K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 3 2018

1. So sánh đặc điểm khác nhau cơ bản của quần thể và quần xã sinh vật?

* Giống nhau:

- Đều là tập hợp của nhiều cá thể.

- Giữa chúng có mối quan hệ thích nghi.

* Khác nhau:
+) Quần thể:
- Tập hợp các cá thể cùng loai sống trong 1 sinh cảnh vào cùng 1 thời diểm nhất định
- Mối quan hệ giữa các cá thể chủ yếu là thích nghi về mặt dinh dưỡng,nơi ở và dặc biệt là sinh sản nhằm đảm bảo sự tồn tại của quần thể
+) Quần xã:

- Tập hợp các cá thể của các loài khác nhau cùng sống trong 1 sinh cảnh. Mỗi quần xã có 1 quá trình lịch sử lâu dài
- Ngoài mối quan hệ thích nghi còn có các quan hệ hỗ trợ và đối địch

2. Xây dựng chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng?

* Chuỗi thức ăn:

- Cây cỏ -> chuột -> mèo -> đại bàng -> vi sinh vật( phân hủy xác sinh vật).
- Cây cỏ -> châu chấu-> ếch-> rắn -> vi sinh vật.
Trong đó:

- Sinh vật sản xuất: cây cỏ
- Sinh vật tiêu thụ:

+ Cấp 1: chuột ,châu chấu.

+ Cấp 2: mèo ,ếch.

+ Cấp 3: đại bàng, rắn.
- Sinh vật phân giải : vi sinh vật.

* Lưới thức ăn:

Tập tin:Ví dụ về Lưới Thức ăn 2.png* Bậc dinh dưỡng:

Bậc dinh dưỡng cấp 1. Thực vật trong bức ảnh này, và tảo và thực vật phù du trong hồ, là những sinh vật sản xuất sơ cấp. Chúng lấy dinh dưỡng từ đất hoặc nước, và sản xuất thức ăn của riêng chúng bằng cách quang hợp, sử dụng năng lượng từ mặt trời.

3. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật?

- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

4. Giải thích việc ứng dụng công nghệ sinh học vào cây trồng và vật nuôi?

Ngày nay, công nghệ sinh học đang được ứng dụng vào trong rất nhiều các lĩnh vực của cuộc sống: công nghiệp, nông nghiệp, y học, dược... Bằng những kiến thức sinh học về thực vật, động vật, nấm, vi khuẩn,... và sử dụng "công nghệ DNA tái tổ hợp" những nhà khoa học đang cố gắng tạo ra những cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, những loại thực phẩm, dược phẩm phục vụ cho việc chữa bệnh cho con người. Công nghệ tế bào và kĩ thuật chuyển gen hiện nay rất phát triển ở Việt Nam

Công nghệ sinh học là một lĩnh vực rất rộng và tham gia vào khá nhiều vào trong các lĩnh vực khác như:

  • Tin sinh học là một lĩnh vực đa ngành trong đó giải quyết vấn đề sinh học bằng cách sử dụng các kỹ thuật tính toán, và làm cho tổ chức nhanh chóng và phân tích dữ liệu sinh học có thể. Lĩnh vực này cũng có thể được gọi là sinh học tính toán, và có thể được định nghĩa là" khái niệm sinh học về các phân tử và sau đó áp dụng các thông tin kỹ thuật để hiểu và tổ chức thông tin liên kết với các phân tử này, trên quy mô lớn." Tin sinh học đóng một vai trò quan trọng trong các lĩnh vực khác nhau, chẳng hạn như chức năng gen, cấu trúc gen, proteomics, và tạo thành một thành phần quan trọng trong lĩnh vực công nghệ sinh học và dược phẩm.
  • Công nghệ sinh học lam là một thuật ngữ đã được sử dụng để mô tả các ứng dụng hàng hải và thủy sản của công nghệ sinh học, nhưng ứng dụng của nó là tương đối hiếm.
  • Công nghệ sinh học xanh được áp dụng công nghệ sinh học nông nghiệp. Một ví dụ là việc lựa chọn và thuần hóa thực vật thông qua vi nhân giống. Một ví dụ khác là thiết kế chuyển gene thực vật để phát triển trong môi trường cụ thể trong sự hiện diện (hoặc không) của các hóa chất. Một hy vọng là công nghệ sinh học xanh có thể sản xuất các giải pháp thân thiện với môi trường hơn so với truyền thống công nghiệp nông nghiệp. Một ví dụ của việc này là kỹ thuật chuyển gen kháng sâu bệnh vào thực vật, do đó không cần phải sử dụng chất bảo vệ thực vất quá nhiều như hiện nay. Một ví dụ này sẽ là bắp chuyển gene.
  • Công nghệ sinh học đỏ được áp dụng trong lĩnh vực y dược. Một số ví dụ thiết kế của các sinh vật để sản xuất kháng sinh, và các kỹ thuật chữa các căn bệnh di truyền qua kỹ thuật di truyền.
  • Công nghệ sinh học trắng, còn được gọi là công nghệ sinh học công nghiệp, công nghệ sinh học áp dụng trong công nghiệp. Một ví dụ là nuôi cấy vi sinh vật để sản xuất một hóa chất hữu ích. Dùng enzyme như một chất xúc tác trong công nghiệp để sản xuất hóa chất có gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ sinh học trắng có xu hướng tiêu thụ ít tài nguyên hơn so với các quy trình truyền thống được sử dụng để sản xuất hàng công nghiệp.
10 tháng 3 2018

