khăn của cuộc đời. Kiến thức và kinh nghiệm càng nhiều, con người ta sẽ càng thành công hơn. Kiến thức là một bể bao la rộng lớn, không bao giờ có định nghĩa "đủ" đối với việc học, chúng ta có thể học ở bất cứ người nào, bất cứ một lĩnh vực nào trong cuộc sống đầy màu sắc này. Trong xã hội con người là nhân tố quyết định cho sự phát triển, con người càng tài hoa, đất nước càng phát triển. Nhật Bản là một ví dụ: sau đệ nhị thế chiến, Nhật là một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, nhân dân bị nhiều thảm họa đe dọa, đất nước ngập chìm trong suy thoái nhưng đến sau năm 1952, Nhật đã vươn lên nhanh chóng thành một siêu cường kinh tế do đã chú trọng đầu tư vào giáo dục, phát triển con người, coi con người là nhân tố quyết định tương lai và khuyến khích cho giáo dục phát triển.

 

    Ở Việt Nam và cũng như trên thế giới, có biết bao tâm gương học tập cần cù, đóng góp sức mình vào sự thay đối và phát triên của nước mình và cùa ca nhân loại. Việt Nam ta, Bác Hồ là một tấm gương sáng: Bác đã bôn ba ra nước ngoài học tập mấy mươi năm trời nhọc nhằn mới tìm ra lối đi cho dân tộc Việt Nam thoát khỏi kiếp lầm than. Rồi, Trần Đại Nghĩa cũng học tập ở nước ngoài rồi về Việt Nam, áp dụng được những điều đã học thêm với những sáng tạo mới của chính mình, đã chế tạo được đạn tầm xa, góp phần bắn rơi máy bay của giặc, làm nên một Điện Biên Phủ trên không lừng lẫy năm châu. Sau nhiều năm học tập, tìm tòi và nghiên cứu Edison đã sáng tạo ra được bóng đèn dây tóc đầu tiên trên thế giới - làm nên bước ngoặt trong lịch sử văn minh nhân loại. Rồi cả những thủ khoa đại học đến từ những miền quê nghèo khó, ăn còn không đù no nhưng nhỏ quyết tâm, ý chí nghị lực, họ đã làm nên điều kì diệu mà không hề đố lỗi cho hoàn cảnh.

    Bên cạnh những tấm gương sáng ngời đó, có những người chi mới khó khăn bước đầu đã nản chí, buông xuôi. Hoặc có những người không chịu tìm tòi, nghiên cứu tiếp thu kiến thức mới mà chi "há miệng chờ sung", hoặc có "học vẹt" cho nhớ để đôi phó với thầy cô, để chạy theo điểm số dẫn đến con người không có kiến thức thật, không có thực học. Những người này ra đòi không những không thành công mà rất dễ trò thành gánh nặng cho xã hội.

    Vậy nên, chúng ta phái biết tự giác học là trên hết. Đặc biệt là nhũng ngưòì còn ngổi trên ghế nhà trường cẩn phải ý thức được tầm quan trọng của sự tự giác trong học tập. Chúng ta càng phái biết tìm tòi nhiều nguồn kiến thức đem để tích lũy, tìm được một phương pháp tối ưu nhất cho riêng mình. Phải học mọi lúc, mọi nơi, không chỉ từ sách vở mà còn từ những người xung quanh ta bởi bất cứ người nào cũng có cái hay để ta học hỏi. Có thể, vốn sống của chúng ta mới rộng, kiến thức chúng ta mới phong phú, tinh thần chúng ta mới vững vàng để thành quả chúng ta đạt được càng mãn nguyện hơn. Chính vì vậy không bao giờ được nản chí, hãy cố gắng phấn đấu hết mình, chúng ta sẽ thấy khả năng của mình là vô hạn, không gì là không thể đạt được.

 


 

