Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1:
- Tự nhiên: Châu Âu có nhiều loại địa hình khác nhau như núi, đồng bằng và bờ biển dài. Khí hậu ở một số nơi lạnh và khắc nghiệt. Sông lớn như Sông Rhine (Ranh) và Sông Danube (Đa-nuýp) quan trọng cho giao thương và vận chuyển.
- Xã hội: Xã hội được chia thành các lớp như quý tộc, người làm công việc cho họ và nông dân. Quý tộc cung cấp đất và bảo vệ cho người làm việc.
- Kinh tế: Nông nghiệp là hoạt động quan trọng nhất. Nông dân trồng cây và nuôi động vật, thương mại và thủ công nghiệp cũng phát triển dựa trên việc giao thương và các thị trấn thương mại.
Câu 2:
Cải cách văn hóa tôn giáo là khi người ta muốn làm mới và cải thiện các khía cạnh của tôn giáo. Lý do chính là họ thấy có những vấn đề trong tôn giáo truyền thống mà họ muốn sửa chữa hoặc cải thiện. Ví dụ, họ có thể không hài lòng với cách quyền lực tôn giáo được sử dụng để kiểm soát người khác hoặc cản trở sự tiến bộ của tri thức và khoa học.
Câu 3:
Trung Quốc từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIX có nhiều thành tựu văn hóa quan trọng như tri thức, nghệ thuật và kỹ thuật. Những thành tựu này đã ảnh hưởng đến văn hóa Việt Nam thông qua trao đổi văn hóa và thương mại. Ví dụ, tri thức Trung Quốc đã ảnh hưởng đến triết học và văn hóa của Việt Nam, và nghệ thuật Trung Quốc đã tác động đến nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, như hội họa và kiến trúc.
1. triều đường .
3. các triều đại : ngô , đinh , tiền lê , lý , trần
4.Thời ngô
Trung ương : vua đứng đầu nắm mọi quyền hành , giúp việc có quan văn quan võ
Địa phương : cử các tướng có công coi giữa các châu quan trọng
Thời lý
Trung ương : đứng đầu là vua , giúp việc có quan đại thần , quan văn ,quan võ
Địa phương : cả nước chia thành 24 lộ dưới lộ là phủ , dưới phủ là huyện , dưới huyện là hương xã
6.những nét độc đáo của cách đánh của lý thường kiệt
- Chủ trương "Tiên phát chế nhân" (đem quân sang đánh trước để kiềm chế quân giặc, giành thế chủ động; tấn công thành Ung Châu, Khâm Châu, bàn đạp xâm lược quan trọng của địch ). Đây không phải là hành động xâm lược của quân ta.
- Khi quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy tràn vào nước ta, ngay lập tức cho xây dựng phòng tuyến sông Cầu (sông Như Nguyệt) làm trận địa mai phục, từ đó đã đánh tan được quân giặc, giành chiến thắng vang dội.
Tác dụng của chính sách ngụ binh ư nông:
- là một chính sách rất khôn khéo thời bình nhằm củng cố lực lượng quân đội lại kích thích tăng gia sản xuất.
- Giảm bớt gánh nặng về lương thực nuôi quân cho triều đình.
- Là một phương pháp kết hợp hài hòa giữa quân sự và nông nghiệp nhờ đó có thể tập hợp lực lượng chuyển từ thời bình sang thời chiến ngay khi cần; nó phản ánh tư duy nông binh bất phân (không phân biệt quân đội và nông dân), đâu có dân là đó có quân, phù hợp với điều kiện xây dựng nền quốc phòng của một nước đất không rộng, người không đông, cần phải huy động tiềm lực cả nước vừa sản xuất, vừa đánh giặc.
1. cuối thế kỉ V, xã hội Tây Âu có biện động to lớn là sự xâm nhập của người Giéc-man
2.Việc làm của người Giéc-man đã góp phần trực tiếp cho sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu là Chia ruộng đất và phong tước vị cho tướng lĩnh và quý tộc người Giéc-man
3. Lãnh chúa phong kiến được hình thành từ các tầng lớp của xã hội là Tướng lĩnh quân sự và quí tộc có nhiều ruộng đất, những vùng đất đai rộng lớn mà quý tộc chiếm đoạt được nhanh chóng bị biến thành khu đất riêng của mình
4. Nông nô được hình thành từ những tầng lớp nông dân và nô lệ
5. Đại diện tiêu biểu nhất của Phong trào văn hóa Phục Hưng trong lĩnh vực hội họa là Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
6.Trung Quốc trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất Châu Á dưới triều đại nhà Đường
1.-Các cuộc phát kiến địa lý:
+Đi-a-xơ đến cực Nam châu Phi.