1/

Giống nhau:

+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.

+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.

+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.

Khác nhau:

Quần thể sinh vật

Quần xã sinh vật

+ Tập hợp nhiều cá thế cùng loài.

+ Không gian sống gọi là nơi sinh sống.

+ Chủ yếu xảy ra mối quan hệ hỗ trợ gọi là quần tụ.

+ Thời gian hình thành ngắn và tồn tại ít ổn định hơn quần xã.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm mật độ, tỉ lệ nhóm tuổi, tỉ lệ đực cải, sức sinh sản, tỉ lệ tử vong, kiểu tăng trưởng, đặc điểm phân bố, khả năng thích nghi với môi trường.

+ Cơ chế cân bằng dựa vào tỉ lệ sinh sản, tử vong, phát tán.

+ Tập hợp nhiều quần thể khác loài

+ Không gian sống gọi là sinh cảnh.

+ Thường xuyên xảy ra các quan hệ hỗ

trợ và đối địch.

+ Thời gian hình thành dài hơn và ổn

định hơn quần thể.

+ Các đặc trưng cơ bản gồm độ đa dạng, số lượng cá thể, cấu trúc loài, thành phần loài, sự phân tầng thẳng đứng, phân tầng ngang và cấu trúc này biến đổi theo chu kì.

+ Cơ chế cân bằng do hiện tượng khống chế sinh học.


3/- Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn.
- Xây dựng các khu bảo tồn, rừng quốc gia.
- Cấm săn bắn và khai thác bừa bãi các loài sinh vật.
- Trồng cây, gây rừng.
- Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

31 tháng 3 2021

giúp mk vs mn 

 

14 tháng 12 2021

Tham khảo:

 

Cỏ → Thỏ → Mèo rừng → Vi sinh vật

Cỏ → Thỏ → Hổ → Vi sinh vật

Cỏ → Dê → Hổ → Vi sinh vật

Cỏ → Sâu hại → Chim ăn sâu → Vi sinh vật

Bài tập tự luận trang 94, 95 SBT Sinh học 9 | Giải sách bài tập Sinh học 9 hay nhất tại VietJack

Tham Khảo

Chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã

1. Thế nào là một chuỗi thức ăn?

(Thức ăn của chuột)           (Động vật ăn thịt chuột)

         Lúa   ->       Chuột   ->        Rắn

Tương tự:

Sâu ăn lá —> Bọ ngựa —> Rắn

Cây xanh —> Sâu -> Bọ ngựa

Rau muống —> Lợn —> Người

Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.

Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía trước, vừa là sinh vật bị mắt xích phía sautiêu thụ.

2. Thế nào là một lưới thức ăn?

Trong tự nhiên, một loại sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn mà đồng thời còn tham gia vào các chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung tạo thành một lưới thức ăn

 

18 tháng 3 2022

2 chuỗi thức ăn:

-cỏ->trâu,bò->báo->sư tử->vi sinh vật.

-cỏ->hươu->hổ->vi sinh vật.

Ngoài ra:

-cỏ->chuột->đại bàng->báo->sư tử->vi sinh vật.

-.............................

1lưới thức ăn:

-cỏ,cây->hươu,sâu,chuột,trâu,bò->cầy,(hoặc ->)đại bàng,(hoặc ->)hổ,báo,sư tử.

Luyện tập: 1: Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả gì cho sức khỏe con người… A. gây nhiều mất đất sản xuất B. gây nhiều bệnh tật C. làm phát sinh nhiều bệnh mới, giảm sức đề kháng và giảm sức khỏe dinh dưỡng D. gây nghèo đói 2: Một chuỗi thức ăn bao gồm... A. là một dãy gồm nhiều loài sinh vật B. là một dãy gồm ba loài sinh vật C. là một dãy gồm nhiều loài sinh...
Đọc tiếp

Luyện tập:

1: Biến đổi khí hậu gây ra những hậu quả gì cho sức khỏe con người…

A. gây nhiều mất đất sản xuất

B. gây nhiều bệnh tật

C. làm phát sinh nhiều bệnh mới, giảm sức đề kháng và giảm sức khỏe dinh dưỡng

D. gây nghèo đói

2: Một chuỗi thức ăn bao gồm...