Cuộc sống luôn có những thay đổi và bản thân mỗi người cần phải biết chấp nhận và trân trọng nó cũng như ý kiến “Cách tốt nhất thích ứng cuộc sống này là chấp nhận thực tế và tin vào chính mình”. Vậy “thực tế” là gì? Là những gì đang diễn ra. “chấp nhận thực tế” là chấp nhận hiện thực và hòa hợp với nó. “Tin vào chính mình” là tin ở khả năng của bản thân. Cả câu nói có nghĩa là thực tế không thể thay đổi và bản thân mỗi người hãy chấp nhận và tin ở khả năng của bản thân. Cuộc sống luôn chứa đựng những bất ngờ, không ai có thể biết trước nhất là những điều bất trắc diễn ra trong cuộc sống, những bất hạnh, khó khăn, nghịch cảnh có thể diễn ra bất cứ lúc nào…mỗi người phải biết chấp nhận, thích nghi sống hòa hợp với cuộc sống hiện tại ấy. Phải biết tin tưởng vào chính bản thân mình để có thể vượt qua những khó khăn thử thách. Những người biết chấp nhận và tin tưởng bản thân sẽ cảm thấy dễ chịu, thoải mái, không căng thẳng, mệt mỏi và đủ tỉnh táo tìm ra cho mình con đường tốt nhất. Tiêu biểu là Nick một người không tay chân nhưng đã là h/a vượt lên khó khăn, thực tại. Họ đáng để chúng ta ca ngợi, tuyên dương. Bên cạnh đó có những người khi gặp khó khăn đã gục ngã, đổ lỗi số phận, mất lòng tin bản thân. Họ sẽ không có cuộc sống tốt đẹp. Những người như vậy đáng bị phê phán và lên án. Mỗi chúng ta hãy luôn biết chấp nhận hiên tại và sống có ý nghĩa với chính cuộc đời mình. Bản thân em sẽ dũng cảm đối mặt với những khó khăn trong thực tế cuộc sống để có cuộc sống tốt đẹp.

Nguồn: https://vanmauvip.com/doan-van-nlxh-cach-tot-nhat-thich-ung-cuoc-song-nay-la-chap-nhan-thuc-te-va-tin-vao-chinh-minh.html#ixzz6DMNx7yeB

23 tháng 10 2021

- Ông giáo là nhân vật đại diện cho tầng lớp trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ. Sự bế tắc ấy được thể hiện ở chỗ ông chính là người chứng kiến mọi đau khổ của lão Hạc, con lão, của vợ ông, và có lẽ của rất nhiều người khác, những ông chỉ có thể đứng nhìn mà không thể cứu giúp họ khỏi cái khổ đau ấy.

bucminh

9 tháng 3 2016

Đối với một quốc gia, nhắc đến những nhà lãnh đạo đất nước là nhắc đến những người đứng đầu bộ máy hành chính nhà nước hay tổ chức quân sự, văn hoá...

Đứng trên cương vị một nhà lãnh đạo, trước hết họ phải là những người có tầm nhìn xa trông rộng, nhận định đúng tình hình đất nước, từ đó xác định đúng nhiệm vụ của cả dân tộc.

Lí Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều là những nhà lãnh đạo tài ba, uyên bác thông hiểu kim cổ đông tây. Vị vua đầu tiên của triều Lý đã nhắc đến gương chuyển đô của vua Bàn Canh nhà Thương, nhà Chu. Trần Quốc Tuấn lại nêu gương những anh hùng hào kiệt, biết xả thân vì chủ tướng vì đất nước: Do Vu, Dự Nhượng, Kỉ Tín,... Có thể nói, biết "ôn cố” để "tri tân" là một trong những tố chất không thể thiếu của một nhà lãnh đạo. Và từ việc "nhớ chuyện cũ", các nhà lãnh đạo tài ba đã thể hiện thiên năng "biết chuyện mới, chuyện đời nay” rất tài tình.

Nhà Đinh, Lê "không noi theo dấu cũ Thương Chu" giữ nguyên vị trí kinh đô tại Hoa Lư mà đất Hoa Lư chỉ là chốn núi rừng hiểm trở, khắc nghiệt. Điều đó khiến thời vận đất nước gặp nhiều trắc trở. Lịch sử cũng đã chứng minh điều đó, hai nhà Đinh Lê triều vận ngắn ngủi, nhân dân gặp nhiều khó khăn.. Có thể nói, việc phê phán hai triều Đinh, Lê một phần lớn đã thể hiện tầm nhìn lãnh đạo của Lí Công Uẩn. Ông đã nhìn rõ một thực tế quan trọng: đất nước đang bước vào thời bình, Hoa Lư không còn phù hợp với vị thế kinh đô nữa!

Trần Quốc Tuấn cũng vậy. Từ thực tế của việc giặc Nguyên Mông xâm lược nước ta lần một và thái độ của chúng hiện nay, ông đã thấu rõ nguy cơ của một cuộc chiến chống xâm lược. Sang nước ta, quân Nguyên Mông “uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt Tể phụ”, “đi lại nghênh ngang”, bắt dân ta cống nạp khoáng sản, vàng bạc.. Vậy rõ ràng, chúng chưa hề thấm thía bài học từ thất bại của cuộc xâm lược lần một và đang mưu mô cuộc chiến tranh ăn cướp lần hai.

