K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Mọi người ơi ko cần trả lời đâu nhé, mk chỉ cho bn mk xem đề cương lp mk thui, Gửi Bùi Thu HằngĐỀ CƯƠNG SỬ:1. Tình hình của Nga trước cách mạng2. Cách mạng tháng 10 Nga3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10 Nga4.Phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á5. Hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-19336, Nội dung chính sách Ru- dơ-ven7.Kinh tế, chính trị của Nhật Bản sau...
Đọc tiếp

Mọi người ơi ko cần trả lời đâu nhé, mk chỉ cho bn mk xem đề cương lp mk thui, Gửi Bùi Thu Hằng

ĐỀ CƯƠNG SỬ:

1. Tình hình của Nga trước cách mạng

2. Cách mạng tháng 10 Nga

3. Ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10 Nga

4.Phong trào độc lập dân tộc Đông Nam Á

5. Hậu quả của cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 1929-1933

6, Nội dung chính sách Ru- dơ-ven

7.Kinh tế, chính trị của Nhật Bản sau chiến tranh

8. Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918-1029

9. Nguyên nhân, diễn biến, kết cục của chiến tranh thế giới thứ 2

ĐỀ THI

Tự luận nhé

1.Nêu Tình hình chung của các nước tư bản châu Âu trong những năm 1918-1029

2. Sau chiến tranh thế giới thứ nhất phong trào độc lập dân tộc của Đông Nam Á diễn ra thế nào? vì sa?

3, Nêu kết cục của chiến tranh thê giới thứ 2

0
7 tháng 12 2016

1. Tạo điều kiện cho chủ nghĩa tư bản ptriển ở Trug Quốc. - chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ, chế độ cộg hòa ra đời và có ảh hưởng lớn tới phog trào giải phóg dâ tộc Châu Á.

7 tháng 12 2016

2. - NBản cuối TK XX bị chủ nghĩa phươg tây nhòm ngó, xâm lược. -Chế độ phog kiến suy yếu. - Tìh hìh đó NB bắt buộc pải chọn 1 trog 2 con đườg: +Bị biến thàh thuộc địa. +Cah tân ptriển đất nc. - Thág 1-1868, cải cách duy tân mih trị đc tiến hàh trên các mặt: + kih tế: thi hàh nhiều cải cách như thốg nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộg đất của gcấp PK, tăg cườg ptriển ktế Chủ nghĩa tbản ở nôg thôn, xây dựg cơ sở hạ tầg, đườg xá.. phục vụ gthôg liên lạc. +Chíh trị, XH: bãi bỏ chế độ nôg nô, đưa quý tộc tsản và đại tsản lên nắm chíh quyền. +Gdục: thi hàh chíh sách bắt buộc, chú trọg ndung khoa học-kĩ thuật, cử hsinh ưu tú đi hk ở phươg tây. +Quân sự: đc tổ chức và huấn luyện theo kiểu Phươg tây, chế độ nghĩa vụ thay chế độ trưg bih. Sxuất vũ khí, côg nghiệp đóg tàu đc chú trọg. -Kết quả: Nb thoát khỏi trở thàh thuộc địa, ptriển thàh 1 bc tư bản chủ nghĩa.

16 tháng 11 2017

2)

GIAI ĐOẠN NỘI DUNG CHỦ YẾU
1918-1923 Các nước châu Âu,kể cả các nước thắng trận và bại trân đều bị suy sụp về kinh tế
1924-1929 Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng
1929-1939 Cuộc khủng hoảng kinh tế

3)trả lời:Do nước Đức là nước thua trận trong cuộc đại chiến tranh lần thứ nhất bị mất hết thuộc địa và suy sụp về kinh tế. Sau đó lại gặp cuộc khủng hoảng nên làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn so với các nước châu Âu

Câu 4:

Chính sách kinh tế mới

- Hoàn cảnh:

+ Năm 1921, nước Nga Xô viết bước vào thời kì hòa bình xây dựng đất nước trong hoàn cảnh cực kì khó khăn. Nền kinh tế quốc dân bị tàn phá nghiêm trọng, tình hình chính trị không ổn định, các lực lượng phản cách mạng điên cuồng chống phá, gây bạo loạn ở nhiều nơi.

+ Nước Nga rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế, chính trị, đe dọa sự tồn tại của chính quyền Xô viết.