+Va-xcô-đơ Ga-ma đến Tây Nam Ấn Độ
+Cô-lôm-bô tìm ra châu Mĩ.
+Ma- gien-lăng đi vòng quanh trái đất.
-Nguyên Nhân:
+Xuất phát từ lòng tham vàng bạc của các vua chúa phương Tây.
+Sản xuất phát triển dẫn đến nhu cầu về hương liệu, nguyên liệu, vàng bạc thị trường tăng cao.
+Con đường giao lưu thương mại qua Tây Á và Địa Trung Hải bị người Thổ Nhĩ Kì độc chiếm.
-Hệ quả:
+ Đem lại những hiểu biết mới về Trái Đất, những con đường, vùng đất, dân tộc mới; tăng cường giao lưu văn hóa giữa các châu lục.
+ Thị trường thế giới được mở rộng, hàng hải quốc tế phát triển.
+ Thúc đẩy quá trình khủng hoảng, tan rã của quan hệ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu.
+ Tuy nhiên, cũng nảy sinh quá trình cướp bóc thuộc địa và buôn bán nô lệ.
2.-Quá trình hình thành:
+ Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ địa phương Tây tan rã do người Giéc-man xâm chiếm và tiêu diệt.
+ Người Giéc-man chiếm ruộng đất hình thành giai cấp lãnh chúa phong kiến.
+ Nô lệ và nông dân không có ruộng đất phải làm việc cho lãnh chúa hình thành giai cấp nông nô.
+ Xã hội phong kiến châu Âu được hình thành với 2 giai cấp đặc trưng: Lãnh chúa và nông nô
-Đặc trưng:Lãnh địa phong kiến là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập, mang tính tự cung tự cấp, đóng kín của lãnh chúa.
3.-Do hàng thủ công sản xuất ra ngày càng nhiều, một số thợ thủ công đã đưa hàng hóa của mình đến những nơi đông người qua lại để buôn bán và lập xưởng sản xuất. Từ đó họ lập ra các thị trấn, sau trở thành các thành phố lớn – thành thị trung đại xuất hiện.
->Vai trò của thành thị trung đại:
- Kinh tế: Thành thị ra đời đã phá vỡ nền kinh tế tự nhiên của các lãnh địa, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hóa giản đơn phát triển.
- Chính trị: Thành thị góp phần tích cực xóa bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền, thống nhất quốc gia, dân tộc.
- Xã hội: Góp phần dẫn đến sự giải thể của chế độ nông nô.
- Văn hóa: Thành thị còn là các trung tâm văn hóa. Thành thị mang không khí tự do và mở mang tri thức cho mọi người, tạo tiền đề cho việc hình thành các trường đại học lớn ở châu Âu.
1. Chế độ phong kiến hình thành và tồn tại trong hơn 10 thế kỉ đã tạo nên nhiều chuyển biến lớn trên thế giới:
1.về xã hội
- Hình thành hàng loạt quốc gia phong kiến ở phương đông và châu Âu trong đó xã hội chia thành 2 gia cấp cơ bản là :
+ Địa Chủ hay lãnh chúa phong kiến
+ Nông dân phụ thuộc
-nhà nước được tổ chức theo chế độ quân chủ do vua đứng đầu
2.về kinh tế
- Nông nghiệp là ngành kinh tế chủ yếu ,đóng kín trong các công xã nông dân hay các lãnh địa.
- THủ công và thương nghiệp từng bước phát triển và đóng vai trò ngày cành quan trọng trong nên kinh tế phong kiến ở giai đoạn sau
3.về văn hóa
Văn hóa thời phong kiến phát triển chậm chạp,tuy nhiên cũng đạt được 1 số thành tựu đáng kể
2.