Giặc như vậy còn lực lượng quân sĩ ta thì sao? Vị nguyên soái lỗi lạc thêm một lần đau xót khi chứng kiến thực cảnh binh sĩ dưới quyền lơ là mất cảnh giác trước nguy cơ mất nước. Họ “hoặc thích chọi gà, hoặc mê tiếng hát”, chơi cờ... Ông cay đắng chỉ ra một điều tất yếu là khi giặc đến những thú vui ấy chỉ trở thành tai họa “cựa gà trống không đâm thủng áo giáp của giặc”, “tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai", “mẹo đánh cờ không thể dùng làm mưu lược nhà binh”…

Từ việc nhìn nhận thấu suốt tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo anh minh đều xác định rõ nhiệm vụ của quân và dân. Điều quan trọng là họ có những quyết định đúng đắn, những hành động táo bạo để đưa đất nước đển được bến bờ của sự bình yên và phát triển.

Lí Thái Tổ xác định nhiệm vụ hiện tại là cần dời đô khỏi Hoa Lư. Nhưng dời đô đến đâu? "Thành Đại La.. là nơi trung tâm trời đất,có thế rồng cuộn hổ ngồi lại tiện hướng nhìn sông dựa núi, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật phong phú tốt tươi. Xem khắp nước Việt ta chỉ có nơi đây là thánh địa”. Từ việc có ý thức sâu sắc ưu thế của thành Đại La đối với việc phát triển đất nước, Lí Thái Tổ đã có quyết định đúng đắn là thiên đô về mảnh đất văn hiến này.

Trần Quốc Tuấn trên cương vị Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông đã khẳng định ý chí đánh giặc của toàn dân tộc đồng thời khuyên khích, động viên tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Ông khuyên quân sĩ phải biết “kiềng canh nóng mà thổi rau nguội”, phải biết ra sức tập luyện để sẵn sàng chiến đấu. Không chỉ vậy, ông còn soạn thảo “Binh thư yếu lược” làm sách lược cho binh sĩ tập luyện, rèn quân.