+ Nhằm khắc phục khủng hoảng, nhanh chóng hàn gắn vết thương chiến tranh và phát triển kinh tế. Đại hội lần thứ X Đảng Bôn sê vích vào tháng 3-1921 quyết định chuyển Chính sách cộng sản thời chiến sang chính sách kinh tế mới.

- Nội dung:

+ Trong nông nghiệp: Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thế lương thực cố định. Thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước mùa gieo hạt, nông dân được toàn quyền sử dụng số dư thừa và tự do bán ra thị trường.

+ Trong công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ, dưới sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Nhà nước chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp, phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ hạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động.

+ Trong lĩnh vực thương nghiệp và tiền tệ: Tư nhân được tư do buôn bán trao đổi. Nhà nước mở lại các chợ, khôi phục, đẩy mạnh mối liên hệ kinh tế giữa thành thị và nông thôn. Năm 1924, nhà nước phát hành đồng rúp thay cho các loại tiền cũ.

- ý nghĩa

+ Đưa nước Nga thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, chính trị

+ Thể hiện sự chuyển đổi kịp thời, đầy sáng tạo từ nền kinh tế nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần và tự do buôn bán.

+ Chính sách kinh tế mới còn mang ý nghĩa quốc tế sâu sắc đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một số nước.

- Nhận xét

+ Có thể xem Chính sách kinh tế mới là một bước lùi nhưng là một bước lùi cần thiết để Liên Xô vượt qua khó khăn thử thách, tạo đà vững bước vào thời kì xây dựng xã hội chủ nghĩa, thể hiện sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Bôn sê vích và Lê nin.

- Đảng ta đã vận dụng kinh nghiệm này vào điều kiện cụ thể của Việt nam trong thời kì đổi mới là phát triển nền kinh tế sản xuất hàng hóa nhiều thành phần có sự định hướng của nhà nước.

Câu 5:

Nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng vì Tổng thống mới đắc cử cuối năm 1932 là Ru-dơ-ven đã thực hiện Chính sách mới. Chính sách này nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi các ngành kinh tế - tài chính, đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò kiểm soát, điều tiết của Nhà nước đối với việc sản xuất và lưu thông hàng hóa.

* Nội dung chủ yếu của chính sách mới của Ph. Ru-dơ-ven:

- Các biện pháp nhằm giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển của nền kinh tế - tài chính.

- Ban hành các đạo luật phục hưng công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng... với những quy định chặt chẽ, đặt dưới sự kiểm soát của Nhà nước.

- Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội.

 

 

 

4 tháng 12 2016

- Sự ra đời, phát triển của nén sản xuất mới - TBCN : mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân ngày càng gay gắt dẫn tới các cuộc cách mạng tư sản.
— Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên :
+ Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
+ Cách mạng tư sản Anh thế kỉ XVII giành được thắng lợi, đưa nước Anh phát triển theo con đường TBCN. Đây là cuộc cách mạng tư sản không triệt để vì vẫn còn ngôi vua và cách mạng chỉ đáp ứng quyền lợi cho giai cấp tư sản và quý tộc mới, còn nhân dân không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cuộc chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ về thực chất là cuộc cách mạng tư sản, lật đổ ách thống trị của thực dân và mở đường cho CNTB phát triển, nhưng chỉ có giai cấp tư sản và chủ nô được hưởng quyền lợi, còn nhân dân lao động không được hưởng chút quyền lợi gì.
+ Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất có ảnh hưởng lớn đến lịch sử châu Âu, đã đánh đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền cộng hoà chuyên chính dân chủ cách mạng, giải quyết quyền lợi cho nhân dân, đặc biệt về ruộng đất.
+ Nhiều cuộc cách mạng tư sản diễn ra dưới các hình thức khác nhau ờ nhiều nước làm cho chủ nghĩa tư bản thắng lợi trên phạm vi thế giới, một số nước phát triển kinh tế chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.
+ Các nuớc tư bản thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm lược các nước phương Đông.
+ Công nhân ở các nước tư bản Anh, Pháp, Mĩ. Nhật Bản đấu tranh ngày càng mạnh mẽ. Chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời. Các tổ chức quốc tế của công nhân được thành lập.
+ Văn học, nghệ thuật, khoa học - kĩ thuật phát triển (nhiều máy chế tạo công cụ ra đời, nhiều nguồn nhiên liệu mới được sử dụng, nhiều phát minh mới về vật lí, hoá học, sinh học, nhiều nhà tư tưởng, nhà văn, nhạc sĩ. họa sĩ nổi tiếng xuất hiện).
+ Nguyên nhân, tính chất, diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất.