A. là một dãy gồm nhiều loài sinh vật

B. là một dãy gồm ba loài sinh vật

C. là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

D. là một dãy gồm niều mắc xích sinh vật

3: Lưới thức ăn...

A. gồm nhiều chuỗi thức ăn B. gồm một chuỗi thức ăn với môi trường

C. gồm có ít nhất hai chuỗi thức ăn D. gồm nhiều chuỗi thức ăn có chung mắc xích

4: Biện pháp tốt nhất trong việc phòng tránh ô nhiễm môi trường tại huyện Đơn Dương..

A. thu gom rác thải B. không khai thác cát ở sông Đanhim

C. hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật D. nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người

5: Để hạn chế sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau màu tại Đơn Dương...

A. tăng cường sản xuất rau màu theo hướng công nghệ cao

B. tuyên truyền người dân ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

C. sản xuất nhiều loại rau màu khác nhau

D. tạo nhiều giống cây trồng mới

6: Làm học sinh em làm gì để góp phần phòng chống biến đổi khí hậu tại địa phương...

A. tham gia tích cực vào phong trào xanh, sạch và đẹp B. vệ sinh thân thể thật tốt

C. sử dụng tiết kiệm năng lượng D. thu gom rát thải tại địa phương

7: Trồng cây gây rừng có tác dụng lớn nhất trong việc….

A- tạo nguồn gỗ cho mọi người

B- phục hồi nguồn nước ngầm, các loài sinh vật, chống hạn hán, xói mòn đất, chống ô nhiễm

C- phòng chống hạn hán, lũ lụt, xói mòn

D- giảm bụi và tiếng ồn

8: Con người cần hành động gì để góp phần phát triển bền vững của xã hội…

A- tạo môi trường sống cho các loài sinh vật

B- phục hồi nguồn nước ngầm

C- bảo vệ, phục hồi môi trường sống và thiên nhiên

D- khai thác nhiều tài nguyên

9: Nhiệm vụ bảo vệ môi trường là của …

A- cảnh sát môi trường B- các công ty sản xuất

C- giáo viên và học sinh D- tất cả mọi người

10: Nguyên nhân gây thời tiết cực đoan tại Việt Nam …

A- biến đổi khí hậu B- rừng bị tàn

C- xây dựng nhiều các đập thủy điện D- tốc độ đô thị hóa nhanh

11: Viết hai chuỗi thức ăn và một lưới thức ăn có trong hệ sinh thái ruộng lúa (xác định rõ sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải và ít nhất có 10 mắc xích trong lưới thức ăn)?

12: Em hãy viết một đoạn từ 5 đến 7 dòng thể hiện những việc mà chúng ta cần làm để phòng tránh môi nhiễm môi trường hoặc biến đổi khí hậu?

---------------------Hết-------------------------

1
1 tháng 5 2020

1.B- Gây nhiều bệnh tật

2.C- Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau

3.D- Gồm nhiều chuỗi thức ăn có chung mắc xích

4.D- Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người

5.B- Tuyên truyền người dân ít sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

6.A- Tham gia tích cực vào phong trào xanh, sạch và đẹp

7.B- Phục hồi nguồn nước ngầm, các loài sinh vật, chống hạn hán, xói mòn đất, chống ô nhiễm

8.D- Khai thác nhiều tài nguyên

9.D- Tất cả mọi người

10.A- Biến đổi khí hậu

Câu 11:

- Chuỗi thức ăn :

Lúa => Chuột đồng => Rắn => Vi sinh vật

Lúa => Châu chấu => Ếch => Rắn => Vi sinh vật

Câu 12:

Có thể nhận thấy, hàng ngày con người thải ra một lượng rác rất lớn, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự yên bình của biển cả. Con người đang coi biển là thùng rác nên cái gì cũng vất ra biển. Tại các khu, điểm du lịch biển, công tác vệ sinh môi trường chưa được các tổ chức, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực này quan tâm một cách thường xuyên, triệt để. Rác thải chưa được thu gom, xử lý đúng quy trình, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… Hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư đồng bộ, cho nên nguồn nước thải tại các khu vực này chủ yếu được xả thẳng ra biển… Hơn nữa, ý thức về bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển, ven biển của du khách chưa cao, luôn xảy ra tình trạng vứt rác, vứt thức ăn, đồ uống thừa bừa bãi trên các bãi tắm. Trong khi đó, phần lớn rác thải sinh hoạt chưa được xử lý, nếu có xử lý chỉ bằng phương pháp chôn lấp là chính. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan, môi trường tự nhiên và chất lượng nguồn nước.