- Hoàn cảnh đáng lưu ý nhất của lịch sử dân tộc là những cuộc nội chiến và bão táp của các cuộc khởi nghĩa nông dân. cuộc khởi nghĩa của đội quân áo vải cờ đào đã lật đổ các tập đoàn phong kiến Đàng trong (chúa Nguyễn), Đàng ngoài (vua Lê, Chúa Trịnh), đánh tan quân xâm lược Xiêm ở phía Nam, 20 vạn quân Thanh ở phía Bắc, phong trào Tây Sơn suy yếu, Triều Nguyễn khôi phục chế độ phong kiến chuyên chế. Đất nước nằm trước hiểm hoạ xâm lăng của thực dân Pháp.
-Văn học phát triển vượt bậc về nội dung đã xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa. Đó là tiếng nói đòi quyền sống, quyền tự do cho con người (Trong đó có con người cá nhân).
- Tác phẩm: SGK.
- Nghệ thuật: SGK.
I. Các thành phần của văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
* Khái niệm văn học trung đại: là nền văn học viết VN từ X đến XIX, tồn tại và phát triển trong xã hội phong kiến.
1. Văn học chữ Hán
– Là thành phần văn học xuất hiện sớm nhất và tồn tại, phát triển trong suốt lịch sử văn học trung đại.
– Thể loại chủ yếu có nguồn gốc từ Trung Quốc: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, kí sự, tiểu thuyết chương hồi, thờ Đường luật, phú.
– Thành tựu: to lớn ở tất cả các thể loại.
2. Văn học chữ Nôm
– Ra đời muộn hơn văn học chữ Hán, tồn tại phát triển đến hết lịch sử vh trung đại.
– Thể loại chủ yếu là thơ và có nguồn gốc dân tộc: ngâm khúc song thất lục bát, truyện thơ lục bát, hát nói, thất ngôn xen lẫn lục ngôn.
– Thành tựu to lớn ở tất cả các thể loại trên.
* Sự phát triển tương hỗ của hai dòng văn học này chứng tỏ hiện tượng song ngữ ở vh trung đại Việt Nam.
3. Văn học chữ quốc ngữ
– Xuất hiện trong giai đoạn cuối, chưa có thành tựu đáng kể.
II.Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX
1.Giai đoạn X đến hết XIV
*Bối cảnh lịch sử: dân tộc ta giành nhiều thắng lợi chống ngoại xâm, xây dựng được quyền độc lập tự chủ, chế độ phong kiến ở thời kỳ phát triển.
* Vị trí: đây là giai đoạn đặt nền móng cho nền văn học trung đại. Văn học chữ Hán rồi chữ Nôm ra đời và có những thành tựu ban đầu.
* Về nội dung: nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng, đặc biệt là hào khí Đông A thời Trần ( Sông núi nước Nam, Tỏ lòng, Hịch tướng sĩ )
* Về nghệ thuật: các thể loại văn học chữ Hán có nguồn gốc từ Trung Quốc đạt thành tựu lớn về văn chính luận, văn học chữ Nôm đặt nền móng đầu tiên.
2. Giai đoạn XV đến hết XVII
*Bối cảnh lịch sử: sau chiến thắng quân Minh, phong kiến VN đạt sự phát triển cực thịnh rồi bắt đầu có dấu hiệu suy tàn.
* Vị trí: văn học có nhiều bước phát triển mới, đặc biệt là văn học chữ Nôm.
* Về nội dung: đi từ nội dung yêu nước mang âm hưởng hào hùng ngợi ca ( Bình Ngô đại cáo) đến xu hướng phê phán hiện thực phong kiến ( Truyền kỳ mạn lục ).
* Về phương diện nghệ thuật: thành tựu về văn chính luận, văn xuôi tự sự, Việt hoá các thể thơ Trung Quốc ( thất ngôn xen lẫn lục ngôn), sáng tác các thể loại dân tộc ( lục bát, song thất lục bát ).
3. Giai đoạn XVIII đến nửa đầu XIX
*Bối cảnh lịch sử: phong kiến VN khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổ ra liên miên mà đỉnh cao là phong trào Tây Sơn.
* Vị trí: đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất, đỉnh cao nhất, giai đoạn cổ điển trong văn học VN.