NHỮNG NỘI DUNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN

- Thời kì bùng nổ, thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản trên phạm vi thế giới.

- Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh mẽ, dán chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa.

- Cùng với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa hai giai cấp cơ bản trong xã hội là tư sản và vô sản ngày càng sâu sắc. Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản phát triển từ tự phát đến tự giác. Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học ra đời trang bị cho giai cấp vô sản một hệ thống lí luận cách mạng đúng đắn trong cuộc đấu tranh xoá bỏ áp bức, bóc lột.

- Thời kì diễn ra những cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của các nước tư bản ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh. Việc chiếm hữu thuộc địa không đồng đều giữa các nước tư bản là nguyên nhân dẫn tới cuộc chiến tranh tranh giành thuộc địa giữa các nước tư bản lớn, tiêu biểu là Chiến tranh thế giới thứ nhất.

4 tháng 12 2016

Nền kinh tế Mĩ trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX : Phát triển phồn vinh nhưng vẫn tồn tại những hạn chế.

Sự phồn vinh của kinh tế Mĩ được thể hiện ở mức tăng trưởng cao của các ngành kinh tế. Chỉ trong vòng 6 năm (1923-1929), sản lượng công nghiệp tăng 69%. Năm 1929, Mĩ chiếm 48% sản lượng công nghiệp thế giới, vượt qua sản lượng công nghiệp của 5 cường quốc công nghiệp là Anh, Pháp, Đức, I-ta-li-a và Nhật Bản cộng lại. Mĩ đứng đầu thế giới về các ngành công nghiệp sản xuất ô tô, thép, dầu mỏ… Đặc biệt, sự bùng nổ của ngành sản xuất ô tô đã tác động mạnh đến các ngành công nghiệp khác. Năm 1919, nước Mĩ sản xuất được 7 triệu ô tô, đến năm 1924 đạt 24 triệu chiếc.

Về tài chính, từ chỗ phải vay nợ châu Âu 6 tỉ đô la trước chiến tranh, Mĩ đã trở thành chủ nợ của thế giới (riêng Anh và Pháp nợ Mĩ 10 tỉ đô la). Năm 1929, Mĩ nắm 60% số vàng dự trữ của thế giới.

Mặc dù đạt mức tăng trưởng cao, nhưng ngay cả trong thời kì phồn vinh này, nhiều ngành công nghiệp của Mĩ chỉ sử dụng 60-80% công suất. Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, giữa công nghiệp với nông nghiệp, và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng.

Kinh tế Mĩ phát triển mạnh trong thập kỉ 20 của thế kỉ XX vì :

- Mĩ thu được nguồn vốn lớn do buôn bán vũ khí và cho các nước khác vay trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ.

- Do Mĩ liên tục cải tiến công nghệ và mở rộng quy mô sản xuất.

- Các lợi thế khác của nước Mĩ.

28 tháng 12 2017

1/

Thời gian Sự kiện Kết quả
Nước Nga-Liên Xô
Tháng 2-1917 Cách mạng dân chủ tư sản Nga thắng lợi. Lật đổ chế độ Nga hoàng, 2 chính quyền song song tồn tại.
7-11-1917 Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga thắng lợi + Lật đổ chính phủ lâm thời tư sản
+ Thành lập nước Cộng hòa Xô-viết và chính quyền Xô-viết.
+ Xoá bỏ chế độ người bóc lột người.
1918-1920 Cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ chính quyền Xô-viết. Xây dựng hệ thong chính trị, Nhà nước mới, đánh thắng thù trong giặc ngoài.
1921-1941 Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội. Công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, tập thể hóa nông nghiệp.
Các nước khác
1918-1923 Cao trào cách mạng ở châu Âu, châu Á. Đảng Cộng sản thành lập, Quốc tế Cộng sản ra đời.
1924-1929 Thời kì ổn định và phát triển của chủ nghĩa tư bản. Sản xuất công nghiệp phát triển nhanh chóng, chính trị ổn định.
1929-1933 Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở Mĩ và lan khắp các nước tư bản. Kinh tế giảm sút nghiêm trọng, chính trị khủng hoảng.
1933-1939 Các nước tư bản tìm cách thoát khỏi khủng hoảng. Khối Đức, I ta-li-a, Nhật, phát xít hóa chế độ chính trị, chuẩn bị chiến tranh.
+ Khối Anh, Pháp, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế, chính trị, duy trì chế độ dân chủ tư sản.
1939-1945 Chiến tranh thế giới thứ hai. 72 nước trong tình trạng chiến tranh. Phe phát xít thất bại, thắng lợi thuộc về Liên Xô, các nước Đồng minh và nhân loại tiến bộ trên thế giới.
28 tháng 12 2017