9 tháng 3 2016

1.Lịch sử bốn ngàn năm dựng nuớc và giữ nuớc của dân tộc việt nam luôn gắn liền với tên tuổi của những ngừoi anh hùng dân tộc vĩ đại.Đứng bên cạnh các đế quốc phuơng bắc hùng mạnh."Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có"( nguyễn trãi).Đọc lại văn bản của áng văn :Chiếu dời đô" của LCU và bản hùng văn bất hủ muôn đời' HTS" của TQT , chúng ta thấy sáng ngời nhân cách và hành động vì dân vì nuớc của tác giả.Chúng ta thấy vai trò của ngừoi lãnh đạo anh minh có ý nghĩa vô cùng to lớn trong truờng kì phát triển dân tộc
tb:“Chiếu dời đô” của Lí Công Uẩn là sự tỏ bày ý định từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (tức Hà Nội ngày nay) khi ông mới được triều đình tôn lên làm hoàng đế . Sau đó , ông đổi tên kinh đô thành Thăng Long . Đấy là năm Thuận Thiên thứ nhất – năm khởi đầu sự nghiệp lẫy lừng của nhà Lí – 1 triều đại có ý nghĩa hết sức quan trọng đưa văn hiến của nước nhà đến đỉnh cao vòi vọi .
Xưa nay , thủ đô là trung tâm về văn hoá , chính trị của 1 đất nước . Nhìn vào thủ đô là nhìn vào sự thịnh suy của 1 dân tộc . Thủ đô có ý nghĩa rất lớn . Dừơng như lịch sử của các nước có nền văn minh lâu đời đều có những cuộc dời đô như thế . Mỗi lần dời là một thử thách của dân tộc . Đó phải là quyết định của những đầu óc ưu tú nhất thời đại . Nói cách khác , ko có ý chí quyết tâm lớn , ko có tầm nhìn thấu cả tương lai thì Lí Công Uẩn ko thể nói đến chuyện dời đô .
Mở đầu bài chiếu , nhà vua giải thích tại sao lại dời đô . Và bằng 1 lí lẽ ngắn gọn nhưng sắc sảo , cùng với dẫn chức thiết thực , nhà vua đã khẳng định : việc dời đô ko phải là hành động , là ý chí của 1 người . Nó là biểu hiện cho xu thế tất yếu của lịch sử . Lí Công Uẩn tuyệt vời là đã hiểu được khát vọng của nhân dân , khát vọng của lịch sử . Dân tộc Việt ko chỉ là 1 nước độc lập . Muốn bảo vệ được điều ấy thì non sông , nhân tâm con người phải thu về 1 mối . Tất cả thần dân phải có ý chí tự cường để xây dựng nước Đại Việt thành quốc gia thống nhất vững mạnh . Muốn vậy , việc đầu tiên là phải tìm 1 nơi “trung tâm của trời đất” , 1 nơi có thế “rồng cuộn hổ ngồi” . Nhà vua đã rất tâm đắc và hào hứng nói tới cái nơi “đúng ngôi nam bắc đông tây” lại “nhìn sông dực núi” . Nơi đây ko phải là miền Hoa Lư chật hẹp , núi non bao bọc lởm chởm mà là “ địa thế rộng mà bằng , đất đai cao mà thoáng” . Như vậy , đây là mảnh đất lí tưởng “ dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ và ngập lụt , muôn vật rất mực phong phú tốt tươi .”Thật cảm động , vị vua anh minh khai mở 1 triều đại chói lọi trong lịch sử Đại Việt đã rất quan tâm tới nhân dân . Tìm chốn lập đô cũng vì dân , mong cho dân được hạnh phúc . Trong niềm tin của vua , có 1 kinh đô như vậy , nước Đại Việt sẽ bền vững muôn đời .
Dời đô ra Thăng Long là 1 bước ngoặc rất lớn . Nó đánh dấu sự trường thành của dân tộc Đại Việt . Chúng ta ko cần phải sống phòng thủ , phải dựa vào thế hiểm trở như ở Hoa Lư để đối phó với quân thù . Chúng ta đã đủ lớn mạnh để lập đô ở nơi có thể đưa nước phát triển đi lên , đưa đất nước trở thành quốc gia độc lập sánh vai với phương Bắc . Kinh đô Thăng Long quả là cái nôi lập đế nghiệp cho muôn đời , là nơi để cho sơn hà xã tắc được bền vững muôn đời vậy !
Có thể nói , với trí tuệt anh minh tuyệt vời , với lòng nhân hậu tuyệt vời , nhà vua Lí Công Uẩn đã bày tỏ ý định với các quan trong triều ý định dời đô giàu sức thuyết phục . Theo em , phần đầu nhà vua đưa ra những lí lẽ thuyết phục là nhờ những bằng chứng sử sách . Nhưng phần sau nhà vua đã đưa ra những suy nghĩ của riêng mình về miền đất mà vua định lập đô , ko chỉ là cho ta thoả mãn về lí trí mà quan trọng hơn là bị thuyết phục bằng tình cảm . Ta bắt gặp ở đây 1 giọng nói đầy nhân từ , tấm lòng lo cho dân cho nước rất mực . Những điều vua nói cách đây cả ngàn năm nhưng hôm nay nhìn lại vẫn giữ nguyên tính chân lí của nó . Trải qua bao thăng trầm , con rồng bay lên bầu trời Hà Nội vẫn làm cho cả nước bái phục nhân cách , tài năng của Lí Công Uẩn , 1 vị vua anh minh vĩ đại .
“Chiếu dời đô” là áng văn xuôi cổ độc đáo , đặc sắc của tổ tiên để lại . Ngôn ngữ trang trọng , đúng là khẩu khí của bậc đế vương . Đó là kết tinh vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ Việt Nam . Nó khơi dậy trong lòng nhân dân ta lòng tự hào và ý chí tự cường mạnh mẽ .
Tiếp theo triều đại nhà Lí rất vẻ vang với sự khởi thuỷ là vị vua anh minh Lí Thái Tổ , nước Đại Việt viết tiếp những trang sử vàng chói lọi của mình ở thời đại nhà Trần với đầy những chiến công lấp lánh . Những người lãnh đạo thời kì này đều ghi tên mình vào sử sách . Trần Quốc Tuấn , tác giả “Hịch tướng sĩ” là 1 ví dụ . Ông được nhân dân Việt Nam tôn thờ gọi là Đức Thánh Trần . Người hùng này sở dĩ tên tuổi “muôn đời bất hủ” lưu danh trong sử sách , là nhờ những chiến công giữ nước tuyệt vời . Trần Quốc Tuấn gắn tên mình với Bạch Đằng , Chương Dương