2/Với thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, lần đầu tiên chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực ở một nước, nằm giữa vòng vây của chủ nghĩa tư bản. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô có tác động to lớn đến tình hình thế giới.

Phong trào đấu tranh cách mạng ở các nước tư bản Âu – Mĩ lên cao và có bước chuyển mới. Ở nhiều nước, các Đảng cộng sản ra đời. Trên cơ sở đó, Quốc tế Cộng sản được thành lập và lãnh đạo phong trào cách mạng đi theo con đường Cách mạng tháng Mười.

Sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhất là ở châu Á.

Trải qua những năm phát triển nhanh chóng sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tư bản chủ nghĩa lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế (1929-1933). Cuộc khủng hoảng này dẫn tới hậu quả là chủ nghĩa phát xít thắng thế ở I-ta-li-a, Đức, Nhật.

Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) là cuộc chiến tranh tàn khốc nhất trong lịch sử nhân loại, kết thúc một thời kì phát triền của lịch sử thế giới hiện đại (1917-1945).

1. Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất 2. Hệ thống những nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của các nước tư bản châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 theo bản sau Giai đoạn. Nội dung chủ yếu 1918-1923 1924-1929 1929-1939 3. Những yếu tố nào làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn nhiều so với các...
Đọc tiếp

1. Trình bày sự biến đổi của bản đồ châu Âu trước và sau chiến tranh thế giới thứ nhất

2. Hệ thống những nội dung chủ yếu về các giai đoạn phát triển của các nước tư bản châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918-1939 theo bản sau

Giai đoạn. Nội dung chủ yếu

1918-1923

1924-1929

1929-1939

3. Những yếu tố nào làm cho tình hình kinh tế Đức tồi tệ hơn nhiều so với các nước tư bản châu Âu khác trong cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 ?

4. Dựa vào các hình trang 71,72 và kiến thức đã học hãy viết một đoạn văn ngắn về hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933?

5. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau

Để thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 các như Anh, Pháp, Mĩ,... Tiến hành (1) ................................ các nước như Đức, I ta li a, Nhật Bản (2) ...................................

1

4

Năm 1929. cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ trong thế giới tư bản chủ nghĩa và kéo dài đến năm 1933 mới chấm dứt.
Đây là cuộc khủng hoảng “thừa” do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận trong những năm 1924 - 1929. dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa trong khi người lao động không có tiền mua.
Khủng hoảng kinh tế đã tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản chủ nghĩa. Mức sản xuất bị đẩy lùi lại hàng chục năm. Hàng trăm triệu người (công nhân, nông dân và gia đình họ) rơi vào tình trạng đói khổ.
Một số nước tư bản châu Âu như Anh, Pháp... tìm cách thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế - xã hội. Trong khi đó, các nước Đức, I-ta-li-a (và Nhật Bản ở châu Á) đã phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới.
Khủng hoảng kinh tế tàn phá nghiêm trọng nước Đức. Để đối phó lại khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng ngày càng dâng cao, giai cấp tư sản cầm quyền quyết định đưa Hít-le - thủ lĩnh Đảng Quốc xã Đức, lên nắm chính quyền, Đảng Cộng sản Đức đã kiên quyết đấu tranh nhưng không ngăn cản được quá trình ấy. Ngày 30 - 1 - 1933, Hít-le lên làm Thủ tướng và ngay sau đó đã biến nước Đức thành một lò lửa chiến tranh.